Truyền Kỳ Xứ Mộng
-
Chương 103: Phụ Chương: Toan tính và danh dự (6)
“Thiên Đình cử Nhị Lang xuống đánh
Chân Quân còn canh cánh trận thua
Giữa đường Đại Thánh phân bua,
Cũng muốn cùng Gióng hơn thua một lần”
Đang kể đến đoạn Khổng Tước hiện nguyên hình quyết chiến với Mẫu Liễu trong hình dạng chim Lạc. Hai con chim khổng lồ tung cánh bay đến sát nhau, mỏ chim làm từ hai thanh gươm báu: Đồ Đao – Đao Li Thiên cùng nhằm nhau mà mổ.
Trên khán đài, các bên quan chiến chỉ thấy chói lóa. Đến khi mắt họ nhìn lại được thì nhị nữ đã đứng đối diện nhau. Thắng – bại thì đã phân, nhưng ai thắng, ai bại thì khán giả lại chưa biết. Toàn trường im lặng đến nghẹt thở. Tất cả mọi người đang có mặt ở đây đều đang nín lặng chờ kết quả. Bỗng, trên một đám mây cao quãng giữa Thiên Phủ và Nhà Phật vọng xuống một tiếng chửi đổng:
“Mẹ kiếp! Thế mà cuối cùng vẫn thua nửa chiêu!”
Lời này vừa dứt, trên đấu đài, chúa Liễu cũng phun ra một ngụm máu, rồi khuỵu xuống. Khổng Tước dáng vẻ tuy cũng uể oải, nhưng hiển nhiên là kẻ thắng trận này. Thế nhưng sự chú ý của tất cả khán giả lúc này không nằm ở hai người vừa chiến đấu, mà lại dồn về người vừa buông lời chửi đổng.
Mây mù rẽ ra, để lộ hai ông thiền sư. Ngoại trừ hai tổ cấp và vợ chồng Âu – Lạc là không có vẻ gì ngạc nhiên, thì có vẻ như toàn bộ tiên phật nơi đây không ai là biết trước về sự hiện diện của hai ông sư này. Một ông cao gầy, nét mặt cười trừ, như đang xin lỗi toàn trường. Ông còn lại to cao, nét mặt bực tức. Một ông đội vương miện, ông còn lại khoác lưới cá. Không sai, chính là hai vị Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không, hai vị Tứ Bất Tử đã nhường vị trí cho chúa Liễu. Mà người vừa buông lời chửi, ngoài sư Khổng Lồ – Nguyễn Minh Không ra, còn ai vào đây nữa?
Thiên uy ngang cơ Ngũ Sắc Thần Quang, nhưng Sát Ý của Đồ Đao thì Đao Li Thiên không cản nổi. Cũng vì vậy mà chúa Liễu mới thua nửa chiêu. Sư Minh Không là người đúc ra Đao Li Thiên, trận này chúa Liễu thua vì binh khí kém người, không bực sao được? Ấy thế, nhưng chửi thì chửi vậy, còn trong đầu ông lúc này lại đã đang bắt đầu đúc một ý tưởng mới. Và những ai quen thân Thiền sư Minh Không thì đều chắc chắn một điều, thần khí tiếp theo ông đúc, hẳn sẽ học từ trận thua này, và hẳn nó sẽ khiến toàn Hỏa Quốc, thậm chí toàn Xứ Mộng, lại một phen trầm trồ cho xem.
Chử Đồng Tử phi thân xuống đỡ Liễu Hạnh, đoạn dúi vào tay bà lọ thuốc mới chế. Âu Cơ thấy vậy thì cũng lên tiếng:
“Đồng Tử, con đưa chúa Liễu lên chỗ bà!”
Chử Đồng Tử cùng Liễu Hạnh liếc nhìn nhau trong chốc lát rồi Chử Đạo Tổ dìu chúa Liễu lên đám mây của hai vợ chồng Âu – Lạc. Chử Đạo Tổ tuy nổi danh chế thuốc cứu người, nhưng Mẫu Âu Cơ lại là tổ tiên nghề thuốc ở An Nam. Được Mẹ Âu Cơ đích thân thăm bệnh, là vinh dự không hề nhỏ. Tuy hai vợ chồng Âu – Lạc tính tình đều rất thân thiện, gần gũi, nhưng bình thường họ thoắt ẩn, thoắt hiện, muốn gặp còn khó, nói gì được thăm bệnh? Dìu chúa Liễu đến cạnh mẹ Âu Cơ, rồi Chử Đạo Tổ cũng cáo lui, trở về đám mây của Tứ Bất Tử.
Tiếng tranh luận hai bên khán đài đã bắt đầu lắng xuống, tất cả bắt đầu hồi hộp xem ai sẽ được Thiên Đình cử ra đấu trận cuối cùng. Thế nhưng mặc kệ Thiên Đình định chọn ai, có một kẻ đã tự quyết y sẽ thay mặt Thiên Đình đánh trận cuối này. Mà kẻ này, không ai khác, chính là kẻ suốt cả trận hai đã đứng ngồi không yên: Tề Thiên Đại Thánh – Tôn Ngộ Không.
Muốn biết tại sao Tôn Ngộ Không muốn đánh trận cuối này, thì phải kể chuyện của nhiều năm về trước. Ở Địa Cầu, ấy là khi nhà Tống của Trung Hoa đem quân đánh nhà Lý của Đại Việt. Tương tự, Xứ Mộng năm ấy cũng xảy ra một trận chiến. Mà tướng của Thiên Đình lãnh quân năm ấy, không ai khác chính là Nhị Lang Thần – Dương Tiễn. Lần ấy Dương Tiễn bại trận thảm hại, chỉ nhặt được cái mạng về, phải tĩnh dưỡng cả tháng trời. Dương Tiễn lại là một trong số ít những kẻ Tôn Ngộ Không coi là đối thủ xứng tầm, đáng để y đánh nghiêm túc. Thế nên, khi hay tin thì Ngộ Không dăm bữa nửa tháng lại đến hỏi dò Dương Tiễn, để truy cho ra kẻ đã đánh bại được đối thủ mà y coi trọng. Sau một thời gian điều tra, hai người họ mới biết, kẻ đánh bại Dương Tiễn là một kiếp đầu thai của Chiến thần An Nam – Thánh Gióng.
Thế là từ ấy, cả hai người bọn họ đều nung nấu chiến ý, mong một ngày có thể dốc hết sức, thử tài với Phù Đổng Thiên Vương. Ấy vậy, nhưng cả Dương Tiễn, Ngộ Không và Gióng đều là những kẻ võ si. Võ si không phải là gặp ai cũng đòi đánh, võ si càng không phải nóng nảy, bạo lực. Võ si là thèm khát một đối thủ xứng tầm để có thể thỏa sức, trổ hết tài, đánh hết sức. Thắng bại không quan trọng, quan trọng là đối thủ cũng dùng hết sức và ở trạng thái đỉnh phong. Thế nhưng chờ mãi, chờ mãi mà thời cơ như vậy không đến. Mãi cho đến ngày này...
Trận trước, khi Khổng Tước lên đài, Ngộ Không đã thấy thời cơ. Nếu Khổng Tước có thể ra mặt, tức là y cũng có thể mượn cớ ra mặt. Thế rồi, trận đấu bắt đầu và chúa Liễu trổ tài nghệ. Ngộ Không đã nghĩ, nếu trận ấy chúa Liễu thắng, thì y đành chờ dịp khác khiêu chiến Gióng, còn nếu Khổng Tước thắng, thì y sẽ lên đài. Y tin tưởng, chỉ cần y lên đài, Thiên Phủ nhất định phải cử Gióng ra nếu muốn có cơ hội thắng. Đây là niềm tin của một cường giả, niềm kiêu hãnh của Tề Thiên Đại Thánh. Trận này, Ngộ Không y muốn đánh. Không, trận này, Ngộ Không y phải đánh. Và y phải ép được Gióng ra tiếp chiến.
Tất nhiên, Ngộ Không nào có biết, An Nam Tứ Bất Tử, thực chất không nghe lệnh Thiên Phủ, thậm chí không cần nghe lệnh hai vợ chồng Âu – Lạc. Thiên Phủ cùng hai vợ chồng Âu – Lạc có thể có lời mời, nhưng quyết định cuối cùng có tham chiến hay không, lại nằm trong tay của bản thân Tứ Bất Tử.
Về phía Hồng Quân Đạo Tổ, thực chất ông ta cũng đã bấm bụng một người. Người này xét về chiến lực có lẽ không thua kém gì Ngộ Không. Cũng chính là đối thủ mà chính Ngộ Không rất coi trọng: Nhị Lang Hiển Thánh Chân Quân – Dương Tiễn.
Phía Thiên Phủ, Nam Ngọc Hoàng cùng Nam Tào, Bắc Đẩu đều vác vẻ mặt nặng nề. Họ hiểu rõ toan tính của hai vợ chồng Âu – Lạc khi cử chúa Liễu lên đánh trận hai. Chúa Liễu là người có chiến lực mạnh nhất phe họ có thể dễ dàng nhờ cậy. Bây giờ chúa Liễu đã thua, nếu Thiên Đình cử ra một kẻ có chiến lực cao hơn, mà các vị còn lại trong Tứ Bất Tử không chịu xuất chiến thì biết làm sao? Vợ chồng Âu – Lạc ngược lại, lúc này lại chỉ chăm chú vào thương thế chúa Liễu, không có vẻ gì là lo lắng cho trận ba, thật khiến người khác lo lắng thay.
Mà chính vào lúc ấy, trên đám mây của Tứ Bất Tử, kẻ nãy giờ ngủ vùi, tưởng chừng không hề quan tâm gì đến các trận đấu diễn ra trước mắt bất chợt mở mắt. Hai mắt Thánh Gióng sáng quắc, y ngáp một hơi dài, rồi đứng lên vươn vai. Bộ dáng tỉnh táo lúc này với ngủ gà ngủ gật chưa đầy một phút trước hoàn toàn bất đồng.
“Nhị Lang Chân Quân...” Hồng Quân Đạo Tổ toan mở lời thì có kẻ đã ngắt lời:
“Khoan! Trận này lão Tôn muốn chiến!!!” Dứt lời thì đã nhảy tót lên đỉnh một ngọn tháp.
Nghe thấy lời này, khán đài bên Thiên Phủ bắt đầu ầm ĩ.
Rõ ràng quy ước ban đầu là đại diện của Thiên Đình và Thiên Phủ đấu nhau phân thắng bại. Nhà Phật chỉ đứng ra làm trọng tài.
Thế nhưng, trước thì một Khổng Tước Phật Mẫu. Giờ thì một Đấu Chiến Thắng Phật. Đây chả phải là Nhà Phật cấu kết với Thiên Đình, chèn ép Thiên Phủ hay sao?
Phe Thiên Phủ nếu thấy vậy mà còn yên được mới là lạ. Còn cao tầng phe Thiên Đình lúc này cũng khá là đau đầu.
Bàn về chiến lực, Ngộ Không hay Dương Tiễn lên đối với họ đều có lợi. Chiến lực của hai kẻ này nào ai mà không biết, nào ai mà không sợ? Bình thường mời một trong hai kẻ này ra mặt đã là chuyện khó, lúc này, cả hai bọn họ xem chừng cùng muốn lên.
Thế nhưng dù gì, cũng đã nói là Thiên Đình và Thiên Phủ cử đại diện ra, lúc trước một Khổng Tước Phật Mẫu do quan hệ mập mờ với Thiên Hỷ Tinh Quân, Như Lai cũng muốn dằn mặt Lạc Long Quân, nên nhà Phật còn mắt nhắm mắt mở được. Nhưng trận này lại khác, nếu lúc này để Ngộ Không lên đài thật, thì có khi trận ba chưa đánh, chiến tranh lại đã nổ ra như cũ. Đến lúc ấy, nếu Lạc Long Quân bất chấp lên Tổ cấp thật, thì thực là lợi bất cập hại.
Nhưng tính tình con khỉ này, hai vị Tổ cấp, hai vợ chồng Âu – Lạc, cùng Bắc – Nam Ngọc Hoàng đâu còn lạ gì. Nếu y cứ nhất quyết muốn lên, có muốn cản cũng không ai ở đây cản nổi. Đương lúc các cao tầng hai phe còn đang rối tinh rối mù, khán đài cấp thấp hơn của hai phe thì đã bắt đầu chửi rủa nhau.
Chính lúc ấy, Dương Tiễn cau mày, vút lên đỉnh một ngọn tháp gần đó, đoạn nói ra suy nghĩ của cả hai phe quan chiến:
“Khỉ đột, trận này là giữa Thiên Đình và Thiên Phủ, ngươi là người của Phật Môn...”
“Phật Môn thì sao?” Dương Tiễn chưa dứt lời, Ngộ Không đã cãi, “Khi xưa nhận phong Phật, lão Tôn đã giao hẹn với Như Lai trước. Ta tuy là Phật nhưng không cần chịu gò bó ở chốn Tây Phương, có thể thoải mái đi khắp thiên hạ, diệt yêu trừ ma, đánh với những kẻ ta muốn đánh! Ba mắt ngươi cũng không phải là không biết điều này!” Ngưng một chút, y lại nói tiếp, “Huống chi, Khổng Tước ban nãy vì trả nợ cho cố nhân mà lên được, lão Tôn một thân phép cũng là từ Đạo gia mà nên, tại sao lại không lên được?”
Lời này nói ra, cũng không phải là không có lý. Lời chửi rủa hơi chút lắng xuống. Khán giả bên phe Thiên Đình bắt đầu xì xào bàn tán, thắc mắc vị cao nhân nào đã dạy ra được một đồ đệ như Tôn Ngộ Không. Mà khi nghe lời bàn tán này, mắt Đại Thánh đảo rất nhanh qua Linh Bảo Thiên Tôn. Người khác thì không nhìn rõ, nhưng Linh Bảo Thiên Tôn nãy giờ chú ý quan sát Ngộ Không sao có thể không nhìn ra?
Linh Bảo Thiên Tôn cười khổ, hồi tưởng lại chuyện năm nào...
Hồi ấy, khác xa bây giờ. Những năm ấy, phàm nhân tin vào tiên vào Phật lắm. Nhị giới nhân cũng không giấu diếm thân phận như hiện tại, mà thường xuyên tìm kiếm những phàm nhân có tiềm năng, dạy dỗ, truyền đạo, hy vọng họ cũng có thể tu luyện mà trở thành Nhị giới nhân. Năm ấy, Linh Bảo Thiên Tôn đang chuẩn bị từ Xứ Mộng đến Địa Cầu giảng đạo, tìm kiếm xem có phàm nhân nào có cốt cách trở thành Nhị giới nhân, thì có một vị cao nhân đến xin gặp. Vị ấy tự xưng hiệu là Bồ Đề. Đoán chừng chỉ là tên giả, nhưng qua tiếp xúc, Linh Bảo Thiên Tôn nhận biết vị này tu vi không kém gì ba sư huynh đệ ông, mà đạo tâm thì thâm sâu khôn lường, xem chừng cũng phải cỡ tiệm cận sư phụ ông. Vậy nên, hiển nhiên Linh Bảo dùng lễ mà đối đãi vị ấy như khách quý.
Được vài hôm, vị này ngỏ ý muốn cùng ông tới Địa Cầu, vì y độ được hai người họ có nghĩa thầy trò với một người. Linh Bảo nghe vậy thì cũng tò mò, nhưng vị ấy chỉ bảo, đến lúc sẽ nói cho ông sau. Tới Địa Cầu không lâu, thì một con khỉ mình đầy lông lá đến cầu kiến. Linh Bảo Thiên Tôn hỏi chuyện vài câu, toan đuổi đi thì vị kia truyền âm bảo ông giữ con khỉ ấy lại, ban cho nó một cái tên. Và thế là, ân thầy trò giữa Linh Bảo Thiên Tôn và Mỹ Hầu Vương đã bắt đầu như vậy.
Bảy năm tiếp đó, Ngộ Không chỉ là chân quét rác chạy việc, chính Linh Bảo Thiên Tôn cũng quên mình có người đồ đệ này. Mãi đến một hôm, Ngộ Không càn quấy, Linh Bảo toan đuổi y đi, thì vị kia lại truyền âm, bảo ông gõ ba cái vào đầu y. Canh ba đêm hôm đó, Bồ Đề bảo Linh Bảo Thiên Tôn tạm lánh đi, rồi biến thành hình dạng ông, chờ Ngộ Không đến. Rồi, nghĩa thầy trò giữa vị Bồ Đề Tổ Sư bí ẩn và Tôn Ngộ Không cũng bắt đầu như thế.
Mấy năm tiếp đó, vị Bồ Đề bí ẩn ấy ngày thì ngồi sau mành, dự giờ giảng đạo của Linh Bảo Thiên Tôn. Đêm, thì hai người họ luận bàn về Đạo. Linh Bảo trong thời gian này nhờ vậy cũng lĩnh ngộ được không ít chỗ tốt. Đến khuya thì vị này lại dạy kèm Ngộ Không trong hình dạng của Linh Bảo. Một thân tài nghệ cùng đạo tâm của Mỹ Hầu Vương, Linh Bảo Thiên Tôn đương nhiên có phần, nhưng những cái tinh túy nhất của y, có lẽ là do vị bí ẩn kia truyền dạy.
Mãi cho đến một ngày, vị ấy ra mặt đuổi Ngộ Không đi, lại bắt y hứa không bao giờ tiết lộ thân phận của sư phụ y. Xong xuôi thì cũng cáo biệt Linh Bảo Thiên Tôn, rồi cưỡi mây đi mất. Mãi đến lúc này, đã cả nghìn năm trôi qua, Tôn Ngộ Không tuy biết đến cái danh Bồ Đề Tổ Sư, nhưng vẫn chỉ nghĩ đó là tên khác Linh Bảo Thiên Tôn dùng, mà không hề hay thật sự có một vị Bồ Đề bí ẩn đã từng dạy y. Còn bản thân Linh Bảo thì cũng đã nhiều lần thử tìm kiếm tung tích vị nọ, nhưng sau cùng vẫn không truy ra được vị ấy là ai...
*Lời tác giả: chương này quyết định sửa lại một lore nhân vật cho trung thành với nguyên tác hơn. Mấy chương đầu truyện đã trót gộp “Bồ Đề Tổ Sư” với “Thông thiên giáo chủ” do hai ông này cùng dựa trên hình ảnh Linh Bảo Thiên Tôn của Đạo Giáo Tam Thanh. Nhưng sau khi tìm hiểu kỹ lại và đọc lại Tây Du Ký lần thứ n, tác quyết định vẫn nên tách hai ông ra làm hai. Có hai lý do chính: 1 là Lần ở nước Xa Trì, Ngộ Không không nhận ra tượng của Tam Thanh, đã bảo Bát Giới quăng vào nhà xí. Tôn Ngộ Không ko sợ trời, ko sợ đất, nhưng ko phải kẻ “khinh sư diệt tổ”, người có ân với y, y tuyệt sẽ ko quên. 2 là Bồ Đề Tổ Sư vốn được dân gian và Ngô Thừa Ân (Tây Du Ký vốn là truyện dân gian, truyền miệng, đã được Ngô Thừa Ân tổng hợp, hệ thống lại, rồi viết nên) để là một nhân vật thần bí, khả năng cao ngang cơ Phật Tổ. Phật Tổ khi thu phục Ngộ Không, có lẽ nhận ra y là đồ đệ của cố nhân nên mới nương tay.
Chân Quân còn canh cánh trận thua
Giữa đường Đại Thánh phân bua,
Cũng muốn cùng Gióng hơn thua một lần”
Đang kể đến đoạn Khổng Tước hiện nguyên hình quyết chiến với Mẫu Liễu trong hình dạng chim Lạc. Hai con chim khổng lồ tung cánh bay đến sát nhau, mỏ chim làm từ hai thanh gươm báu: Đồ Đao – Đao Li Thiên cùng nhằm nhau mà mổ.
Trên khán đài, các bên quan chiến chỉ thấy chói lóa. Đến khi mắt họ nhìn lại được thì nhị nữ đã đứng đối diện nhau. Thắng – bại thì đã phân, nhưng ai thắng, ai bại thì khán giả lại chưa biết. Toàn trường im lặng đến nghẹt thở. Tất cả mọi người đang có mặt ở đây đều đang nín lặng chờ kết quả. Bỗng, trên một đám mây cao quãng giữa Thiên Phủ và Nhà Phật vọng xuống một tiếng chửi đổng:
“Mẹ kiếp! Thế mà cuối cùng vẫn thua nửa chiêu!”
Lời này vừa dứt, trên đấu đài, chúa Liễu cũng phun ra một ngụm máu, rồi khuỵu xuống. Khổng Tước dáng vẻ tuy cũng uể oải, nhưng hiển nhiên là kẻ thắng trận này. Thế nhưng sự chú ý của tất cả khán giả lúc này không nằm ở hai người vừa chiến đấu, mà lại dồn về người vừa buông lời chửi đổng.
Mây mù rẽ ra, để lộ hai ông thiền sư. Ngoại trừ hai tổ cấp và vợ chồng Âu – Lạc là không có vẻ gì ngạc nhiên, thì có vẻ như toàn bộ tiên phật nơi đây không ai là biết trước về sự hiện diện của hai ông sư này. Một ông cao gầy, nét mặt cười trừ, như đang xin lỗi toàn trường. Ông còn lại to cao, nét mặt bực tức. Một ông đội vương miện, ông còn lại khoác lưới cá. Không sai, chính là hai vị Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không, hai vị Tứ Bất Tử đã nhường vị trí cho chúa Liễu. Mà người vừa buông lời chửi, ngoài sư Khổng Lồ – Nguyễn Minh Không ra, còn ai vào đây nữa?
Thiên uy ngang cơ Ngũ Sắc Thần Quang, nhưng Sát Ý của Đồ Đao thì Đao Li Thiên không cản nổi. Cũng vì vậy mà chúa Liễu mới thua nửa chiêu. Sư Minh Không là người đúc ra Đao Li Thiên, trận này chúa Liễu thua vì binh khí kém người, không bực sao được? Ấy thế, nhưng chửi thì chửi vậy, còn trong đầu ông lúc này lại đã đang bắt đầu đúc một ý tưởng mới. Và những ai quen thân Thiền sư Minh Không thì đều chắc chắn một điều, thần khí tiếp theo ông đúc, hẳn sẽ học từ trận thua này, và hẳn nó sẽ khiến toàn Hỏa Quốc, thậm chí toàn Xứ Mộng, lại một phen trầm trồ cho xem.
Chử Đồng Tử phi thân xuống đỡ Liễu Hạnh, đoạn dúi vào tay bà lọ thuốc mới chế. Âu Cơ thấy vậy thì cũng lên tiếng:
“Đồng Tử, con đưa chúa Liễu lên chỗ bà!”
Chử Đồng Tử cùng Liễu Hạnh liếc nhìn nhau trong chốc lát rồi Chử Đạo Tổ dìu chúa Liễu lên đám mây của hai vợ chồng Âu – Lạc. Chử Đạo Tổ tuy nổi danh chế thuốc cứu người, nhưng Mẫu Âu Cơ lại là tổ tiên nghề thuốc ở An Nam. Được Mẹ Âu Cơ đích thân thăm bệnh, là vinh dự không hề nhỏ. Tuy hai vợ chồng Âu – Lạc tính tình đều rất thân thiện, gần gũi, nhưng bình thường họ thoắt ẩn, thoắt hiện, muốn gặp còn khó, nói gì được thăm bệnh? Dìu chúa Liễu đến cạnh mẹ Âu Cơ, rồi Chử Đạo Tổ cũng cáo lui, trở về đám mây của Tứ Bất Tử.
Tiếng tranh luận hai bên khán đài đã bắt đầu lắng xuống, tất cả bắt đầu hồi hộp xem ai sẽ được Thiên Đình cử ra đấu trận cuối cùng. Thế nhưng mặc kệ Thiên Đình định chọn ai, có một kẻ đã tự quyết y sẽ thay mặt Thiên Đình đánh trận cuối này. Mà kẻ này, không ai khác, chính là kẻ suốt cả trận hai đã đứng ngồi không yên: Tề Thiên Đại Thánh – Tôn Ngộ Không.
Muốn biết tại sao Tôn Ngộ Không muốn đánh trận cuối này, thì phải kể chuyện của nhiều năm về trước. Ở Địa Cầu, ấy là khi nhà Tống của Trung Hoa đem quân đánh nhà Lý của Đại Việt. Tương tự, Xứ Mộng năm ấy cũng xảy ra một trận chiến. Mà tướng của Thiên Đình lãnh quân năm ấy, không ai khác chính là Nhị Lang Thần – Dương Tiễn. Lần ấy Dương Tiễn bại trận thảm hại, chỉ nhặt được cái mạng về, phải tĩnh dưỡng cả tháng trời. Dương Tiễn lại là một trong số ít những kẻ Tôn Ngộ Không coi là đối thủ xứng tầm, đáng để y đánh nghiêm túc. Thế nên, khi hay tin thì Ngộ Không dăm bữa nửa tháng lại đến hỏi dò Dương Tiễn, để truy cho ra kẻ đã đánh bại được đối thủ mà y coi trọng. Sau một thời gian điều tra, hai người họ mới biết, kẻ đánh bại Dương Tiễn là một kiếp đầu thai của Chiến thần An Nam – Thánh Gióng.
Thế là từ ấy, cả hai người bọn họ đều nung nấu chiến ý, mong một ngày có thể dốc hết sức, thử tài với Phù Đổng Thiên Vương. Ấy vậy, nhưng cả Dương Tiễn, Ngộ Không và Gióng đều là những kẻ võ si. Võ si không phải là gặp ai cũng đòi đánh, võ si càng không phải nóng nảy, bạo lực. Võ si là thèm khát một đối thủ xứng tầm để có thể thỏa sức, trổ hết tài, đánh hết sức. Thắng bại không quan trọng, quan trọng là đối thủ cũng dùng hết sức và ở trạng thái đỉnh phong. Thế nhưng chờ mãi, chờ mãi mà thời cơ như vậy không đến. Mãi cho đến ngày này...
Trận trước, khi Khổng Tước lên đài, Ngộ Không đã thấy thời cơ. Nếu Khổng Tước có thể ra mặt, tức là y cũng có thể mượn cớ ra mặt. Thế rồi, trận đấu bắt đầu và chúa Liễu trổ tài nghệ. Ngộ Không đã nghĩ, nếu trận ấy chúa Liễu thắng, thì y đành chờ dịp khác khiêu chiến Gióng, còn nếu Khổng Tước thắng, thì y sẽ lên đài. Y tin tưởng, chỉ cần y lên đài, Thiên Phủ nhất định phải cử Gióng ra nếu muốn có cơ hội thắng. Đây là niềm tin của một cường giả, niềm kiêu hãnh của Tề Thiên Đại Thánh. Trận này, Ngộ Không y muốn đánh. Không, trận này, Ngộ Không y phải đánh. Và y phải ép được Gióng ra tiếp chiến.
Tất nhiên, Ngộ Không nào có biết, An Nam Tứ Bất Tử, thực chất không nghe lệnh Thiên Phủ, thậm chí không cần nghe lệnh hai vợ chồng Âu – Lạc. Thiên Phủ cùng hai vợ chồng Âu – Lạc có thể có lời mời, nhưng quyết định cuối cùng có tham chiến hay không, lại nằm trong tay của bản thân Tứ Bất Tử.
Về phía Hồng Quân Đạo Tổ, thực chất ông ta cũng đã bấm bụng một người. Người này xét về chiến lực có lẽ không thua kém gì Ngộ Không. Cũng chính là đối thủ mà chính Ngộ Không rất coi trọng: Nhị Lang Hiển Thánh Chân Quân – Dương Tiễn.
Phía Thiên Phủ, Nam Ngọc Hoàng cùng Nam Tào, Bắc Đẩu đều vác vẻ mặt nặng nề. Họ hiểu rõ toan tính của hai vợ chồng Âu – Lạc khi cử chúa Liễu lên đánh trận hai. Chúa Liễu là người có chiến lực mạnh nhất phe họ có thể dễ dàng nhờ cậy. Bây giờ chúa Liễu đã thua, nếu Thiên Đình cử ra một kẻ có chiến lực cao hơn, mà các vị còn lại trong Tứ Bất Tử không chịu xuất chiến thì biết làm sao? Vợ chồng Âu – Lạc ngược lại, lúc này lại chỉ chăm chú vào thương thế chúa Liễu, không có vẻ gì là lo lắng cho trận ba, thật khiến người khác lo lắng thay.
Mà chính vào lúc ấy, trên đám mây của Tứ Bất Tử, kẻ nãy giờ ngủ vùi, tưởng chừng không hề quan tâm gì đến các trận đấu diễn ra trước mắt bất chợt mở mắt. Hai mắt Thánh Gióng sáng quắc, y ngáp một hơi dài, rồi đứng lên vươn vai. Bộ dáng tỉnh táo lúc này với ngủ gà ngủ gật chưa đầy một phút trước hoàn toàn bất đồng.
“Nhị Lang Chân Quân...” Hồng Quân Đạo Tổ toan mở lời thì có kẻ đã ngắt lời:
“Khoan! Trận này lão Tôn muốn chiến!!!” Dứt lời thì đã nhảy tót lên đỉnh một ngọn tháp.
Nghe thấy lời này, khán đài bên Thiên Phủ bắt đầu ầm ĩ.
Rõ ràng quy ước ban đầu là đại diện của Thiên Đình và Thiên Phủ đấu nhau phân thắng bại. Nhà Phật chỉ đứng ra làm trọng tài.
Thế nhưng, trước thì một Khổng Tước Phật Mẫu. Giờ thì một Đấu Chiến Thắng Phật. Đây chả phải là Nhà Phật cấu kết với Thiên Đình, chèn ép Thiên Phủ hay sao?
Phe Thiên Phủ nếu thấy vậy mà còn yên được mới là lạ. Còn cao tầng phe Thiên Đình lúc này cũng khá là đau đầu.
Bàn về chiến lực, Ngộ Không hay Dương Tiễn lên đối với họ đều có lợi. Chiến lực của hai kẻ này nào ai mà không biết, nào ai mà không sợ? Bình thường mời một trong hai kẻ này ra mặt đã là chuyện khó, lúc này, cả hai bọn họ xem chừng cùng muốn lên.
Thế nhưng dù gì, cũng đã nói là Thiên Đình và Thiên Phủ cử đại diện ra, lúc trước một Khổng Tước Phật Mẫu do quan hệ mập mờ với Thiên Hỷ Tinh Quân, Như Lai cũng muốn dằn mặt Lạc Long Quân, nên nhà Phật còn mắt nhắm mắt mở được. Nhưng trận này lại khác, nếu lúc này để Ngộ Không lên đài thật, thì có khi trận ba chưa đánh, chiến tranh lại đã nổ ra như cũ. Đến lúc ấy, nếu Lạc Long Quân bất chấp lên Tổ cấp thật, thì thực là lợi bất cập hại.
Nhưng tính tình con khỉ này, hai vị Tổ cấp, hai vợ chồng Âu – Lạc, cùng Bắc – Nam Ngọc Hoàng đâu còn lạ gì. Nếu y cứ nhất quyết muốn lên, có muốn cản cũng không ai ở đây cản nổi. Đương lúc các cao tầng hai phe còn đang rối tinh rối mù, khán đài cấp thấp hơn của hai phe thì đã bắt đầu chửi rủa nhau.
Chính lúc ấy, Dương Tiễn cau mày, vút lên đỉnh một ngọn tháp gần đó, đoạn nói ra suy nghĩ của cả hai phe quan chiến:
“Khỉ đột, trận này là giữa Thiên Đình và Thiên Phủ, ngươi là người của Phật Môn...”
“Phật Môn thì sao?” Dương Tiễn chưa dứt lời, Ngộ Không đã cãi, “Khi xưa nhận phong Phật, lão Tôn đã giao hẹn với Như Lai trước. Ta tuy là Phật nhưng không cần chịu gò bó ở chốn Tây Phương, có thể thoải mái đi khắp thiên hạ, diệt yêu trừ ma, đánh với những kẻ ta muốn đánh! Ba mắt ngươi cũng không phải là không biết điều này!” Ngưng một chút, y lại nói tiếp, “Huống chi, Khổng Tước ban nãy vì trả nợ cho cố nhân mà lên được, lão Tôn một thân phép cũng là từ Đạo gia mà nên, tại sao lại không lên được?”
Lời này nói ra, cũng không phải là không có lý. Lời chửi rủa hơi chút lắng xuống. Khán giả bên phe Thiên Đình bắt đầu xì xào bàn tán, thắc mắc vị cao nhân nào đã dạy ra được một đồ đệ như Tôn Ngộ Không. Mà khi nghe lời bàn tán này, mắt Đại Thánh đảo rất nhanh qua Linh Bảo Thiên Tôn. Người khác thì không nhìn rõ, nhưng Linh Bảo Thiên Tôn nãy giờ chú ý quan sát Ngộ Không sao có thể không nhìn ra?
Linh Bảo Thiên Tôn cười khổ, hồi tưởng lại chuyện năm nào...
Hồi ấy, khác xa bây giờ. Những năm ấy, phàm nhân tin vào tiên vào Phật lắm. Nhị giới nhân cũng không giấu diếm thân phận như hiện tại, mà thường xuyên tìm kiếm những phàm nhân có tiềm năng, dạy dỗ, truyền đạo, hy vọng họ cũng có thể tu luyện mà trở thành Nhị giới nhân. Năm ấy, Linh Bảo Thiên Tôn đang chuẩn bị từ Xứ Mộng đến Địa Cầu giảng đạo, tìm kiếm xem có phàm nhân nào có cốt cách trở thành Nhị giới nhân, thì có một vị cao nhân đến xin gặp. Vị ấy tự xưng hiệu là Bồ Đề. Đoán chừng chỉ là tên giả, nhưng qua tiếp xúc, Linh Bảo Thiên Tôn nhận biết vị này tu vi không kém gì ba sư huynh đệ ông, mà đạo tâm thì thâm sâu khôn lường, xem chừng cũng phải cỡ tiệm cận sư phụ ông. Vậy nên, hiển nhiên Linh Bảo dùng lễ mà đối đãi vị ấy như khách quý.
Được vài hôm, vị này ngỏ ý muốn cùng ông tới Địa Cầu, vì y độ được hai người họ có nghĩa thầy trò với một người. Linh Bảo nghe vậy thì cũng tò mò, nhưng vị ấy chỉ bảo, đến lúc sẽ nói cho ông sau. Tới Địa Cầu không lâu, thì một con khỉ mình đầy lông lá đến cầu kiến. Linh Bảo Thiên Tôn hỏi chuyện vài câu, toan đuổi đi thì vị kia truyền âm bảo ông giữ con khỉ ấy lại, ban cho nó một cái tên. Và thế là, ân thầy trò giữa Linh Bảo Thiên Tôn và Mỹ Hầu Vương đã bắt đầu như vậy.
Bảy năm tiếp đó, Ngộ Không chỉ là chân quét rác chạy việc, chính Linh Bảo Thiên Tôn cũng quên mình có người đồ đệ này. Mãi đến một hôm, Ngộ Không càn quấy, Linh Bảo toan đuổi y đi, thì vị kia lại truyền âm, bảo ông gõ ba cái vào đầu y. Canh ba đêm hôm đó, Bồ Đề bảo Linh Bảo Thiên Tôn tạm lánh đi, rồi biến thành hình dạng ông, chờ Ngộ Không đến. Rồi, nghĩa thầy trò giữa vị Bồ Đề Tổ Sư bí ẩn và Tôn Ngộ Không cũng bắt đầu như thế.
Mấy năm tiếp đó, vị Bồ Đề bí ẩn ấy ngày thì ngồi sau mành, dự giờ giảng đạo của Linh Bảo Thiên Tôn. Đêm, thì hai người họ luận bàn về Đạo. Linh Bảo trong thời gian này nhờ vậy cũng lĩnh ngộ được không ít chỗ tốt. Đến khuya thì vị này lại dạy kèm Ngộ Không trong hình dạng của Linh Bảo. Một thân tài nghệ cùng đạo tâm của Mỹ Hầu Vương, Linh Bảo Thiên Tôn đương nhiên có phần, nhưng những cái tinh túy nhất của y, có lẽ là do vị bí ẩn kia truyền dạy.
Mãi cho đến một ngày, vị ấy ra mặt đuổi Ngộ Không đi, lại bắt y hứa không bao giờ tiết lộ thân phận của sư phụ y. Xong xuôi thì cũng cáo biệt Linh Bảo Thiên Tôn, rồi cưỡi mây đi mất. Mãi đến lúc này, đã cả nghìn năm trôi qua, Tôn Ngộ Không tuy biết đến cái danh Bồ Đề Tổ Sư, nhưng vẫn chỉ nghĩ đó là tên khác Linh Bảo Thiên Tôn dùng, mà không hề hay thật sự có một vị Bồ Đề bí ẩn đã từng dạy y. Còn bản thân Linh Bảo thì cũng đã nhiều lần thử tìm kiếm tung tích vị nọ, nhưng sau cùng vẫn không truy ra được vị ấy là ai...
*Lời tác giả: chương này quyết định sửa lại một lore nhân vật cho trung thành với nguyên tác hơn. Mấy chương đầu truyện đã trót gộp “Bồ Đề Tổ Sư” với “Thông thiên giáo chủ” do hai ông này cùng dựa trên hình ảnh Linh Bảo Thiên Tôn của Đạo Giáo Tam Thanh. Nhưng sau khi tìm hiểu kỹ lại và đọc lại Tây Du Ký lần thứ n, tác quyết định vẫn nên tách hai ông ra làm hai. Có hai lý do chính: 1 là Lần ở nước Xa Trì, Ngộ Không không nhận ra tượng của Tam Thanh, đã bảo Bát Giới quăng vào nhà xí. Tôn Ngộ Không ko sợ trời, ko sợ đất, nhưng ko phải kẻ “khinh sư diệt tổ”, người có ân với y, y tuyệt sẽ ko quên. 2 là Bồ Đề Tổ Sư vốn được dân gian và Ngô Thừa Ân (Tây Du Ký vốn là truyện dân gian, truyền miệng, đã được Ngô Thừa Ân tổng hợp, hệ thống lại, rồi viết nên) để là một nhân vật thần bí, khả năng cao ngang cơ Phật Tổ. Phật Tổ khi thu phục Ngộ Không, có lẽ nhận ra y là đồ đệ của cố nhân nên mới nương tay.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook