Truyền Kỳ Xứ Mộng
-
Chương 101: Phụ Chương: Mẫu Liễu chiến Khổng Tước (4)
“Quái đao nghênh địch nơi đỉnh tháp
Tài nghệ cản thánh chốn Tây Phương
Thiên uy đối chọi thần quang
Đồ Đao phóng hạ nay đành cầm lên”
Người vừa hô là một vị phật mặt mày dữ tợn. Ông ta nhìn đăm đăm cây gươm trong tay Mẫu Liễu, đoạn nói:
“Thánh Liễu, cây gươm trong tay cô, phải chăng là pháp bảo do Khổng Lồ đúc?”
Thánh Liễu nghe hỏi vậy thì cũng thoáng chút ngạc nhiên, thế nhưng bà rất nhanh bình tĩnh lại, đoạn đáp:
“Phải thì làm sao? Sư thầy Minh Không cũng là thành viên của An Nam Tứ Bất Tử, chúng tôi giúp đỡ lẫn nhau, chẳng lẽ không được?”
“Hay cho câu ‘giúp đỡ lẫn nhau’,” vị Phật ấy cười xuề xòa, “Được, tất nhiên là được! Thế nhưng, nhà ngươi có thần khí tốt như vậy, Khổng Tước Phật Mẫu chả phải là bị bất lợi sao? Để trận chiến này công bằng, ở đây ta có một thanh đao báu, tạm cho Khổng Tước Phật Mẫu mượn đánh trận này!”
Nói rồi ném một cây đao xuống rừng tháp. Cây đao rơi ngay cạnh chân Khổng Tước. Xưa nay nhà Phật có câu nói, “Phóng hạ đồ đao, lập địa thành Phật”, chính là nói về vị Phật này. Mà thanh Đồ Đao trong câu nói ấy cũng chính là thanh bảo đao vừa ném xuống.
Khổng Tước liếc nhìn thanh đao dưới chân mình rồi quay người thi nửa lễ với Phật nọ, đoạn nói:
“Đa tạ ý tốt của ngài, nhưng ta đã quen với thanh đao cũ này, trận này là đấu để trả nợ cho tiền kiếp, vũ khí nào với ta cũng vậy mà thôi!”
Phật nọ nghe vậy thì liền vội nói:
“Phật Mẫu chớ coi thường thanh gươm trong tay Thánh Liễu. Nếu ta nhìn không nhầm, thì nó vốn là Tháp Báo Thiên, một trong An Nam tứ đại khí, sau nghe đồn đã thất lạc, xem chừng là do Khổng Lồ đã nung ra chế lại thành pháp bảo tặng Thánh Liễu. Ta nói có phải không, thánh Liễu?”
Mẫu Liễu thấy Phật nọ biết rõ lai lịch của cây gươm trong tay mình thì cũng có chút bất ngờ, song bà cũng không thể hiện ra nhiều mà chỉ đưa cây gươm lên trước mắt, vừa nhìn nó vừa đáp:
“Không sai, khi sư Minh Không đưa tôi món thần khí này, có nói nó là Đao Li Thiên, đúc từ Tháp Báo Thiên ra.”
Khổng Tước nghe lời này thì cũng có chút động dung, nhưng vì thể diện, y thị cũng không thể cứ thế nhặt Đồ Đao lên được, bèn nói:
“Vậy như thế này đi, ta xin lĩnh giáo lợi hại của Đao Li Thiên này trước, nếu cây đao quèn này của ta không xứng, vậy lúc đó dùng đến bảo đao của ngài cũng không muộn!”
Phật ấy nghe vậy thì cũng không nói thêm gì. Phía nhà Phật lại gõ mõ ba tiếng, báo hiệu trận tỉ võ thứ hai bắt đầu.
Trận vừa bắt đầu, Mẫu Liễu Hạnh liền bật nhảy ra phía sau. Đồng thời, tay trái bà xoay nhẹ đốc đao một cái, lưỡi Đao Li Thiên tức thì từ cương cứng bỗng dài ra, lại như hơi mềm uốn xuống. Tay phải Thánh Liễu vung một cái, thanh quái đao trong tay bỗng uốn một đường trên không, nhằm thẳng Khổng Tước mà vụt chéo xuống.
Khổng Tước thấy vậy thì cũng không dám chậm trễ, y thị liền vung đao lên đỡ.
“Keng” một tiếng kim loại va chạm nhau, Đao Li Thiên bị gạt ra. Mẫu Liễu không hề nao núng, tay phải lại múa một đường, Đao Li Thiên cứ thế liền một mạch uốn trên không theo một quỹ tích kỳ lạ, lực gần như không bị giảm, lại nhằm hướng Khổng Tước, vụt xuống từ một hướng khác.
Khổng Tước giật mình. Kiếp trước y thị là võ tướng với kinh nghiệm chiến đấu phong phú, kiếp này tuy làm Phật Mẫu, nhưng cũng không phải là chưa từng giao đấu với ai, nhưng quả thưực trước giờ y thị chưa nhìn thấy một thanh quái đao nào kỳ lạ như Đao Li Thiên này của Mẫu Liễu. Hoàn toàn không còn dám khinh địch, Khổng Tước lắc mình né tránh thức của chúa Liễu, đồng thời cũng nheo mắt ngắm cho kỹ thanh quái đao.
Vừa lúc y thị như nhận ra điều gì, thì Mẫu Liễu giật tay một cái, Khổng Tước vội vung đao lên gạt lưỡi Đao Li Thiên ra, đồng thời bật nhảy ra phía sau. Màn ấy thoát hiểm, ấy thế nhưng Đao Li Thiên của chúa Liễu cũng vừa vặn cứa một đường nhỏ. Tuy Khổng Tước mặc giáp, vết cứa này chưa sâu vào da thịt, nhưng phía trên bắp tay trái của Khổng Tước, tay áo bị rách một nét, thấp thoáng có thể thấy một chút máu rỉ ra.
Ấy vậy, nhưng Khổng Tước lúc này không hề buồn bực mà lại đang khấp khởi trong lòng. Vừa rồi y thị cũng đã nhìn ra được điểm kỳ lạ của quái đao trong tay chúa Liễu.
Thì ra, lưỡi thanh Đao Li Thiên này không phải là một chỉnh thể, mà gồm nhiều mảnh nhỏ hình cánh én, ghép nối lại với nhau, ở chính giữa ruột xâu một sợi dây đồng đen, nối liền với kết cấu bên trong đốc đao. Lúc cận chiến, xoay đốc đao, khóa lại, thì các mảnh lưỡi đao khóa chặt lại với nhau, có thể dùng như đao kiếm thông thường. Còn nếu xoay đốc gươm, mở cơ quan, nới lỏng sợi dây nối ra, thì thanh đao lại có thể dùng như một sợi roi. Tầm với xa hơn, ấy nhưng bù lại, mất đi khả năng chém, chặt.
Trên khán đài quan chiến, mấy vị tinh mắt ở hai bên thì trầm trồ thán phục Sư Minh Không. Đúng là cũng chỉ có Đại Sư Khổng Lồ mới có thể chế tác ra một thanh quái đao tinh vi, kỳ diệu, lại phù hợp với tính cách của chủ nhân nó, Thánh Mẫu Liễu Hạnh, đến như vậy.
Hiểu được cấu tạo của Đao Li Thiên chỉ là bước khởi đầu, Khổng Tước đương nhiên vẫn còn chưa tìm ra cách khắc chế được nó. Thế nhưng, y thị dù gì cũng một thân kinh nghiệm chiến trường, rất nhanh định thần. Dùng vũ khí cận chiến đấu với vũ khí tầm trung là việc ngu ngốc, muốn thắng trận này, Khổng Tước hiểu rõ y thị cần phải cân bằng lại thế trận.
Nghĩ là làm, Khổng Tước tay múa đao, vừa né tránh các đòn tấn công của chúa Liễu, vừa tìm cách thu gần khoảng cách. Đao y thị múa tít, như tạo một vòng bảo hộ thị ở giữa. Tất nhiên chúa Liễu cũng không đứng yên một chỗ. Bà vừa vung roi, vừa bay nhảy tạo khoảng cách trên đỉnh các ngọn tháp Phật như chim chích chuyền cành. Đao Li Thiên cấu tạo quái đản như vậy, chúa Liễu để chân trần mà vẫn đạp chuẩn xác vào phần dây nối để đổi hướng tấn công, không hề bị nguy hại bởi lưỡi đao. Khán giả hai bên đều phải chép miệng, tấm tắc khen độ thuần thục của hai người.
Trên đỉnh rừng tháp lúc này, nhị nữ một công một thủ, một roi một đao, nhảy nhót từ đỉnh tháp này qua đỉnh tháp khác. Roi chúa Liễu vung ra như rồng lẫn trong mây, thuồng luồng giữa sóng, liên miên bất tận. Từng bước nhảy của bà thì lại như én liệng Tam Giang, sẻ bay Vân Hải, thánh thót thanh cao. Quả thật là vừa thanh, lại vừa bạo.
Ấy vậy nhưng Khổng Tước cũng đâu phải tay mơ? Y thị vừa chuẩn xác né gạt công kích của chúa Liễu, lại vừa nhanh nhẹn sấn về phía đối phương.
Thế trận giằng co thêm hơn chục hiệp. Khổng Tước đã giở không ít chiêu hiểm để giảm cự li nhưng lần nào lần ấy chúa Liễu đều khôn khéo giãn lại khoảng cách.
Lúc này, Khổng Tước liền xoay ngang lưỡi đao trong tay, vừa vặn đón đầu, đỡ lấy mũi Đao Li Thiên. Đao Li Thiên tuy lúc này ở dạng roi, nhưng lưỡi đao vẫn làm bằng đồng đen, nếu mất đà thì cũng sẽ vì nặng mà rơi xuống. Hiển nhiên đây là chủ đích của Khổng Tước. Y thị định bụng nhân lúc chúa Liễu chưa rút được đao về thì sẽ tấn công. Ấy nhưng chẳng dè ngay lúc gần đánh tới thì chúa Liễu đột nhiên vung tay trái một cái, một đàn sẻ bay ra chắn tầm nhìn Khổng Tước, tay phải bà thì buông Đao Li Thiên. Đoạn bà lắc mình biến thành một con tò vò, bay ra xa rồi mới hóa lại thành hình người. Khổng Tước thoát được đàn sẻ, đang định bụng truy đuổi thì lại thấy chúa Liễu vẫy tay phải một cái. Y thị cảm thấy sự chẳng lành, liền né tránh theo bản năng, vừa vặn thoát khỏi một đòn hiểm.
Thì ra cây Đao Li Thiên này không chỉ biến hóa được, mà khi rời tay chủ nhân vẫn có cách trở về. Chúa Liễu nhờ vào đặc điểm này, không những thoát đòn hiểm của Khổng Tước, suýt nữa còn cho y thị ăn quả đắng.
Tuy thất bại nhưng Khổng Tước ngay lập tức đã nghĩ kế mới. Lần này, y thị không đón đầu Đao nữa, mà thay vào đó, lại cố tình múa đao phối hợp, để Đao Li Thiên cuốn lấy lưỡi đao của mình. Đoạn y thị cắm mạnh lưỡi đao xuống đỉnh tháp Phật. Khổng Tước lúc ấy nghĩ, “Thanh đao này tuy có thể nhận lệnh chủ mà về. Thế nhưng nếu khóa nó lại một chỗ, Liễu Hạnh có gọi, nó cũng không về được. Mình nhân lúc này, đánh tới, xem thị làm được gì?”
Chúa Liễu thấy động thái của Khổng Tước thì cũng hơi cau mày. Khổng Tước lúc này đang xông lại phía đối phương, nụ cười trên môi mới nở được một nửa thì thấy Mẫu Liễu thét lớn một tiếng, đoạn tay phải giật mạnh một cái. Theo bản năng mách bảo, Khổng Tước vội đổi hướng, đoạn, lăn mình một cái, trượt xuống khỏi nóc một đỉnh tháp Phật, hai tay túm lấy mép mái tháp kế đó.
Chỗ chỉ một giây trước còn là vị trí của Khổng Tước lập tức bị lưỡi Đao Li Thiên vụt xuống, mạnh đến nỗi gạch ngói cũng vỡ ra, bụi bay mù mịt. Khổng Tước bật mình lên lại đỉnh tháp, ngoái sang thì thấy thanh đao đã theo mình chinh chiến bao nhiêu trận đã bị chấn nát bấy, cũng phải chép miệng kinh hãi. Quả thực y thị đã coi thường độ sắc bén và sức mạnh của Đao Li Thiên.
Đao đã gãy, lúc này Khổng Tước cũng không còn lựa chọn nào khác, y thị bèn nhằm hướng Đồ Đao mà phóng tới.
Chúa Liễu đương nhiên không bỏ lỡ cơ hội, Đao Li Thiên múa lên, nhằm hướng Khổng Tước mà vụt. Khổng Tước không còn đao nữa, chỉ đành né tránh đòn hiểm của Thánh Liễu, cũng vì vậy mà dáng vẻ chật vật hơn lúc trước nhiều.
Gần chạm đến Đồ Đao, ước chừng chỉ còn vài bước chân, thì Đao Li Thiên của chúa Liễu đánh đến ở một quỹ tích bất ngờ, ép buộc y thị phải lựa chọn. Nếu tránh đao này, thì Đồ Đao sẽ bị hất rơi xuống chân tháp, còn muốn bắt được Đồ Đao, thì phải giơ thân hứng một vụt của Đao Li Thiên. Tình thế quả thực tiến thoái lưỡng nan, ngàn cân treo sợi tóc.
Khổng Tước không còn dám có chút bảo lưu, bèn nhảy đến tóm lấy Đồ Đao, đồng thời giở tuyệt chiêu: Ngũ sắc thần quang.
Ngũ sắc thần quang này nổi tiếng là quái chiêu của Khổng Tước. Năm xưa khi y thị còn là Khổng Tuyên, đã từng dùng thần quang thâu hết vũ khí, pháp bảo của tướng phe nhà Chu, lại dùng thần quang bắt giữ cả tướng địch. Mãi cho tới khi thần quang bắt nhầm Chuẩn Đề, Khổng Tuyên mới bị thu phục, từ bấy quy y theo nhà Phật.
Thần quang nay lại mở, nhưng tình huống lúc này với khi xưa hoàn toàn bất đồng. Ngũ sắc thần quang lúc này được dùng để bảo mạng. Ấy thế nhưng mở ra thần quang, Khổng Tước hiển nhiên cũng có chút hy vọng thâu Đao Li Thiên vào. Ngũ sắc thần quang quét ra, roi chúa Liễu cũng đánh tới. Bỗng, Đao Li Thiên phát ra ánh sáng lạ màu vàng óng. Ánh sáng lạ này trực tiếp va chạm với Ngũ sắc thần quang, phát ra tiếng long ngâm cùng dư ba quét ra gây chấn động toàn trường.
Khắp hai bên khán đài, ngoại trừ vị phật ném Đồ Đao xuống cho Khổng Tước mượn ban nãy mặt không biến sắc ra thì ai nấy đều một vẻ mặt trầm trồ, ngạc nhiên. Khổng Tước là người trong cuộc thì thốt lên một câu:
“Thiên uy?! Dĩ nhiên là đao này lại có thiên uy?!”
Sự ngạc nhiên của người ngoài cuộc nhanh chóng biến mất, lúc này, hai bên khán đài bắt đầu bàn tán sôi nổi về tài nghệ của thầy Minh Không, người đã rèn ra pháp bảo trong tay chúa Liễu. Vừa nãy thì họ chỉ là ngạc nhiên về công dụng cũng như độ phù hợp của binh khí, nhưng giờ thì đã hoàn toàn khâm phục. Nói đùa, một pháp khí có chứa thiên uy, đâu phải muốn rèn là rèn được? Quả thật không hổ danh là ông tổ nghề rèn đất Nam! Việc khó đến vậy mà Đại Sư Khổng Lồ cũng làm thành công.
Chúa Liễu thì cau mày, tuy thiên uy của Đao Li Thiên bảo vệ nó khỏi sức hút của Ngũ Sắc thần quang, thế nhưng hai thứ này xem chừng cũng một chín một mười với nhau. Tuy Ngũ Sắc Thần Quang của Khổng Tước không cách nào cướp Đao Li Thiên của bà, nhưng ngược lại Đao Li Thiên cũng chẳng thể làm gì tổn hại được Ngũ Sắc Thần Quang của Khổng Tước.
Nếu đã không thể tiếp tục tấn công từ xa, chi bằng thử đọ đao pháp cận chiến. Liễu Hạnh không tin, kinh nghiệm thực chiến của bà lại thua Khổng Tước. Xoáy đốc đao một cái, Đao Li Thiên lại ngắn trở lại thành một thanh gươm dài chừng hơn một mét. Chúa Liễu cũng không chậm trễ thêm dù chỉ một giây, lập tức lao tới tấn công đối thủ.
Tài nghệ cản thánh chốn Tây Phương
Thiên uy đối chọi thần quang
Đồ Đao phóng hạ nay đành cầm lên”
Người vừa hô là một vị phật mặt mày dữ tợn. Ông ta nhìn đăm đăm cây gươm trong tay Mẫu Liễu, đoạn nói:
“Thánh Liễu, cây gươm trong tay cô, phải chăng là pháp bảo do Khổng Lồ đúc?”
Thánh Liễu nghe hỏi vậy thì cũng thoáng chút ngạc nhiên, thế nhưng bà rất nhanh bình tĩnh lại, đoạn đáp:
“Phải thì làm sao? Sư thầy Minh Không cũng là thành viên của An Nam Tứ Bất Tử, chúng tôi giúp đỡ lẫn nhau, chẳng lẽ không được?”
“Hay cho câu ‘giúp đỡ lẫn nhau’,” vị Phật ấy cười xuề xòa, “Được, tất nhiên là được! Thế nhưng, nhà ngươi có thần khí tốt như vậy, Khổng Tước Phật Mẫu chả phải là bị bất lợi sao? Để trận chiến này công bằng, ở đây ta có một thanh đao báu, tạm cho Khổng Tước Phật Mẫu mượn đánh trận này!”
Nói rồi ném một cây đao xuống rừng tháp. Cây đao rơi ngay cạnh chân Khổng Tước. Xưa nay nhà Phật có câu nói, “Phóng hạ đồ đao, lập địa thành Phật”, chính là nói về vị Phật này. Mà thanh Đồ Đao trong câu nói ấy cũng chính là thanh bảo đao vừa ném xuống.
Khổng Tước liếc nhìn thanh đao dưới chân mình rồi quay người thi nửa lễ với Phật nọ, đoạn nói:
“Đa tạ ý tốt của ngài, nhưng ta đã quen với thanh đao cũ này, trận này là đấu để trả nợ cho tiền kiếp, vũ khí nào với ta cũng vậy mà thôi!”
Phật nọ nghe vậy thì liền vội nói:
“Phật Mẫu chớ coi thường thanh gươm trong tay Thánh Liễu. Nếu ta nhìn không nhầm, thì nó vốn là Tháp Báo Thiên, một trong An Nam tứ đại khí, sau nghe đồn đã thất lạc, xem chừng là do Khổng Lồ đã nung ra chế lại thành pháp bảo tặng Thánh Liễu. Ta nói có phải không, thánh Liễu?”
Mẫu Liễu thấy Phật nọ biết rõ lai lịch của cây gươm trong tay mình thì cũng có chút bất ngờ, song bà cũng không thể hiện ra nhiều mà chỉ đưa cây gươm lên trước mắt, vừa nhìn nó vừa đáp:
“Không sai, khi sư Minh Không đưa tôi món thần khí này, có nói nó là Đao Li Thiên, đúc từ Tháp Báo Thiên ra.”
Khổng Tước nghe lời này thì cũng có chút động dung, nhưng vì thể diện, y thị cũng không thể cứ thế nhặt Đồ Đao lên được, bèn nói:
“Vậy như thế này đi, ta xin lĩnh giáo lợi hại của Đao Li Thiên này trước, nếu cây đao quèn này của ta không xứng, vậy lúc đó dùng đến bảo đao của ngài cũng không muộn!”
Phật ấy nghe vậy thì cũng không nói thêm gì. Phía nhà Phật lại gõ mõ ba tiếng, báo hiệu trận tỉ võ thứ hai bắt đầu.
Trận vừa bắt đầu, Mẫu Liễu Hạnh liền bật nhảy ra phía sau. Đồng thời, tay trái bà xoay nhẹ đốc đao một cái, lưỡi Đao Li Thiên tức thì từ cương cứng bỗng dài ra, lại như hơi mềm uốn xuống. Tay phải Thánh Liễu vung một cái, thanh quái đao trong tay bỗng uốn một đường trên không, nhằm thẳng Khổng Tước mà vụt chéo xuống.
Khổng Tước thấy vậy thì cũng không dám chậm trễ, y thị liền vung đao lên đỡ.
“Keng” một tiếng kim loại va chạm nhau, Đao Li Thiên bị gạt ra. Mẫu Liễu không hề nao núng, tay phải lại múa một đường, Đao Li Thiên cứ thế liền một mạch uốn trên không theo một quỹ tích kỳ lạ, lực gần như không bị giảm, lại nhằm hướng Khổng Tước, vụt xuống từ một hướng khác.
Khổng Tước giật mình. Kiếp trước y thị là võ tướng với kinh nghiệm chiến đấu phong phú, kiếp này tuy làm Phật Mẫu, nhưng cũng không phải là chưa từng giao đấu với ai, nhưng quả thưực trước giờ y thị chưa nhìn thấy một thanh quái đao nào kỳ lạ như Đao Li Thiên này của Mẫu Liễu. Hoàn toàn không còn dám khinh địch, Khổng Tước lắc mình né tránh thức của chúa Liễu, đồng thời cũng nheo mắt ngắm cho kỹ thanh quái đao.
Vừa lúc y thị như nhận ra điều gì, thì Mẫu Liễu giật tay một cái, Khổng Tước vội vung đao lên gạt lưỡi Đao Li Thiên ra, đồng thời bật nhảy ra phía sau. Màn ấy thoát hiểm, ấy thế nhưng Đao Li Thiên của chúa Liễu cũng vừa vặn cứa một đường nhỏ. Tuy Khổng Tước mặc giáp, vết cứa này chưa sâu vào da thịt, nhưng phía trên bắp tay trái của Khổng Tước, tay áo bị rách một nét, thấp thoáng có thể thấy một chút máu rỉ ra.
Ấy vậy, nhưng Khổng Tước lúc này không hề buồn bực mà lại đang khấp khởi trong lòng. Vừa rồi y thị cũng đã nhìn ra được điểm kỳ lạ của quái đao trong tay chúa Liễu.
Thì ra, lưỡi thanh Đao Li Thiên này không phải là một chỉnh thể, mà gồm nhiều mảnh nhỏ hình cánh én, ghép nối lại với nhau, ở chính giữa ruột xâu một sợi dây đồng đen, nối liền với kết cấu bên trong đốc đao. Lúc cận chiến, xoay đốc đao, khóa lại, thì các mảnh lưỡi đao khóa chặt lại với nhau, có thể dùng như đao kiếm thông thường. Còn nếu xoay đốc gươm, mở cơ quan, nới lỏng sợi dây nối ra, thì thanh đao lại có thể dùng như một sợi roi. Tầm với xa hơn, ấy nhưng bù lại, mất đi khả năng chém, chặt.
Trên khán đài quan chiến, mấy vị tinh mắt ở hai bên thì trầm trồ thán phục Sư Minh Không. Đúng là cũng chỉ có Đại Sư Khổng Lồ mới có thể chế tác ra một thanh quái đao tinh vi, kỳ diệu, lại phù hợp với tính cách của chủ nhân nó, Thánh Mẫu Liễu Hạnh, đến như vậy.
Hiểu được cấu tạo của Đao Li Thiên chỉ là bước khởi đầu, Khổng Tước đương nhiên vẫn còn chưa tìm ra cách khắc chế được nó. Thế nhưng, y thị dù gì cũng một thân kinh nghiệm chiến trường, rất nhanh định thần. Dùng vũ khí cận chiến đấu với vũ khí tầm trung là việc ngu ngốc, muốn thắng trận này, Khổng Tước hiểu rõ y thị cần phải cân bằng lại thế trận.
Nghĩ là làm, Khổng Tước tay múa đao, vừa né tránh các đòn tấn công của chúa Liễu, vừa tìm cách thu gần khoảng cách. Đao y thị múa tít, như tạo một vòng bảo hộ thị ở giữa. Tất nhiên chúa Liễu cũng không đứng yên một chỗ. Bà vừa vung roi, vừa bay nhảy tạo khoảng cách trên đỉnh các ngọn tháp Phật như chim chích chuyền cành. Đao Li Thiên cấu tạo quái đản như vậy, chúa Liễu để chân trần mà vẫn đạp chuẩn xác vào phần dây nối để đổi hướng tấn công, không hề bị nguy hại bởi lưỡi đao. Khán giả hai bên đều phải chép miệng, tấm tắc khen độ thuần thục của hai người.
Trên đỉnh rừng tháp lúc này, nhị nữ một công một thủ, một roi một đao, nhảy nhót từ đỉnh tháp này qua đỉnh tháp khác. Roi chúa Liễu vung ra như rồng lẫn trong mây, thuồng luồng giữa sóng, liên miên bất tận. Từng bước nhảy của bà thì lại như én liệng Tam Giang, sẻ bay Vân Hải, thánh thót thanh cao. Quả thật là vừa thanh, lại vừa bạo.
Ấy vậy nhưng Khổng Tước cũng đâu phải tay mơ? Y thị vừa chuẩn xác né gạt công kích của chúa Liễu, lại vừa nhanh nhẹn sấn về phía đối phương.
Thế trận giằng co thêm hơn chục hiệp. Khổng Tước đã giở không ít chiêu hiểm để giảm cự li nhưng lần nào lần ấy chúa Liễu đều khôn khéo giãn lại khoảng cách.
Lúc này, Khổng Tước liền xoay ngang lưỡi đao trong tay, vừa vặn đón đầu, đỡ lấy mũi Đao Li Thiên. Đao Li Thiên tuy lúc này ở dạng roi, nhưng lưỡi đao vẫn làm bằng đồng đen, nếu mất đà thì cũng sẽ vì nặng mà rơi xuống. Hiển nhiên đây là chủ đích của Khổng Tước. Y thị định bụng nhân lúc chúa Liễu chưa rút được đao về thì sẽ tấn công. Ấy nhưng chẳng dè ngay lúc gần đánh tới thì chúa Liễu đột nhiên vung tay trái một cái, một đàn sẻ bay ra chắn tầm nhìn Khổng Tước, tay phải bà thì buông Đao Li Thiên. Đoạn bà lắc mình biến thành một con tò vò, bay ra xa rồi mới hóa lại thành hình người. Khổng Tước thoát được đàn sẻ, đang định bụng truy đuổi thì lại thấy chúa Liễu vẫy tay phải một cái. Y thị cảm thấy sự chẳng lành, liền né tránh theo bản năng, vừa vặn thoát khỏi một đòn hiểm.
Thì ra cây Đao Li Thiên này không chỉ biến hóa được, mà khi rời tay chủ nhân vẫn có cách trở về. Chúa Liễu nhờ vào đặc điểm này, không những thoát đòn hiểm của Khổng Tước, suýt nữa còn cho y thị ăn quả đắng.
Tuy thất bại nhưng Khổng Tước ngay lập tức đã nghĩ kế mới. Lần này, y thị không đón đầu Đao nữa, mà thay vào đó, lại cố tình múa đao phối hợp, để Đao Li Thiên cuốn lấy lưỡi đao của mình. Đoạn y thị cắm mạnh lưỡi đao xuống đỉnh tháp Phật. Khổng Tước lúc ấy nghĩ, “Thanh đao này tuy có thể nhận lệnh chủ mà về. Thế nhưng nếu khóa nó lại một chỗ, Liễu Hạnh có gọi, nó cũng không về được. Mình nhân lúc này, đánh tới, xem thị làm được gì?”
Chúa Liễu thấy động thái của Khổng Tước thì cũng hơi cau mày. Khổng Tước lúc này đang xông lại phía đối phương, nụ cười trên môi mới nở được một nửa thì thấy Mẫu Liễu thét lớn một tiếng, đoạn tay phải giật mạnh một cái. Theo bản năng mách bảo, Khổng Tước vội đổi hướng, đoạn, lăn mình một cái, trượt xuống khỏi nóc một đỉnh tháp Phật, hai tay túm lấy mép mái tháp kế đó.
Chỗ chỉ một giây trước còn là vị trí của Khổng Tước lập tức bị lưỡi Đao Li Thiên vụt xuống, mạnh đến nỗi gạch ngói cũng vỡ ra, bụi bay mù mịt. Khổng Tước bật mình lên lại đỉnh tháp, ngoái sang thì thấy thanh đao đã theo mình chinh chiến bao nhiêu trận đã bị chấn nát bấy, cũng phải chép miệng kinh hãi. Quả thực y thị đã coi thường độ sắc bén và sức mạnh của Đao Li Thiên.
Đao đã gãy, lúc này Khổng Tước cũng không còn lựa chọn nào khác, y thị bèn nhằm hướng Đồ Đao mà phóng tới.
Chúa Liễu đương nhiên không bỏ lỡ cơ hội, Đao Li Thiên múa lên, nhằm hướng Khổng Tước mà vụt. Khổng Tước không còn đao nữa, chỉ đành né tránh đòn hiểm của Thánh Liễu, cũng vì vậy mà dáng vẻ chật vật hơn lúc trước nhiều.
Gần chạm đến Đồ Đao, ước chừng chỉ còn vài bước chân, thì Đao Li Thiên của chúa Liễu đánh đến ở một quỹ tích bất ngờ, ép buộc y thị phải lựa chọn. Nếu tránh đao này, thì Đồ Đao sẽ bị hất rơi xuống chân tháp, còn muốn bắt được Đồ Đao, thì phải giơ thân hứng một vụt của Đao Li Thiên. Tình thế quả thực tiến thoái lưỡng nan, ngàn cân treo sợi tóc.
Khổng Tước không còn dám có chút bảo lưu, bèn nhảy đến tóm lấy Đồ Đao, đồng thời giở tuyệt chiêu: Ngũ sắc thần quang.
Ngũ sắc thần quang này nổi tiếng là quái chiêu của Khổng Tước. Năm xưa khi y thị còn là Khổng Tuyên, đã từng dùng thần quang thâu hết vũ khí, pháp bảo của tướng phe nhà Chu, lại dùng thần quang bắt giữ cả tướng địch. Mãi cho tới khi thần quang bắt nhầm Chuẩn Đề, Khổng Tuyên mới bị thu phục, từ bấy quy y theo nhà Phật.
Thần quang nay lại mở, nhưng tình huống lúc này với khi xưa hoàn toàn bất đồng. Ngũ sắc thần quang lúc này được dùng để bảo mạng. Ấy thế nhưng mở ra thần quang, Khổng Tước hiển nhiên cũng có chút hy vọng thâu Đao Li Thiên vào. Ngũ sắc thần quang quét ra, roi chúa Liễu cũng đánh tới. Bỗng, Đao Li Thiên phát ra ánh sáng lạ màu vàng óng. Ánh sáng lạ này trực tiếp va chạm với Ngũ sắc thần quang, phát ra tiếng long ngâm cùng dư ba quét ra gây chấn động toàn trường.
Khắp hai bên khán đài, ngoại trừ vị phật ném Đồ Đao xuống cho Khổng Tước mượn ban nãy mặt không biến sắc ra thì ai nấy đều một vẻ mặt trầm trồ, ngạc nhiên. Khổng Tước là người trong cuộc thì thốt lên một câu:
“Thiên uy?! Dĩ nhiên là đao này lại có thiên uy?!”
Sự ngạc nhiên của người ngoài cuộc nhanh chóng biến mất, lúc này, hai bên khán đài bắt đầu bàn tán sôi nổi về tài nghệ của thầy Minh Không, người đã rèn ra pháp bảo trong tay chúa Liễu. Vừa nãy thì họ chỉ là ngạc nhiên về công dụng cũng như độ phù hợp của binh khí, nhưng giờ thì đã hoàn toàn khâm phục. Nói đùa, một pháp khí có chứa thiên uy, đâu phải muốn rèn là rèn được? Quả thật không hổ danh là ông tổ nghề rèn đất Nam! Việc khó đến vậy mà Đại Sư Khổng Lồ cũng làm thành công.
Chúa Liễu thì cau mày, tuy thiên uy của Đao Li Thiên bảo vệ nó khỏi sức hút của Ngũ Sắc thần quang, thế nhưng hai thứ này xem chừng cũng một chín một mười với nhau. Tuy Ngũ Sắc Thần Quang của Khổng Tước không cách nào cướp Đao Li Thiên của bà, nhưng ngược lại Đao Li Thiên cũng chẳng thể làm gì tổn hại được Ngũ Sắc Thần Quang của Khổng Tước.
Nếu đã không thể tiếp tục tấn công từ xa, chi bằng thử đọ đao pháp cận chiến. Liễu Hạnh không tin, kinh nghiệm thực chiến của bà lại thua Khổng Tước. Xoáy đốc đao một cái, Đao Li Thiên lại ngắn trở lại thành một thanh gươm dài chừng hơn một mét. Chúa Liễu cũng không chậm trễ thêm dù chỉ một giây, lập tức lao tới tấn công đối thủ.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook