Trẻ Và Vụng Về
-
Chương 90: Đừng nói không với cơ hội được thất bại trong đời
Làm thế nào để trở thành người có những câu chuyện thật hay để kể khi về già?
Bạn biết không, chẳng phải ai trên đời này cũng có cơ hội được thất bại.
Bạn hiền hãy thử nói chuyện với một người thất bại nhiều, vấp ngã nhiều, sẽ nhận thấy họ không đánh giá người khác trước bất kỳ hoàn cảnh nào. Vì đơn giản họ hiểu. Đầu tiên là đừng nói không với cơ hội khi nó đến, vì cuộc đời này rất ngắn. Nếu cứ đong đếm rồi sợ hãi với thất bại thì sẽ không bao giờ "được" thất bại cả. Ai trên đời này không có sẹo, là người đó không dám sống.
Hôm trước, mình có nói chuyện với đám bạn thân của mình, tất cả đều hỏi sao muốn ôm đồm nhiều dự định như thế, muốn làm nhiều thứ như thế... "Lỡ thất bại thì sao? Bao nhiêu tiền hay công sức là đủ, là xứng đáng cho một thất bại?" Thật lòng thì chẳng ai trên đời này thích thất bại, ai cũng sợ thất bại, chẳng ai muốn mình thất bại. Mình còn sợ cái đó hơn người khác, vì đơn giản là khi đã muốn tất cả bạn bè người thân tin tưởng, thì chỉ một bước sảy chân, không chỉ là mình ngã, mà còn mang họa cho bao nheieeuu người khác. Trách nhiệm trên vai càng lớn, thì con người ta lại càng không có quyền được thất bại nữa.
Vì thế, khi còn trẻ, khi vẫn còn một mình, khi chưa có một cái gì trong tay, thì đừng nói không với cơ hội "được" thất bại. Không ai trên đời này dạy mình tất cả những vốn sống, kinh nghiệm, học thức được cả. Cho dù có dạy được thì nếu không tự sống với nó, cũng không tiếp thu mà phát triển được. Thế cho nên trước bất kỳ sóng gió nào ập đến, hãy tập suy nghĩ một câu hỏi đơn giản như sau:
"Điều khủng khiếp nhất có thể xảy ra là gì?"
Con người vốn chỉ sợ thứ mình không biết. Biết rồi thì thường không thấy sợ nữa. Cùng lắm là vào viện vài tháng, khóc lóc vài năm hay phá sản chứ gì? Lúc ấy, hãy đứng lên, và làm lại. Chỉ cần có cơ hội thì còn làm lại được. Hãy thử nghĩ xem nếu liều hơn một chút, mạnh dạn hơn một chút, cứng hơn một chút, thì điều khủng khiếp nhất mình có thể phải đánh đổi hay mất đi là gì? Nghĩ thông suốt rồi sẽ không thấy sợ nữa. Người càng không có gì, nhất là những người trẻ tuổi, thực tế mà nói là không có gì để mà mất hết. Nếu đã không có một cái gì thì chẳng có lẽ lại sợ... mất mặt? Chẳng nên để những thứ trìu tượng và mơ hồ như làm vật cản đường cho sự thăng tiến của mình mới phải.
Cho phép bản thân mình dám sống, dám chấp nhận thử thách và đặc biệt là cơ hội được thất bại, là một điều lý tưởng trên đời. Có những người sẽ sống cả cuộc đời này trong sự hoàn mỹ, không dám chấp nhận rủi ro, trên thân và trong tim không có lấy một vết sẹo, lúc gặp người mới cũng không có chuyện gì để kể. Thật sự thì, câu chuyện về việc ai đó đã dám sống, dám khoe những vết sẹo do liều lĩnh và dũng cảm sẽ luôn hay hơn câu chuyện của một người hôm nay đã nằm điều hòa mát như thế nào, ăn cái gì ngon ra làm sao...
Bạn hiền chọn làm con người như thế nào là quyền ở bạn. Nên biết rằng mỗi ngày trôi qua là một khoảnh khắc cuộc đời lại ngắn lại. Ngã hay không ngã, thành công hay thất bại, thì cũng phải cho nó một cái cơ hội chứ không thể đợi trong sợ hãi cả đời được, phải không?
Bạn biết không, chẳng phải ai trên đời này cũng có cơ hội được thất bại.
Bạn hiền hãy thử nói chuyện với một người thất bại nhiều, vấp ngã nhiều, sẽ nhận thấy họ không đánh giá người khác trước bất kỳ hoàn cảnh nào. Vì đơn giản họ hiểu. Đầu tiên là đừng nói không với cơ hội khi nó đến, vì cuộc đời này rất ngắn. Nếu cứ đong đếm rồi sợ hãi với thất bại thì sẽ không bao giờ "được" thất bại cả. Ai trên đời này không có sẹo, là người đó không dám sống.
Hôm trước, mình có nói chuyện với đám bạn thân của mình, tất cả đều hỏi sao muốn ôm đồm nhiều dự định như thế, muốn làm nhiều thứ như thế... "Lỡ thất bại thì sao? Bao nhiêu tiền hay công sức là đủ, là xứng đáng cho một thất bại?" Thật lòng thì chẳng ai trên đời này thích thất bại, ai cũng sợ thất bại, chẳng ai muốn mình thất bại. Mình còn sợ cái đó hơn người khác, vì đơn giản là khi đã muốn tất cả bạn bè người thân tin tưởng, thì chỉ một bước sảy chân, không chỉ là mình ngã, mà còn mang họa cho bao nheieeuu người khác. Trách nhiệm trên vai càng lớn, thì con người ta lại càng không có quyền được thất bại nữa.
Vì thế, khi còn trẻ, khi vẫn còn một mình, khi chưa có một cái gì trong tay, thì đừng nói không với cơ hội "được" thất bại. Không ai trên đời này dạy mình tất cả những vốn sống, kinh nghiệm, học thức được cả. Cho dù có dạy được thì nếu không tự sống với nó, cũng không tiếp thu mà phát triển được. Thế cho nên trước bất kỳ sóng gió nào ập đến, hãy tập suy nghĩ một câu hỏi đơn giản như sau:
"Điều khủng khiếp nhất có thể xảy ra là gì?"
Con người vốn chỉ sợ thứ mình không biết. Biết rồi thì thường không thấy sợ nữa. Cùng lắm là vào viện vài tháng, khóc lóc vài năm hay phá sản chứ gì? Lúc ấy, hãy đứng lên, và làm lại. Chỉ cần có cơ hội thì còn làm lại được. Hãy thử nghĩ xem nếu liều hơn một chút, mạnh dạn hơn một chút, cứng hơn một chút, thì điều khủng khiếp nhất mình có thể phải đánh đổi hay mất đi là gì? Nghĩ thông suốt rồi sẽ không thấy sợ nữa. Người càng không có gì, nhất là những người trẻ tuổi, thực tế mà nói là không có gì để mà mất hết. Nếu đã không có một cái gì thì chẳng có lẽ lại sợ... mất mặt? Chẳng nên để những thứ trìu tượng và mơ hồ như làm vật cản đường cho sự thăng tiến của mình mới phải.
Cho phép bản thân mình dám sống, dám chấp nhận thử thách và đặc biệt là cơ hội được thất bại, là một điều lý tưởng trên đời. Có những người sẽ sống cả cuộc đời này trong sự hoàn mỹ, không dám chấp nhận rủi ro, trên thân và trong tim không có lấy một vết sẹo, lúc gặp người mới cũng không có chuyện gì để kể. Thật sự thì, câu chuyện về việc ai đó đã dám sống, dám khoe những vết sẹo do liều lĩnh và dũng cảm sẽ luôn hay hơn câu chuyện của một người hôm nay đã nằm điều hòa mát như thế nào, ăn cái gì ngon ra làm sao...
Bạn hiền chọn làm con người như thế nào là quyền ở bạn. Nên biết rằng mỗi ngày trôi qua là một khoảnh khắc cuộc đời lại ngắn lại. Ngã hay không ngã, thành công hay thất bại, thì cũng phải cho nó một cái cơ hội chứ không thể đợi trong sợ hãi cả đời được, phải không?
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook