Trọng Sinh Chi Nghiệt Nô Ngược Bạo Quân
-
Chương 3: Nghiệt tử ngày trước
La Duy cố gắng ngồi dậy, vai rất đau, nhưng cảm giác đau đớn này đối với người phải chịu mười năm tra tấn như y mà nói, không là cái gì cả. La Duy nhớ rõ năm mười ba tuổi y bị hai vị công tử nhà Phượng Vũ đại tướng quân trả thù, hai người ra sức đánh y, nhị công tử Triệu Quân Nghị khi thấy y có ý đồ bỏ trốn, liền bắn một mũi tên từ phía sau, trực tiếp bắn thủng vai trái y. Không thể trách Triệu thị huynh đệ, là tại La Duy y khinh người quá đáng. Là tại La Duy cậy thế khi dễ anh vợ của Triệu đại công tử, thư sinh thành thật kia bị y đánh ngã xuống đất, hộc máu hôn mê, mà y làm chuyện này chỉ là bởi hôn thê của người kia lọt vào mắt xanh của La tam công tử, một đứa trẻ chỉ mới mười ba, thế nhưng đã biết trêu ghẹo dân nữ bên đường.
La Duy tự giễu lắc đầu, vì cái gì kiếp trước mình lại là một tên khốn kiếp? Chẳng lẽ bởi vì mình sinh ra trong gia tộc quyền quý bậc nhất triều đình? Phụ thân là Tả tướng đương triều, đại ca là đại soái Vân Quan, Nhị ca là Đô Úy đại tướng quân ở kinh thành, mẫu thân cũng là con gái nhà tướng quân, bốn người bác đều là tướng quân uy chấn một phương, còn có cô cô của y, đương triều hoàng hậu La Tri Ý, mọi người đều nói nửa giang sơn Đại Chu này là của La gia.
Nhưng nửa giang sơn này, bảy năm sau lại rơi vào kết cục lụi tàn. Cô cô bị phế hậu vị, tự sát trong lãnh cung. Phụ thân bị biếm làm thứ dân, chết trên đường lưu đày vào Lĩnh Nam. Đại ca chết trận, thi cốt bị quân đội Bắc Yến đạp nát nhừ. Nhị ca vì cứu phụ thân mà liều chết xông vào cung cấm, muốn lấy công chuộc tội xuất chinh Bắc Yến, lại bị cung nhân đầu độc, chết trong quân trướng. Sau đó đế vương nổi giận lôi đình, con trai cô cô là đại hoàng tử Long Ngọc bị biếm vị thái tử, các hoàng tử cô cô sinh ra là tam hoàng tử Long Hành, lục hoàng tử Long Hạo sau khi chết không được phép chôn trong lăng mộ hoàng gia, La gia diệt vong.
“Ngươi phải bảo vệ hai cháu của ngươi!” Đây là lời trăn trối mà mẫu thân trước khi chết để lại cho y. La Duy không muốn rơi vào hồi ức, nhưng không hiểu sao lúc này ký ức lại giống như thủy triều mãnh liệt xô tới, khiến y vô lực ngăn trở. Đến tận một khắc cuối cùng, mẫu thân mới nói cho y, rằng y không phải con cháu La gia, mẫu thân y là tam tiểu thư La gia La Tri Cẩm, người đã mất năm mười sáu tuổi, là bởi khó sinh nên mới sớm qua đời. Không ai biết phụ thân y là ai, người trong La gia chỉ biết là tam tiểu thư năm mười lăm tuổi đã bị người nào đó bắt đi ba tháng, sau khi trở về không lâu liền phát hiện có bầu, đến chết nàng cũng không nói ra nam nhân kia là ai. Đến tận khi đó, La Duy mới biết được, y kỳ thật chỉ là một nghiệt chủng lai lịch không rõ ràng.
Khi đó tân thái tử Long Huyền ra tay cứu y, bởi vì lúc ấy tất cả mọi người đều biết La Duy yêu Long Huyền, La Duy chính là con chó của thái tử Long Huyền. Khi đó La Duy còn tưởng rằng mặc kệ như thế nào, Long Huyền vẫn sẽ đối xử với y có tình có nghĩa, không uổng công y vì hắn mà phản bội gia tộc, lại không ngờ Long Huyền cứu y, chỉ là vì muốn y phải sống, khiến y sống không bằng chết mà thôi.
Một năm sau, Hưng Võ đế chết bệnh, thái tử Long Huyền kế vị, hiệu là Bình Chương đế. Lúc này La Duy cùng hai đứa cháu chịu khổ một năm trong ngục cuối cùng cũng được nhìn thấy Long Huyền. Vốn mang đầy hy vọng, nhưng không ngờ Long Huyền sau khi nhìn thấy y, lại mắng y bối tổ vong tông, sai người liệt cho y đủ loại tội trạng. La Duy liền bị Long Huyền giam trong cung, trong suốt ba tháng, thị vệ trong cung ai cũng được cưỡi lên thân thể tiểu công tử La gia ngày trước. La Duy muốn chết, nhưng Long Huyền lấy tính mạng hai đứa cháu ra uy hiếp, La Duy đành nhẫn nhục sống tạm bợ. Ba tháng sau, khi đã thương tích đầy mình, hạ thân bị thương nặng tới nỗi không thể đi lại, La Duy bị Long Huyền đưa vào trong quân ngũ, thành một món đồ cho các binh sĩ phát tiết. Hai năm sau, Long Huyền thông báo La gia tạo phản, La Duy mang tội bối tổ vong tông bị lột trần như nhộng, cưỡi ngựa gỗ diễu khắp phố suốt ba ngày. Sau nữa, La Duy bị đưa vào xướng quán, sống không bằng chết tám năm, vốn tưởng rằng mình cam chịu khổ sở để đổi lấy tính mạng hai đứa cháu, không ngờ rằng cuối cùng nghe được tin hai đứa trẻ đã chết bốn năm trước, chết trong cơn hỏa hoạn nơi La phủ hoang phế. Thế mới biết hóa ra bản thân cả đời này chỉ là một trò cười, căn bản không có ý nghĩa gì. Bị xướng quán vứt trước miếu Thành Hoàng, chết trong gió tuyết, phơi thây bảy ngày, kết cục cuối cùng chính là như vậy
La Duy tự giễu lắc đầu, vì cái gì kiếp trước mình lại là một tên khốn kiếp? Chẳng lẽ bởi vì mình sinh ra trong gia tộc quyền quý bậc nhất triều đình? Phụ thân là Tả tướng đương triều, đại ca là đại soái Vân Quan, Nhị ca là Đô Úy đại tướng quân ở kinh thành, mẫu thân cũng là con gái nhà tướng quân, bốn người bác đều là tướng quân uy chấn một phương, còn có cô cô của y, đương triều hoàng hậu La Tri Ý, mọi người đều nói nửa giang sơn Đại Chu này là của La gia.
Nhưng nửa giang sơn này, bảy năm sau lại rơi vào kết cục lụi tàn. Cô cô bị phế hậu vị, tự sát trong lãnh cung. Phụ thân bị biếm làm thứ dân, chết trên đường lưu đày vào Lĩnh Nam. Đại ca chết trận, thi cốt bị quân đội Bắc Yến đạp nát nhừ. Nhị ca vì cứu phụ thân mà liều chết xông vào cung cấm, muốn lấy công chuộc tội xuất chinh Bắc Yến, lại bị cung nhân đầu độc, chết trong quân trướng. Sau đó đế vương nổi giận lôi đình, con trai cô cô là đại hoàng tử Long Ngọc bị biếm vị thái tử, các hoàng tử cô cô sinh ra là tam hoàng tử Long Hành, lục hoàng tử Long Hạo sau khi chết không được phép chôn trong lăng mộ hoàng gia, La gia diệt vong.
“Ngươi phải bảo vệ hai cháu của ngươi!” Đây là lời trăn trối mà mẫu thân trước khi chết để lại cho y. La Duy không muốn rơi vào hồi ức, nhưng không hiểu sao lúc này ký ức lại giống như thủy triều mãnh liệt xô tới, khiến y vô lực ngăn trở. Đến tận một khắc cuối cùng, mẫu thân mới nói cho y, rằng y không phải con cháu La gia, mẫu thân y là tam tiểu thư La gia La Tri Cẩm, người đã mất năm mười sáu tuổi, là bởi khó sinh nên mới sớm qua đời. Không ai biết phụ thân y là ai, người trong La gia chỉ biết là tam tiểu thư năm mười lăm tuổi đã bị người nào đó bắt đi ba tháng, sau khi trở về không lâu liền phát hiện có bầu, đến chết nàng cũng không nói ra nam nhân kia là ai. Đến tận khi đó, La Duy mới biết được, y kỳ thật chỉ là một nghiệt chủng lai lịch không rõ ràng.
Khi đó tân thái tử Long Huyền ra tay cứu y, bởi vì lúc ấy tất cả mọi người đều biết La Duy yêu Long Huyền, La Duy chính là con chó của thái tử Long Huyền. Khi đó La Duy còn tưởng rằng mặc kệ như thế nào, Long Huyền vẫn sẽ đối xử với y có tình có nghĩa, không uổng công y vì hắn mà phản bội gia tộc, lại không ngờ Long Huyền cứu y, chỉ là vì muốn y phải sống, khiến y sống không bằng chết mà thôi.
Một năm sau, Hưng Võ đế chết bệnh, thái tử Long Huyền kế vị, hiệu là Bình Chương đế. Lúc này La Duy cùng hai đứa cháu chịu khổ một năm trong ngục cuối cùng cũng được nhìn thấy Long Huyền. Vốn mang đầy hy vọng, nhưng không ngờ Long Huyền sau khi nhìn thấy y, lại mắng y bối tổ vong tông, sai người liệt cho y đủ loại tội trạng. La Duy liền bị Long Huyền giam trong cung, trong suốt ba tháng, thị vệ trong cung ai cũng được cưỡi lên thân thể tiểu công tử La gia ngày trước. La Duy muốn chết, nhưng Long Huyền lấy tính mạng hai đứa cháu ra uy hiếp, La Duy đành nhẫn nhục sống tạm bợ. Ba tháng sau, khi đã thương tích đầy mình, hạ thân bị thương nặng tới nỗi không thể đi lại, La Duy bị Long Huyền đưa vào trong quân ngũ, thành một món đồ cho các binh sĩ phát tiết. Hai năm sau, Long Huyền thông báo La gia tạo phản, La Duy mang tội bối tổ vong tông bị lột trần như nhộng, cưỡi ngựa gỗ diễu khắp phố suốt ba ngày. Sau nữa, La Duy bị đưa vào xướng quán, sống không bằng chết tám năm, vốn tưởng rằng mình cam chịu khổ sở để đổi lấy tính mạng hai đứa cháu, không ngờ rằng cuối cùng nghe được tin hai đứa trẻ đã chết bốn năm trước, chết trong cơn hỏa hoạn nơi La phủ hoang phế. Thế mới biết hóa ra bản thân cả đời này chỉ là một trò cười, căn bản không có ý nghĩa gì. Bị xướng quán vứt trước miếu Thành Hoàng, chết trong gió tuyết, phơi thây bảy ngày, kết cục cuối cùng chính là như vậy
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook