Trùng Sinh Chờ Em Lớn
-
Chương 15: Lấy tất cả đổi cho năm tháng của cha được dài lâu
Dịch: Ma Đạo Tử
Hứa Đình Sinh xin ba ngày nghỉ từ ngày 14 tháng 4 đến ngày 16 tháng 4.
Ở giai đoạn đặc biệt như thế này, bạn muốn xin nghỉ thực ra rất dễ dàng. Chỉ cần đến phòng cứu thương, ôm đầu nói rằng bạn có chút chóng mặt, giáo y (1) sẽ lập tức lùi lại hơn mười thước (2), rồi bảo bạn tự mình cầm lấy nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể mình.
Đương nhiên bạn không thể thật sự bị sốt rồi, như vậy thì đừng nói tới xin nghỉ, bạn sẽ lập tức bị giam lại ngay.
- Không phải sốt. - Hứa Đình Sinh nói.
Giáo y thở ra một hơi.
- Nhưng mà em cảm thấy rất nóng. - Hứa Đình Sinh nói.
Sau đó giáo y sẽ "vô cùng dễ dãi" rồi, muốn nghỉ mấy ngày đều được. Người ta cũng mặc kệ bạn có sốt hay là không, chỉ cần không ở trong trường học là được.
Ngày 15 tháng 4, Hứa Đình Sinh đương nhiên sẽ không nhớ lầm cái ngày này.
Nhưng mà thế giới này liệu có vì chính anh, con bướm này, vỗ cánh một cái mà xuất hiện sự sai lệch nào đó? (3)
Hứa Đình Sinh không thể xác định được thế nên anh quyết định xin nghỉ thêm vài ngày.
Ngày 14 tháng 4, Hứa Đình Sinh đi theo cha Hứa cả ngày, cha Hứa đi đâu anh liền đi đến đó. Đương nhiên, anh tuyệt đối không thể để cha đến gần núi được. Kiếp trước, nơi cha Hứa xảy ra chuyện ngoài ý chính là ở chân núi.
Cha Hứa cũng bị đứa con mình làm cho sợ hãi.
Hứa Đình Sinh đành phải nói là mình gặp ác mộng, mơ thấy cha xảy ra chuyện ngoài ý thế nên anh vô cùng lo lắng.
Đáng tiếc là cha Hứa không hề tin chuyện này.
Ngày 15 tháng 4, Hứa Đình Sinh giả bệnh, giả vờ "tâm thần bất an" trọn vẹn một ngày, đến mắt cũng không dám chớp. Cha Hứa cũng ở bên cạnh chăm sóc anh cả một ngày này, nắm lấy tay của Hứa Đình Sinh, xoa bóp hổ khẩu (4) và lòng bàn tay cho anh.
Có lẽ trong ký ức của mỗi người đều có một đôi tay như vậy, nó thô ráp mà ấm áp, khỏe mạnh, nó vịn bạn đi tập tễnh từng bước chân đầu đời, nó chở che nuôi dưỡng bạn trưởng thành, nó ra sức để cho bạn bay lượn trời cao.
Hứa Đình Sinh đã từng mất đi đôi tay này. Lúc này đây, anh quyết không thể để cơn ác mộng này tái diễn nữa.
Từ sáng sớm cho đến tận đêm khuya, Hứa Đình Sinh nhìn những cây kim đồng hồ quay dần dần cho đến khi sang một ngày mới. Ngày 15 tháng 4, đã bình yên qua đi, cũng không xảy ra bất kì điều gì ngoài ý, Hứa Đình Sinh nhẹ nhõm thở một hơi.
Khoảng thời gian từng để cho anh phải đau thương, để cho anh phải bi thống hiện giờ lại yên bình đến vậy.
Ngày 16 tháng 4, Hứa Đình Sinh quyết định hôm nay sẽ là ngày cuối cùng ở cạnh cha. Anh vốn không định tiếp tục giả bệnh nữa thế nhưng lúc này thì bệnh thật rồi, cả người toát mồ hôi lạnh, làn da như bị điện giật, cái bụng thì đau đớn vô cùng.
Lại thêm hôm qua, Hứa Đình Sinh giả bệnh một ngày, bây giờ đã là ngày hôm sau rồi. Liên tục hai ngày anh bệnh nằm trên giường cũng khiến cho cha Hứa hoàn toàn sợ hãi rồi. Ông một lần nói là muốn đưa anh đi bệnh viện nhưng Hứa Đình Sinh sống chết cũng không chịu đứng lên, dù cho cha muốn bồng anh dậy, anh cũng sẽ giãy giụa để mình lại nằm xuống.
- Chỉ cần qua được ngày hôm nay, sống qua được ngày hôm nay là tốt rồi.
Hứa Đình Sinh nghĩ thầm.
Đến bữa trưa, Hứa Đình Sinh cơm cũng không nuốt nổi. Mẹ Hứa đặc biệt nấu một nồi bánh phở hấp, anh mới miễn cưỡng ăn được một chút.
Có lẽ bởi vì cơ thể thực sự quá mệt mỏi, lại thêm thần kinh căng thẳng quá độ liên tục mấy ngày, ăn trưa xong, Hứa Đình Sinh cũng bất giác ngủ quên mất.
Cho đến khi anh tỉnh lại... thì cha Hứa đã không còn ở đây, người bên cạnh anh lại là mẹ Hứa.
- Mẹ, cha con đâu rồi? - Hứa Đình Sinh vừa khóc nức nở vừa hỏi vội.
Con trai lớn rồi lại phản ứng như vậy làm Hứa Mụ cũng bị ngẩn ra:
- Cha con nói là đi hái một ít thuốc cho con. Hứa gia các người không phải là có bệnh sỏi thận "tổ truyền" hay sao, cha con cũng sợ con mắc bệnh này thế nên đã lên núi hái một ít Kim Tiền Thào rồi.
Lên núi.
Hai chữ này như giống như sét giữa trời quang, một cảm giác lạnh lẽo chạy thẳng từ xương cụt lên đỉnh đầu Hứa Đình Sinh, anh lạnh cả người đi.
Hứa Đình Sinh hốt hoảng từ trên giường đứng dậy.
- Là ngọn núi nào, cha đã đi lên ngọn núi nào?
- Ở bên kia. - Mẹ Hứa chỉ về một hướng, - Đình Sinh, con làm sao vậy?
Hứa Đình Sinh cũng không để ý phải đáp lời mẹ, anh lập tức liều mạng phóng ra ngoài cửa, bởi vì nơi đó - chính là ngọn núi kia. (Nơi cha Hứa kiếp trước xảy ra chuyện - ND)
- Ài, đã xảy ra chuyện gì vậy? Bên ngoài trời đang mưa đấy. - Mẹ Hứa ở phía sau gọi với theo.
Sắc trời u ám, mưa như trút nước. Ngọn núi nhỏ toàn là đất đỏ, trước kia đã bị cày lên để làm vườn, bị xới tung cả lên, lúc này lầy lội không chịu nổi.
Hứa Đình Sinh ở trong mưa điên cuồng chạy đi, vừa hét to vừa khóc rống.
- Cha, con Đình Sinh đây, cha đang ở đâu?
- Cha, Hứa Kiến Lương, người đang ở đâu?
- Cha mau đi ra đây đi cha!
...
Bởi vì sợ hãi lại vội vàng, cơ thể anh cũng đã trút hết chút năng lượng còn lại.
Thế rồi, cảm giác mệt mỏi không ngừng đánh lên dây thần kinh của Hứa Đình Sinh, trước mắt anh dường như chỉ còn một màu đen.
Nhưng anh vẫn kiên trì, không ngừng chạy đi, hét thật to, toàn thân đã bủn rủn vô cùng.
Rốt cuộc, ở một sườn dốc xa xa, thân hình của Hứa Ba xuất hiện, vẫy vẫy tay.
- Đình Sinh, sao con lại chạy tới nơi này vậy?
Hứa Đình Sinh lấy hết sức mình phóng tới chỗ cha Hứa, hai tay khum lại để lên miệng, dùng hết chút hơi sức còn lại mà hét lên:
- Cha, cha mau trở lại đi, mau trở lại!
Trước mắt Hứa Đình Sinh bỗng nhiên đen kịt lại, đôi chân anh nhũn ra, lảo đảo vài bước rồi ngã lăn ra đất, cả người theo chiều sườn đất lăn xuống.
Hứa Đình Sinh hôn mê, những kí ức đau đớn của kiếp trước như những cơn sóng lớn vỗ mạnh trong đầu anh.
Kiếp trước, vào khoảng thời gian trước khi Hứa Ba gặp truyện không may, hai cha con còn đang trong thời kỳ chiến tranh lạnh, nguyên nhân là gì anh cũng sớm đã quên rồi. Hứa Đình Sinh chỉ nhớ là lần chiến tranh lạnh đó kéo dài thật lâu.
Vào một tuần trước khi chuyện đó xảy ra, khi Hứa Đình Sinh trông thấy cha mình làm việc cực nhọc, anh không khỏi xúc động, tự tay pha trà, rót ra một chén, để mẹ mình mang cho cha.
Sau khi mẹ Hứa nói rõ, cả ngày hôm đó cha Hứa phấn chấn vô cùng, uống chén trà kia thật chẳng khác nào rượu Mao Đài (5). Trên khuôn mặt tươi cười của ông có thể thấy rõ hai chữ, thỏa mãn.
Đáng tiếc, đó cũng là chén trà cuối cùng mà Hứa Đình Sinh pha cho cha mình.
Vào lúc chuyện không may kia xảy ra, Hứa Đình Sinh còn đang ở trong lớp tự học buổi tối. Khi đó một chị họ nhà thị trấn đột nhiên xuất hiện ở cửa phòng, rồi mang anh lên xe.
Cho đến tận lúc gần về đến nhà, người chị họ mới nói cho Hứa Đình Sinh, cha anh đã xảy ra chuyện.
Hứa Đình Sinh thậm chí còn không được gặp mặt cha lần cuối.
Ngày hôm đó, Hứa Đình Sinh không hề khóc lóc, anh cứ như vậy yên lặng ngồi một đêm.
Anh nhớ khi còn bé cha đã dạy anh bơi lội, dưới ánh mặt trời, hai cha con cười thật vui vẻ.
Anh nhớ khi còn bé nghịch bùn ở trong lò ngói của cha, Hứa Ba đã làm cho anh một cái xe tăng thật lớn.
Anh nhớ hồi mà thành tích của chính mình còn rất tốt, cha mẹ vẫn luôn tranh nhau đi họp phụ huynh, lúc nào cũng tươi cười, kiêu ngạo và tự hào vì đứa con của mình. Sau đó, anh bắt đầu đi xuống, thành tích không ngừng giảm sút, Hứa Ba vẫn như trước lần nào cũng đi, nghe những lời phê bình và châm chọc của giáo viên, vẫn kiên định tin tưởng con trai mình.
...
Sau một hồi cảm thấy người mình thật ấm áp, Hứa Đình Sinh chợt tỉnh lại, hóa ra sự ấm áp kia là đến từ cha.
Cha Hứa đang cõng lấy Hứa Đình Sinh, chạy ở trong mưa.
Hứa Đình Sinh đưa tay vỗ vỗ mặt mình, anh sợ đây chỉ là một giấc mơ. Thực ra từ khi trùng sinh đến giờ, anh vẫn luôn sợ hãi như vậy, sợ hãi tất cả chỉ là một giấc mơ.
Thật đau, không phải mơ.
Cha vẫn bình yên vô sự.
Vận mệnh cuối cùng đã thay đổi rồi.
- Cha. - Hứa Đình Sinh nhẹ giọng kêu lên.
Hốc mắt cha Hứa đỏ ngầu, dường như đang định nổi giận thế nhưng nhìn đứa con đang ốm yếu vô cùng, cuối cùng cũng không nỡ.
- Tỉnh rồi sao? Tại sao con lại chạy đến đây, thật là... - Cha Hứa nhẹ nhàng trách con.
Hứa Đình Sinh lau nước mắt:
- Con đã nói với cha là con gặp ác mộng, cha vì sao lại không nghe?
Cha Hứa tức giận đến không biết nên nói gì:
- Mày nói cái gì vớ vẩn vậy, chỉ một giấc mơ thôi...
- Cơn ác mộng này đã để con biết con có một người cha thật tốt, để cho con biết mình yêu cha đến nhường nào, cũng để con bắt đầu hiểu chuyện. Cha, con nguyện lấy tất cả đổi cho năm tháng của cha được dài lâu.
Năm tháng dài lâu cũng không phải là biểu đạt một cách hoa mỹ, câu nói sau cùng này của Hứa Đình Sinh thật ra là một câu ca, trong bài "Phụ thân" của Khoái Tử huynh đệ. Bài hát này đến năm 2012 mới xuất bản, nó, đã từng, để cho Hứa Đình Sinh không biết bao lần lệ rơi đầy mặt.
"Con vẫn hay nhớ về khi trước, nắm chặt lấy bàn tay ấm áp của cha, thế nhưng giờ cha đã không còn ở bên con nữa."
"Cha cả một đời phấn đấu, cám ơn tất cả cha đã làm vì con, mái nhà này đôi tay cha chống vững, dù lúc nào cũng dốc ra hết thảy, đem những điều tốt đẹp nhất dành tặng cho con."
"Nếu con là niềm kiêu hãnh của cha, vậy vì sao vẫn vì con mà lo lắng?"
"Con nguyện lấy tất cả đổi cho cha năm tháng được dài lâu."
...
Cha Hứa thực ra cũng không quen bày tỏ cảm xúc trực tiếp như vậy. Quan niệm của những người bọn họ thế hệ này, cùng với cả thân phận nông dân, khiến bọn họ vẫn luôn giấu kín tình cảm của mình ở tận đáy lòng, có tỏ ra cũng chỉ là sự yêu thương thầm lặng. (Có lẽ mình cũng thuộc thế hệ sau ^^ - ND)
Nhưng mà lúc này, lúc này những lời kia đã nói trúng tận tâm khảm ông, Hứa Ba nâng tay lên vỗ vỗ đứa con trai đang nằm trên lưng.
- Cha biết rồi, yên tâm đi.
Hứa Đình Sinh cười:
- Cha, cha thả con xuống đi. Bây giờ con cũng tự đi được rồi, ngã một cái hết cả đau bụng luôn.
Hứa Ba quay đầu lại cười nói:
- Cha con còn chưa có già đâu, vẫn còn cõng được thằng con.
Hai cha con đi nửa đường thì gặp Hứa Mụ đang mang dù chạy đến, sau đó thì bị mắng cho một trận.
Về đến nhà, tắm nước nóng xong, Hứa Đình Sinh cảm giác cơ thể cũng đỡ mệt hẳn. Cha mẹ anh hỏi han thật kỹ rồi mới yên lòng.
Bởi vì một cơn ác mộng mà có phản ứng và thay đổi lớn đến như vậy cũng khiến cha mẹ anh không khỏi kinh ngạc. Thế nhưng, tương đối mà nói thì bọn họ lại càng cảm động, hơn nữa bọn họ cũng đã cảm nhận được: Con trai có lẽ đã thật sự trưởng thành, cũng hiểu chuyện rồi.
Thế nên khi Hứa Đình Sinh đưa ra yêu cầu, muốn cha không bao giờ lên ngọn núi kia nữa, Hứa Ba cũng vô cùng nghiêm túc đồng ý.
Hứa Mụ thì mê tín một chút thế nên đương nhiên lại càng tán thành.
Chú thích:
(1) nhân viên y tế trong trường
(2) 10 thước=10/3 m
(3) Hiệu ứng cánh bướm, theo nghiên cứu của nhà khí tượng học Edward Norton Lorenz, cái đập của một cánh bướm có thể gây ra cơn bão ở cách nó hàng vạn km. Hiệu ứng cánh bướm (tiếng Anh: Butterfly effect) là một cụm từ dùng để mô tả khái niệm trong lý thuyết hỗn loạn về độ nhạy cảm của hệ đối với điều kiện gốc (sensitivity on initial conditions). Vốn được sử dụng ban đầu như một khái niệm khoa học đơn thuần, hiệu ứng cánh bướm sau đó đã được nhắc đến nhiều lần trong văn hóa đương đại, đặc biệt là trong các tác phẩm có đề cập tới quan hệ nhân quả hoặc nghịch lý thời gian. Đã có một loạt phim dựa trên hiệu ứng này là "Hiệu ứng cánh bướm".
(4) Khoảng giữa ngón cái và ngón trỏ
(5) Có thể coi là quốc tửu của Trung Quốc, bắt nguồn từ trấn Mao Đài, Quý Châu.
Hứa Đình Sinh xin ba ngày nghỉ từ ngày 14 tháng 4 đến ngày 16 tháng 4.
Ở giai đoạn đặc biệt như thế này, bạn muốn xin nghỉ thực ra rất dễ dàng. Chỉ cần đến phòng cứu thương, ôm đầu nói rằng bạn có chút chóng mặt, giáo y (1) sẽ lập tức lùi lại hơn mười thước (2), rồi bảo bạn tự mình cầm lấy nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể mình.
Đương nhiên bạn không thể thật sự bị sốt rồi, như vậy thì đừng nói tới xin nghỉ, bạn sẽ lập tức bị giam lại ngay.
- Không phải sốt. - Hứa Đình Sinh nói.
Giáo y thở ra một hơi.
- Nhưng mà em cảm thấy rất nóng. - Hứa Đình Sinh nói.
Sau đó giáo y sẽ "vô cùng dễ dãi" rồi, muốn nghỉ mấy ngày đều được. Người ta cũng mặc kệ bạn có sốt hay là không, chỉ cần không ở trong trường học là được.
Ngày 15 tháng 4, Hứa Đình Sinh đương nhiên sẽ không nhớ lầm cái ngày này.
Nhưng mà thế giới này liệu có vì chính anh, con bướm này, vỗ cánh một cái mà xuất hiện sự sai lệch nào đó? (3)
Hứa Đình Sinh không thể xác định được thế nên anh quyết định xin nghỉ thêm vài ngày.
Ngày 14 tháng 4, Hứa Đình Sinh đi theo cha Hứa cả ngày, cha Hứa đi đâu anh liền đi đến đó. Đương nhiên, anh tuyệt đối không thể để cha đến gần núi được. Kiếp trước, nơi cha Hứa xảy ra chuyện ngoài ý chính là ở chân núi.
Cha Hứa cũng bị đứa con mình làm cho sợ hãi.
Hứa Đình Sinh đành phải nói là mình gặp ác mộng, mơ thấy cha xảy ra chuyện ngoài ý thế nên anh vô cùng lo lắng.
Đáng tiếc là cha Hứa không hề tin chuyện này.
Ngày 15 tháng 4, Hứa Đình Sinh giả bệnh, giả vờ "tâm thần bất an" trọn vẹn một ngày, đến mắt cũng không dám chớp. Cha Hứa cũng ở bên cạnh chăm sóc anh cả một ngày này, nắm lấy tay của Hứa Đình Sinh, xoa bóp hổ khẩu (4) và lòng bàn tay cho anh.
Có lẽ trong ký ức của mỗi người đều có một đôi tay như vậy, nó thô ráp mà ấm áp, khỏe mạnh, nó vịn bạn đi tập tễnh từng bước chân đầu đời, nó chở che nuôi dưỡng bạn trưởng thành, nó ra sức để cho bạn bay lượn trời cao.
Hứa Đình Sinh đã từng mất đi đôi tay này. Lúc này đây, anh quyết không thể để cơn ác mộng này tái diễn nữa.
Từ sáng sớm cho đến tận đêm khuya, Hứa Đình Sinh nhìn những cây kim đồng hồ quay dần dần cho đến khi sang một ngày mới. Ngày 15 tháng 4, đã bình yên qua đi, cũng không xảy ra bất kì điều gì ngoài ý, Hứa Đình Sinh nhẹ nhõm thở một hơi.
Khoảng thời gian từng để cho anh phải đau thương, để cho anh phải bi thống hiện giờ lại yên bình đến vậy.
Ngày 16 tháng 4, Hứa Đình Sinh quyết định hôm nay sẽ là ngày cuối cùng ở cạnh cha. Anh vốn không định tiếp tục giả bệnh nữa thế nhưng lúc này thì bệnh thật rồi, cả người toát mồ hôi lạnh, làn da như bị điện giật, cái bụng thì đau đớn vô cùng.
Lại thêm hôm qua, Hứa Đình Sinh giả bệnh một ngày, bây giờ đã là ngày hôm sau rồi. Liên tục hai ngày anh bệnh nằm trên giường cũng khiến cho cha Hứa hoàn toàn sợ hãi rồi. Ông một lần nói là muốn đưa anh đi bệnh viện nhưng Hứa Đình Sinh sống chết cũng không chịu đứng lên, dù cho cha muốn bồng anh dậy, anh cũng sẽ giãy giụa để mình lại nằm xuống.
- Chỉ cần qua được ngày hôm nay, sống qua được ngày hôm nay là tốt rồi.
Hứa Đình Sinh nghĩ thầm.
Đến bữa trưa, Hứa Đình Sinh cơm cũng không nuốt nổi. Mẹ Hứa đặc biệt nấu một nồi bánh phở hấp, anh mới miễn cưỡng ăn được một chút.
Có lẽ bởi vì cơ thể thực sự quá mệt mỏi, lại thêm thần kinh căng thẳng quá độ liên tục mấy ngày, ăn trưa xong, Hứa Đình Sinh cũng bất giác ngủ quên mất.
Cho đến khi anh tỉnh lại... thì cha Hứa đã không còn ở đây, người bên cạnh anh lại là mẹ Hứa.
- Mẹ, cha con đâu rồi? - Hứa Đình Sinh vừa khóc nức nở vừa hỏi vội.
Con trai lớn rồi lại phản ứng như vậy làm Hứa Mụ cũng bị ngẩn ra:
- Cha con nói là đi hái một ít thuốc cho con. Hứa gia các người không phải là có bệnh sỏi thận "tổ truyền" hay sao, cha con cũng sợ con mắc bệnh này thế nên đã lên núi hái một ít Kim Tiền Thào rồi.
Lên núi.
Hai chữ này như giống như sét giữa trời quang, một cảm giác lạnh lẽo chạy thẳng từ xương cụt lên đỉnh đầu Hứa Đình Sinh, anh lạnh cả người đi.
Hứa Đình Sinh hốt hoảng từ trên giường đứng dậy.
- Là ngọn núi nào, cha đã đi lên ngọn núi nào?
- Ở bên kia. - Mẹ Hứa chỉ về một hướng, - Đình Sinh, con làm sao vậy?
Hứa Đình Sinh cũng không để ý phải đáp lời mẹ, anh lập tức liều mạng phóng ra ngoài cửa, bởi vì nơi đó - chính là ngọn núi kia. (Nơi cha Hứa kiếp trước xảy ra chuyện - ND)
- Ài, đã xảy ra chuyện gì vậy? Bên ngoài trời đang mưa đấy. - Mẹ Hứa ở phía sau gọi với theo.
Sắc trời u ám, mưa như trút nước. Ngọn núi nhỏ toàn là đất đỏ, trước kia đã bị cày lên để làm vườn, bị xới tung cả lên, lúc này lầy lội không chịu nổi.
Hứa Đình Sinh ở trong mưa điên cuồng chạy đi, vừa hét to vừa khóc rống.
- Cha, con Đình Sinh đây, cha đang ở đâu?
- Cha, Hứa Kiến Lương, người đang ở đâu?
- Cha mau đi ra đây đi cha!
...
Bởi vì sợ hãi lại vội vàng, cơ thể anh cũng đã trút hết chút năng lượng còn lại.
Thế rồi, cảm giác mệt mỏi không ngừng đánh lên dây thần kinh của Hứa Đình Sinh, trước mắt anh dường như chỉ còn một màu đen.
Nhưng anh vẫn kiên trì, không ngừng chạy đi, hét thật to, toàn thân đã bủn rủn vô cùng.
Rốt cuộc, ở một sườn dốc xa xa, thân hình của Hứa Ba xuất hiện, vẫy vẫy tay.
- Đình Sinh, sao con lại chạy tới nơi này vậy?
Hứa Đình Sinh lấy hết sức mình phóng tới chỗ cha Hứa, hai tay khum lại để lên miệng, dùng hết chút hơi sức còn lại mà hét lên:
- Cha, cha mau trở lại đi, mau trở lại!
Trước mắt Hứa Đình Sinh bỗng nhiên đen kịt lại, đôi chân anh nhũn ra, lảo đảo vài bước rồi ngã lăn ra đất, cả người theo chiều sườn đất lăn xuống.
Hứa Đình Sinh hôn mê, những kí ức đau đớn của kiếp trước như những cơn sóng lớn vỗ mạnh trong đầu anh.
Kiếp trước, vào khoảng thời gian trước khi Hứa Ba gặp truyện không may, hai cha con còn đang trong thời kỳ chiến tranh lạnh, nguyên nhân là gì anh cũng sớm đã quên rồi. Hứa Đình Sinh chỉ nhớ là lần chiến tranh lạnh đó kéo dài thật lâu.
Vào một tuần trước khi chuyện đó xảy ra, khi Hứa Đình Sinh trông thấy cha mình làm việc cực nhọc, anh không khỏi xúc động, tự tay pha trà, rót ra một chén, để mẹ mình mang cho cha.
Sau khi mẹ Hứa nói rõ, cả ngày hôm đó cha Hứa phấn chấn vô cùng, uống chén trà kia thật chẳng khác nào rượu Mao Đài (5). Trên khuôn mặt tươi cười của ông có thể thấy rõ hai chữ, thỏa mãn.
Đáng tiếc, đó cũng là chén trà cuối cùng mà Hứa Đình Sinh pha cho cha mình.
Vào lúc chuyện không may kia xảy ra, Hứa Đình Sinh còn đang ở trong lớp tự học buổi tối. Khi đó một chị họ nhà thị trấn đột nhiên xuất hiện ở cửa phòng, rồi mang anh lên xe.
Cho đến tận lúc gần về đến nhà, người chị họ mới nói cho Hứa Đình Sinh, cha anh đã xảy ra chuyện.
Hứa Đình Sinh thậm chí còn không được gặp mặt cha lần cuối.
Ngày hôm đó, Hứa Đình Sinh không hề khóc lóc, anh cứ như vậy yên lặng ngồi một đêm.
Anh nhớ khi còn bé cha đã dạy anh bơi lội, dưới ánh mặt trời, hai cha con cười thật vui vẻ.
Anh nhớ khi còn bé nghịch bùn ở trong lò ngói của cha, Hứa Ba đã làm cho anh một cái xe tăng thật lớn.
Anh nhớ hồi mà thành tích của chính mình còn rất tốt, cha mẹ vẫn luôn tranh nhau đi họp phụ huynh, lúc nào cũng tươi cười, kiêu ngạo và tự hào vì đứa con của mình. Sau đó, anh bắt đầu đi xuống, thành tích không ngừng giảm sút, Hứa Ba vẫn như trước lần nào cũng đi, nghe những lời phê bình và châm chọc của giáo viên, vẫn kiên định tin tưởng con trai mình.
...
Sau một hồi cảm thấy người mình thật ấm áp, Hứa Đình Sinh chợt tỉnh lại, hóa ra sự ấm áp kia là đến từ cha.
Cha Hứa đang cõng lấy Hứa Đình Sinh, chạy ở trong mưa.
Hứa Đình Sinh đưa tay vỗ vỗ mặt mình, anh sợ đây chỉ là một giấc mơ. Thực ra từ khi trùng sinh đến giờ, anh vẫn luôn sợ hãi như vậy, sợ hãi tất cả chỉ là một giấc mơ.
Thật đau, không phải mơ.
Cha vẫn bình yên vô sự.
Vận mệnh cuối cùng đã thay đổi rồi.
- Cha. - Hứa Đình Sinh nhẹ giọng kêu lên.
Hốc mắt cha Hứa đỏ ngầu, dường như đang định nổi giận thế nhưng nhìn đứa con đang ốm yếu vô cùng, cuối cùng cũng không nỡ.
- Tỉnh rồi sao? Tại sao con lại chạy đến đây, thật là... - Cha Hứa nhẹ nhàng trách con.
Hứa Đình Sinh lau nước mắt:
- Con đã nói với cha là con gặp ác mộng, cha vì sao lại không nghe?
Cha Hứa tức giận đến không biết nên nói gì:
- Mày nói cái gì vớ vẩn vậy, chỉ một giấc mơ thôi...
- Cơn ác mộng này đã để con biết con có một người cha thật tốt, để cho con biết mình yêu cha đến nhường nào, cũng để con bắt đầu hiểu chuyện. Cha, con nguyện lấy tất cả đổi cho năm tháng của cha được dài lâu.
Năm tháng dài lâu cũng không phải là biểu đạt một cách hoa mỹ, câu nói sau cùng này của Hứa Đình Sinh thật ra là một câu ca, trong bài "Phụ thân" của Khoái Tử huynh đệ. Bài hát này đến năm 2012 mới xuất bản, nó, đã từng, để cho Hứa Đình Sinh không biết bao lần lệ rơi đầy mặt.
"Con vẫn hay nhớ về khi trước, nắm chặt lấy bàn tay ấm áp của cha, thế nhưng giờ cha đã không còn ở bên con nữa."
"Cha cả một đời phấn đấu, cám ơn tất cả cha đã làm vì con, mái nhà này đôi tay cha chống vững, dù lúc nào cũng dốc ra hết thảy, đem những điều tốt đẹp nhất dành tặng cho con."
"Nếu con là niềm kiêu hãnh của cha, vậy vì sao vẫn vì con mà lo lắng?"
"Con nguyện lấy tất cả đổi cho cha năm tháng được dài lâu."
...
Cha Hứa thực ra cũng không quen bày tỏ cảm xúc trực tiếp như vậy. Quan niệm của những người bọn họ thế hệ này, cùng với cả thân phận nông dân, khiến bọn họ vẫn luôn giấu kín tình cảm của mình ở tận đáy lòng, có tỏ ra cũng chỉ là sự yêu thương thầm lặng. (Có lẽ mình cũng thuộc thế hệ sau ^^ - ND)
Nhưng mà lúc này, lúc này những lời kia đã nói trúng tận tâm khảm ông, Hứa Ba nâng tay lên vỗ vỗ đứa con trai đang nằm trên lưng.
- Cha biết rồi, yên tâm đi.
Hứa Đình Sinh cười:
- Cha, cha thả con xuống đi. Bây giờ con cũng tự đi được rồi, ngã một cái hết cả đau bụng luôn.
Hứa Ba quay đầu lại cười nói:
- Cha con còn chưa có già đâu, vẫn còn cõng được thằng con.
Hai cha con đi nửa đường thì gặp Hứa Mụ đang mang dù chạy đến, sau đó thì bị mắng cho một trận.
Về đến nhà, tắm nước nóng xong, Hứa Đình Sinh cảm giác cơ thể cũng đỡ mệt hẳn. Cha mẹ anh hỏi han thật kỹ rồi mới yên lòng.
Bởi vì một cơn ác mộng mà có phản ứng và thay đổi lớn đến như vậy cũng khiến cha mẹ anh không khỏi kinh ngạc. Thế nhưng, tương đối mà nói thì bọn họ lại càng cảm động, hơn nữa bọn họ cũng đã cảm nhận được: Con trai có lẽ đã thật sự trưởng thành, cũng hiểu chuyện rồi.
Thế nên khi Hứa Đình Sinh đưa ra yêu cầu, muốn cha không bao giờ lên ngọn núi kia nữa, Hứa Ba cũng vô cùng nghiêm túc đồng ý.
Hứa Mụ thì mê tín một chút thế nên đương nhiên lại càng tán thành.
Chú thích:
(1) nhân viên y tế trong trường
(2) 10 thước=10/3 m
(3) Hiệu ứng cánh bướm, theo nghiên cứu của nhà khí tượng học Edward Norton Lorenz, cái đập của một cánh bướm có thể gây ra cơn bão ở cách nó hàng vạn km. Hiệu ứng cánh bướm (tiếng Anh: Butterfly effect) là một cụm từ dùng để mô tả khái niệm trong lý thuyết hỗn loạn về độ nhạy cảm của hệ đối với điều kiện gốc (sensitivity on initial conditions). Vốn được sử dụng ban đầu như một khái niệm khoa học đơn thuần, hiệu ứng cánh bướm sau đó đã được nhắc đến nhiều lần trong văn hóa đương đại, đặc biệt là trong các tác phẩm có đề cập tới quan hệ nhân quả hoặc nghịch lý thời gian. Đã có một loạt phim dựa trên hiệu ứng này là "Hiệu ứng cánh bướm".
(4) Khoảng giữa ngón cái và ngón trỏ
(5) Có thể coi là quốc tửu của Trung Quốc, bắt nguồn từ trấn Mao Đài, Quý Châu.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook