Tứ Mạc Hí
-
Quyển 4 - Chương 5: Đại kết cục (1)
Dịch: CP88
***
Ba có một cây bút ghi âm.
Đó là một cây bút ghi âm màu đen cực kỳ cũ kỹ. Vào một ngày nào đó mỗi năm, ba sẽ nhốt chính mình trong phòng, chỉ có chiếc bút âm kia làm bạn, thế nên tôi cũng biết thứ đó là một đồ vật rất quan trọng đối với ba.
Cây bút ghi âm kia đến cùng có gì đặc biệt, tôi cũng không rõ. Tôi chỉ từng được nhìn thấy nó một lần duy nhất ở khoảng cách gần.
Này đại khái là khi tôi bốn tuổi.
Bởi vì chiều đó ba muốn dẫn tôi đến một triển lãm nhiếp ảnh nhi đồng, nên buổi trưa quản gia đưa tôi đến công ty của ba. Tôi gặp ba đang đứng cùng nhân viên dưới sảnh, liền lập tức vui vẻ chạy tới, ba ôm tôi bế lên. Tôi vốn là đang định khoe với ba bức tranh cùng tô với dì Khang hồi sáng thì đột nhiên có một người đàn ông xa lạ gọi tên ba.
“Nhiếp Diệc.” Người đó đứng cách vài bước có hơn, sắc mặt không đổi nhìn chúng tôi.
Người kia là con lai, có lẽ bằng tuổi với ba, hàng lông mày cao với đôi mắt đen sâu thăm thẳm, cao ráo tuấn tú, thế nhưng sắc mặt lại trắng xám đến lạ thường.
“Có việc?” Ba hỏi người đó. Tôi nghĩ ba rất không thích người này.
Người kia đến gần hai bước, đưa tay đến trước mặt ba: “Có phải anh chưa từng nghe nội dung trong này nên mới để cho trợ lý giao nó cho tôi?” Trong tay người đó chính là cây bút ghi âm kia.
Ba hơi nhíu mày.
“Đây không phải là đồ vật cô ấy để lại cho tôi.” Người kia nói, “Mà là đưa cho anh.” Sau đó đột nhiên nở nụ cười. Khi ấy còn nhỏ nên tôi không thể nào hình dung nụ cười đó là như thế nào, nhưng sau đó có một lần nhớ lại, bỗng nhiên cảm thấy nụ cười đó bi thương đến tột cùng. Người đó hơi cúi đầu, giống như đang nói với ba, lại giống như là đang lẩm bẩm một mình: “Cô ấy hận tôi, sẽ không để lại một đồ vật gì cho tôi cả.”
Ba rốt cuộc cũng mở miệng: “Anh nói không sai, cô ấy hận anh.”
Người đó run lên một cái, vóc dáng cao lớn đó lại như khiến cho người ấy càng trở nên chật vật với việc chống đỡ chính mình.
Ba nói tiếp: “Nhưng tôi nghĩ cô ấy cũng không cần phải để lại cho tôi thứ đồ gì cả.”
Một hồi lâu người kia mới ngẩng đầu nhìn vào mắt ba, giọng nói khàn khàn: “Dù sao thì chiếc bút ghi âm này đối với tôi và cô ấy không có liên quan, chỉ liên quan đến anh thôi.”
Ba vẫn không nhận lấy, người kia dừng một chút, sau đó đặt cây bút ghi âm vào trong tay tôi. Một lúc lâu, người đó nói với ba: “Anh nên nghe.” Lại nói: “Anh đúng là so với tôi may mắn hơn nhiều.”
Khi đó tôi còn quá nhỏ, cũng không thể nghe hiểu đoạn đối thoại này. Nhưng trí nhớ của tôi trước giờ cực kỳ tốt, hết thảy những gì khi còn bé không thể hiểu được tôi đều nhớ thật rõ, để thuận tiện sau này lớn lên có thể mang ra suy nghĩ lại một lượt. Nhưng đoạn đối thoại này của ba và người đó thì mãi đến hiện tại, khi tôi đã 20 tuổi, vẫn không sao hiểu rõ. “Cô ấy” trong cuộc đối thoại của bọn họ là ai, tôi cũng không biết. Tôi chỉ biết người đưa cho ba cây bút ghi âm kia tên là Nguyễn Dịch Sầm, từng kết hôn với minh tinh màn bạc Phó Thanh Thanh, nhưng không lâu liền ly hôn, sau đó đi ra nước ngoài, từ đó liền không còn trở về nữa.
Mà liên quan đến chiếc bút ghi âm kia, tôi nhớ được chính là bóng lưng của ba.
Tôi và ba vẫn là ở trong căn biệt thự sườn núi Thanh Hồ, bởi vì nơi này là nơi sau khi ba và mẹ kết hôn ở lâu nhất. Ngoài hành lang uốn khúc ngoài sân có một nơi ngắm cảnh, tối ngày hôm ấy ba đã ở đó. Bởi vì khi tôi bốn tuổi vẫn sẽ có đôi khi vì chuyện đi ngủ mà náo loạn, dù là quản gia cũng không có cách nào dỗ dành, lúc ấy bà sẽ mang tôi đi tìm ba. Đêm đó chính là tình huống như vậy. Lúc chúng tôi tìm thấy ba, liền nhìn thấy ba đeo tai nghe đứng trước hồ nước ngoài văn phòng, mà trong tay ba chính là chiếc bút ghi âm kia. Đêm mùa đông yên tĩnh cô quạnh, kỳ thực tôi cũng không nhìn rõ lắm, ánh sáng mờ nhạt trước sân nhà từ cột đèn chính cũng chỉ có thể chiếu sáng được một phần ba nơi ba đang đứng. Ba mặc rất mỏng manh, đưa lưng về phía văn phòng và chúng tôi, cũng không biết là đã đứng đó bao lâu.
Quản gia muốn mang tôi tới, lại bị trợ lý Chử từ trong một góc tối của hành lang uốn khúc đi ra ngăn cản. Quản gia và trợ lý Chử nói chuyện với nhau, tôi liền đứng một bên nhỏ giọng ồn ào muốn ba kể chuyện cổ tích ru tôi ngủ. Trợ lý Chử ngồi xuống xoa đầu tôi, giọng nói hiền hòa dỗ dành: “Đêm nay baba có việc, để Chử gia gia thay baba kể chuyện cổ tích cho Vũ Thì được không?” Tôi cũng không phải là một đứa nhỏ quá không hiểu chuyện, cũng biết ba luôn phải làm việc bận rộn, thậm khí còn có những đêm khuya phải mở họp. Những lúc đó ba sẽ nhờ trợ lý Chử đàm phán với tôi có thể bỏ một tối này không kể chuyện cổ tích trước khi ngủ được không. Sau đó trợ lý Chử sẽ để tôi nằm trong phòng làm việc của ba, thật ra chỉ cần là ở nơi có ba tôi sẽ có thể tạm chấp nhận mà đi ngủ.
Đêm đó trợ lý Chử ôm tôi ngồi trong phòng làm việc của ba, còn tôi thì nhìn theo bóng lưng ngoài cửa kính.
Ba vẫn duy trì tư thế đứng trước hồ, giống như một bức tượng điêu khắc, mà trợ lý Chử bên cạnh tôi thi thoảng sẽ thở dài thật sâu.
Sáng sớm ngày hôm sau tôi tỉnh dậy trong phòng của mình, chỉ có quản gia ở bên cạnh.
Sau đó là khoảng nửa tháng tôi không được nhìn thấy ba.
Tôi nghe trợ lý Chử nói, ba đến Bạch Hải một chuyến.
Cũng chính là vào năm ấy, ba ở lại phòng thực nghiệm ở Mộc Sơn nghiên cứu một công trình liên quan đến Styx. Đó là năm 2024, tôi vừa tròn năm tuổi.
Cực kỳ lâu sau đó tôi mới biết Styx là thứ gì, mà nó là loại nghiên cứu ra sao.
Styx, dòng sông u minh. Trong thần thoại Hy Lạp, Styx là con sông tạo bao quanh địa ngục. Đồng thời nó cũng là một căn bệnh đáng sợ về gien, thứ bệnh độc thiếu hụt trong hệ miễn dịch. Người phát hiện ra loại bệnh này là ba của tôi Nhiếp Diệc, người được mệnh danh là ngôi sao sáng trong ngành di truyền học tế bào của nhân loại, Johan • Kent(*), mà người đầu tiên trên thế giới mất vì căn bệnh này, là mẹ của tôi, Nhiếp Phi Phi. Styx, bất luận là đối với vị bác sĩ muốn đánh bại căn bệnh này hay là người bệnh muốn chạy trốn khỏi nó, đều là khó khăn vô vọng như việc vượt khỏi dòng sông u minh bao quanh địa ngục.
(*) Johan – Yue Han: Ước Hàn – lời ước hẹn
Kent – Ken Te: Khẳng Đặc – ngàn lần nguyện ý
Ta không chắc đây có phải là hàm ý khi Thất Thất lựa chọn tên này hay không, chỉ là muốn chia sẻ như vậy..
Nghe trợ lý Chử nói, năm đó vì chữa trị cho mẹ mà ba biến căn biệt thự bên sườn núi Thanh Hồ chúng tôi đang ở thành một bệnh viện tư nhân trị liệu bệnh về gien tốt nhất trên thế giới, mà trong đó nơi trọng yếu nhất là phòng thực nghiệm nghiên cứu về căn bệnh của mẹ. Khi đó căn bệnh này vẫn không có tên, bởi vì toàn bộ người trong tổ chuyên gia đều phải giành giật từng giây từng phút để kéo mẹ tôi ra từ trong tay của tử thần, bởi vậy vốn là không có thời gian để đặt tên cho nó. Nhưng bọn họ đã thất bại, cuối cùng mẹ rời đi. Nghe nói sau khi mẹ rời đi thì ba cũng phong tỏa phòng thực nghiệm kia, từ đó không bao giờ còn đặt chân vào Styx thực hiện bất kỳ một nghiên cứu nào nữa.
“Cậu ấy...... đã bắt đầu một chuỗi những thí nghiệm khác, muốn cứu lại mẹ của con,” Trợ lý Chử nói cho tôi biết, “Ba con, cậu ấy là một thiên tài. Dưới cái nhìn của ta, thí nghiệm này vô cùng thành công, nhưng ba con lại cho nó là một thất bại. Vì thế nên người kia mới......” Trợ lý Chử có hơi hàm hồ, thở dài rồi nói tiếp: “Chiếc bút ghi âm của mẹ con trở lại về tay ba con là khi toàn bộ quá trình chuẩn bị cho kế hoạch thí nghiệm lần thứ hai đã gần hoàn tất. Ta vốn cho là không ai có thể ngăn cản cậu ấy, nhưng sau khi nghe xong nội dung trong bút ghi âm đó, ba con không chỉ chủ động buông tha cho thí nghiệm này, mà còn mở lại nghiên cứu Styx.”
Sau khi nói chuyện với trợ lý Chử thì tôi cũng biết thêm được một vài chuyện của ba. Chuyện thứ nhất, cây bút ghi âm màu đen kia hóa ra là kỷ vật mẹ lưu lại cho ba; chuyện thứ hai, trong cây bút đó nhất định là chứa những nội dung rất đặc biệt; chuyện thứ ba, ba vì cứu mẹ mà từng làm một vài thí nghiệm trái với lẽ thường.
Tôi không biết ba đến cùng là đã từng làm những thí nghiệm trái với lẽ thường như thế nào, mà đến tột cùng là mẹ đã để lại nội dung đặc biệt đến nhường nào trong cây bút ghi âm kia. Tôi cũng chưa bao giờ hỏi qua.
Kỳ thực khi còn bé, đại khái là lúc trước bốn tuổi, tôi vẫn cho là mẹ tôi dưỡng bệnh ở nước ngoài, nên câu tôi thường hỏi ba nhất chính là: “Khi nào thì mẹ mới trở về thăm Vũ Thì?” Khi đó ba sẽ trả lời tôi, “Chờ mẹ con khỏe lên” hoặc là “Chờ đến khi con lớn hơn một chút nữa”. Tuy là trí nhớ của tôi rất tốt, nhưng không sao nhớ được từ lúc nào bản thân bắt đầu không dò hỏi ba về mẹ nữa, nhưng tôi biết nguyên nhân vì sao mình không tiếp tục hỏi, đại khái là vì tôi đã ngờ ngợ đoán ra được mẹ đã không còn ở nhân thế đi. Những đứa trẻ thật ra rất mẫn cảm với mọi chuyện, từ ông ngoại, bà ngoại, đến dì Khang, chú Thuần Vu, mỗi khi nhắc đến mẹ thì vành mắt bọn họ đều sẽ ửng đỏ, dáng vẻ trốn tránh không đáp; lại từ những lần nói chuyện vô ý liên quan đến mẹ của gia gia, bà nội, các chú thím, và cả một người chú họ, tôi cuối cùng có thể tìm ra một đáp án cho chính mình.
Sau khi có được đáp án này, đã có rất nhiều lần tôi trốn trong chăn lén khóc.
Chẳng biết vì sao tôi lại theo bản năng không muốn tìm chứng cứ từ ba, mà đi tìm dì Khang.
Chiều tối đó, dì Khang mang tôi đến mộ của mẹ: “Đây là mộ của mẹ con được ông ngoại và bà ngoại con xây cho, cậu ấy...... cậu ấy cũng không ở đây, cũng không ai biết cậu ấy đi nơi nào, chỉ là mọi người hi vọng có một nơi có thể...... có thể......” Dì ấy còn chưa nói hết những câu kia, liền một tay chống lên bia mộ rơi nước mắt.
Mẹ thật sự mất rồi, sáu tuổi tôi trở thành đứa nhỏ mồ côi mẹ, trong lòng tôi tràn ngập tuyệt vọng đau xót, ngồi bệt ở một bên khóc cùng dì Khang: “Baba chưa từng dẫn con đến nơi này.”
Dì Khang ngơ ngác nhìn tôi: “Baba con......”
Một hồi lâu dì ấy mới nói tiếp: “Baba con chưa bao giờ đến nơi này, hắn chưa bao giờ chấp nhận tin......” Dì ấy lắc lắc đầu: “Quên đi.” Lại cúi đầu dặn dò tôi: “Vũ Thì, không được nói với baba dì Khang đã mang con đến nơi này nhé.” Sau đó nhẹ nhàng xoa đầu tôi: “Cũng không cần đi hỏi hắn mẹ con có phải đã thật sự rời khỏi thế gian này hay không, baba con, hắn......” Dì ấy nói ra bốn chữ: “Hắn không chịu nổi.”
Tôi nghe theo lời dì Khang. Tôi chưa bao giờ tìm ba bàn luận về việc mẹ còn trên thế gian này hay không. Trong thời gian tôi dần dần lớn lên, đối với chuyện năm đó cũng dần dần rõ ràng hơn, tuy là không tìm được thi thể của mẹ, nhưng mẹ của tôi Nhiếp Phi Phi quả thật đã không còn ở nhân thế. Nhưng ba nghĩ như thế nào, tôi lại không biết. Chỉ là biết ba chưa từng đến mộ của mẹ, đến tận khi tôi nhớ lại cuộc đối thoại với dì Khang lần đầu tiên đứng trước mộ của mẹ, tôi rốt cuộc hiểu rõ dì Khang khi đó muốn nói là ba chưa từng chấp nhận tin cái gì. Dì ấy muốn nói, là ba chưa bao giờ chấp nhận tin mẹ đã không còn ở nhân thế.
Nhưng tôi lại thường xuyên đến thăm mộ của mẹ, bởi mỗi khi đến nơi đó tôi sẽ có thể nhìn thấy những người của thế giới này đã tin tưởng mẹ đã rời đi. Có những người quen cũ của mẹ, cũng có những người quen cũ của ba. Tôi đã từng gặp được một vài người rất thú vị.
Trong đó là một người chú họ của tôi.
Đó là ngày cuối tuần thứ hai sau khi thím họ của tôi mất vì bệnh, chú họ mang theo một bó hoa lay ơn trắng(*) đặt trước mộ phần của mẹ. Chú đặt bó lay ơn trắng còn đọng vài hạt sương trên cánh hoa ở bên cạnh đóa hồng trắng của tôi, sau đó như là đột nhiên phát hiện ra tôi ở đây, nghiêng đầu hỏi: “Hôm nay cũng không phải là ngày đặc biệt nào, con ở đây làm gì?”
(*) Ý nghĩa của lay ơn trắng: vô tội và thanh khiết
Tôi trả lời chú ấy: “Con đến tâm sự với mẹ con.” Lại hỏi: “Chú nhỏ đến đây làm gì?”
Chú ấy liền cười cười: “Muốn nhờ chị dâu một chuyện này.”
Tôi không hiểu lắm, chú ấy không kiêng kỵ gì đốt một điếu thuốc ngay bên mộ, rít vào hai hơi mới mở miệng bắt chuyện với tôi: “Thật ra mẹ con không thích chú.” Chú ấy ngồi xuống đám cỏ trước mộ, cũng ra hiệu cho tôi ngồi xuống bên cạnh: “Ngồi xuống đi nào, chúng ta tâm sự.” Khẽ búng tàn thuốc, sau đó mới từ từ nói: “Chú từng bắt cóc mẹ con, còn đem vài bức ảnh của chị ấy cho một người của em họ chị ấy, cũng chính là dì họ của con.” Chú ấy có lẽ là cảm thấy những hồi ức này là một trải nghiệm đáng nhớ: “Chú đã dạy cho dì họ của con cách để đi phá tình cảm của mẹ và ba con. Tuy là cuối cùng không thành công, nhưng dì con đúng là dùng những tấm hình kia đổi từ ba con một tấm chi phiếu mệnh giá lớn.” Chú ấy dừng một chút, cúi đầu nhìn tôi lúc này đã bảy tuổi: “Nghe không hiểu đúng không? Nghe không hiểu cũng không sao, mẹ con có thể nghe hiểu.” Chú ấy phun ra một vòng khói: “Vì ngăn cản chị ấy gả cho ba con mà chú đã làm rất nhiều chuyện.” Sau đó chú ấy không nhìn tôi nữa, mà nhìn thẳng vào bia mộ.
Một lúc lâu sau, chú ấy dụi tắt điếu thuốc đã cháy chỉ còn một nửa, nhíu chặt lông mày mở miệng: “Nhiếp Phi Phi, chị biết những việc này đều là do mình tôi làm, không có liên quan gì đến Hề Hề. Chị là người luôn yêu hận rõ ràng, lại thích thương già xót trẻ, Hề Hề không có bạn bè gì cả, bộ dạng đó của cô ấy sợ là xuống phía dưới đó cũng sẽ không làm quen được bạn bè mới. Chị hãy xem như đều là người một nhà mà chiếu cố cô ấy một chút.” Dừng lại một chút, lại nói: “Nếu chị muốn tính sổ với tôi, sau khi tôi chết luôn có cơ hội.”
Nói xong lời này, chú ấy lại khôi phục về vẻ bất cần đời đứng dậy, phủi phủi cỏ dại bám trên quần áo rồi liếc nhìn tôi: “Về nhà chưa? Chú nhỏ đưa con về.”
Như chú nhỏ đã nói, tôi căn bản là không làm sao nghe hiểu những câu nói kia của chú ấy, kỳ thực tôi cũng không tò mò quan hệ của chú ấy với mẹ khi đó là như thế nào, tôi chỉ hiểu kỳ mục đích của chú ấy. Tôi kể chuyện này cho dì Khang nghe, dì ấy trầm mặc một hồi lâu mới nói, có thể là do chú ấy muốn buông xuống đi. “Buông tay một chuyện có rất nhiều cách,” dì Khang nói, “Cậu ta không bắt tay giảng hòa với mẹ con, mà cũng không có cơ hội đó; nhưng ở trước mộ của mẹ con thẳng thắn kể lại những chuyện cũ quá đáng kia, lại mang người vợ đã chết vì bệnh nhờ vả mẹ con chăm sóc, đối với cậu ta mà nói, có lẽ chính là một loại buông xuống.” Dì Khang nói những lời này, tôi bảy tuổi vẫn nửa hiểu nửa không, tôi thậm chí không biết rằng chú ấy đã buông xuống được chưa, dì Khang thở dài trả lời tôi: “Có được hay không dì cũng không biết, chỉ là có vài người muốn buông xuống, lại có mấy người không muốn.”
Tôi còn gặp được một người thú vị khác ở mộ phần của mẹ mình, có người nói đó là một ngôi sao màn bạc cực kỳ nổi tiếng trước đây, tên Ung Khả.
Đó là chiều tối ngày thứ ba sau Tết thanh minh, ráng chiều vắt ngang trên bầu trời như một mảnh lụa đỏ, dì Khang mang tôi đi thăm mẹ. Đến trước một cây nhãn già xum xuê cạnh nghĩa trang thì phát hiện ra Ung Khả đứng trước bia mộ, tôi 11 tuổi đương nhiên cũng không thể phát hiện ra người đó, nhưng khuôn mặt dì Khang đột nhiên lạnh xuống.
Chúng tôi đến gần mộ, liền nghe được Ung Khả nói với bia của mẹ: “Hôm nay là cô nằm trong đó, mà tôi đứng ở đây. Nhiếp Phi Phi, cuối cùng tôi vẫn thắng cô.”
Dì Khang nắm tay tôi, ánh mắt nhìn thẳng bia mộ, đặt bó hồng trắng xuống dưới đất, lại vỗ nhẹ lên bia mộ chào hỏi mẹ tôi, cuối cùng mới quay đầu đối mặt với Ung Khả: “Nghe nói cô lại ly hôn? Nếu nhớ không lầm thì đây là lần thứ năm cô ly hôn nhỉ?”
Vẻ mặt Ung Khả không cảm xúc: “Mắc mớ gì đến cô?”
***
Ba có một cây bút ghi âm.
Đó là một cây bút ghi âm màu đen cực kỳ cũ kỹ. Vào một ngày nào đó mỗi năm, ba sẽ nhốt chính mình trong phòng, chỉ có chiếc bút âm kia làm bạn, thế nên tôi cũng biết thứ đó là một đồ vật rất quan trọng đối với ba.
Cây bút ghi âm kia đến cùng có gì đặc biệt, tôi cũng không rõ. Tôi chỉ từng được nhìn thấy nó một lần duy nhất ở khoảng cách gần.
Này đại khái là khi tôi bốn tuổi.
Bởi vì chiều đó ba muốn dẫn tôi đến một triển lãm nhiếp ảnh nhi đồng, nên buổi trưa quản gia đưa tôi đến công ty của ba. Tôi gặp ba đang đứng cùng nhân viên dưới sảnh, liền lập tức vui vẻ chạy tới, ba ôm tôi bế lên. Tôi vốn là đang định khoe với ba bức tranh cùng tô với dì Khang hồi sáng thì đột nhiên có một người đàn ông xa lạ gọi tên ba.
“Nhiếp Diệc.” Người đó đứng cách vài bước có hơn, sắc mặt không đổi nhìn chúng tôi.
Người kia là con lai, có lẽ bằng tuổi với ba, hàng lông mày cao với đôi mắt đen sâu thăm thẳm, cao ráo tuấn tú, thế nhưng sắc mặt lại trắng xám đến lạ thường.
“Có việc?” Ba hỏi người đó. Tôi nghĩ ba rất không thích người này.
Người kia đến gần hai bước, đưa tay đến trước mặt ba: “Có phải anh chưa từng nghe nội dung trong này nên mới để cho trợ lý giao nó cho tôi?” Trong tay người đó chính là cây bút ghi âm kia.
Ba hơi nhíu mày.
“Đây không phải là đồ vật cô ấy để lại cho tôi.” Người kia nói, “Mà là đưa cho anh.” Sau đó đột nhiên nở nụ cười. Khi ấy còn nhỏ nên tôi không thể nào hình dung nụ cười đó là như thế nào, nhưng sau đó có một lần nhớ lại, bỗng nhiên cảm thấy nụ cười đó bi thương đến tột cùng. Người đó hơi cúi đầu, giống như đang nói với ba, lại giống như là đang lẩm bẩm một mình: “Cô ấy hận tôi, sẽ không để lại một đồ vật gì cho tôi cả.”
Ba rốt cuộc cũng mở miệng: “Anh nói không sai, cô ấy hận anh.”
Người đó run lên một cái, vóc dáng cao lớn đó lại như khiến cho người ấy càng trở nên chật vật với việc chống đỡ chính mình.
Ba nói tiếp: “Nhưng tôi nghĩ cô ấy cũng không cần phải để lại cho tôi thứ đồ gì cả.”
Một hồi lâu người kia mới ngẩng đầu nhìn vào mắt ba, giọng nói khàn khàn: “Dù sao thì chiếc bút ghi âm này đối với tôi và cô ấy không có liên quan, chỉ liên quan đến anh thôi.”
Ba vẫn không nhận lấy, người kia dừng một chút, sau đó đặt cây bút ghi âm vào trong tay tôi. Một lúc lâu, người đó nói với ba: “Anh nên nghe.” Lại nói: “Anh đúng là so với tôi may mắn hơn nhiều.”
Khi đó tôi còn quá nhỏ, cũng không thể nghe hiểu đoạn đối thoại này. Nhưng trí nhớ của tôi trước giờ cực kỳ tốt, hết thảy những gì khi còn bé không thể hiểu được tôi đều nhớ thật rõ, để thuận tiện sau này lớn lên có thể mang ra suy nghĩ lại một lượt. Nhưng đoạn đối thoại này của ba và người đó thì mãi đến hiện tại, khi tôi đã 20 tuổi, vẫn không sao hiểu rõ. “Cô ấy” trong cuộc đối thoại của bọn họ là ai, tôi cũng không biết. Tôi chỉ biết người đưa cho ba cây bút ghi âm kia tên là Nguyễn Dịch Sầm, từng kết hôn với minh tinh màn bạc Phó Thanh Thanh, nhưng không lâu liền ly hôn, sau đó đi ra nước ngoài, từ đó liền không còn trở về nữa.
Mà liên quan đến chiếc bút ghi âm kia, tôi nhớ được chính là bóng lưng của ba.
Tôi và ba vẫn là ở trong căn biệt thự sườn núi Thanh Hồ, bởi vì nơi này là nơi sau khi ba và mẹ kết hôn ở lâu nhất. Ngoài hành lang uốn khúc ngoài sân có một nơi ngắm cảnh, tối ngày hôm ấy ba đã ở đó. Bởi vì khi tôi bốn tuổi vẫn sẽ có đôi khi vì chuyện đi ngủ mà náo loạn, dù là quản gia cũng không có cách nào dỗ dành, lúc ấy bà sẽ mang tôi đi tìm ba. Đêm đó chính là tình huống như vậy. Lúc chúng tôi tìm thấy ba, liền nhìn thấy ba đeo tai nghe đứng trước hồ nước ngoài văn phòng, mà trong tay ba chính là chiếc bút ghi âm kia. Đêm mùa đông yên tĩnh cô quạnh, kỳ thực tôi cũng không nhìn rõ lắm, ánh sáng mờ nhạt trước sân nhà từ cột đèn chính cũng chỉ có thể chiếu sáng được một phần ba nơi ba đang đứng. Ba mặc rất mỏng manh, đưa lưng về phía văn phòng và chúng tôi, cũng không biết là đã đứng đó bao lâu.
Quản gia muốn mang tôi tới, lại bị trợ lý Chử từ trong một góc tối của hành lang uốn khúc đi ra ngăn cản. Quản gia và trợ lý Chử nói chuyện với nhau, tôi liền đứng một bên nhỏ giọng ồn ào muốn ba kể chuyện cổ tích ru tôi ngủ. Trợ lý Chử ngồi xuống xoa đầu tôi, giọng nói hiền hòa dỗ dành: “Đêm nay baba có việc, để Chử gia gia thay baba kể chuyện cổ tích cho Vũ Thì được không?” Tôi cũng không phải là một đứa nhỏ quá không hiểu chuyện, cũng biết ba luôn phải làm việc bận rộn, thậm khí còn có những đêm khuya phải mở họp. Những lúc đó ba sẽ nhờ trợ lý Chử đàm phán với tôi có thể bỏ một tối này không kể chuyện cổ tích trước khi ngủ được không. Sau đó trợ lý Chử sẽ để tôi nằm trong phòng làm việc của ba, thật ra chỉ cần là ở nơi có ba tôi sẽ có thể tạm chấp nhận mà đi ngủ.
Đêm đó trợ lý Chử ôm tôi ngồi trong phòng làm việc của ba, còn tôi thì nhìn theo bóng lưng ngoài cửa kính.
Ba vẫn duy trì tư thế đứng trước hồ, giống như một bức tượng điêu khắc, mà trợ lý Chử bên cạnh tôi thi thoảng sẽ thở dài thật sâu.
Sáng sớm ngày hôm sau tôi tỉnh dậy trong phòng của mình, chỉ có quản gia ở bên cạnh.
Sau đó là khoảng nửa tháng tôi không được nhìn thấy ba.
Tôi nghe trợ lý Chử nói, ba đến Bạch Hải một chuyến.
Cũng chính là vào năm ấy, ba ở lại phòng thực nghiệm ở Mộc Sơn nghiên cứu một công trình liên quan đến Styx. Đó là năm 2024, tôi vừa tròn năm tuổi.
Cực kỳ lâu sau đó tôi mới biết Styx là thứ gì, mà nó là loại nghiên cứu ra sao.
Styx, dòng sông u minh. Trong thần thoại Hy Lạp, Styx là con sông tạo bao quanh địa ngục. Đồng thời nó cũng là một căn bệnh đáng sợ về gien, thứ bệnh độc thiếu hụt trong hệ miễn dịch. Người phát hiện ra loại bệnh này là ba của tôi Nhiếp Diệc, người được mệnh danh là ngôi sao sáng trong ngành di truyền học tế bào của nhân loại, Johan • Kent(*), mà người đầu tiên trên thế giới mất vì căn bệnh này, là mẹ của tôi, Nhiếp Phi Phi. Styx, bất luận là đối với vị bác sĩ muốn đánh bại căn bệnh này hay là người bệnh muốn chạy trốn khỏi nó, đều là khó khăn vô vọng như việc vượt khỏi dòng sông u minh bao quanh địa ngục.
(*) Johan – Yue Han: Ước Hàn – lời ước hẹn
Kent – Ken Te: Khẳng Đặc – ngàn lần nguyện ý
Ta không chắc đây có phải là hàm ý khi Thất Thất lựa chọn tên này hay không, chỉ là muốn chia sẻ như vậy..
Nghe trợ lý Chử nói, năm đó vì chữa trị cho mẹ mà ba biến căn biệt thự bên sườn núi Thanh Hồ chúng tôi đang ở thành một bệnh viện tư nhân trị liệu bệnh về gien tốt nhất trên thế giới, mà trong đó nơi trọng yếu nhất là phòng thực nghiệm nghiên cứu về căn bệnh của mẹ. Khi đó căn bệnh này vẫn không có tên, bởi vì toàn bộ người trong tổ chuyên gia đều phải giành giật từng giây từng phút để kéo mẹ tôi ra từ trong tay của tử thần, bởi vậy vốn là không có thời gian để đặt tên cho nó. Nhưng bọn họ đã thất bại, cuối cùng mẹ rời đi. Nghe nói sau khi mẹ rời đi thì ba cũng phong tỏa phòng thực nghiệm kia, từ đó không bao giờ còn đặt chân vào Styx thực hiện bất kỳ một nghiên cứu nào nữa.
“Cậu ấy...... đã bắt đầu một chuỗi những thí nghiệm khác, muốn cứu lại mẹ của con,” Trợ lý Chử nói cho tôi biết, “Ba con, cậu ấy là một thiên tài. Dưới cái nhìn của ta, thí nghiệm này vô cùng thành công, nhưng ba con lại cho nó là một thất bại. Vì thế nên người kia mới......” Trợ lý Chử có hơi hàm hồ, thở dài rồi nói tiếp: “Chiếc bút ghi âm của mẹ con trở lại về tay ba con là khi toàn bộ quá trình chuẩn bị cho kế hoạch thí nghiệm lần thứ hai đã gần hoàn tất. Ta vốn cho là không ai có thể ngăn cản cậu ấy, nhưng sau khi nghe xong nội dung trong bút ghi âm đó, ba con không chỉ chủ động buông tha cho thí nghiệm này, mà còn mở lại nghiên cứu Styx.”
Sau khi nói chuyện với trợ lý Chử thì tôi cũng biết thêm được một vài chuyện của ba. Chuyện thứ nhất, cây bút ghi âm màu đen kia hóa ra là kỷ vật mẹ lưu lại cho ba; chuyện thứ hai, trong cây bút đó nhất định là chứa những nội dung rất đặc biệt; chuyện thứ ba, ba vì cứu mẹ mà từng làm một vài thí nghiệm trái với lẽ thường.
Tôi không biết ba đến cùng là đã từng làm những thí nghiệm trái với lẽ thường như thế nào, mà đến tột cùng là mẹ đã để lại nội dung đặc biệt đến nhường nào trong cây bút ghi âm kia. Tôi cũng chưa bao giờ hỏi qua.
Kỳ thực khi còn bé, đại khái là lúc trước bốn tuổi, tôi vẫn cho là mẹ tôi dưỡng bệnh ở nước ngoài, nên câu tôi thường hỏi ba nhất chính là: “Khi nào thì mẹ mới trở về thăm Vũ Thì?” Khi đó ba sẽ trả lời tôi, “Chờ mẹ con khỏe lên” hoặc là “Chờ đến khi con lớn hơn một chút nữa”. Tuy là trí nhớ của tôi rất tốt, nhưng không sao nhớ được từ lúc nào bản thân bắt đầu không dò hỏi ba về mẹ nữa, nhưng tôi biết nguyên nhân vì sao mình không tiếp tục hỏi, đại khái là vì tôi đã ngờ ngợ đoán ra được mẹ đã không còn ở nhân thế đi. Những đứa trẻ thật ra rất mẫn cảm với mọi chuyện, từ ông ngoại, bà ngoại, đến dì Khang, chú Thuần Vu, mỗi khi nhắc đến mẹ thì vành mắt bọn họ đều sẽ ửng đỏ, dáng vẻ trốn tránh không đáp; lại từ những lần nói chuyện vô ý liên quan đến mẹ của gia gia, bà nội, các chú thím, và cả một người chú họ, tôi cuối cùng có thể tìm ra một đáp án cho chính mình.
Sau khi có được đáp án này, đã có rất nhiều lần tôi trốn trong chăn lén khóc.
Chẳng biết vì sao tôi lại theo bản năng không muốn tìm chứng cứ từ ba, mà đi tìm dì Khang.
Chiều tối đó, dì Khang mang tôi đến mộ của mẹ: “Đây là mộ của mẹ con được ông ngoại và bà ngoại con xây cho, cậu ấy...... cậu ấy cũng không ở đây, cũng không ai biết cậu ấy đi nơi nào, chỉ là mọi người hi vọng có một nơi có thể...... có thể......” Dì ấy còn chưa nói hết những câu kia, liền một tay chống lên bia mộ rơi nước mắt.
Mẹ thật sự mất rồi, sáu tuổi tôi trở thành đứa nhỏ mồ côi mẹ, trong lòng tôi tràn ngập tuyệt vọng đau xót, ngồi bệt ở một bên khóc cùng dì Khang: “Baba chưa từng dẫn con đến nơi này.”
Dì Khang ngơ ngác nhìn tôi: “Baba con......”
Một hồi lâu dì ấy mới nói tiếp: “Baba con chưa bao giờ đến nơi này, hắn chưa bao giờ chấp nhận tin......” Dì ấy lắc lắc đầu: “Quên đi.” Lại cúi đầu dặn dò tôi: “Vũ Thì, không được nói với baba dì Khang đã mang con đến nơi này nhé.” Sau đó nhẹ nhàng xoa đầu tôi: “Cũng không cần đi hỏi hắn mẹ con có phải đã thật sự rời khỏi thế gian này hay không, baba con, hắn......” Dì ấy nói ra bốn chữ: “Hắn không chịu nổi.”
Tôi nghe theo lời dì Khang. Tôi chưa bao giờ tìm ba bàn luận về việc mẹ còn trên thế gian này hay không. Trong thời gian tôi dần dần lớn lên, đối với chuyện năm đó cũng dần dần rõ ràng hơn, tuy là không tìm được thi thể của mẹ, nhưng mẹ của tôi Nhiếp Phi Phi quả thật đã không còn ở nhân thế. Nhưng ba nghĩ như thế nào, tôi lại không biết. Chỉ là biết ba chưa từng đến mộ của mẹ, đến tận khi tôi nhớ lại cuộc đối thoại với dì Khang lần đầu tiên đứng trước mộ của mẹ, tôi rốt cuộc hiểu rõ dì Khang khi đó muốn nói là ba chưa từng chấp nhận tin cái gì. Dì ấy muốn nói, là ba chưa bao giờ chấp nhận tin mẹ đã không còn ở nhân thế.
Nhưng tôi lại thường xuyên đến thăm mộ của mẹ, bởi mỗi khi đến nơi đó tôi sẽ có thể nhìn thấy những người của thế giới này đã tin tưởng mẹ đã rời đi. Có những người quen cũ của mẹ, cũng có những người quen cũ của ba. Tôi đã từng gặp được một vài người rất thú vị.
Trong đó là một người chú họ của tôi.
Đó là ngày cuối tuần thứ hai sau khi thím họ của tôi mất vì bệnh, chú họ mang theo một bó hoa lay ơn trắng(*) đặt trước mộ phần của mẹ. Chú đặt bó lay ơn trắng còn đọng vài hạt sương trên cánh hoa ở bên cạnh đóa hồng trắng của tôi, sau đó như là đột nhiên phát hiện ra tôi ở đây, nghiêng đầu hỏi: “Hôm nay cũng không phải là ngày đặc biệt nào, con ở đây làm gì?”
(*) Ý nghĩa của lay ơn trắng: vô tội và thanh khiết
Tôi trả lời chú ấy: “Con đến tâm sự với mẹ con.” Lại hỏi: “Chú nhỏ đến đây làm gì?”
Chú ấy liền cười cười: “Muốn nhờ chị dâu một chuyện này.”
Tôi không hiểu lắm, chú ấy không kiêng kỵ gì đốt một điếu thuốc ngay bên mộ, rít vào hai hơi mới mở miệng bắt chuyện với tôi: “Thật ra mẹ con không thích chú.” Chú ấy ngồi xuống đám cỏ trước mộ, cũng ra hiệu cho tôi ngồi xuống bên cạnh: “Ngồi xuống đi nào, chúng ta tâm sự.” Khẽ búng tàn thuốc, sau đó mới từ từ nói: “Chú từng bắt cóc mẹ con, còn đem vài bức ảnh của chị ấy cho một người của em họ chị ấy, cũng chính là dì họ của con.” Chú ấy có lẽ là cảm thấy những hồi ức này là một trải nghiệm đáng nhớ: “Chú đã dạy cho dì họ của con cách để đi phá tình cảm của mẹ và ba con. Tuy là cuối cùng không thành công, nhưng dì con đúng là dùng những tấm hình kia đổi từ ba con một tấm chi phiếu mệnh giá lớn.” Chú ấy dừng một chút, cúi đầu nhìn tôi lúc này đã bảy tuổi: “Nghe không hiểu đúng không? Nghe không hiểu cũng không sao, mẹ con có thể nghe hiểu.” Chú ấy phun ra một vòng khói: “Vì ngăn cản chị ấy gả cho ba con mà chú đã làm rất nhiều chuyện.” Sau đó chú ấy không nhìn tôi nữa, mà nhìn thẳng vào bia mộ.
Một lúc lâu sau, chú ấy dụi tắt điếu thuốc đã cháy chỉ còn một nửa, nhíu chặt lông mày mở miệng: “Nhiếp Phi Phi, chị biết những việc này đều là do mình tôi làm, không có liên quan gì đến Hề Hề. Chị là người luôn yêu hận rõ ràng, lại thích thương già xót trẻ, Hề Hề không có bạn bè gì cả, bộ dạng đó của cô ấy sợ là xuống phía dưới đó cũng sẽ không làm quen được bạn bè mới. Chị hãy xem như đều là người một nhà mà chiếu cố cô ấy một chút.” Dừng lại một chút, lại nói: “Nếu chị muốn tính sổ với tôi, sau khi tôi chết luôn có cơ hội.”
Nói xong lời này, chú ấy lại khôi phục về vẻ bất cần đời đứng dậy, phủi phủi cỏ dại bám trên quần áo rồi liếc nhìn tôi: “Về nhà chưa? Chú nhỏ đưa con về.”
Như chú nhỏ đã nói, tôi căn bản là không làm sao nghe hiểu những câu nói kia của chú ấy, kỳ thực tôi cũng không tò mò quan hệ của chú ấy với mẹ khi đó là như thế nào, tôi chỉ hiểu kỳ mục đích của chú ấy. Tôi kể chuyện này cho dì Khang nghe, dì ấy trầm mặc một hồi lâu mới nói, có thể là do chú ấy muốn buông xuống đi. “Buông tay một chuyện có rất nhiều cách,” dì Khang nói, “Cậu ta không bắt tay giảng hòa với mẹ con, mà cũng không có cơ hội đó; nhưng ở trước mộ của mẹ con thẳng thắn kể lại những chuyện cũ quá đáng kia, lại mang người vợ đã chết vì bệnh nhờ vả mẹ con chăm sóc, đối với cậu ta mà nói, có lẽ chính là một loại buông xuống.” Dì Khang nói những lời này, tôi bảy tuổi vẫn nửa hiểu nửa không, tôi thậm chí không biết rằng chú ấy đã buông xuống được chưa, dì Khang thở dài trả lời tôi: “Có được hay không dì cũng không biết, chỉ là có vài người muốn buông xuống, lại có mấy người không muốn.”
Tôi còn gặp được một người thú vị khác ở mộ phần của mẹ mình, có người nói đó là một ngôi sao màn bạc cực kỳ nổi tiếng trước đây, tên Ung Khả.
Đó là chiều tối ngày thứ ba sau Tết thanh minh, ráng chiều vắt ngang trên bầu trời như một mảnh lụa đỏ, dì Khang mang tôi đi thăm mẹ. Đến trước một cây nhãn già xum xuê cạnh nghĩa trang thì phát hiện ra Ung Khả đứng trước bia mộ, tôi 11 tuổi đương nhiên cũng không thể phát hiện ra người đó, nhưng khuôn mặt dì Khang đột nhiên lạnh xuống.
Chúng tôi đến gần mộ, liền nghe được Ung Khả nói với bia của mẹ: “Hôm nay là cô nằm trong đó, mà tôi đứng ở đây. Nhiếp Phi Phi, cuối cùng tôi vẫn thắng cô.”
Dì Khang nắm tay tôi, ánh mắt nhìn thẳng bia mộ, đặt bó hồng trắng xuống dưới đất, lại vỗ nhẹ lên bia mộ chào hỏi mẹ tôi, cuối cùng mới quay đầu đối mặt với Ung Khả: “Nghe nói cô lại ly hôn? Nếu nhớ không lầm thì đây là lần thứ năm cô ly hôn nhỉ?”
Vẻ mặt Ung Khả không cảm xúc: “Mắc mớ gì đến cô?”
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook