Trên Núi Có Chuyện Gì? - Uông Nhạ Nhạ
-
Chương 33: Tào phớ
Hiện tại đã thay đổi tài khoản ACB, anh em vui lòng không ck vào tk cũ nữa để tránh mất tiền oan nha!!
Một trận mưa thu, một lần se lạnh.
Từ lúc trở về từ Hàng Châu đã hơn nửa tháng. Nếu nói khi đó không khí vẫn còn chút hơi nóng sót lại của mùa hè, thì sau vài trận mưa, ngọn núi đã thực sự bước vào mùa thu.
Sau khi chạy bộ buổi sáng, Uông Tễ chuẩn bị bữa sáng. Nguyên liệu đơn giản, chỉ có bí đỏ.
Nhà chú thím Uông năm nay bí đỏ được mùa lớn, suốt mấy tuần qua, bốn người lớn, thêm cả đàn gà, vịt, và chó trong hai nhà, ngày nào cũng ăn món liên quan đến bí đỏ.
Uông Tễ và Phù Tô quen ăn các món tinh bột, thỉnh thoảng đổi qua ăn thô một thời gian cũng không cảm thấy ngán, coi như đổi khẩu vị. Nhưng với thế hệ trước, những năm tháng thiếu thốn gạo trắng, bột mì, họ đã ăn ngán ngẩm các loại ngũ cốc thô. Hai ngày trước, chú Uông cuối cùng cũng không chịu nổi nữa, gọi một cuộc điện thoại bảo Uông Dịch Dương lái xe về nhà, chất đầy bí đỏ lên xe, mang tất cả đến quán rượu của cậu ta.
Bí đỏ ở quê là bí già, khi còn non thì bở, đến lúc già thì bùi.
Bí đỏ gọt vỏ, chia làm hai phần. Một nửa đem xay nhuyễn cùng gạo, đậu xanh, và bách hợp khô, tất cả cho vào máy xay sinh tố. Nửa còn lại để lên xửng hấp.
Bí hấp chín để nguội, dùng muỗng nghiền nát, trộn với bột nếp. Sau đó, Uông Tễ dùng tay nhào thành khối bột mịn, chia ra từng phần nhỏ. Anh làm rất tùy hứng, lấy muỗng xúc một viên, ép dẹp xuống rồi cho vào chảo chiên.
Lúc chiên bánh bí đỏ, Phù Tô vừa tắm xong bước ra. Buổi sáng trên núi trời lạnh, hai người chạy vài vòng quanh phía sau núi cũng chẳng đổ mồ hôi, nhưng hắn đã quen thói sáng tối đều tắm, vừa về là vào phòng tắm ngay.
Lúc này, hắn đi đến bếp, trước tiên mở cửa sổ bên tường.
Cửa sổ hướng về phía núi, cơn gió ùa vào mang theo chút mùi hương thoang thoảng của hoa quế, mát rượi và dễ chịu.
“Thơm ghê.” Uông Tễ nói.
Phù Tô nghe vậy, liền đưa tay kéo cổ áo lên ngửi thử: “Tôi đâu có xài sữa tắm nhiều đâu ta.”
“Không phải nói anh, tôi nói hương hoa quế ngoài cửa sổ kìa.”
Phù Tô thả tay ra, mỉm cười.
Những chiếc bánh nhỏ hai mặt đã vàng óng, Uông Tễ gật đầu ra hiệu, Phù Tô lấy một cái dĩa tròn trong tủ đưa qua.
Máy xay sinh tố bên cạnh cũng vừa xong việc, anh lấy hai cái tô, đến rót ra phần bột đã nhuyễn.
Thêm một dĩa rau trộn dầu ô liu, bữa sáng đã được bày ra bàn. Nhìn tô súp bí đỏ và bánh bí trước mặt, Phù Tô kéo nhẹ cổ áo mình xuống: “Nói thật, tôi thấy hình như dạo này tôi ăn tới mức người mình ngả màu vàng luôn rồi.”
Uông Tễ nhìn hắn hai lần, bật cười: “Thiệt á.”
Phù Tô có nước da trắng ngần, kiểu trắng không bắt nắng. Suốt cả mùa hè, tay chân Uông Tễ phơi nắng đến nỗi lộ rõ ranh giới, vậy mà da Phù Tô vẫn mịn như ngọc. Nhưng đúng là mấy hôm nay, nhìn kỹ có vẻ hơi ám chút sắc vàng bí đỏ.
Uông Tễ cúi đầu nhìn tay mình, ừm, cũng không khá hơn là bao.
Sau khi ăn sáng, anh phải ra vườn rau. Trước lúc ra ngoài, từ ban công tầng hai, Phù Tô thò đầu ra gọi: “Mền gối trong phòng cậu tôi gom giặt hết rồi, sấy khô luôn rồi nha!”
Uông Tễ đội nón lá, ngước lên trả lời: “Ừa.”
Sau nhà có một cây bã đậu cổ thụ. Từ khi căn nhà này còn là những bức tường gạch và mái ngói xám cũ kỹ, bên trong bên ngoài đã thay đổi đủ thứ, chỉ riêng cây này vẫn còn đó.
Lá bã đậu vàng úa cả cây, vươn cành che bóng lên phía sau lưng Phù Tô.
Uông Tễ quay người bước ra khỏi sân.
Từ hôm trở về từ Hàng Châu, anh đã tính chuyển về nhà ở. Khi nói ra, Phù Tô cũng không ngăn cản.
Đợi đến khi anh vào phòng thu dọn đồ đạc, Phù Tô khoanh tay dựa vào khung cửa, bất chợt thở dài, âm thanh nghe như tiếng than thở.
Uông Tễ đang gấp áo, nghe tiếng thì sững lại: “…Anh làm cái gì đó?”
“Thở dài chứ làm gì.” Phù Tô đáp.
Áo sơ mi gấp bị nhăn một nếp, Uông Tễ hỏi lại: “Tôi không nghe anh thở dài chắc? Tôi hỏi là anh thở dài làm cái gì?”
“Không biết,” giọng Phù Tô nhẹ như gió thoảng, “Chắc tại quen rồi, hai người ở chung mà.” Rồi hắn thêm một câu: “Tôi thì quen rồi đó.”
Nói xong, hắn quay người đi về phòng khách, bỏ lại Uông Tễ đứng ngây ra bên mép giường.
Ý gì đây chứ?
“Ê không,” anh nhấc chân đi theo, “Ý anh là gì vậy, nói rõ coi.”
“Còn ý gì nữa,” Phù Tô vừa nói vừa quay lưng bước lên ban công, “Cậu muốn về thì tôi đâu có cản.”
Cản cái gì chứ? Uông Tễ bất đắc dĩ: “Anh giữ người kiểu gì vậy đó hả?”
Phù Tô quay lại nhìn anh: “Nghe ra rồi ha?”
“Nghe cái gì chứ?”
“Giữ cậu ở lại.”
“Vậy thôi đó hả?” Uông Tễ không biết nên khóc hay cười.
“Quá kín đáo hả?” Phù Tô khẽ cười.
“Anh nghĩ sao?” Uông Tễ nhìn anh, hỏi lại.
“Vậy tôi đổi cách khác nha?” Phù Tô vừa nói vừa bước đến trước mặt Uông Tễ.
Hắn thoáng do dự, nhưng chỉ vài giây sau, hắn giơ cánh tay lên, khẽ vòng qua vai Uông Tễ.
Giọng hắn thấp nhẹ, như làn gió thoảng qua tai Uông Tễ: “Có chút không nỡ, đừng đi nha.”
Nghĩ lại khoảnh khắc đó, Uông Tễ đưa tay chạm vào tai mình. Ừm, may quá, bây giờ tai vẫn còn mát.
Thật ra, từ lúc về từ Hàng Châu đến nay, anh đã nhiều lần muốn hỏi. Nếu trước đây, anh không dám đối diện với chính mình, mơ hồ trước cảm xúc của bản thân, thì bây giờ, điều anh không dám đối diện là Phù Tô.
Anh đã từng muốn hỏi Phù Tô: Sao anh lại giữ tôi lại? Hay: Vì cái gì mà anh không nỡ tôi?
Nhưng mỗi lần đến lúc muốn nói, mấy chữ đơn giản nhẹ tênh lại nghẹn ở cuống họng, chẳng thể nào thốt ra. Dường như chỉ thiếu một chút dũng khí, vừa sợ không nhận được câu trả lời mình mong, vừa ngại ngùng.
Một vài điều, không nói ra thì vẫn còn đường lùi. Nói ra rồi, tiến không xong, lùi cũng chẳng được.
Đợi thêm chút nữa vậy. Anh tự nhủ với lòng mình hết lần này đến lần khác. Anh đã quen nhẫn nhịn, cũng quen chờ đợi.
Xuân qua, hè tới, giờ là mùa thu hoạch trên đồng.
Mấy cây ớt được nhổ từ vụ gieo trồng đầu thu, giàn mướp vẫn còn vài quả già. Ở quê thường vậy, người ta giữ lại vài trái mướp già để làm miếng rửa nồi rửa chén. Hạt giống rau gieo sau Quốc Khánh giờ cũng đã nảy mầm, đến đông thì khỏi lo thiếu rau xanh.
Xới đất, trồng lại cây… Thật ra, Uông Tễ không giỏi làm vườn. Mùa nào trồng cây gì, cách gieo hạt, bón phân, làm sao diệt sâu, tưới nước, ban đầu đều phải xem từ mấy kênh nông nghiệp trên mạng hoặc học lỏm từ thím Uông. Nhưng giờ đây, anh cũng dần nắm được chút kinh nghiệm, cảm nhận được niềm vui trong đó.
Anh chưa bao giờ thấy mình đang phí hoài cuộc đời trong đất cát. Làm nông cũng là một môn học, đủ để người ta dành cả đời mà nghiên cứu. Tiếp xúc với đất, với cây, tận mắt thấy hạt giống mình gieo mọc lên mầm nhỏ, nở hoa đầu mùa, kết trái lứa đầu, cảm giác ấy thật kỳ diệu.
Uông Tễ đưa tay hái một nhánh đọt đậu non mơn mởn, trong lòng chợt nghĩ: Thơ của Đào Uyên Minh nói quả thật không sao.
Buổi trưa, ăn cơm ở nhà thím Uông. Nếu so với bốn thửa đất nhỏ của Uông Tễ, thì mảnh vườn của chú thím Uông mới đúng là một vườn rau chính hiệu, quanh năm rau trái ăn không xuể.
Bữa trưa hôm nay có cơm nấu thập cẩm. Gà cắt hạt lựu, lạp xưởng thái nhỏ và đậu nành tươi cùng nấu, dậy mùi thơm lừng, béo ngậy.
Thím Uông còn làm thêm một đĩa gỏi nấm. Các loại nấm rừng luộc chín, xé sợi. Măng núi mùa xuân còn dư, phơi khô cất tủ, nay mang ra luộc chung với nấm, để ráo nước rồi trộn cùng dầu mè, muối, giấm lâu năm và chút xì dầu.
Nấm rừng tươi cắn vào ngọt nước, thơm lừng. Bốn người ngồi ăn cơm, ba người cúi đầu cắm cúi xúc cơm, chỉ có thím Uông là ăn uống từ tốn.
Trên bàn còn có một chén nhỏ đựng ớt sa tế, do chú thím tự làm. Ớt xanh đỏ ngoài vườn trộn chung với tỏi, cho vào máy xay nhuyễn. Cố tình chọn loại máy xay bằng tay, xay ra không quá mịn, vẫn giữ lại chút hạt ớt lốm đốm, nhìn thôi đã thấy thèm.
Nấu ăn bằng bếp củi thì luôn có lớp cơm cháy dưới đáy nồi, thành một miếng tròn đều. Nửa miếng để lại nấu thành canh cơm cháy, nửa còn lại lấy ra ăn không.
Uông Tễ bẻ một miếng, dùng muỗng múc chút tương ớt rồi phết lên. Vừa mới cắn một miếng, anh đã bị cay đến mức phải quay đầu hắt xì một cái:
“Chờn ơi, cay dữ vậy!”
“Ấy,” thím Uông nói, “thím quên dặn, năm nay làm tương ớt trễ, ớt ngoài đồng già hết rồi, nên cay hơn bình thường.”
Uông Tễ ở Thượng Hải lâu, khả năng ăn cay giảm sút rõ rệt. Lúc này, anh quay lưng lại hắt xì không ngừng. Phù Tô đặt đũa xuống, vỗ nhẹ lưng anh. Nhìn thấy bát canh trước mặt Uông Tễ đã trống không, hắn liền đẩy chén của mình qua:
“Cậu uống tạm đi.”
Cay đến mức đầu óc mơ màng, Uông Tễ mượn tay Phù Tô để uống hai ngụm canh.
Đợi đến khi bình tĩnh lại, anh mới phát hiện chú Uông và thím Uông đều đã dừng đũa, nhìn chằm chằm về phía mình. Uông Tễ thấy hơi ngại, ngập ngừng hai giây rồi nói với Phù Tô: “Cảm ơn nha. Để tôi đi múc lại cho anh một chén khác.”
Thái độ lúng túng, nghiêm túc đến mức có chút thừa thãi. Phù Tô thấy buồn cười trong lòng nhưng mặt vẫn giữ vẻ đứng đắn: “Không sao đâu, tôi không có khó tính gì.”
Chú Uông khá vô tư, cười ha hả: “Có gì đâu, uống chút canh thôi mà. Hồi nhỏ, bây với Uông Dịch Dương còn ăn chung một bát mì, cắn chung một viên kẹo nữa kìa.”
Thím Uông cũng không nhạy cảm mấy chuyện này, cười tiếp lời: “Con gái thì phải chú ý, chứ hai thằng con trai thì không sao đâu.”
“Dạ đúng.” Uông Tễ gật đầu, cười khô khốc.
Sau bữa cơm, chú Uông đi rửa bát, Phù Tô giúp dọn dẹp bàn ăn, còn thím Uông dẫn Uông Tễ ra chuồng gà, chuồng vịt, dạy anh cách trộn thức ăn, cho chúng ăn.
Mùa thu trời mát mẻ, là thời gian thoải mái nhất trong năm. Hai hôm trước, Uông Dịch Dương về đây khiêng bí đỏ, tiện thể nói rằng muốn tranh thủ mấy ngày này đưa chú Uông và thím Uông lên Bắc Kinh chơi.
Nói đi chỗ khác thì hai người chắc chắn không chịu, vì sợ tốn tiền và làm lỡ thời gian của cậu ta. Nhưng nhắc đến Bắc Kinh, họ suy nghĩ cả một buổi tối, sáng hôm sau gọi điện cho Uông Dịch Dương, cuối cùng cũng đồng ý. Người lớn hai thế hệ trước lúc nào cũng có cảm xúc đặc biệt khi nhắc đến Bắc Kinh và những vĩ nhân.
Bí đỏ được cắt thành miếng, rau xanh băm nhỏ. Thím Uông nói: “Cho ít bí đỏ với rau là được, nếu có cơm thừa thì trộn thêm chút nước vô, không thì mặn quá.”
“Dạ.” Uông Tễ gật đầu nhận hết.
Khi anh và Phù Tô chuẩn bị rời đi, thím Uông đứng trong sân dặn với theo: “Rau ngoài vườn nhiều lắm, ngọn cải, măng tây, củ cải nhỏ, đậu nành non đều ăn được hết. Lúc nào nấu ăn thì ra vườn nhổ. Rau nhà mình, nhổ nhiều chút không sao.”Vài ngày sau.
Trời vào thu, núi rừng bắt đầu vắng vẻ. Chú Uông và thím Uông đã lên Bắc Kinh, vắng đi những cuộc trò chuyện thường ngày, không gian càng thêm yên ắng, cứ như đang lánh đời.
Tiết trời se lạnh, sáng sớm đi xe đạp ra chợ quê mua đồ, gió núi thổi khiến cả người lẫn quần áo run bần bật.
Phù Tô ngồi ghế sau, đưa tay che một nửa khuôn mặt dưới mắt Uông Tễ. Vừa há miệng, gió lập tức tràn vào như muốn giành quyền làm chủ.
“Hầy,” hắn thở dài sau vài lần thử, “Lần sau chạy xe hơi đi, cái gió này… ừm…”
Vừa nói, hắn vừa nuốt thêm một ngụm khí lạnh. Uông Tễ nghe vậy thấy buồn cười, khóe môi không nhịn được cong lên. Hơi thở rung động phả nhẹ vào lòng bàn tay Phù Tô, đầu mũi còn khẽ lướt qua da hắn.
Ngón tay Phù Tô khựng lại, giây sau Uông Tễ ngẩng cằm lên, đẩy tay hắn ra.
Phía trước, một con ngỗng to béo vừa vượt ngục từ đâu chạy ra, “bụp” một cái đậu chình ình giữa đường.
Uông Tễ xoay tay lái, né sang một bên tránh con ngỗng, rồi hướng về phía sân nhà bên cạnh lớn giọng: “Ngỗng chạy ra ngoài rồi ——”
Trong sân lập tức vang lên tiếng người vội vàng chạy ra bắt ngỗng.
Buổi sáng sớm có sương mù, hơi nước bao phủ khắp nơi, cỏ cây ven đường và hoa quế tỏa ra mùi thơm thoang thoảng. Giọng nói của Uông Tễ như còn văng vẳng trong không gian núi rừng rộng lớn. Phù Tô cúi người, áp trán lên tấm lưng gầy của anh.
“Lạnh hả?” Uông Tễ hỏi.
Phù Tô vòng tay qua, nhẹ nhàng ôm lấy anh qua lớp áo khoác, còn tiện tay kéo cao cổ áo của anh để chắn gió. Giọng nói thoáng chút vui vẻ: “Ừ, lạnh.”
Lần này xuống chợ quê là để mua thịt. Dừng lại trước quầy bán thịt, Uông Tễ chọn vài ký sườn và mỡ lợn.
Sườn để trưa nay kho tàu, còn mỡ lợn thì đem về thắng lấy mỡ nước.
Mới đầu, Uông Tễ ăn dầu ăn mua từ siêu thị, nhưng ở quê lâu ngày, bị chú Uông và thím Uông ảnh hưởng, thói quen ăn uống của anh cũng thay đổi.
Ngày thường nấu ăn dùng dầu trà. Dầu trà giá đắt, nhưng ở vùng núi Vân Lĩnh có rất nhiều cây trà. Tới tháng Mười, người ta leo núi hái hạt trà, phơi vài ngày rồi mang đến xưởng ép dầu. Anh và Phù Tô ăn không nhiều, một hũ dầu trà có thể dùng rất lâu.
Đôi khi xào rau đơn giản, họ dùng mỡ lợn. Nhất là vào mùa đông, khi ruộng đầy cải thảo, chỉ cần rửa sạch, thái miếng, bỏ vào chảo với chút mỡ lợn và muối. Không cần thêm gì khác mà món cải xào đã ngọt thanh tự nhiên.
Còn nấu mì hay trộn mì thì cho chút dầu mè. Dầu mè cũng được ép tại xưởng dầu trong làng. Tuy là một xưởng nhỏ, điều kiện bảo quản không thể quá tốt, nhưng chỗ này mở lâu năm, con gái của ông bà chủ sau khi tốt nghiệp đã trở về nâng cấp thiết bị. Uông Tễ thấy xưởng vận hành khá bài bản, sạch sẽ, nên rất yên tâm.
Loại dầu duy nhất họ mua từ ngoài vào là dầu oliu và dầu óc chó, vì Phù Tô khăng khăng rằng trộn salad chỉ có hai loại dầu này mới đúng vị. Đây chính là “linh hồn” giúp hắn ăn hết cả một tô đầy rau xanh.
Mua xong thịt, lúc này người trên chợ đã đông. Người bán, kẻ mua tấp nập vì ở quê ai cũng tranh thủ sớm sủa để còn làm việc nhà.
Hai hàng nhà ven đường, phía sau là núi và ruộng vườn. Không khí mờ sương nhẹ, hai người chưa vội về ngay. Treo túi thịt lên móc trước xe đạp, họ rảo bộ dọc theo con phố, vừa đi vừa ngắm nghía.
Đi được một đoạn, họ gặp một cô bán đậu hũ. Phía sau là xưởng làm đậu nhỏ của gia đình cô. Vì không gian hẹp, cha mẹ chồng và chồng cô làm trong nhà, còn cô bày hàng ra ngoài bán.
Trên sạp là một mẻ đậu hũ mới bưng ra, còn bốc hơi nghi ngút. Từng miếng đậu dày dặn, mịn màng trông cực kỳ bắt mắt.
Ngửi thấy mùi đặc trưng của đậu nành, Uông Tễ thấy thèm. Hồi nhỏ đồ ăn không nhiều, đậu hũ nóng hổi mới ra lò vừa ăn vừa thổi là món “quà vặt” yêu thích của anh.
Thấy họ dừng lại, cô bán hàng niềm nở chào mời: “Mua miếng đậu hũ ăn thử không mấy chú? Chị chỉ làm bốn khuôn, đây là khuôn cuối rồi đó.”
Người trong làng không đông, thêm vào đó bếp ăn của xã đặt hàng hai khuôn mỗi ngày, nên gia đình cô chỉ làm bốn khuôn đậu hũ và hai khuôn đậu khô. Bán hết thì dọn hàng.
Uông Tễ quay sang hỏi Phù Tô: “Có mua không?”
Phù Tô nhìn anh, rồi hỏi: “Một miếng này bao nhiêu vậy nhỉ?”
“Không biết nữa,” Uông Tễ trả lời, “chắc ba, bốn tệ gì đó.”
“Gì cơ,” Phù Tô không nhịn được bật cười, “tưởng cậu sắp thêm mấy con số không phía sau rồi chứ.”
Lúc này Uông Tễ mới hiểu ra, cũng bật cười theo: “Ờ ha, hỏi theo thói quen mà.”
Anh bước tới, cô bán hàng mở tấm vải che đậu hũ ra, rồi hỏi: “Nhà mấy người ăn?”
“Hai người.”
“Là hai người các chú hả?” cô hỏi thêm.
Uông Tễ gật đầu: “Dạ, hai đứa tụi em.”
Cô bán hàng nói: “Vậy mua một miếng là được rồi. Đậu nhà chị làm to lắm, một miếng ăn cũng đủ hai bữa. Mà đậu hũ để lâu không tốt đâu.”
Uông Tễ đáp: “Vậy lấy một miếng đi. Thèm ăn thì tụi em quay lại mua thêm.”
Cô bán hàng nghe vậy thì vui ra mặt, cười bảo: “Được đó! Nhà chị chỉ nghỉ mấy ngày lẻ sáu mỗi tháng, còn lại ngày nào cũng bán. Đừng có tới lỡ lại hụt nha.” Rồi hỏi tiếp, “Muốn miếng giữa hay miếng rìa?”
Uông Tễ không hiểu rõ sự khác biệt, cô giải thích: “Miếng giữa thì mềm hơn, còn miếng rìa thì chắc hơn. Nếu mua về trộn ăn hoặc hầm thì lấy miếng giữa, còn chiên xào thì miếng rìa là ngon nhất.”
Uông Tễ chọn một miếng giữa.
Đậu hũ ở đây bán theo miếng, mỗi miếng ba tệ. Cô gói xong thì có người khác bưng chậu tới mua tào phớ.
Cô bán hàng trao đậu cho Uông Tễ, rồi mở nắp thùng giữ nhiệt kế bên. Trong đó có hai ngăn, một để tào phớ, một để sữa đậu nành nóng.
Kế bên còn đặt sẵn cái vá inox lớn. Cô múc ba vá tào phớ, bảo người kia: “Đường ở đây nè, tự thêm nha.”
“Tào phớ”, lần đầu tiên Phù Tô nghe người ta gọi như vậy, thấy có chút ngồ ngộ. Hắn tò mò nhìn qua, vừa hay cô bán hàng đang múc thêm nên nhìn kỹ được một chút.
Khác với đậu hũ nước thường thấy, tào phớ của cô có màu xám nhạt, hơi vỡ và không được mịn lắm, trông thô hơn.
Uông Tễ thấy ánh mắt của Phù Tô thì mỉm cười, gọi cô bán hàng: “Cho em hai phần nhỏ.” Sau đó quay sang hắn, giải thích: “Đây là tào phớ làm bằng nước đậu ép, ngon lắm. Lúc nhỏ ngày nào tôi cũng ăn.”
Hồi đó, anh còn bé, mỗi sáng ông nội chở anh đi học mẫu giáo trên thị trấn. Người dân ở đây thường ăn sáng tại nhà, chỉ có cháo, mì hoặc bánh chiên đơn giản. Vì vậy, trên chợ gần như không ai bán đồ ăn sáng, chỉ có mỗi tào phớ và sữa đậu nành. Một bát tào phớ lớn là đủ no căng bụng, trong khi bọn trẻ khác lớn lên với mùi sữa, anh thì lớn lên cùng mùi đậu.
Phù Tô tưởng tượng cảnh đó, cảm thấy vô cùng thú vị. Hắn hình dung Uông Tễ lúc nhỏ chắc trông như một miếng đậu hũ.
Trắng trẻo, mềm mại, lại mịn màng.
Mà chắc chạy nhảy cũng “nảy tưng tưng” như đậu nữa.
Hắn liếc qua nhìn người bên cạnh mình.
Ừm, bây giờ cũng vẫn còn giống.
Từ lúc trở về từ Hàng Châu đã hơn nửa tháng. Nếu nói khi đó không khí vẫn còn chút hơi nóng sót lại của mùa hè, thì sau vài trận mưa, ngọn núi đã thực sự bước vào mùa thu.
Sau khi chạy bộ buổi sáng, Uông Tễ chuẩn bị bữa sáng. Nguyên liệu đơn giản, chỉ có bí đỏ.
Nhà chú thím Uông năm nay bí đỏ được mùa lớn, suốt mấy tuần qua, bốn người lớn, thêm cả đàn gà, vịt, và chó trong hai nhà, ngày nào cũng ăn món liên quan đến bí đỏ.
Uông Tễ và Phù Tô quen ăn các món tinh bột, thỉnh thoảng đổi qua ăn thô một thời gian cũng không cảm thấy ngán, coi như đổi khẩu vị. Nhưng với thế hệ trước, những năm tháng thiếu thốn gạo trắng, bột mì, họ đã ăn ngán ngẩm các loại ngũ cốc thô. Hai ngày trước, chú Uông cuối cùng cũng không chịu nổi nữa, gọi một cuộc điện thoại bảo Uông Dịch Dương lái xe về nhà, chất đầy bí đỏ lên xe, mang tất cả đến quán rượu của cậu ta.
Bí đỏ ở quê là bí già, khi còn non thì bở, đến lúc già thì bùi.
Bí đỏ gọt vỏ, chia làm hai phần. Một nửa đem xay nhuyễn cùng gạo, đậu xanh, và bách hợp khô, tất cả cho vào máy xay sinh tố. Nửa còn lại để lên xửng hấp.
Bí hấp chín để nguội, dùng muỗng nghiền nát, trộn với bột nếp. Sau đó, Uông Tễ dùng tay nhào thành khối bột mịn, chia ra từng phần nhỏ. Anh làm rất tùy hứng, lấy muỗng xúc một viên, ép dẹp xuống rồi cho vào chảo chiên.
Lúc chiên bánh bí đỏ, Phù Tô vừa tắm xong bước ra. Buổi sáng trên núi trời lạnh, hai người chạy vài vòng quanh phía sau núi cũng chẳng đổ mồ hôi, nhưng hắn đã quen thói sáng tối đều tắm, vừa về là vào phòng tắm ngay.
Lúc này, hắn đi đến bếp, trước tiên mở cửa sổ bên tường.
Cửa sổ hướng về phía núi, cơn gió ùa vào mang theo chút mùi hương thoang thoảng của hoa quế, mát rượi và dễ chịu.
“Thơm ghê.” Uông Tễ nói.
Phù Tô nghe vậy, liền đưa tay kéo cổ áo lên ngửi thử: “Tôi đâu có xài sữa tắm nhiều đâu ta.”
“Không phải nói anh, tôi nói hương hoa quế ngoài cửa sổ kìa.”
Phù Tô thả tay ra, mỉm cười.
Những chiếc bánh nhỏ hai mặt đã vàng óng, Uông Tễ gật đầu ra hiệu, Phù Tô lấy một cái dĩa tròn trong tủ đưa qua.
Máy xay sinh tố bên cạnh cũng vừa xong việc, anh lấy hai cái tô, đến rót ra phần bột đã nhuyễn.
Thêm một dĩa rau trộn dầu ô liu, bữa sáng đã được bày ra bàn. Nhìn tô súp bí đỏ và bánh bí trước mặt, Phù Tô kéo nhẹ cổ áo mình xuống: “Nói thật, tôi thấy hình như dạo này tôi ăn tới mức người mình ngả màu vàng luôn rồi.”
Uông Tễ nhìn hắn hai lần, bật cười: “Thiệt á.”
Phù Tô có nước da trắng ngần, kiểu trắng không bắt nắng. Suốt cả mùa hè, tay chân Uông Tễ phơi nắng đến nỗi lộ rõ ranh giới, vậy mà da Phù Tô vẫn mịn như ngọc. Nhưng đúng là mấy hôm nay, nhìn kỹ có vẻ hơi ám chút sắc vàng bí đỏ.
Uông Tễ cúi đầu nhìn tay mình, ừm, cũng không khá hơn là bao.
Sau khi ăn sáng, anh phải ra vườn rau. Trước lúc ra ngoài, từ ban công tầng hai, Phù Tô thò đầu ra gọi: “Mền gối trong phòng cậu tôi gom giặt hết rồi, sấy khô luôn rồi nha!”
Uông Tễ đội nón lá, ngước lên trả lời: “Ừa.”
Sau nhà có một cây bã đậu cổ thụ. Từ khi căn nhà này còn là những bức tường gạch và mái ngói xám cũ kỹ, bên trong bên ngoài đã thay đổi đủ thứ, chỉ riêng cây này vẫn còn đó.
Lá bã đậu vàng úa cả cây, vươn cành che bóng lên phía sau lưng Phù Tô.
Uông Tễ quay người bước ra khỏi sân.
Từ hôm trở về từ Hàng Châu, anh đã tính chuyển về nhà ở. Khi nói ra, Phù Tô cũng không ngăn cản.
Đợi đến khi anh vào phòng thu dọn đồ đạc, Phù Tô khoanh tay dựa vào khung cửa, bất chợt thở dài, âm thanh nghe như tiếng than thở.
Uông Tễ đang gấp áo, nghe tiếng thì sững lại: “…Anh làm cái gì đó?”
“Thở dài chứ làm gì.” Phù Tô đáp.
Áo sơ mi gấp bị nhăn một nếp, Uông Tễ hỏi lại: “Tôi không nghe anh thở dài chắc? Tôi hỏi là anh thở dài làm cái gì?”
“Không biết,” giọng Phù Tô nhẹ như gió thoảng, “Chắc tại quen rồi, hai người ở chung mà.” Rồi hắn thêm một câu: “Tôi thì quen rồi đó.”
Nói xong, hắn quay người đi về phòng khách, bỏ lại Uông Tễ đứng ngây ra bên mép giường.
Ý gì đây chứ?
“Ê không,” anh nhấc chân đi theo, “Ý anh là gì vậy, nói rõ coi.”
“Còn ý gì nữa,” Phù Tô vừa nói vừa quay lưng bước lên ban công, “Cậu muốn về thì tôi đâu có cản.”
Cản cái gì chứ? Uông Tễ bất đắc dĩ: “Anh giữ người kiểu gì vậy đó hả?”
Phù Tô quay lại nhìn anh: “Nghe ra rồi ha?”
“Nghe cái gì chứ?”
“Giữ cậu ở lại.”
“Vậy thôi đó hả?” Uông Tễ không biết nên khóc hay cười.
“Quá kín đáo hả?” Phù Tô khẽ cười.
“Anh nghĩ sao?” Uông Tễ nhìn anh, hỏi lại.
“Vậy tôi đổi cách khác nha?” Phù Tô vừa nói vừa bước đến trước mặt Uông Tễ.
Hắn thoáng do dự, nhưng chỉ vài giây sau, hắn giơ cánh tay lên, khẽ vòng qua vai Uông Tễ.
Giọng hắn thấp nhẹ, như làn gió thoảng qua tai Uông Tễ: “Có chút không nỡ, đừng đi nha.”
Nghĩ lại khoảnh khắc đó, Uông Tễ đưa tay chạm vào tai mình. Ừm, may quá, bây giờ tai vẫn còn mát.
Thật ra, từ lúc về từ Hàng Châu đến nay, anh đã nhiều lần muốn hỏi. Nếu trước đây, anh không dám đối diện với chính mình, mơ hồ trước cảm xúc của bản thân, thì bây giờ, điều anh không dám đối diện là Phù Tô.
Anh đã từng muốn hỏi Phù Tô: Sao anh lại giữ tôi lại? Hay: Vì cái gì mà anh không nỡ tôi?
Nhưng mỗi lần đến lúc muốn nói, mấy chữ đơn giản nhẹ tênh lại nghẹn ở cuống họng, chẳng thể nào thốt ra. Dường như chỉ thiếu một chút dũng khí, vừa sợ không nhận được câu trả lời mình mong, vừa ngại ngùng.
Một vài điều, không nói ra thì vẫn còn đường lùi. Nói ra rồi, tiến không xong, lùi cũng chẳng được.
Đợi thêm chút nữa vậy. Anh tự nhủ với lòng mình hết lần này đến lần khác. Anh đã quen nhẫn nhịn, cũng quen chờ đợi.
Xuân qua, hè tới, giờ là mùa thu hoạch trên đồng.
Mấy cây ớt được nhổ từ vụ gieo trồng đầu thu, giàn mướp vẫn còn vài quả già. Ở quê thường vậy, người ta giữ lại vài trái mướp già để làm miếng rửa nồi rửa chén. Hạt giống rau gieo sau Quốc Khánh giờ cũng đã nảy mầm, đến đông thì khỏi lo thiếu rau xanh.
Xới đất, trồng lại cây… Thật ra, Uông Tễ không giỏi làm vườn. Mùa nào trồng cây gì, cách gieo hạt, bón phân, làm sao diệt sâu, tưới nước, ban đầu đều phải xem từ mấy kênh nông nghiệp trên mạng hoặc học lỏm từ thím Uông. Nhưng giờ đây, anh cũng dần nắm được chút kinh nghiệm, cảm nhận được niềm vui trong đó.
Anh chưa bao giờ thấy mình đang phí hoài cuộc đời trong đất cát. Làm nông cũng là một môn học, đủ để người ta dành cả đời mà nghiên cứu. Tiếp xúc với đất, với cây, tận mắt thấy hạt giống mình gieo mọc lên mầm nhỏ, nở hoa đầu mùa, kết trái lứa đầu, cảm giác ấy thật kỳ diệu.
Uông Tễ đưa tay hái một nhánh đọt đậu non mơn mởn, trong lòng chợt nghĩ: Thơ của Đào Uyên Minh nói quả thật không sao.
Buổi trưa, ăn cơm ở nhà thím Uông. Nếu so với bốn thửa đất nhỏ của Uông Tễ, thì mảnh vườn của chú thím Uông mới đúng là một vườn rau chính hiệu, quanh năm rau trái ăn không xuể.
Bữa trưa hôm nay có cơm nấu thập cẩm. Gà cắt hạt lựu, lạp xưởng thái nhỏ và đậu nành tươi cùng nấu, dậy mùi thơm lừng, béo ngậy.
Thím Uông còn làm thêm một đĩa gỏi nấm. Các loại nấm rừng luộc chín, xé sợi. Măng núi mùa xuân còn dư, phơi khô cất tủ, nay mang ra luộc chung với nấm, để ráo nước rồi trộn cùng dầu mè, muối, giấm lâu năm và chút xì dầu.
Nấm rừng tươi cắn vào ngọt nước, thơm lừng. Bốn người ngồi ăn cơm, ba người cúi đầu cắm cúi xúc cơm, chỉ có thím Uông là ăn uống từ tốn.
Trên bàn còn có một chén nhỏ đựng ớt sa tế, do chú thím tự làm. Ớt xanh đỏ ngoài vườn trộn chung với tỏi, cho vào máy xay nhuyễn. Cố tình chọn loại máy xay bằng tay, xay ra không quá mịn, vẫn giữ lại chút hạt ớt lốm đốm, nhìn thôi đã thấy thèm.
Nấu ăn bằng bếp củi thì luôn có lớp cơm cháy dưới đáy nồi, thành một miếng tròn đều. Nửa miếng để lại nấu thành canh cơm cháy, nửa còn lại lấy ra ăn không.
Uông Tễ bẻ một miếng, dùng muỗng múc chút tương ớt rồi phết lên. Vừa mới cắn một miếng, anh đã bị cay đến mức phải quay đầu hắt xì một cái:
“Chờn ơi, cay dữ vậy!”
“Ấy,” thím Uông nói, “thím quên dặn, năm nay làm tương ớt trễ, ớt ngoài đồng già hết rồi, nên cay hơn bình thường.”
Uông Tễ ở Thượng Hải lâu, khả năng ăn cay giảm sút rõ rệt. Lúc này, anh quay lưng lại hắt xì không ngừng. Phù Tô đặt đũa xuống, vỗ nhẹ lưng anh. Nhìn thấy bát canh trước mặt Uông Tễ đã trống không, hắn liền đẩy chén của mình qua:
“Cậu uống tạm đi.”
Cay đến mức đầu óc mơ màng, Uông Tễ mượn tay Phù Tô để uống hai ngụm canh.
Đợi đến khi bình tĩnh lại, anh mới phát hiện chú Uông và thím Uông đều đã dừng đũa, nhìn chằm chằm về phía mình. Uông Tễ thấy hơi ngại, ngập ngừng hai giây rồi nói với Phù Tô: “Cảm ơn nha. Để tôi đi múc lại cho anh một chén khác.”
Thái độ lúng túng, nghiêm túc đến mức có chút thừa thãi. Phù Tô thấy buồn cười trong lòng nhưng mặt vẫn giữ vẻ đứng đắn: “Không sao đâu, tôi không có khó tính gì.”
Chú Uông khá vô tư, cười ha hả: “Có gì đâu, uống chút canh thôi mà. Hồi nhỏ, bây với Uông Dịch Dương còn ăn chung một bát mì, cắn chung một viên kẹo nữa kìa.”
Thím Uông cũng không nhạy cảm mấy chuyện này, cười tiếp lời: “Con gái thì phải chú ý, chứ hai thằng con trai thì không sao đâu.”
“Dạ đúng.” Uông Tễ gật đầu, cười khô khốc.
Sau bữa cơm, chú Uông đi rửa bát, Phù Tô giúp dọn dẹp bàn ăn, còn thím Uông dẫn Uông Tễ ra chuồng gà, chuồng vịt, dạy anh cách trộn thức ăn, cho chúng ăn.
Mùa thu trời mát mẻ, là thời gian thoải mái nhất trong năm. Hai hôm trước, Uông Dịch Dương về đây khiêng bí đỏ, tiện thể nói rằng muốn tranh thủ mấy ngày này đưa chú Uông và thím Uông lên Bắc Kinh chơi.
Nói đi chỗ khác thì hai người chắc chắn không chịu, vì sợ tốn tiền và làm lỡ thời gian của cậu ta. Nhưng nhắc đến Bắc Kinh, họ suy nghĩ cả một buổi tối, sáng hôm sau gọi điện cho Uông Dịch Dương, cuối cùng cũng đồng ý. Người lớn hai thế hệ trước lúc nào cũng có cảm xúc đặc biệt khi nhắc đến Bắc Kinh và những vĩ nhân.
Bí đỏ được cắt thành miếng, rau xanh băm nhỏ. Thím Uông nói: “Cho ít bí đỏ với rau là được, nếu có cơm thừa thì trộn thêm chút nước vô, không thì mặn quá.”
“Dạ.” Uông Tễ gật đầu nhận hết.
Khi anh và Phù Tô chuẩn bị rời đi, thím Uông đứng trong sân dặn với theo: “Rau ngoài vườn nhiều lắm, ngọn cải, măng tây, củ cải nhỏ, đậu nành non đều ăn được hết. Lúc nào nấu ăn thì ra vườn nhổ. Rau nhà mình, nhổ nhiều chút không sao.”Vài ngày sau.
Trời vào thu, núi rừng bắt đầu vắng vẻ. Chú Uông và thím Uông đã lên Bắc Kinh, vắng đi những cuộc trò chuyện thường ngày, không gian càng thêm yên ắng, cứ như đang lánh đời.
Tiết trời se lạnh, sáng sớm đi xe đạp ra chợ quê mua đồ, gió núi thổi khiến cả người lẫn quần áo run bần bật.
Phù Tô ngồi ghế sau, đưa tay che một nửa khuôn mặt dưới mắt Uông Tễ. Vừa há miệng, gió lập tức tràn vào như muốn giành quyền làm chủ.
“Hầy,” hắn thở dài sau vài lần thử, “Lần sau chạy xe hơi đi, cái gió này… ừm…”
Vừa nói, hắn vừa nuốt thêm một ngụm khí lạnh. Uông Tễ nghe vậy thấy buồn cười, khóe môi không nhịn được cong lên. Hơi thở rung động phả nhẹ vào lòng bàn tay Phù Tô, đầu mũi còn khẽ lướt qua da hắn.
Ngón tay Phù Tô khựng lại, giây sau Uông Tễ ngẩng cằm lên, đẩy tay hắn ra.
Phía trước, một con ngỗng to béo vừa vượt ngục từ đâu chạy ra, “bụp” một cái đậu chình ình giữa đường.
Uông Tễ xoay tay lái, né sang một bên tránh con ngỗng, rồi hướng về phía sân nhà bên cạnh lớn giọng: “Ngỗng chạy ra ngoài rồi ——”
Trong sân lập tức vang lên tiếng người vội vàng chạy ra bắt ngỗng.
Buổi sáng sớm có sương mù, hơi nước bao phủ khắp nơi, cỏ cây ven đường và hoa quế tỏa ra mùi thơm thoang thoảng. Giọng nói của Uông Tễ như còn văng vẳng trong không gian núi rừng rộng lớn. Phù Tô cúi người, áp trán lên tấm lưng gầy của anh.
“Lạnh hả?” Uông Tễ hỏi.
Phù Tô vòng tay qua, nhẹ nhàng ôm lấy anh qua lớp áo khoác, còn tiện tay kéo cao cổ áo của anh để chắn gió. Giọng nói thoáng chút vui vẻ: “Ừ, lạnh.”
Lần này xuống chợ quê là để mua thịt. Dừng lại trước quầy bán thịt, Uông Tễ chọn vài ký sườn và mỡ lợn.
Sườn để trưa nay kho tàu, còn mỡ lợn thì đem về thắng lấy mỡ nước.
Mới đầu, Uông Tễ ăn dầu ăn mua từ siêu thị, nhưng ở quê lâu ngày, bị chú Uông và thím Uông ảnh hưởng, thói quen ăn uống của anh cũng thay đổi.
Ngày thường nấu ăn dùng dầu trà. Dầu trà giá đắt, nhưng ở vùng núi Vân Lĩnh có rất nhiều cây trà. Tới tháng Mười, người ta leo núi hái hạt trà, phơi vài ngày rồi mang đến xưởng ép dầu. Anh và Phù Tô ăn không nhiều, một hũ dầu trà có thể dùng rất lâu.
Đôi khi xào rau đơn giản, họ dùng mỡ lợn. Nhất là vào mùa đông, khi ruộng đầy cải thảo, chỉ cần rửa sạch, thái miếng, bỏ vào chảo với chút mỡ lợn và muối. Không cần thêm gì khác mà món cải xào đã ngọt thanh tự nhiên.
Còn nấu mì hay trộn mì thì cho chút dầu mè. Dầu mè cũng được ép tại xưởng dầu trong làng. Tuy là một xưởng nhỏ, điều kiện bảo quản không thể quá tốt, nhưng chỗ này mở lâu năm, con gái của ông bà chủ sau khi tốt nghiệp đã trở về nâng cấp thiết bị. Uông Tễ thấy xưởng vận hành khá bài bản, sạch sẽ, nên rất yên tâm.
Loại dầu duy nhất họ mua từ ngoài vào là dầu oliu và dầu óc chó, vì Phù Tô khăng khăng rằng trộn salad chỉ có hai loại dầu này mới đúng vị. Đây chính là “linh hồn” giúp hắn ăn hết cả một tô đầy rau xanh.
Mua xong thịt, lúc này người trên chợ đã đông. Người bán, kẻ mua tấp nập vì ở quê ai cũng tranh thủ sớm sủa để còn làm việc nhà.
Hai hàng nhà ven đường, phía sau là núi và ruộng vườn. Không khí mờ sương nhẹ, hai người chưa vội về ngay. Treo túi thịt lên móc trước xe đạp, họ rảo bộ dọc theo con phố, vừa đi vừa ngắm nghía.
Đi được một đoạn, họ gặp một cô bán đậu hũ. Phía sau là xưởng làm đậu nhỏ của gia đình cô. Vì không gian hẹp, cha mẹ chồng và chồng cô làm trong nhà, còn cô bày hàng ra ngoài bán.
Trên sạp là một mẻ đậu hũ mới bưng ra, còn bốc hơi nghi ngút. Từng miếng đậu dày dặn, mịn màng trông cực kỳ bắt mắt.
Ngửi thấy mùi đặc trưng của đậu nành, Uông Tễ thấy thèm. Hồi nhỏ đồ ăn không nhiều, đậu hũ nóng hổi mới ra lò vừa ăn vừa thổi là món “quà vặt” yêu thích của anh.
Thấy họ dừng lại, cô bán hàng niềm nở chào mời: “Mua miếng đậu hũ ăn thử không mấy chú? Chị chỉ làm bốn khuôn, đây là khuôn cuối rồi đó.”
Người trong làng không đông, thêm vào đó bếp ăn của xã đặt hàng hai khuôn mỗi ngày, nên gia đình cô chỉ làm bốn khuôn đậu hũ và hai khuôn đậu khô. Bán hết thì dọn hàng.
Uông Tễ quay sang hỏi Phù Tô: “Có mua không?”
Phù Tô nhìn anh, rồi hỏi: “Một miếng này bao nhiêu vậy nhỉ?”
“Không biết nữa,” Uông Tễ trả lời, “chắc ba, bốn tệ gì đó.”
“Gì cơ,” Phù Tô không nhịn được bật cười, “tưởng cậu sắp thêm mấy con số không phía sau rồi chứ.”
Lúc này Uông Tễ mới hiểu ra, cũng bật cười theo: “Ờ ha, hỏi theo thói quen mà.”
Anh bước tới, cô bán hàng mở tấm vải che đậu hũ ra, rồi hỏi: “Nhà mấy người ăn?”
“Hai người.”
“Là hai người các chú hả?” cô hỏi thêm.
Uông Tễ gật đầu: “Dạ, hai đứa tụi em.”
Cô bán hàng nói: “Vậy mua một miếng là được rồi. Đậu nhà chị làm to lắm, một miếng ăn cũng đủ hai bữa. Mà đậu hũ để lâu không tốt đâu.”
Uông Tễ đáp: “Vậy lấy một miếng đi. Thèm ăn thì tụi em quay lại mua thêm.”
Cô bán hàng nghe vậy thì vui ra mặt, cười bảo: “Được đó! Nhà chị chỉ nghỉ mấy ngày lẻ sáu mỗi tháng, còn lại ngày nào cũng bán. Đừng có tới lỡ lại hụt nha.” Rồi hỏi tiếp, “Muốn miếng giữa hay miếng rìa?”
Uông Tễ không hiểu rõ sự khác biệt, cô giải thích: “Miếng giữa thì mềm hơn, còn miếng rìa thì chắc hơn. Nếu mua về trộn ăn hoặc hầm thì lấy miếng giữa, còn chiên xào thì miếng rìa là ngon nhất.”
Uông Tễ chọn một miếng giữa.
Đậu hũ ở đây bán theo miếng, mỗi miếng ba tệ. Cô gói xong thì có người khác bưng chậu tới mua tào phớ.
Cô bán hàng trao đậu cho Uông Tễ, rồi mở nắp thùng giữ nhiệt kế bên. Trong đó có hai ngăn, một để tào phớ, một để sữa đậu nành nóng.
Kế bên còn đặt sẵn cái vá inox lớn. Cô múc ba vá tào phớ, bảo người kia: “Đường ở đây nè, tự thêm nha.”
“Tào phớ”, lần đầu tiên Phù Tô nghe người ta gọi như vậy, thấy có chút ngồ ngộ. Hắn tò mò nhìn qua, vừa hay cô bán hàng đang múc thêm nên nhìn kỹ được một chút.
Khác với đậu hũ nước thường thấy, tào phớ của cô có màu xám nhạt, hơi vỡ và không được mịn lắm, trông thô hơn.
Uông Tễ thấy ánh mắt của Phù Tô thì mỉm cười, gọi cô bán hàng: “Cho em hai phần nhỏ.” Sau đó quay sang hắn, giải thích: “Đây là tào phớ làm bằng nước đậu ép, ngon lắm. Lúc nhỏ ngày nào tôi cũng ăn.”
Hồi đó, anh còn bé, mỗi sáng ông nội chở anh đi học mẫu giáo trên thị trấn. Người dân ở đây thường ăn sáng tại nhà, chỉ có cháo, mì hoặc bánh chiên đơn giản. Vì vậy, trên chợ gần như không ai bán đồ ăn sáng, chỉ có mỗi tào phớ và sữa đậu nành. Một bát tào phớ lớn là đủ no căng bụng, trong khi bọn trẻ khác lớn lên với mùi sữa, anh thì lớn lên cùng mùi đậu.
Phù Tô tưởng tượng cảnh đó, cảm thấy vô cùng thú vị. Hắn hình dung Uông Tễ lúc nhỏ chắc trông như một miếng đậu hũ.
Trắng trẻo, mềm mại, lại mịn màng.
Mà chắc chạy nhảy cũng “nảy tưng tưng” như đậu nữa.
Hắn liếc qua nhìn người bên cạnh mình.
Ừm, bây giờ cũng vẫn còn giống.
Hiện tại đã thay đổi tài khoản ACB, anh em vui lòng không ck vào tk cũ nữa để tránh mất tiền oan nha!!
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook