Trùng Sinh Chờ Em Lớn
Chương 10: Bị gọi phụ huynh

Edit: Witch 

Giờ nghỉ trưa nhanh chóng kết thúc, cả ba người nhanh chóng từ phía sau thao trường quay về.

Lo lắng chạy vội vào phòng học, vừa ngồi xuống lớp trưởng đã chạy đến nói:

- Hứa Đình Sinh, cha cậu đến trường học đấy, đang ở văn phòng, chủ nhiệm văn phòng bảo cậu sang đấy.

Thiếu chút nữa Hứa Đình Sinh đã ngã sấp trên mặt đất:

- Đây là bị gọi phụ huynh sao?

Kiếp trước, Hứa Đình Sinh làm chủ nhiệm bốn năm, đã mời phụ huynh học sinh đến cáo trạng không dưới hai mươi lần, giờ này khắc này anh chỉ nghĩ đến một từ: Báo ứng.

....

Lúc Hứa Đình Sinh đi đến cửa văn phòng, nhìn thấy cha anh Hứa Kiến Lương đang đứng trước bàn làm việc, mà phía đối diện chính là chủ nhiệm văn phòng, bên cạnh còn có một vị phó chủ nhiệm.

Cha Hứa hơi cúi người, sắc mặt có chút lúng túng.

Chủ nhiệm văn phong có chút khoa trương kể lại lỗi của Hứa Đình Sinh một lần, cuối cùng lại nhìn chằm chằm vào tay của mình, giọng điệu mang theo vài phần uy hiếp:

- Chúng tôi đang suy nghĩ xem có nên đuổi học em Hứa Đình Sinh hay không.

Rõ ràng là đã quyết định hình phạt rồi, thế nhưng chủ nhiệm lại nói như thế trước mặt cha Hứa. Những chiêu trò này cơ bản Hứa Đình Sinh đều hiểu cả, đại đa số thì lúc nào trường học cũng sẽ nói với phía gia đình mọi chuyện nghiêm trọng hơn một ít, để dễ nắm thế chủ động.

Cha Hứa trầm mặc một hồi, thấp giọng mang theo một ít khẩn cầu:

- Lão đạo! Các anh xem đứa bé sắp tốt nghiệp trung học phổ thông rồi. Bây giờ đuổi học nó, thật là đáng tiết cho đứa trẻ... Nhà họ Hứa chúng tôi...

Cha Hứa là người rất sĩ diện, giờ phút này lại vì con trai mà phải cúi dầu. Rất nhiều phụ huynh đều như vậy, ở bên ngoài cậy mạnh quật cường dù thế nào cũng không chịu cúi đầu, nhưng lại chịu thỏa hiệp vì con cái mình, cúi đầu trước người khác.

Đáy lòng Hứa Đình Sinh chợt thấy nhói đau.

- Cũng thật đáng tiếc - Phó chủ nhiệm ở bên cạnh nheo mắt nói - Bản thân tôi cũng đã từng dạy cấp ba, thành tích của Hứa Đình Sinh tôi cũng từng xem qua rồi. Bây giờ, chuyên khoa của em ấy không thể tiến bộ được, đứa trẻ nhà họ Hứa các anh đã thành hạng gì rồi, còn tưởng là bảo bối...

Hứa Đình Sinh gõ cửa cắt ngang lời nói của Phó chủ nhiệm.

- Cha.

Hứa Đình Sinh tiến vào, đứng bên cạnh cha mình, giật giật góc áo ông ấy.

Cha Hứa quay người, tát lên mặt Hứa Đình Sinh một cái khiến anh ngây ngẩn cả người.

Anh cũng không phải thấy đau đớn mà là anh thấy vui... vui đến mức bật khóc.

Kiếp trước sau khi cha qua đời, đến cùng thì Hứa Đình Sinh cũng chỉ hoài niệm hai chuyện.

Một là rất muốn cha anh sống lại ở bên cạnh anh lúc anh bị bệnh. Khi còn bé, Hứa Đình Sinh thường xuyên bị đau bụng, lần nào cha Hứa cũng ngồi ở cạnh giường, đưa bàn tay có chút thô ráp lại ấm áp nắm chặt lấy tay anh, giúp anh kìm chặt lòng bàn tay và eo bàn tay. Cảm giác ấy thật sự rất ấm áp, rất an toàn, rất an tâm. Bao nhiêu lần Hứa Đình Sinh nửa đêm tỉnh mộng, đều rất hi vọng cha anh có thể nắm chặt tay mình lần nữa.

Hai là muốn một lần được cha đánh. Lúc cha anh còn trẻ tính tình khá nóng nảy, lúc Hứa Đình Sinh còn bé đã không ít lần bị đánh. Nhưng kiếp trước, từ sau khi Hứa Đình Sinh lên mười sáu thì cha anh đã không còn động tay với anh nữa Sau khi cha qua đời, mỗi một lần Hứa Đình Sinh hồi tưởng lại quãng thời gian ngỗ nghịch kia của mình, đều thấy hối hận vô cùng, hận cha anh không thể đánh anh thêm một lần nữa.

Hiện tại, một tâm nguyện của anh xem như đã hoàn thành, Hứa Đình Sinh cúi đầu vừa muốn khóc lại vừa muốn cười.

Uống rượu, trốn học, đánh nhau, lúc này quả thật Hứa Đình Sinh phạm phải khá nhiều lỗi, hơn nữa còn là lúc kỳ thi đại học sắp đến. Cha nổi giận cũng là chuyện nên có. Hứa Đình Sinh hiểu rõ lực tay của cha mình, anh biết lần này cha anh không dốc hết toàn lực.

Cha Hứa nhìn khóe miệng Hứa Đình Sinh rướm máu, lại nhìn bàn tay mình một chút, trong lúc nhất thời có chút bối rối, ánh mắt mang theo sự áy náy và đau lòng.

Hai vị chủ nhiệm nhìn nhau một người mở miệng nói:

- Được rồi. Anh cũng đừng đánh con trước mặt chúng tôi. Thực ra chuyện này chúng tôi cũng thấy nhiều rồi... Kỳ thi chúng tôi vẫn sẽ cho em ấy tham gia, nhưng thành tích và thái độ này của em ấy...

Cha Hứa vội vàng tiếp lời:

- Dù cho kỳ thi của trường nghề thì chúng tôi cũng đồng ý.

Chủ nhiệm văn phòng khinh thường cười cười:

- Đó là quyền tự do của anh. Chúng tôi cũng không thể cam đoan mỗi đứa trẻ đều có thể thi đỗ trường trọng điểm. Nếu như phụ huynh không muốn nghe lời nói thật chúng tôi cũng không nói ra, chỉ là...

Hứa Đình Sinh ngẩng đầu nhìn thẳng vào mắt chủ nhiệm văn phòng, mỉm cười, bình tĩnh lại vô cùng lễ phép nói:

- Điều chủ nhiệm muốn nói là điều này đúng không? Nếu như đến cuối cùng em có thể thi đậu trường trọng điểm vậy thì hi vọng hai vị chủ nhiệm có thể nói lời xin lỗi vì những chuyện hôm nay với cha em.

Nói xong, Hứa Đình Sinh liền cười e thẹn.

Chủ nhiệm ngẩng đầu, chế giễu nói:

- Được. Chúng tôi chóng mắt chờ.

- Đương nhiên, đứng trên lập trường của một vị giáo viên hay là trường học, chúng tôi đều thi vọng em sẽ thi thật tốt.

Phó chủ nhiệm bồi thêm một câu:

--- -----

Hứa Đình Sinh tiễn cha Hứa ra đến cổng trường học. Vốn dĩ cha Hứa muốn dẫn anh đến bệnh viện nhưng vết thương trên miệng anh đã cầm máu, anh lại liên tục từ chối thế nên cha Hứa cũng không kiên trì nữa.

Cha Hứa thở dài có chút lúng túng nói:

- Đình Sinh, vốn dĩ lúc con qua sinh nhật mười sáu cha đã nói với con về sau sẽ không bao giờ đánh con nữa, mới vừa rồi...

Hứa Đình Sinh vừa khóc vừa cười nói:

- Cha đánh con vốn là chuyện nên làm, huống hồ là do con phạm lỗi, cha đừng để trong lòng.

Cha Hứa kinh ngạc nhìn con trai, theo như hiểu biết của ông về con mình với cái bản tính bướng bỉnh phản nghịch kia ít nhất lần này sẽ phải giận dỗi ông hết nửa tháng.

- Cha. Cha đừng cảm thấy áy náy vì đã nặng tay... Cho con một cái ôm đi.

Hứa Đình Sinh giảo hoạt cười cười.

Hứa Đình Sinh sống lại, vừa mở mắt đã ở trong nhà. Qua mất một ngày một đêm, gặp lại cha mình anh thật sự rất kích động. Đây là nuối tiếc và đau xót nhất trong kiếp trước của anh. Vì vậy, lúc người đàn ông có thể vì anh mà vứt bỏ hết núi lớn xuất hiện trước mắt anh một lần nữa, Hứa Đình Sinh thậm chí còn muốn cảm tạ chiếc Audi siêu tốc kia.

Anh mừng như điên, muốn ôm cha từ lòng đất trở về, kết quả... Bị một lực lớn đẩy ra, cha Hứa không hiểu nhìn con trai trong chốc lát đột nhiên lại vừa khóc vừa cười, mắng:

- Nổi điên gì thế.

Con trai đột nhiên phát điên, cha Hứa cười cười:

- Ít làm chuyện vô bổ này với cha thôi, cha của con là nông dân, không có thói quen ấy.

Hứa Đình Sinh đành phải thôi, xấu hổ cười cười:

- Cha, con lớn rồi. Trước kia là con không lớn chuyện, về sau sẽ không thế nữa. Con sẽ cố gắng nỗ lực. Cha yên tâm đi, con nhất định sẽ thi đỗ trường trọng điểm, để cha không thua kém ai cả.

Cha Hứa vui vẻ gật đầu:

- Cha sẽ không hỏi con về sau sẽ làm gì đâu, tính ra con cũng không còn phải là con nít nữa. Bất kể làm chuyện gì tự con cũng có cân nhắc. Chúng ta không cần con gánh nặng chuyện điểm cao, cha chỉ hi vọng con đừng làm bản thân thất vọng là được rồi. Cha biết rõ con từ nhỏ đã thông minh.

Hai cha con hàn huyên một hồi, cha Hứa lại nói

- Tối thứ sáu con có về nhà không?

Hứa Đình Sinh nói:

- Có về.

- Có muốn cha ở lại chờ con cùng về không?

- Còn ba bốn tiếng nữa, thôi cha về trước đi.

- Được rồi, buổi tối con về lại nói chuyện tiếp.

Cha anh đi xe đạp, Hứa Đình Sinh chăm chú nhìn theo bóng lưng của cha.

Cha anh, Hứa Kiến Lương thuộc về nhóm người đón nhận cải cách sớm nhất, đã cùng một nhóm người gây dựng sự nghiệp. Năm mười tám tuổi đã cùng bạn bè xây dựng nhà máy của mình. Tuy rằng đó là một lò ngói không lớn lắm, nhưng thời kỳ đỉnh cao cũng có hơn phân nửa người trong thôn đến xưởng làm thuê. Nhà máy kia một mực phát triển, rất nhanh sẽ nghênh đóng một làn sóng xây nhà. Cha anh cũng chấp nhận bước vào con đường hoàn toàn khác này.

Nhưng vào lúc ấy, vì cha anh lâm vào một cơ bệnh, cả bạn bè hùn vốn toàn quyền kinh doanh, phía đối tác đánh bạc, rất nhanh đã bị người khác tính kế, thua hết cả nhà máy.

Cha Hứa vì vậy mà nản lòng, lại không có tiền vốn cứ như vậy quay về nhà làm nòng, mãi đến khi ngoài ý muốn qua đời, suốt một đời hậm hực.

- Nhà máy không còn. Cha về nhà làm nông cũng hơn mười năm rồi. Qua một hồi không thể nào thay đổi, nhưng mà mình có thể thay đổi vận mệnh tiếp theo, không cho điều xấu ập đến, không để cha gặp phải chuyện không may. Tốt nhất là có thể để cha được mãn nguyện, lấy lại sự hặng hái.

- Như vậy mình cũng có thể thành phú nhị đại rồi.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương