Trên Núi Có Chuyện Gì? - Uông Nhạ Nhạ
-
Chương 19: Huyện thành
Hiện tại đã thay đổi tài khoản ACB, anh em vui lòng không ck vào tk cũ nữa để tránh mất tiền oan nha!!
Chiếc xe khách nhỏ hướng huyện thành lăn bánh, ghế trên xe đã chật kín người. Xe khởi hành từ Vân Lĩnh, trên đường ghé qua những trấn nhỏ lân cận, đôi khi cũng dừng lại giữa đường để đón thêm khách.
Bên cạnh Uông Tễ là một bé gái trông như đang say xe, nét mặt nhợt nhạt, chẳng mấy sức sống. Anh quay sang, nhẹ nhàng hỏi: “Con muốn đổi ngồi ra gần cửa sổ không?”
Cô bé e thẹn khi có người lạ bắt chuyện, bèn lắc đầu, rúc vào lòng bà nội. Qua khe tay bà che chở, cô bé lén lút ngước lên nhìn Uông Tễ.
Bà nội cô bé với đôi bàn tay nhăn nheo, khẽ xoa đầu cháu mình, rồi quay sang Uông Tễ, dùng giọng địa phương nói: “Con bé sợ người lạ lắm.”
Uông Tễ mỉm cười, đưa tay sờ vào túi áo. Anh chợt hối hận vì sáng nay ra khỏi nhà không mang theo vài viên kẹo bạc hà, đành phải kéo cửa sổ xe mở ra một khe hẹp.
Gió núi ùa vào, xua tan bầu không khí ngột ngạt trong xe. Những cơn gió ấy cũng làm rối mái tóc ngắn phía trước trán của Uông Tễ. Qua ô cửa sổ, những ngọn núi trập trùng trải dài vô tận hiện ra như một bức tranh mơ màng, còn những sợi tóc mềm mại của anh dường như muốn hòa tan vào bầu trời rộng lớn.
Xe khách nhỏ dừng lại ở trung tâm huyện thành, ngay bên cạnh một bãi đỗ xe tạm. Uông Tễ bước xuống, nhìn đồng hồ. Chuyến xe này khởi hành từ Vân Lĩnh lúc 9 giờ sáng, bây giờ đã hơn 11 giờ trưa.
Anh trả tiền xe bằng cách quét mã, tiện thể xin số điện thoại của bác tài để hỏi giờ giấc xe chiều, dự định sẽ bắt chuyến của bác để về lại nhà.
Lưu xong số điện thoại, Uông Tễ mở WeChat, gửi một tin nhắn cho Phù Tô.
[Tôi tới huyện thành rồi.]
Hôm qua Uông Tễ đã nói với Phù Tô rằng hôm nay mình cần lên huyện thành để lo chút việc. Phù Tô không hỏi anh nhiều, chỉ nhẹ nhàng bảo: “Cần tôi đi cùng không?”
Uông Tễ lắc đầu từ chối. Phù Tô lại định đưa chìa khóa xe của mình cho anh, nhưng Uông Tễ cũng không nhận. Sau đó hắn chẳng nói gì thêm, cũng không tỏ vẻ khó chịu hay giận dỗi.
Buổi tối hai người vẫn cùng nhau nấu cơm như thường lệ. Ăn xong, họ lại ngồi trên sofa, người đọc sách, kẻ chơi game.
Uông Tễ thử thăm dò, rút quyển sách đang đọc dở khỏi tay Phù Tô. Người kia chẳng hề phàn nàn, chỉ ngước lên, nhẹ nhàng hỏi: “Sao vậy? Muốn chơi game à?”
Thấy Phù Tô không để bụng chuyện mình giấu diếm, Uông Tễ nhẹ nhõm hẳn. Nhưng khi nằm xuống giường chuẩn bị ngủ, anh chợt nghĩ đến thái độ bình thản của người kia.
Phù Tô không giận mới là bình thường, đúng không? Hai người họ đều là đàn ông trưởng thành, đâu phải trẻ con. Nhưng không hiểu sao, sự quan tâm tự nhiên ấy khiến Uông Tễ có chút lấn cấn.
Cái gì là bình thường? Cái gì là không bình thường? Mà sao mình phải nghĩ chuyện này?
Nghĩ mãi không thông, Uông Tễ kéo tấm chăn mỏng che kín đầu, cố ép mình chìm vào giấc ngủ.
Điện thoại rung lên, một tin nhắn từ Phù Tô gửi đến. Không phải lời lẽ dài dòng, chỉ là một biểu tượng “OK” mặc định của hệ thống WeChat.
Uông Tễ nhìn chằm chằm biểu tượng đó một lúc lâu, cuối cùng cũng nhắn lại: [Tôi lo xong việc, ăn trưa xong sẽ về.]
Gửi xong, anh không chờ Phù Tô trả lời mà cất điện thoại lại vào túi, rồi bước ra đường bắt một chiếc taxi.
Định vị mà Đường Như gửi cho anh chỉ ra một địa điểm cách đó không xa. Khi Uông Tễ đến nơi, đồng hồ chỉ 11 giờ 25 phút, còn đúng 5 phút nữa là tới giờ hẹn.
Đó là một quán cơm nhỏ nằm cạnh khu chung cư. Uông Tễ bước vào, nhắc đến tên Đường Như để hỏi chỗ ngồi, nhưng nhân viên ở quầy lễ tân chỉ lắc đầu: “Chưa có đặt bàn trước ạ.”
Không muốn đôi co, Uông Tễ nói: “Làm phiền đặt cho tôi một phòng nhỏ, cảm ơn.”
Phòng ăn khá đơn giản, không lớn nhưng sạch sẽ. Uông Tễ ngồi xuống, nhân viên phục vụ mang tới một bình trà lúa mạch. Anh tự rót nửa ly, uống vài ngụm để làm dịu cổ họng khô rát sau cả buổi sáng không uống nước.
Xong, anh lấy điện thoại ra, gửi tin nhắn cho Đường Như: [Tôi tới rồi, phòng 206.]
Tin nhắn của Đường Như gửi hôm qua vẫn hiện ngay phía trên: [Tễ, má nghe nói con từ Thượng Hải về rồi. Mai là sinh nhật con, giữa trưa mình đi ăn với nhau nhé.]
[Má đã gửi địa chỉ quán ăn. 11 giờ rưỡi trưa mai, má sẽ chờ con ở đó.]
Khoảng 15 phút sau, Đường Như xuất hiện.
Cửa phòng mở ra, ánh sáng từ hành lang hắt vào cùng với gương mặt và dáng hình quen thuộc của người phụ nữ đã ngoài 50 nhưng vẫn còn giữ được vẻ trẻ trung. Làn gió nóng từ giữa trưa hè ùa vào theo bước chân của bà.
“Tễ.” Đường Như đứng trước cửa, cất tiếng gọi.
Uông Tễ khẽ gật đầu, chỉ vào ghế: “Ngồi đi.”
Đường Như đặt túi xách xuống, ngồi vào chỗ. Người phục vụ bước vào với thực đơn trên tay, hỏi: “Hai vị muốn gọi món ngay không ạ?”
Uông Tễ đáp trước khi Đường Như kịp trả lời: “Mấy món ở đây các cô thấy món nào ngon thì làm giúp tôi, cảm ơn.”
Đường Như vừa định đưa tay nhận thực đơn thì ngừng lại. Sau khi người phục vụ rời đi và khép cửa lại, bà thu tay về, giọng có chút trách móc xen lẫn sự quan tâm: “Hôm nay là sinh nhật con, để má gọi vài món con thích ăn.”
Uông Tễ cầm ly trà nhấp thêm một ngụm. Trà đã nguội, vị hơi đắng, nhưng điều đó không khiến anh bận lòng. Anh cười nhạt, nhẹ giọng: “Không cần đâu, sinh nhật với tôi không phải là ngày gì quan trọng.”
Đường Như khẽ vuốt mái tóc đen óng của mình, rồi nhìn anh, ánh mắt có chút trầm tư. Bà nói, giọng chậm rãi nhưng chắc nịch: “Với con có thể không quan trọng, nhưng với má thì rất quan trọng.”
Uông Tễ ngẩng đầu nhìn bà.
“Dù gì đi nữa,” Đường Như tiếp tục, giọng dường như nén chút xúc động, “Ngày con sinh ra đời cũng là ngày má phải chịu đau đớn nhất.”
Uông Tễ khẽ nhếch môi, bật ra một tiếng cười nhạt.
Tiếng cười của anh khiến Đường Như thoáng bối rối. Bà mím môi, rồi nhanh chóng chỉnh lại tư thế, ngồi thẳng lưng, cầm lấy chén trà để che đi cảm xúc thoáng chốc bất an của mình.
Đường Như nhìn Uông Tễ, giọng mang theo chút trách móc: “Con nghỉ việc rồi sao?”
“Đúng vậy.”
“Một công việc tốt như thế… sao con không nói với má?”
Câu hỏi này, bà đã giữ trong lòng từ lâu. Những lời chất chứa, vòng đi vòng lại trong đầu, cuối cùng cũng bật ra, mang theo chút tức giận.
Uông Tễ nhìn bà, ánh mắt bình tĩnh như mặt nước không gợn sóng. Trong lòng anh khẽ cười, cảm giác quen thuộc này khiến anh nhớ lại lần anh nói chuyện với Uông Dịch Dương trước đây: Có những điều mọi người đều hiểu rõ, nhưng không phải ai cũng chịu đối diện. Có người chỉ muốn lừa mình dối người.
Anh đáp, giọng nhẹ nhàng nhưng như một mũi dao sắc bén: “Bởi vì không cần thiết.”
Bốn chữ ngắn gọn như cây kim nhọn, xuyên thủng vẻ ngoài điềm tĩnh của Đường Như.
Đôi lông mày tinh tế của bà khẽ nhíu lại. Trước mắt bà là con trai mình – gương mặt thanh tú ấy không giống bà, mà cả tâm tư cũng hoàn toàn xa lạ. Dù vậy, bà tự trấn an bản thân: Không sao. Nó vẫn là con mình. Nó vẫn là đứa con mình đã sinh ra.
Đường Như hít một hơi sâu, lấy lại giọng điệu: “Má là má của con.” Bà nhấn mạnh, như bám víu vào danh phận này như thứ lợi thế lớn nhất. “33 năm trước, vào ngày này, má đã sinh con ra. Má đau suốt một ngày một đêm.”
Nói xong, bà tự tin hơn, cảm giác như mình đang giăng ra một tấm lưới chắc chắn, muốn ép Uông Tễ phải mềm lòng.
Nhưng Uông Tễ chỉ nhìn bà, ánh mắt trầm xuống, như một dòng sông sâu lặng lẽ. Giọng anh chậm rãi: “Đúng vậy, bà đã trả giá để sinh tôi. Nhưng cũng chỉ có thế.”
Ngón tay Đường Như nắm chặt lấy chén trà, lực đến mức các khớp trắng bệch.
Uông Tễ tiếp tục: “Bao nhiêu trả giá, thì được bấy nhiêu hồi báo. Nếu bà còn không hiểu điều này, vậy hôm nay hỏi tôi để làm gì?”
Lời nói lạnh lùng của anh như ngọn roi quất mạnh. Đó không chỉ là lời từ chối, mà còn là một cú đánh vào lòng tự tôn của Đường Như.
Đánh mất tình cảm, đánh mất sự yêu thương – trên đời này, tất cả trả giá và hồi báo đều cần được cân bằng. Nếu muốn nhiều, thì trước tiên phải tự hỏi mình có xứng đáng để đòi hỏi hay không.
Đường Như nghẹn lời, mọi kịch bản bà chuẩn bị kỹ càng trong đầu phút chốc tan biến. Những lời muốn nói, còn chưa thốt ra hết, thì bà đã bị gạt phăng khỏi thế chủ động.
Lớp son phấn tô vẽ cho sự dịu dàng đã trôi đi, để lại một chút buồn cười và vụng về, cùng cảm giác thất bại ê chề.
Tiếng gõ cửa vang lên, nhân viên phục vụ mang đồ ăn vào.
Sự xuất hiện của người lạ khiến không khí căng thẳng tạm thời dịu xuống. Đường Như cắn chặt môi, nuốt xuống cảm giác nhục nhã, cố giữ vẻ ngoài bình thản.
Khi người phục vụ rời đi, điện thoại của bà đột nhiên rung lên liên tục. Bà liếc nhìn màn hình, hàng lông mày đang nhíu chặt bỗng dãn ra. Gương mặt thoáng chút nhẹ nhõm, nhưng cũng xen lẫn sự bối rối.
Đường Như duy trì nụ cười trên gương mặt được chăm sóc kỹ lưỡng, nhẹ nhàng quay sang nhân viên phục vụ: “Còn có một người nữa, phiền cô mang thêm một bộ chén đũa.”
Lời bà vừa dứt, Uông Tễ nhíu mày, như thể trên mặt hồ yên ả bị ném xuống một viên đá, mặt nước lăn tăn sóng gợn.
Đường Như quay sang nhìn anh, nụ cười càng tươi: “Hôm nay là sinh nhật con, dẫu sao cũng nên có chút không khí chúc mừng, phải không? Chúng ta cùng ngồi lại một chút.”
Chúng ta.
Từ hai chữ ấy, Uông Tễ cảm giác cả người lạnh đi.
Ánh mắt anh và Đường Như chạm nhau, trong không khí ngột ngạt, đến cả nhân viên phục vụ cũng âm thầm suy đoán: Nhà ai cũng có chuyện khó nói, nhưng quan hệ giữa mẹ và con trai này xem ra không hề đơn giản.
Cánh cửa phòng một lần nữa mở ra. Người bước vào khiến Uông Tễ không kìm được, khẽ bật cười, nhưng nụ cười ấy không hề ấm áp.
Uông Vân Giang – người đàn ông từng là cha của anh – ngồi xuống cạnh Đường Như, tháo mắt kính, ra hiệu cho nhân viên phục vụ rót trà, sau đó lại phất tay đuổi họ ra ngoài.
Ông ta ngồi đó, vẻ ngoài không tệ, nhưng cách hành xử lại đầy vẻ khoa trương.
Uông Tễ nhìn hai người trước mặt. Nhiều năm trước, họ từng xé toang mặt nạ, cãi vã đến mức trời long đất lở. Bây giờ dù đã tách ra nhiều năm, lại vì anh mà tự liên lạc, tái hợp.
Ánh mắt anh hiện lên sự chế giễu rõ ràng, không chút che giấu.
Uông Vân Giang sau khi một mạch chạy xe dưới nắng gắt đến đây, mở miệng đã là lời khó nghe: “Chắc mày giận đến nghẹn lời rồi đúng không? Nhìn thấy tao mà chẳng nói được câu nào!”
Rồi ông ta liếc bàn ăn, lại tiếp tục gây khó dễ: “Tao còn chưa tới mà dám bày đồ ăn lên trước à? Chắc bụng mày trống quá rồi hả?”
Nếu đối mặt với Đường Như, Uông Tễ vẫn có thể cố giữ chút bình tĩnh để nói chuyện, thì đối diện với Uông Vân Giang, anh chỉ thấy ghê tởm, như phải đứng cạnh một thùng rác dưới trời hè oi ả.
Ánh mắt anh nhìn ông ta lạnh buốt, như sương giá. Khi ánh mắt hai người chạm nhau, Uông Vân Giang khựng lại, rồi lập tức quay đi, cúi đầu né tránh.
Anh cười lạnh trong lòng.
Người đàn ông này, trước giờ chỉ giỏi bề ngoài, bên trong thì rỗng tuếch. Một kẻ hèn nhát, ngoài mạnh trong yếu.
Món ăn lần lượt được bày lên bàn.
Uông Tễ nhìn qua một lượt. Bầu không khí trong căn phòng nhỏ càng lúc càng ngột ngạt. Trong lòng anh, bao cảm xúc từ phẫn nộ, khinh bỉ đến mệt mỏi đan xen, như một mớ hỗn độn không thể gỡ. Nhưng rồi, đột nhiên, một ý nghĩ lóe lên trong đầu anh.
Giờ này Phù Tô đang làm gì nhỉ?
Ý nghĩ ấy như một dòng nước mát lành giữa cái nóng oi ả, làm dịu lại cơn giận trong lòng anh. Căn phòng này, những con người này, những lời trách cứ và sự dối trá – tất cả dường như chẳng còn liên quan gì đến anh nữa. Tâm trí anh đã rời khỏi đây, trở về với ngọn núi xanh mướt và bầu không khí tự do, nơi thuộc về anh.
Đường Như lên tiếng, phá vỡ dòng suy nghĩ của anh.
Bà nhẹ nhàng múc cho anh một bát canh, đặt trước mặt, giọng điềm đạm: “ Tễ à, mẹ không cố ý giấu con chuyện này. Chúng ta chỉ muốn tìm cơ hội để hỏi rõ ràng thôi. Dù gì, con cũng hơn ba mươi rồi, nghỉ việc không phải chuyện nhỏ. Sao có thể tùy tiện như vậy được?”
Uông Vân Giang đập mạnh xuống bàn, bát đũa rung lên leng keng. Giọng ông ta đầy giận dữ, lại pha lẫn sự thất thố: “Mày từ chức tại sao không báo trước? Lặng lẽ về quê, mày không biết xấu hổ, nhưng tao còn cần mặt mũi chứ!”
Lời lẽ như thế dường như đã tích tụ từ lâu, nay mới tìm được cớ bộc phát. Trước đó, ông chỉ nghe từ Đường Như về việc Uông Tễ từ chức và trở về quê, lòng đã đầy hoang mang xen lẫn phẫn nộ. Hai người họ qua điện thoại chỉ trút giận lên nhau, không ai dám một mình đối diện với Uông Tễ. Nhưng giờ, khi cùng nhau đến đây, họ bỗng nhiên hùng hổ, đúng lý hợp tình, như thể nắm chắc quyền uy trong tay.
Uông Tễ ngẩng đầu, khóe miệng nhếch lên một nụ cười lạnh.
“Muốn mặt mũi?” Anh nhấn mạnh từng chữ, giọng nói châm chọc. “Qua hơn nửa đời người, bây giờ mới nhớ tới muốn mặt mũi.”
Lời anh như một cái tát. Uông Vân Giang bật dậy, tức giận đến mức không kiềm chế được, quăng đôi đũa xuống bàn, chỉ thẳng vào anh mà mắng: “Tao là ba mày! Mày dám nói chuyện với tao như vậy hả?!”
Uông Tễ vẫn ngồi yên, ánh mắt anh như băng giá, không chút gợn sóng.
Đường Như vội vàng giữ lấy Uông Vân Giang, trong khi ông vẫn không ngừng hổn hển và mắng nhiếc. Bà nhìn cảnh này, trong lòng vừa có chút bất lực, nhưng cũng le lói một niềm vui ngầm. Những lời mà bà không tiện nói, giờ lại được người khác thốt ra thay.
Bà lên tiếng, giả vờ hòa giải: “Ai nha, đừng nóng giận, hôm nay dù gì cũng là sinh nhật của thằng Tễ. Đừng có la nó như vậy. Chúng ta ngồi xuống, nói chuyện rõ ràng mới là đứng đắn.”
Nhưng Uông Vân Giang không phải người dễ kiềm chế. Nghe vậy, ông ta càng gào to hơn, giọng át cả những nỗ lực nhỏ nhoi của Đường Như.
“Sinh nhật cái đéo gì! Nó phải nghĩ rõ ràng, không có tao, nó có thể có ngày hôm nay không? Không có tao, nó làm sao ngồi ở đây được?!”
–
Chính vào giữa mùa hè năm nào đó, Uông Vân Giang vừa trải qua một mùa thi đại học lần nữa trong vai trò cán bộ địa phương. Đây là thời điểm mà ông ta thường được tâng bốc nhiều nhất. Khi kết quả thi được công bố, nhiều gia đình vui mừng, nhiều gia đình thất vọng, nhưng luôn có người nhắc đến Uông Vân Giang và “đứa con giỏi giang” của ông.
Năm ấy, khi Uông Tễ thi đỗ đại học hàng đầu, ngành học danh giá nhất, tên anh được in trên bảng vàng vinh danh của trường. Giấy báo nhập học đẹp đẽ ấy được đóng khung, treo suốt hai tháng liền. Sau đó, anh bảo vệ nghiên cứu sinh, tốt nghiệp loại ưu và vào làm ở một doanh nghiệp lớn tại Thượng Hải. Tuổi trẻ mà đã có mức lương năm trăm vạn.
Những câu chuyện như vậy giúp Uông Vân Giang hãnh diện không thôi. Đồng nghiệp và hàng xóm mỗi khi nhắc đến con ông đều trầm trồ, khen ngợi. Uông Vân Giang sống trong hào quang của con trai, tự mãn như thể chính mình đạt được những thành tựu đó.
Vậy nên, khi nghe tin Uông Tễ từ chức, quay về quê sống, ông không chỉ tức giận mà còn hoảng loạn.
Ở cái huyện thành nhỏ bé này, tin tức lan truyền nhanh hơn bất cứ nơi nào. Uông Vân Giang biết, một khi mọi người biết chuyện, ông sẽ không thể chịu nổi những lời xì xào sau lưng. Ai đó chắc chắn sẽ nói:
“Con trai Uông Vân Giang đó, không phải ông ấy luôn tự hào sao? Sao bây giờ lại thất bại đến mức phải về quê rồi?”
Với ông, điều này là không thể chấp nhận.
Ngoài ra, điều khiến ông càng hoang mang hơn là tiền. Từ chức đồng nghĩa với mất đi nguồn thu nhập lớn. Uông Tễ sẽ lấy tiền đâu mà sống? Và quan trọng hơn, lấy tiền đâu để phụng dưỡng cha mẹ?
Về phần Đường Như, dù bà và Uông Vân Giang đã nhiều năm không còn tình cảm, nhưng vào lúc này, họ lại có cùng một toan tính.
Trong mắt họ, Uông Tễ không chỉ là một đứa con. Anh là tấm vé danh dự, là “vốn liếng” lớn nhất trong cuộc đời cằn cỗi của họ.
Ngay từ khi anh 17 tuổi, đỗ vào trường đại học danh tiếng, Uông Tễ đã trở thành niềm tự hào của cả gia đình. Những bước tiến vượt bậc của anh – từ học vấn đến sự nghiệp – không chỉ là ánh sáng chiếu rọi cuộc đời anh, mà còn chiếu đến cả họ.
Sự xuất sắc của anh giúp họ có thể ngẩng cao đầu trong các mối quan hệ xã hội, là lý do để họ tự tin, kiêu hãnh.
Dù giữa họ không còn tình thân, nhưng điều đó không quan trọng. Bởi ở cái thị trấn nhỏ này, thiên hạ luôn mặc định rằng “cha mẹ nuôi dưỡng con cái, con cái phải báo hiếu cha mẹ.”
Trong mắt họ, Uông Tễ chính là bảo chứng cuối cùng cho tương lai, là niềm kiêu hãnh duy nhất của cả hai người. Những vinh quang anh đạt được đều như ánh vàng lấp lánh, còn họ chỉ muốn giữ thật chặt để không ai lấy mất.
Uông Tễ ngồi lặng lẽ, ánh mắt lạnh lùng nhìn hai người trước mặt – một đôi đã từng là vợ chồng nhưng giờ lại vì lợi ích chung mà bất chấp. Những lời họ nói, bề ngoài là quan tâm, nhưng trong thâm tâm, anh hiểu rõ tất cả đều chỉ nhằm bảo vệ chính họ, bảo vệ những lợi ích mà anh từng đem lại.
“Mày khi nào thì quay lại Thượng Hải?” Uông Vân Giang đặt mạnh ly trà xuống bàn, nước trong ly sánh ra một ít, ông tiếp tục gay gắt. “Công việc có thể tìm lại, mày là nghiên cứu sinh, chẳng lẽ còn sợ không tìm được việc sao?”
Lời vừa dứt, Đường Như đã nhanh chóng chen vào, giọng bà dịu dàng hơn nhưng sắc bén không kém: “Đúng đó, Tễ à. Với trình độ của con, công việc tốt ở đâu chẳng có. Mới 30 tuổi đã từ chức về quê, làm vậy có đáng không? Con nghĩ thử xem, cái thằng họ Uông kia chẳng phải nói con đã định ở nhà không làm gì sao? Lời đó mà lan truyền, người ta sẽ cười vào mặt con. Bạn bè, đồng nghiệp từ nhỏ đến lớn mà biết được con quay về quê vì thất bại ở Thượng Hải, con thật sự có thể chịu được điều tiếng đó sao?”
Uông Vân Giang tiếp lời, vẻ mặt đầy giận dữ: “Đúng vậy! Người sống nhờ mặt, cây sống nhờ vỏ. Mày không biết xấu hổ, nhưng họ Uông tụi tao còn cần giữ mặt mũi!”
Lời lẽ của họ như một màn kịch dàn dựng, phối hợp nhịp nhàng, kẻ đấm người xoa. Đường Như nhẹ nhàng hơn, giọng điệu giống như đang khuyên nhủ: “Tễ à, con đừng nghĩ ba má nói chuyện khó nghe, lời thật thường mất lòng. Ba má dù sao cũng không hại con, lời chúng ta là vì muốn tốt cho con. Chứ những người khác, họ chỉ nói điều dễ nghe để nịnh nọt, giống như thằng nhóc Uông kia. Ngoài miệng nó bảo con mệt mỏi cần nghỉ ngơi, nhưng nó thì sao? Ngày ngày bận rộn trong nhà hàng, chỉ chực mong con không bằng nó. Nó không phải vì tốt cho con, mà là ghen ghét con!”
Bà dừng lại, ánh mắt lấp lóe toan tính: “Thượng Hải, Tễ à, đó là Thượng Hải. Ai không muốn sống ở đó?”
Uông Tễ nhìn hai con người trước mặt, một người xướng, một người hoạ, phối hợp ăn ý như thể đã tập luyện nhiều lần. Họ nói ra những lời “đầy đạo lý,” nhưng từng câu, từng chữ đều chỉ hướng về lợi ích của chính mình.
Trong mắt họ, Thượng Hải không chỉ là một thành phố mà là biểu tượng của thành công, của mặt mũi. Từ chức, trở về quê đối với họ không phải là sự lựa chọn của anh, mà là sự sỉ nhục đối với những gì họ tự hào bấy lâu nay.
Uông Vân Giang nghĩ đến thể diện của mình trước đồng nghiệp, nghĩ đến việc bị bàn tán rằng con trai ông thất bại, không thể trụ lại Thượng Hải.
Đường Như thì nghĩ đến tương lai. Từ khi bước vào cuộc hôn nhân thứ hai, bà luôn tự hào vì có một người con trai tài giỏi, làm chỗ dựa tinh thần cho bà trong nhà chồng. Giờ đây, nếu Uông Tễ không còn làm việc ở Thượng Hải, không còn là “người con trai kiếm trăm vạn” bà sẽ mất đi lý do để tự tin, mất đi lợi thế trong gia đình mới.
Cả hai người đều đang toan tính, không vì anh, mà vì chính họ.
Họ nhìn nhau, một ánh mắt thỏa hiệp. Phải thống nhất mặt trận. Đây không còn là việc của riêng ai mà là vấn đề chung, ảnh hưởng đến lợi ích của cả hai.
Uông Tễ ngồi đó, không nói gì. Ánh mắt anh lướt qua hai gương mặt đầy tham vọng, thấy rõ sự ngụy trang vụng về. Họ muốn anh quay lại Thượng Hải không phải để anh sống tốt, mà để tiếp tục lợi dụng ánh hào quang của anh mà sống nốt phần đời còn lại.
Bọn họ muốn ăn thịt mình, muốn uống máu mình, anh nghĩ thầm, khóe môi nhếch lên một nụ cười lạnh.
Trong mắt họ, anh không phải là một con người, mà là một cỗ máy, một con gà đẻ trứng vàng. Khi trứng vàng ngừng rơi, họ liền lo lắng, hoảng hốt, tìm mọi cách ép anh tiếp tục vận hành.
Những lời “quan tâm” kia, từng chữ đều thấm đẫm sự ích kỷ. Họ chỉ muốn bảo vệ danh dự của mình, bảo vệ những gì họ có được từ anh.
Nhưng Uông Tễ không còn cảm thấy đau khổ hay tức giận nữa. Lòng anh giờ đây, chỉ có sự lạnh nhạt và một chút khinh miệt.
Bên cạnh Uông Tễ là một bé gái trông như đang say xe, nét mặt nhợt nhạt, chẳng mấy sức sống. Anh quay sang, nhẹ nhàng hỏi: “Con muốn đổi ngồi ra gần cửa sổ không?”
Cô bé e thẹn khi có người lạ bắt chuyện, bèn lắc đầu, rúc vào lòng bà nội. Qua khe tay bà che chở, cô bé lén lút ngước lên nhìn Uông Tễ.
Bà nội cô bé với đôi bàn tay nhăn nheo, khẽ xoa đầu cháu mình, rồi quay sang Uông Tễ, dùng giọng địa phương nói: “Con bé sợ người lạ lắm.”
Uông Tễ mỉm cười, đưa tay sờ vào túi áo. Anh chợt hối hận vì sáng nay ra khỏi nhà không mang theo vài viên kẹo bạc hà, đành phải kéo cửa sổ xe mở ra một khe hẹp.
Gió núi ùa vào, xua tan bầu không khí ngột ngạt trong xe. Những cơn gió ấy cũng làm rối mái tóc ngắn phía trước trán của Uông Tễ. Qua ô cửa sổ, những ngọn núi trập trùng trải dài vô tận hiện ra như một bức tranh mơ màng, còn những sợi tóc mềm mại của anh dường như muốn hòa tan vào bầu trời rộng lớn.
Xe khách nhỏ dừng lại ở trung tâm huyện thành, ngay bên cạnh một bãi đỗ xe tạm. Uông Tễ bước xuống, nhìn đồng hồ. Chuyến xe này khởi hành từ Vân Lĩnh lúc 9 giờ sáng, bây giờ đã hơn 11 giờ trưa.
Anh trả tiền xe bằng cách quét mã, tiện thể xin số điện thoại của bác tài để hỏi giờ giấc xe chiều, dự định sẽ bắt chuyến của bác để về lại nhà.
Lưu xong số điện thoại, Uông Tễ mở WeChat, gửi một tin nhắn cho Phù Tô.
[Tôi tới huyện thành rồi.]
Hôm qua Uông Tễ đã nói với Phù Tô rằng hôm nay mình cần lên huyện thành để lo chút việc. Phù Tô không hỏi anh nhiều, chỉ nhẹ nhàng bảo: “Cần tôi đi cùng không?”
Uông Tễ lắc đầu từ chối. Phù Tô lại định đưa chìa khóa xe của mình cho anh, nhưng Uông Tễ cũng không nhận. Sau đó hắn chẳng nói gì thêm, cũng không tỏ vẻ khó chịu hay giận dỗi.
Buổi tối hai người vẫn cùng nhau nấu cơm như thường lệ. Ăn xong, họ lại ngồi trên sofa, người đọc sách, kẻ chơi game.
Uông Tễ thử thăm dò, rút quyển sách đang đọc dở khỏi tay Phù Tô. Người kia chẳng hề phàn nàn, chỉ ngước lên, nhẹ nhàng hỏi: “Sao vậy? Muốn chơi game à?”
Thấy Phù Tô không để bụng chuyện mình giấu diếm, Uông Tễ nhẹ nhõm hẳn. Nhưng khi nằm xuống giường chuẩn bị ngủ, anh chợt nghĩ đến thái độ bình thản của người kia.
Phù Tô không giận mới là bình thường, đúng không? Hai người họ đều là đàn ông trưởng thành, đâu phải trẻ con. Nhưng không hiểu sao, sự quan tâm tự nhiên ấy khiến Uông Tễ có chút lấn cấn.
Cái gì là bình thường? Cái gì là không bình thường? Mà sao mình phải nghĩ chuyện này?
Nghĩ mãi không thông, Uông Tễ kéo tấm chăn mỏng che kín đầu, cố ép mình chìm vào giấc ngủ.
Điện thoại rung lên, một tin nhắn từ Phù Tô gửi đến. Không phải lời lẽ dài dòng, chỉ là một biểu tượng “OK” mặc định của hệ thống WeChat.
Uông Tễ nhìn chằm chằm biểu tượng đó một lúc lâu, cuối cùng cũng nhắn lại: [Tôi lo xong việc, ăn trưa xong sẽ về.]
Gửi xong, anh không chờ Phù Tô trả lời mà cất điện thoại lại vào túi, rồi bước ra đường bắt một chiếc taxi.
Định vị mà Đường Như gửi cho anh chỉ ra một địa điểm cách đó không xa. Khi Uông Tễ đến nơi, đồng hồ chỉ 11 giờ 25 phút, còn đúng 5 phút nữa là tới giờ hẹn.
Đó là một quán cơm nhỏ nằm cạnh khu chung cư. Uông Tễ bước vào, nhắc đến tên Đường Như để hỏi chỗ ngồi, nhưng nhân viên ở quầy lễ tân chỉ lắc đầu: “Chưa có đặt bàn trước ạ.”
Không muốn đôi co, Uông Tễ nói: “Làm phiền đặt cho tôi một phòng nhỏ, cảm ơn.”
Phòng ăn khá đơn giản, không lớn nhưng sạch sẽ. Uông Tễ ngồi xuống, nhân viên phục vụ mang tới một bình trà lúa mạch. Anh tự rót nửa ly, uống vài ngụm để làm dịu cổ họng khô rát sau cả buổi sáng không uống nước.
Xong, anh lấy điện thoại ra, gửi tin nhắn cho Đường Như: [Tôi tới rồi, phòng 206.]
Tin nhắn của Đường Như gửi hôm qua vẫn hiện ngay phía trên: [Tễ, má nghe nói con từ Thượng Hải về rồi. Mai là sinh nhật con, giữa trưa mình đi ăn với nhau nhé.]
[Má đã gửi địa chỉ quán ăn. 11 giờ rưỡi trưa mai, má sẽ chờ con ở đó.]
Khoảng 15 phút sau, Đường Như xuất hiện.
Cửa phòng mở ra, ánh sáng từ hành lang hắt vào cùng với gương mặt và dáng hình quen thuộc của người phụ nữ đã ngoài 50 nhưng vẫn còn giữ được vẻ trẻ trung. Làn gió nóng từ giữa trưa hè ùa vào theo bước chân của bà.
“Tễ.” Đường Như đứng trước cửa, cất tiếng gọi.
Uông Tễ khẽ gật đầu, chỉ vào ghế: “Ngồi đi.”
Đường Như đặt túi xách xuống, ngồi vào chỗ. Người phục vụ bước vào với thực đơn trên tay, hỏi: “Hai vị muốn gọi món ngay không ạ?”
Uông Tễ đáp trước khi Đường Như kịp trả lời: “Mấy món ở đây các cô thấy món nào ngon thì làm giúp tôi, cảm ơn.”
Đường Như vừa định đưa tay nhận thực đơn thì ngừng lại. Sau khi người phục vụ rời đi và khép cửa lại, bà thu tay về, giọng có chút trách móc xen lẫn sự quan tâm: “Hôm nay là sinh nhật con, để má gọi vài món con thích ăn.”
Uông Tễ cầm ly trà nhấp thêm một ngụm. Trà đã nguội, vị hơi đắng, nhưng điều đó không khiến anh bận lòng. Anh cười nhạt, nhẹ giọng: “Không cần đâu, sinh nhật với tôi không phải là ngày gì quan trọng.”
Đường Như khẽ vuốt mái tóc đen óng của mình, rồi nhìn anh, ánh mắt có chút trầm tư. Bà nói, giọng chậm rãi nhưng chắc nịch: “Với con có thể không quan trọng, nhưng với má thì rất quan trọng.”
Uông Tễ ngẩng đầu nhìn bà.
“Dù gì đi nữa,” Đường Như tiếp tục, giọng dường như nén chút xúc động, “Ngày con sinh ra đời cũng là ngày má phải chịu đau đớn nhất.”
Uông Tễ khẽ nhếch môi, bật ra một tiếng cười nhạt.
Tiếng cười của anh khiến Đường Như thoáng bối rối. Bà mím môi, rồi nhanh chóng chỉnh lại tư thế, ngồi thẳng lưng, cầm lấy chén trà để che đi cảm xúc thoáng chốc bất an của mình.
Đường Như nhìn Uông Tễ, giọng mang theo chút trách móc: “Con nghỉ việc rồi sao?”
“Đúng vậy.”
“Một công việc tốt như thế… sao con không nói với má?”
Câu hỏi này, bà đã giữ trong lòng từ lâu. Những lời chất chứa, vòng đi vòng lại trong đầu, cuối cùng cũng bật ra, mang theo chút tức giận.
Uông Tễ nhìn bà, ánh mắt bình tĩnh như mặt nước không gợn sóng. Trong lòng anh khẽ cười, cảm giác quen thuộc này khiến anh nhớ lại lần anh nói chuyện với Uông Dịch Dương trước đây: Có những điều mọi người đều hiểu rõ, nhưng không phải ai cũng chịu đối diện. Có người chỉ muốn lừa mình dối người.
Anh đáp, giọng nhẹ nhàng nhưng như một mũi dao sắc bén: “Bởi vì không cần thiết.”
Bốn chữ ngắn gọn như cây kim nhọn, xuyên thủng vẻ ngoài điềm tĩnh của Đường Như.
Đôi lông mày tinh tế của bà khẽ nhíu lại. Trước mắt bà là con trai mình – gương mặt thanh tú ấy không giống bà, mà cả tâm tư cũng hoàn toàn xa lạ. Dù vậy, bà tự trấn an bản thân: Không sao. Nó vẫn là con mình. Nó vẫn là đứa con mình đã sinh ra.
Đường Như hít một hơi sâu, lấy lại giọng điệu: “Má là má của con.” Bà nhấn mạnh, như bám víu vào danh phận này như thứ lợi thế lớn nhất. “33 năm trước, vào ngày này, má đã sinh con ra. Má đau suốt một ngày một đêm.”
Nói xong, bà tự tin hơn, cảm giác như mình đang giăng ra một tấm lưới chắc chắn, muốn ép Uông Tễ phải mềm lòng.
Nhưng Uông Tễ chỉ nhìn bà, ánh mắt trầm xuống, như một dòng sông sâu lặng lẽ. Giọng anh chậm rãi: “Đúng vậy, bà đã trả giá để sinh tôi. Nhưng cũng chỉ có thế.”
Ngón tay Đường Như nắm chặt lấy chén trà, lực đến mức các khớp trắng bệch.
Uông Tễ tiếp tục: “Bao nhiêu trả giá, thì được bấy nhiêu hồi báo. Nếu bà còn không hiểu điều này, vậy hôm nay hỏi tôi để làm gì?”
Lời nói lạnh lùng của anh như ngọn roi quất mạnh. Đó không chỉ là lời từ chối, mà còn là một cú đánh vào lòng tự tôn của Đường Như.
Đánh mất tình cảm, đánh mất sự yêu thương – trên đời này, tất cả trả giá và hồi báo đều cần được cân bằng. Nếu muốn nhiều, thì trước tiên phải tự hỏi mình có xứng đáng để đòi hỏi hay không.
Đường Như nghẹn lời, mọi kịch bản bà chuẩn bị kỹ càng trong đầu phút chốc tan biến. Những lời muốn nói, còn chưa thốt ra hết, thì bà đã bị gạt phăng khỏi thế chủ động.
Lớp son phấn tô vẽ cho sự dịu dàng đã trôi đi, để lại một chút buồn cười và vụng về, cùng cảm giác thất bại ê chề.
Tiếng gõ cửa vang lên, nhân viên phục vụ mang đồ ăn vào.
Sự xuất hiện của người lạ khiến không khí căng thẳng tạm thời dịu xuống. Đường Như cắn chặt môi, nuốt xuống cảm giác nhục nhã, cố giữ vẻ ngoài bình thản.
Khi người phục vụ rời đi, điện thoại của bà đột nhiên rung lên liên tục. Bà liếc nhìn màn hình, hàng lông mày đang nhíu chặt bỗng dãn ra. Gương mặt thoáng chút nhẹ nhõm, nhưng cũng xen lẫn sự bối rối.
Đường Như duy trì nụ cười trên gương mặt được chăm sóc kỹ lưỡng, nhẹ nhàng quay sang nhân viên phục vụ: “Còn có một người nữa, phiền cô mang thêm một bộ chén đũa.”
Lời bà vừa dứt, Uông Tễ nhíu mày, như thể trên mặt hồ yên ả bị ném xuống một viên đá, mặt nước lăn tăn sóng gợn.
Đường Như quay sang nhìn anh, nụ cười càng tươi: “Hôm nay là sinh nhật con, dẫu sao cũng nên có chút không khí chúc mừng, phải không? Chúng ta cùng ngồi lại một chút.”
Chúng ta.
Từ hai chữ ấy, Uông Tễ cảm giác cả người lạnh đi.
Ánh mắt anh và Đường Như chạm nhau, trong không khí ngột ngạt, đến cả nhân viên phục vụ cũng âm thầm suy đoán: Nhà ai cũng có chuyện khó nói, nhưng quan hệ giữa mẹ và con trai này xem ra không hề đơn giản.
Cánh cửa phòng một lần nữa mở ra. Người bước vào khiến Uông Tễ không kìm được, khẽ bật cười, nhưng nụ cười ấy không hề ấm áp.
Uông Vân Giang – người đàn ông từng là cha của anh – ngồi xuống cạnh Đường Như, tháo mắt kính, ra hiệu cho nhân viên phục vụ rót trà, sau đó lại phất tay đuổi họ ra ngoài.
Ông ta ngồi đó, vẻ ngoài không tệ, nhưng cách hành xử lại đầy vẻ khoa trương.
Uông Tễ nhìn hai người trước mặt. Nhiều năm trước, họ từng xé toang mặt nạ, cãi vã đến mức trời long đất lở. Bây giờ dù đã tách ra nhiều năm, lại vì anh mà tự liên lạc, tái hợp.
Ánh mắt anh hiện lên sự chế giễu rõ ràng, không chút che giấu.
Uông Vân Giang sau khi một mạch chạy xe dưới nắng gắt đến đây, mở miệng đã là lời khó nghe: “Chắc mày giận đến nghẹn lời rồi đúng không? Nhìn thấy tao mà chẳng nói được câu nào!”
Rồi ông ta liếc bàn ăn, lại tiếp tục gây khó dễ: “Tao còn chưa tới mà dám bày đồ ăn lên trước à? Chắc bụng mày trống quá rồi hả?”
Nếu đối mặt với Đường Như, Uông Tễ vẫn có thể cố giữ chút bình tĩnh để nói chuyện, thì đối diện với Uông Vân Giang, anh chỉ thấy ghê tởm, như phải đứng cạnh một thùng rác dưới trời hè oi ả.
Ánh mắt anh nhìn ông ta lạnh buốt, như sương giá. Khi ánh mắt hai người chạm nhau, Uông Vân Giang khựng lại, rồi lập tức quay đi, cúi đầu né tránh.
Anh cười lạnh trong lòng.
Người đàn ông này, trước giờ chỉ giỏi bề ngoài, bên trong thì rỗng tuếch. Một kẻ hèn nhát, ngoài mạnh trong yếu.
Món ăn lần lượt được bày lên bàn.
Uông Tễ nhìn qua một lượt. Bầu không khí trong căn phòng nhỏ càng lúc càng ngột ngạt. Trong lòng anh, bao cảm xúc từ phẫn nộ, khinh bỉ đến mệt mỏi đan xen, như một mớ hỗn độn không thể gỡ. Nhưng rồi, đột nhiên, một ý nghĩ lóe lên trong đầu anh.
Giờ này Phù Tô đang làm gì nhỉ?
Ý nghĩ ấy như một dòng nước mát lành giữa cái nóng oi ả, làm dịu lại cơn giận trong lòng anh. Căn phòng này, những con người này, những lời trách cứ và sự dối trá – tất cả dường như chẳng còn liên quan gì đến anh nữa. Tâm trí anh đã rời khỏi đây, trở về với ngọn núi xanh mướt và bầu không khí tự do, nơi thuộc về anh.
Đường Như lên tiếng, phá vỡ dòng suy nghĩ của anh.
Bà nhẹ nhàng múc cho anh một bát canh, đặt trước mặt, giọng điềm đạm: “ Tễ à, mẹ không cố ý giấu con chuyện này. Chúng ta chỉ muốn tìm cơ hội để hỏi rõ ràng thôi. Dù gì, con cũng hơn ba mươi rồi, nghỉ việc không phải chuyện nhỏ. Sao có thể tùy tiện như vậy được?”
Uông Vân Giang đập mạnh xuống bàn, bát đũa rung lên leng keng. Giọng ông ta đầy giận dữ, lại pha lẫn sự thất thố: “Mày từ chức tại sao không báo trước? Lặng lẽ về quê, mày không biết xấu hổ, nhưng tao còn cần mặt mũi chứ!”
Lời lẽ như thế dường như đã tích tụ từ lâu, nay mới tìm được cớ bộc phát. Trước đó, ông chỉ nghe từ Đường Như về việc Uông Tễ từ chức và trở về quê, lòng đã đầy hoang mang xen lẫn phẫn nộ. Hai người họ qua điện thoại chỉ trút giận lên nhau, không ai dám một mình đối diện với Uông Tễ. Nhưng giờ, khi cùng nhau đến đây, họ bỗng nhiên hùng hổ, đúng lý hợp tình, như thể nắm chắc quyền uy trong tay.
Uông Tễ ngẩng đầu, khóe miệng nhếch lên một nụ cười lạnh.
“Muốn mặt mũi?” Anh nhấn mạnh từng chữ, giọng nói châm chọc. “Qua hơn nửa đời người, bây giờ mới nhớ tới muốn mặt mũi.”
Lời anh như một cái tát. Uông Vân Giang bật dậy, tức giận đến mức không kiềm chế được, quăng đôi đũa xuống bàn, chỉ thẳng vào anh mà mắng: “Tao là ba mày! Mày dám nói chuyện với tao như vậy hả?!”
Uông Tễ vẫn ngồi yên, ánh mắt anh như băng giá, không chút gợn sóng.
Đường Như vội vàng giữ lấy Uông Vân Giang, trong khi ông vẫn không ngừng hổn hển và mắng nhiếc. Bà nhìn cảnh này, trong lòng vừa có chút bất lực, nhưng cũng le lói một niềm vui ngầm. Những lời mà bà không tiện nói, giờ lại được người khác thốt ra thay.
Bà lên tiếng, giả vờ hòa giải: “Ai nha, đừng nóng giận, hôm nay dù gì cũng là sinh nhật của thằng Tễ. Đừng có la nó như vậy. Chúng ta ngồi xuống, nói chuyện rõ ràng mới là đứng đắn.”
Nhưng Uông Vân Giang không phải người dễ kiềm chế. Nghe vậy, ông ta càng gào to hơn, giọng át cả những nỗ lực nhỏ nhoi của Đường Như.
“Sinh nhật cái đéo gì! Nó phải nghĩ rõ ràng, không có tao, nó có thể có ngày hôm nay không? Không có tao, nó làm sao ngồi ở đây được?!”
–
Chính vào giữa mùa hè năm nào đó, Uông Vân Giang vừa trải qua một mùa thi đại học lần nữa trong vai trò cán bộ địa phương. Đây là thời điểm mà ông ta thường được tâng bốc nhiều nhất. Khi kết quả thi được công bố, nhiều gia đình vui mừng, nhiều gia đình thất vọng, nhưng luôn có người nhắc đến Uông Vân Giang và “đứa con giỏi giang” của ông.
Năm ấy, khi Uông Tễ thi đỗ đại học hàng đầu, ngành học danh giá nhất, tên anh được in trên bảng vàng vinh danh của trường. Giấy báo nhập học đẹp đẽ ấy được đóng khung, treo suốt hai tháng liền. Sau đó, anh bảo vệ nghiên cứu sinh, tốt nghiệp loại ưu và vào làm ở một doanh nghiệp lớn tại Thượng Hải. Tuổi trẻ mà đã có mức lương năm trăm vạn.
Những câu chuyện như vậy giúp Uông Vân Giang hãnh diện không thôi. Đồng nghiệp và hàng xóm mỗi khi nhắc đến con ông đều trầm trồ, khen ngợi. Uông Vân Giang sống trong hào quang của con trai, tự mãn như thể chính mình đạt được những thành tựu đó.
Vậy nên, khi nghe tin Uông Tễ từ chức, quay về quê sống, ông không chỉ tức giận mà còn hoảng loạn.
Ở cái huyện thành nhỏ bé này, tin tức lan truyền nhanh hơn bất cứ nơi nào. Uông Vân Giang biết, một khi mọi người biết chuyện, ông sẽ không thể chịu nổi những lời xì xào sau lưng. Ai đó chắc chắn sẽ nói:
“Con trai Uông Vân Giang đó, không phải ông ấy luôn tự hào sao? Sao bây giờ lại thất bại đến mức phải về quê rồi?”
Với ông, điều này là không thể chấp nhận.
Ngoài ra, điều khiến ông càng hoang mang hơn là tiền. Từ chức đồng nghĩa với mất đi nguồn thu nhập lớn. Uông Tễ sẽ lấy tiền đâu mà sống? Và quan trọng hơn, lấy tiền đâu để phụng dưỡng cha mẹ?
Về phần Đường Như, dù bà và Uông Vân Giang đã nhiều năm không còn tình cảm, nhưng vào lúc này, họ lại có cùng một toan tính.
Trong mắt họ, Uông Tễ không chỉ là một đứa con. Anh là tấm vé danh dự, là “vốn liếng” lớn nhất trong cuộc đời cằn cỗi của họ.
Ngay từ khi anh 17 tuổi, đỗ vào trường đại học danh tiếng, Uông Tễ đã trở thành niềm tự hào của cả gia đình. Những bước tiến vượt bậc của anh – từ học vấn đến sự nghiệp – không chỉ là ánh sáng chiếu rọi cuộc đời anh, mà còn chiếu đến cả họ.
Sự xuất sắc của anh giúp họ có thể ngẩng cao đầu trong các mối quan hệ xã hội, là lý do để họ tự tin, kiêu hãnh.
Dù giữa họ không còn tình thân, nhưng điều đó không quan trọng. Bởi ở cái thị trấn nhỏ này, thiên hạ luôn mặc định rằng “cha mẹ nuôi dưỡng con cái, con cái phải báo hiếu cha mẹ.”
Trong mắt họ, Uông Tễ chính là bảo chứng cuối cùng cho tương lai, là niềm kiêu hãnh duy nhất của cả hai người. Những vinh quang anh đạt được đều như ánh vàng lấp lánh, còn họ chỉ muốn giữ thật chặt để không ai lấy mất.
Uông Tễ ngồi lặng lẽ, ánh mắt lạnh lùng nhìn hai người trước mặt – một đôi đã từng là vợ chồng nhưng giờ lại vì lợi ích chung mà bất chấp. Những lời họ nói, bề ngoài là quan tâm, nhưng trong thâm tâm, anh hiểu rõ tất cả đều chỉ nhằm bảo vệ chính họ, bảo vệ những lợi ích mà anh từng đem lại.
“Mày khi nào thì quay lại Thượng Hải?” Uông Vân Giang đặt mạnh ly trà xuống bàn, nước trong ly sánh ra một ít, ông tiếp tục gay gắt. “Công việc có thể tìm lại, mày là nghiên cứu sinh, chẳng lẽ còn sợ không tìm được việc sao?”
Lời vừa dứt, Đường Như đã nhanh chóng chen vào, giọng bà dịu dàng hơn nhưng sắc bén không kém: “Đúng đó, Tễ à. Với trình độ của con, công việc tốt ở đâu chẳng có. Mới 30 tuổi đã từ chức về quê, làm vậy có đáng không? Con nghĩ thử xem, cái thằng họ Uông kia chẳng phải nói con đã định ở nhà không làm gì sao? Lời đó mà lan truyền, người ta sẽ cười vào mặt con. Bạn bè, đồng nghiệp từ nhỏ đến lớn mà biết được con quay về quê vì thất bại ở Thượng Hải, con thật sự có thể chịu được điều tiếng đó sao?”
Uông Vân Giang tiếp lời, vẻ mặt đầy giận dữ: “Đúng vậy! Người sống nhờ mặt, cây sống nhờ vỏ. Mày không biết xấu hổ, nhưng họ Uông tụi tao còn cần giữ mặt mũi!”
Lời lẽ của họ như một màn kịch dàn dựng, phối hợp nhịp nhàng, kẻ đấm người xoa. Đường Như nhẹ nhàng hơn, giọng điệu giống như đang khuyên nhủ: “Tễ à, con đừng nghĩ ba má nói chuyện khó nghe, lời thật thường mất lòng. Ba má dù sao cũng không hại con, lời chúng ta là vì muốn tốt cho con. Chứ những người khác, họ chỉ nói điều dễ nghe để nịnh nọt, giống như thằng nhóc Uông kia. Ngoài miệng nó bảo con mệt mỏi cần nghỉ ngơi, nhưng nó thì sao? Ngày ngày bận rộn trong nhà hàng, chỉ chực mong con không bằng nó. Nó không phải vì tốt cho con, mà là ghen ghét con!”
Bà dừng lại, ánh mắt lấp lóe toan tính: “Thượng Hải, Tễ à, đó là Thượng Hải. Ai không muốn sống ở đó?”
Uông Tễ nhìn hai con người trước mặt, một người xướng, một người hoạ, phối hợp ăn ý như thể đã tập luyện nhiều lần. Họ nói ra những lời “đầy đạo lý,” nhưng từng câu, từng chữ đều chỉ hướng về lợi ích của chính mình.
Trong mắt họ, Thượng Hải không chỉ là một thành phố mà là biểu tượng của thành công, của mặt mũi. Từ chức, trở về quê đối với họ không phải là sự lựa chọn của anh, mà là sự sỉ nhục đối với những gì họ tự hào bấy lâu nay.
Uông Vân Giang nghĩ đến thể diện của mình trước đồng nghiệp, nghĩ đến việc bị bàn tán rằng con trai ông thất bại, không thể trụ lại Thượng Hải.
Đường Như thì nghĩ đến tương lai. Từ khi bước vào cuộc hôn nhân thứ hai, bà luôn tự hào vì có một người con trai tài giỏi, làm chỗ dựa tinh thần cho bà trong nhà chồng. Giờ đây, nếu Uông Tễ không còn làm việc ở Thượng Hải, không còn là “người con trai kiếm trăm vạn” bà sẽ mất đi lý do để tự tin, mất đi lợi thế trong gia đình mới.
Cả hai người đều đang toan tính, không vì anh, mà vì chính họ.
Họ nhìn nhau, một ánh mắt thỏa hiệp. Phải thống nhất mặt trận. Đây không còn là việc của riêng ai mà là vấn đề chung, ảnh hưởng đến lợi ích của cả hai.
Uông Tễ ngồi đó, không nói gì. Ánh mắt anh lướt qua hai gương mặt đầy tham vọng, thấy rõ sự ngụy trang vụng về. Họ muốn anh quay lại Thượng Hải không phải để anh sống tốt, mà để tiếp tục lợi dụng ánh hào quang của anh mà sống nốt phần đời còn lại.
Bọn họ muốn ăn thịt mình, muốn uống máu mình, anh nghĩ thầm, khóe môi nhếch lên một nụ cười lạnh.
Trong mắt họ, anh không phải là một con người, mà là một cỗ máy, một con gà đẻ trứng vàng. Khi trứng vàng ngừng rơi, họ liền lo lắng, hoảng hốt, tìm mọi cách ép anh tiếp tục vận hành.
Những lời “quan tâm” kia, từng chữ đều thấm đẫm sự ích kỷ. Họ chỉ muốn bảo vệ danh dự của mình, bảo vệ những gì họ có được từ anh.
Nhưng Uông Tễ không còn cảm thấy đau khổ hay tức giận nữa. Lòng anh giờ đây, chỉ có sự lạnh nhạt và một chút khinh miệt.
Hiện tại đã thay đổi tài khoản ACB, anh em vui lòng không ck vào tk cũ nữa để tránh mất tiền oan nha!!
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook