Tôi Thấy Ánh Dương Trong Đêm Tối
-
Chương 52: Bà xã tặng đó
Điều thứ ba trong di chúc ông nội vừa đọc dứt, tức khắc bịt kín họng những người có mặt.
Ai nấy không dám thở mạnh, lòng thầm cân nhắc vấn đề này.
Nếu nói không có ai mang lòng thèm thuồng căn nhà hơn 1000 mét vuông là chuyện xạo sự vô lý, một núi tài sản khủng nhường đó không giao hết cho mình thì ai cũng ý kiến ý cò, chứ đừng nói toàn bộ đống ấy để hết cho một đứa ất ơ chẳng có máu mủ ruột rà với ông.
Đủ hiểu trong lòng họ phát điên tới mức nào, đặc biệt hết sức khó hiểu với lựa chọn này của ông cụ, thiệt tình bị ma dụ quỷ ám hệt như Hứa Dịch Dương.
Nhưng vấn đề tài sản liên quan đến lợi ích cả gia tộc, tuyệt đối không thể dứt điểm trong một sớm một chiều, không thể ra quyết định ngay lúc này, phải suy tính lâu dài hơn.
Nếu ai đó bất mãn với di chúc, muốn thưa kiện thì không tính khởi tố, chia lại tài sản đòi hỏi đa số người ủng hộ mới có tính khả thi, bằng không một người đấu tố thật vô ích.
Nhưng cả nhà chừng đó người, kêu tất cả họ đoàn kết đứng cùng chiến tuyến đâm đơn kiện, e khó lắm. Tình hình tài chính chênh lệch, tình huống mỗi hộ khác nhau, ý tưởng cũng bất đồng.
Hẳn có kha khá người mang tâm tư ngư ông đắc lợi, rung đùi chờ có kẻ phản đối di chúc, để rồi thắng kiện bọn họ chia tiền, ai thua thì kẻ ấy bị đoạt quyền thừa kế, họ có thể ẵm thêm một khoản.
Cho nên nhất thời không ai dám ho he, sợ nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì.
Sau khi cân đo đong đếm suy tính thiệt hơn, ai cũng không khỏi nhịn lòng cảm thán ông cụ rõ khôn khéo, mệt ông nghĩ ra được cái di chúc ngay ở những ngày cuối cuộc đời, thật sự không nể không được.
Ông cụ gom tất cả mọi người lại đây, dúi vào tay họ cái di chúc mà theo ông là biện pháp tốt nhất, ổn thỏa nhất, bắt họ câm miệng và thừa nhận nó.
Không hổ là ông cụ, tính kế hết đám con cháu.
……
Luật sư tiếp tục nói: “Nếu không có ai phản đối, vậy phiền tới đây ký tên.”
“Ký cái gì?” Ai đó hỏi.
“Ai tán thành phân chia theo di chúc thì ký tên bên này. Nếu không đồng ý thì đồng nghĩa từ bỏ, ký bên đây. Dĩ nhiên đây cũng là yêu cầu từ ông Hứa.”
Trong lúc nhất thời không ai hó hé rục rịch.
Luật sư tiếp tục: “Anh chị nên nhanh chóng để sớm vào giai đoạn thủ tục, để chúng tôi hợp thức hoá các bước phân chia di chúc kế tiếp.”
Bà con cô bác bấm bụng chửi tục, ông cụ không cho ai cơ hội xoay sở, bắt họ lựa chọn thừa nhận hay buông bỏ ngay tại chỗ đây mà.
“Ai ký tên trước đây ạ?”
Hứa Dịch Dương không nói hai lời, trực tiếp bước tới đặt bút.
Anh ký tên chẳng ai ngoài ý muốn, dù sao tiền vợ cậu ta chả tương đương tiền của cậu ta ư?
Theo sau anh, Diệp Thải Quỳ cũng tiến lên ký tên.
Tự dưng trêи trời rớt xuống một núi của cải kếch xù nhưng Diệp Thải Quỳ không thấy khó chống gượng, tệ cách mấy cũng chịu được, tốt tới đâu cũng nuốt nổi.
Họ hàng dòm lén về phía ba mẹ và em trai Hứa Dịch Dương, coi họ tính sao, nhưng cả nhà không ai nhích ʍôиɠ.
Phụ huynh em út người ta còn chưa động đậy, bọn họ mắc chi phải gấp?
Không ai tưởng tượng được là, cậu Triết Phó tổng tự dắt vợ mình tiến lên, dứt khoát ký vào bên công nhận di chúc một cách lưu loát.
Con trai đã đi đầu, vợ chồng bác Hai hiển nhiên theo cùng, cô dượng thân thiết với Hứa Dịch Dương cũng nối gót, áng chừng không để tâm hành động của cha mẹ anh.
Có người mở hàng thì phía sau trót lọt, bà con cô bác đành nhận mệnh bước lên ký tên, kể cả cha mẹ Hứa, chuyện đã rồi hết đường chuyển biến.
Việc đã đến nước này, tất cả mọi người chấp nhận kết quả, chỉ biết phán Diệp Thải Quỳ rõ ghê gớm, sau khi tới nhà họ cứ im ỉm, nhìn như chưa làm gì thế mà thu phục được những nhân vật cốt cán nhất.
Đợi xử lý di chúc xong, người họ Hứa lục tục rời văn phòng luật, nơi này chỉ có hai cái thang máy, họ hàng chia thành tụm năm tụm ba tán gẫu đôi ba câu.
Đôi Hứa – Diệp đứng ngoài lề theo thường lệ.
“Hai bữa nữa Tết rồi, Giao Thừa có về ăn cơm không?” Ba Hứa bất ngờ hỏi.
Cả hai ngơ ngẩn, câu này đang hỏi họ à?
Hứa Dịch Dương im lặng nhìn Diệp Thải Quỳ, nhướng mày.
Diệp Thải Quỳ giờ mới nhớ trước đó hai người đã giao kèo, sau này để cô ra mặt đối đáp người nhà, Hứa Dịch Dương phụ trách hùa theo.
Đối mặt với sự chuyển biến thái độ của ba Hứa, Diệp Thải Quỳ không thấy lạ mấy, người thực tế cả, cha mẹ anh đâu phải người đần độn.
Vì thế Diệp Thải Quỳ cười tươi tắn đối đáp: “Dĩ nhiên về ạ, tết nhất phải một nhà đoàn viên chứ ạ.”
Suy nghĩ của Diệp Thải Quỳ khác Hứa Dịch Dương, cô biết người sống ở đời khó tránh khỏi việc đối nhân xử thế, nếu đã không né được chuyện giao tiếp thì phải tìm cách hoà hợp. Hoạ hoằn lắm đụng trúng người phải “đuổi cùng giết tận”, còn lại, cần chừa ba phần mặt mũi để ngày sau dễ chung đụng.
Hứa Dịch Dương đã hứa nghe theo Thải Thải hết, dù miễn cưỡng nhưng vẫn căng mặt gật đầu, gượng gạo cong khóe miệng.
Diệp Thải Quỳ ngó cái dáng này, tự nhủ về phải nhắc anh, điệu gật gù mỉm cười bớt giả trân tí.
“Vậy được.” Hứa Vân Thiên nghiêm túc giao phó: “Đêm 30 ba mẹ chờ mấy đứa về nhà ăn cơm.”
“Dạ vâng.”
Thang máy tới, vì nhiều người nên chia từng tốp đi vào.
Diệp Thải Quỳ và Hứa Dịch Dương tất nhiên nhường ba mẹ, em trai vào trước.
“Tạm biệt.” Mẹ Hứa Dịch Dương mỉm cười với Diệp Thải Quỳ.
Ba Hứa cũng gật đầu với cô.
Hứa Diệu Dương hiếm khi thành thật, lễ phép chào Diệp Thải Quỳ: “Chị dâu tạm biệt.”
Hứa Dịch Dương khẽ chau mày, chưa thích ứng nỗi thái độ đột nhiên xoay vòng của người nhà với Diệp Thải Quỳ, song lòng Diệp Thải Quỳ sáng như gương.
Trêи mặt cô là nụ cười mỉm chi hoàn mỹ, tự biết mình đã hoàn toàn được chấp nhận.
“Tạm biệt ba mẹ, em trai, đi đường cẩn thận ạ.” Cô nói.
Thang máy khép cửa, Hứa Dịch Dương xoay sang Diệp Thải Quỳ, thì thầm thắc mắc: “Sao tự dưng em đổi giọng gọi ba mẹ?”
Khóe miệng Diệp Thải Quỳ cong cong: “Bởi vì đúng thời điểm sửa miệng.”
Lát sau, thang máy chạy lên, Diệp Thải Quỳ cùng vài vị lớn tuổi trong nhà đi vào, bao gồm nhà bác Cả, bác Hai và gia đình cô dượng.
Người lớn bọn họ đang thương lượng cúng thất đầu cho ông và sắp xếp cúng kiếng mùng một, vào thang máy lại thảo luận tiếp lễ tết sau này tổ chức ra sao.
Nào là người một nhà giúp nhau, có lợi cùng hưởng, mặc dù ông cụ đi rồi cũng phải kế thừa di nguyện, làm phát đạt rạng rỡ tổ tông họ Hứa.
Diệp Thải Quỳ và Hứa Dịch Dương đứng tận trong cùng, im lặng lắng nghe, không chen lời.
Từ trước đến nay, Hứa Dịch Dương không để tâm đến những chuyện này, dù sao anh vẫn luôn là người đứng rìa gia đình.
Trái lại Diệp Thải Quỳ khá hứng thú với những việc này, dù sao cũng chưa từng tham dự vào chuyện đại gia tộc, khá tò mò cách chung sống của họ, nhưng người lớn nói chuyện, cô không tiện xen mồm.
“Cháu Diệp, cháu thấy sao?” Bác Cả bất chợt hỏi Diệp Thải Quỳ.
Diệp Thải Quỳ chưa hết ngạc nhiên còn Hứa Dịch Dương đã sửng sốt.
Tất cả họ dồn mắt về phía Diệp Thải Quỳ.
Diệp Thải Quỳ lập tức trấn tỉnh: “Những việc này chú bác quyết định là được ạ, cháu và Dịch Dương không có ý kiến, bọn cháu chắc chắn sẽ có mặt đúng giờ, mai này nhà mình có gì cần hỗ trợ, tụi cháu sẽ không nề hà, đều là người một nhà cả.”
Vì thế bọn họ lại châu đầu bàn bạc tiếp, thang máy dừng mà còn vừa nói vừa đi về hướng bãi đỗ xe, thỉnh thoảng ngoái sang Diệp Thải Quỳ, tham khảo ý kiến cô.
Diệp Thải Quỳ tự nhiên tham gia vào cuộc thảo luận, không hề nói lời thừa thãi hay thiếu phù hợp.
……
Tới thời điểm này, Diệp Thải Quỳ có đôi phần thông thấu kiểu quan hệ gia đình.
Lúc này cô mới phát giác, mối quan hệ trong nhà và mối quan hệ giữa các cá nhân nơi làm việc có đôi phần tương tự. Trong đó đạo lý đơn giản nhất chính là, một người chỉ khi đạt được địa vị kinh tế, có năng lực tự cường, có quyền lợi, có thực lực mới có quyền phát ngôn, người khác mới có thể tôn trọng tiếng nói của bạn.
Bạn có lòng tự tôn to tới đâu thì tuỳ bạn. Nhưng nếu không muốn bị chèn ép, muốn được kính nể, hô hào khẩu hiệu tự do cho tâm hồn thật đúng là vô dụng.
Không ai sẽ kính trọng vì bạn vô tâm trước danh lợi, lòng dạ đủ đầy, bạn yếu đuối thì bị hà hϊế͙p͙, mạnh mẽ thì được nể nang.
Vạn vật trêи đời khó lường, nhưng không thoát khỏi những nguyên tắc gốc rễ. Trong thế giới tôn vinh sự ưu việt, để sống hoà hợp với nó, bạn thật sự không thể chểnh mảng từng phút từng giây, không thể ngừng bước tiến của mình.
……
Bà con họ hàng đứng ở bãi đậu, chờ tài xế nhận xe.
Thuận tiện trò chuyện xem ai tiện đường đưa ai, dù sao cũng có nhà không có xe.
Đang nói, Hứa Dịch Dương lái xe ra tới.
Bởi đã được mớm trước mấy hôm, dù ai cũng khá mù mờ thân phận Diệp Thải Quỳ nhưng đều có cái nhìn ước chừng, phỏng đoán đại khái, dầu sao đâu có ai khờ khạo.
Thế nên thời điểm dòm thấy Hứa Dịch Dương lái chiếc Ferrari ra, tuy họ hơi giật mình nhưng không đến mức sốc điếng người, dễ dàng tiếp nhận sự thật.
Lứa trẻ trong nhà thì chưa tu tới độ chín muồi, phấn khích hú hét: “Anh Dương, đây là Ferrari sao?”
“Ừa.”
Hứa Dịch Dương trả lời rất bình lặng, nhưng Diệp Thải Quỳ thấy được khóe miệng anh nhếch lên khe khẽ, trông hết sức đắc ý.
“Đờ mờ, trâu bò vãi! Xe lấy đâu ra vậy anh?” Em họ Hứa Dịch Dương hỏi.
Hứa Dịch Dương giữ nguyên khuôn mặt trơ trơ, âm điệu nhàn nhạt: “Chị dâu cậu đưa anh.”
……
Diệp Thải Quỳ câm nín, nhìn thoáng qua điệu bộ cực kì vừa lòng thoả ý khó giấu kia, phát hiện lòng hư vinh của tên nhóc này khá mạnh, có thế đã chảnh rồi?
Ai nấy không dám thở mạnh, lòng thầm cân nhắc vấn đề này.
Nếu nói không có ai mang lòng thèm thuồng căn nhà hơn 1000 mét vuông là chuyện xạo sự vô lý, một núi tài sản khủng nhường đó không giao hết cho mình thì ai cũng ý kiến ý cò, chứ đừng nói toàn bộ đống ấy để hết cho một đứa ất ơ chẳng có máu mủ ruột rà với ông.
Đủ hiểu trong lòng họ phát điên tới mức nào, đặc biệt hết sức khó hiểu với lựa chọn này của ông cụ, thiệt tình bị ma dụ quỷ ám hệt như Hứa Dịch Dương.
Nhưng vấn đề tài sản liên quan đến lợi ích cả gia tộc, tuyệt đối không thể dứt điểm trong một sớm một chiều, không thể ra quyết định ngay lúc này, phải suy tính lâu dài hơn.
Nếu ai đó bất mãn với di chúc, muốn thưa kiện thì không tính khởi tố, chia lại tài sản đòi hỏi đa số người ủng hộ mới có tính khả thi, bằng không một người đấu tố thật vô ích.
Nhưng cả nhà chừng đó người, kêu tất cả họ đoàn kết đứng cùng chiến tuyến đâm đơn kiện, e khó lắm. Tình hình tài chính chênh lệch, tình huống mỗi hộ khác nhau, ý tưởng cũng bất đồng.
Hẳn có kha khá người mang tâm tư ngư ông đắc lợi, rung đùi chờ có kẻ phản đối di chúc, để rồi thắng kiện bọn họ chia tiền, ai thua thì kẻ ấy bị đoạt quyền thừa kế, họ có thể ẵm thêm một khoản.
Cho nên nhất thời không ai dám ho he, sợ nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì.
Sau khi cân đo đong đếm suy tính thiệt hơn, ai cũng không khỏi nhịn lòng cảm thán ông cụ rõ khôn khéo, mệt ông nghĩ ra được cái di chúc ngay ở những ngày cuối cuộc đời, thật sự không nể không được.
Ông cụ gom tất cả mọi người lại đây, dúi vào tay họ cái di chúc mà theo ông là biện pháp tốt nhất, ổn thỏa nhất, bắt họ câm miệng và thừa nhận nó.
Không hổ là ông cụ, tính kế hết đám con cháu.
……
Luật sư tiếp tục nói: “Nếu không có ai phản đối, vậy phiền tới đây ký tên.”
“Ký cái gì?” Ai đó hỏi.
“Ai tán thành phân chia theo di chúc thì ký tên bên này. Nếu không đồng ý thì đồng nghĩa từ bỏ, ký bên đây. Dĩ nhiên đây cũng là yêu cầu từ ông Hứa.”
Trong lúc nhất thời không ai hó hé rục rịch.
Luật sư tiếp tục: “Anh chị nên nhanh chóng để sớm vào giai đoạn thủ tục, để chúng tôi hợp thức hoá các bước phân chia di chúc kế tiếp.”
Bà con cô bác bấm bụng chửi tục, ông cụ không cho ai cơ hội xoay sở, bắt họ lựa chọn thừa nhận hay buông bỏ ngay tại chỗ đây mà.
“Ai ký tên trước đây ạ?”
Hứa Dịch Dương không nói hai lời, trực tiếp bước tới đặt bút.
Anh ký tên chẳng ai ngoài ý muốn, dù sao tiền vợ cậu ta chả tương đương tiền của cậu ta ư?
Theo sau anh, Diệp Thải Quỳ cũng tiến lên ký tên.
Tự dưng trêи trời rớt xuống một núi của cải kếch xù nhưng Diệp Thải Quỳ không thấy khó chống gượng, tệ cách mấy cũng chịu được, tốt tới đâu cũng nuốt nổi.
Họ hàng dòm lén về phía ba mẹ và em trai Hứa Dịch Dương, coi họ tính sao, nhưng cả nhà không ai nhích ʍôиɠ.
Phụ huynh em út người ta còn chưa động đậy, bọn họ mắc chi phải gấp?
Không ai tưởng tượng được là, cậu Triết Phó tổng tự dắt vợ mình tiến lên, dứt khoát ký vào bên công nhận di chúc một cách lưu loát.
Con trai đã đi đầu, vợ chồng bác Hai hiển nhiên theo cùng, cô dượng thân thiết với Hứa Dịch Dương cũng nối gót, áng chừng không để tâm hành động của cha mẹ anh.
Có người mở hàng thì phía sau trót lọt, bà con cô bác đành nhận mệnh bước lên ký tên, kể cả cha mẹ Hứa, chuyện đã rồi hết đường chuyển biến.
Việc đã đến nước này, tất cả mọi người chấp nhận kết quả, chỉ biết phán Diệp Thải Quỳ rõ ghê gớm, sau khi tới nhà họ cứ im ỉm, nhìn như chưa làm gì thế mà thu phục được những nhân vật cốt cán nhất.
Đợi xử lý di chúc xong, người họ Hứa lục tục rời văn phòng luật, nơi này chỉ có hai cái thang máy, họ hàng chia thành tụm năm tụm ba tán gẫu đôi ba câu.
Đôi Hứa – Diệp đứng ngoài lề theo thường lệ.
“Hai bữa nữa Tết rồi, Giao Thừa có về ăn cơm không?” Ba Hứa bất ngờ hỏi.
Cả hai ngơ ngẩn, câu này đang hỏi họ à?
Hứa Dịch Dương im lặng nhìn Diệp Thải Quỳ, nhướng mày.
Diệp Thải Quỳ giờ mới nhớ trước đó hai người đã giao kèo, sau này để cô ra mặt đối đáp người nhà, Hứa Dịch Dương phụ trách hùa theo.
Đối mặt với sự chuyển biến thái độ của ba Hứa, Diệp Thải Quỳ không thấy lạ mấy, người thực tế cả, cha mẹ anh đâu phải người đần độn.
Vì thế Diệp Thải Quỳ cười tươi tắn đối đáp: “Dĩ nhiên về ạ, tết nhất phải một nhà đoàn viên chứ ạ.”
Suy nghĩ của Diệp Thải Quỳ khác Hứa Dịch Dương, cô biết người sống ở đời khó tránh khỏi việc đối nhân xử thế, nếu đã không né được chuyện giao tiếp thì phải tìm cách hoà hợp. Hoạ hoằn lắm đụng trúng người phải “đuổi cùng giết tận”, còn lại, cần chừa ba phần mặt mũi để ngày sau dễ chung đụng.
Hứa Dịch Dương đã hứa nghe theo Thải Thải hết, dù miễn cưỡng nhưng vẫn căng mặt gật đầu, gượng gạo cong khóe miệng.
Diệp Thải Quỳ ngó cái dáng này, tự nhủ về phải nhắc anh, điệu gật gù mỉm cười bớt giả trân tí.
“Vậy được.” Hứa Vân Thiên nghiêm túc giao phó: “Đêm 30 ba mẹ chờ mấy đứa về nhà ăn cơm.”
“Dạ vâng.”
Thang máy tới, vì nhiều người nên chia từng tốp đi vào.
Diệp Thải Quỳ và Hứa Dịch Dương tất nhiên nhường ba mẹ, em trai vào trước.
“Tạm biệt.” Mẹ Hứa Dịch Dương mỉm cười với Diệp Thải Quỳ.
Ba Hứa cũng gật đầu với cô.
Hứa Diệu Dương hiếm khi thành thật, lễ phép chào Diệp Thải Quỳ: “Chị dâu tạm biệt.”
Hứa Dịch Dương khẽ chau mày, chưa thích ứng nỗi thái độ đột nhiên xoay vòng của người nhà với Diệp Thải Quỳ, song lòng Diệp Thải Quỳ sáng như gương.
Trêи mặt cô là nụ cười mỉm chi hoàn mỹ, tự biết mình đã hoàn toàn được chấp nhận.
“Tạm biệt ba mẹ, em trai, đi đường cẩn thận ạ.” Cô nói.
Thang máy khép cửa, Hứa Dịch Dương xoay sang Diệp Thải Quỳ, thì thầm thắc mắc: “Sao tự dưng em đổi giọng gọi ba mẹ?”
Khóe miệng Diệp Thải Quỳ cong cong: “Bởi vì đúng thời điểm sửa miệng.”
Lát sau, thang máy chạy lên, Diệp Thải Quỳ cùng vài vị lớn tuổi trong nhà đi vào, bao gồm nhà bác Cả, bác Hai và gia đình cô dượng.
Người lớn bọn họ đang thương lượng cúng thất đầu cho ông và sắp xếp cúng kiếng mùng một, vào thang máy lại thảo luận tiếp lễ tết sau này tổ chức ra sao.
Nào là người một nhà giúp nhau, có lợi cùng hưởng, mặc dù ông cụ đi rồi cũng phải kế thừa di nguyện, làm phát đạt rạng rỡ tổ tông họ Hứa.
Diệp Thải Quỳ và Hứa Dịch Dương đứng tận trong cùng, im lặng lắng nghe, không chen lời.
Từ trước đến nay, Hứa Dịch Dương không để tâm đến những chuyện này, dù sao anh vẫn luôn là người đứng rìa gia đình.
Trái lại Diệp Thải Quỳ khá hứng thú với những việc này, dù sao cũng chưa từng tham dự vào chuyện đại gia tộc, khá tò mò cách chung sống của họ, nhưng người lớn nói chuyện, cô không tiện xen mồm.
“Cháu Diệp, cháu thấy sao?” Bác Cả bất chợt hỏi Diệp Thải Quỳ.
Diệp Thải Quỳ chưa hết ngạc nhiên còn Hứa Dịch Dương đã sửng sốt.
Tất cả họ dồn mắt về phía Diệp Thải Quỳ.
Diệp Thải Quỳ lập tức trấn tỉnh: “Những việc này chú bác quyết định là được ạ, cháu và Dịch Dương không có ý kiến, bọn cháu chắc chắn sẽ có mặt đúng giờ, mai này nhà mình có gì cần hỗ trợ, tụi cháu sẽ không nề hà, đều là người một nhà cả.”
Vì thế bọn họ lại châu đầu bàn bạc tiếp, thang máy dừng mà còn vừa nói vừa đi về hướng bãi đỗ xe, thỉnh thoảng ngoái sang Diệp Thải Quỳ, tham khảo ý kiến cô.
Diệp Thải Quỳ tự nhiên tham gia vào cuộc thảo luận, không hề nói lời thừa thãi hay thiếu phù hợp.
……
Tới thời điểm này, Diệp Thải Quỳ có đôi phần thông thấu kiểu quan hệ gia đình.
Lúc này cô mới phát giác, mối quan hệ trong nhà và mối quan hệ giữa các cá nhân nơi làm việc có đôi phần tương tự. Trong đó đạo lý đơn giản nhất chính là, một người chỉ khi đạt được địa vị kinh tế, có năng lực tự cường, có quyền lợi, có thực lực mới có quyền phát ngôn, người khác mới có thể tôn trọng tiếng nói của bạn.
Bạn có lòng tự tôn to tới đâu thì tuỳ bạn. Nhưng nếu không muốn bị chèn ép, muốn được kính nể, hô hào khẩu hiệu tự do cho tâm hồn thật đúng là vô dụng.
Không ai sẽ kính trọng vì bạn vô tâm trước danh lợi, lòng dạ đủ đầy, bạn yếu đuối thì bị hà hϊế͙p͙, mạnh mẽ thì được nể nang.
Vạn vật trêи đời khó lường, nhưng không thoát khỏi những nguyên tắc gốc rễ. Trong thế giới tôn vinh sự ưu việt, để sống hoà hợp với nó, bạn thật sự không thể chểnh mảng từng phút từng giây, không thể ngừng bước tiến của mình.
……
Bà con họ hàng đứng ở bãi đậu, chờ tài xế nhận xe.
Thuận tiện trò chuyện xem ai tiện đường đưa ai, dù sao cũng có nhà không có xe.
Đang nói, Hứa Dịch Dương lái xe ra tới.
Bởi đã được mớm trước mấy hôm, dù ai cũng khá mù mờ thân phận Diệp Thải Quỳ nhưng đều có cái nhìn ước chừng, phỏng đoán đại khái, dầu sao đâu có ai khờ khạo.
Thế nên thời điểm dòm thấy Hứa Dịch Dương lái chiếc Ferrari ra, tuy họ hơi giật mình nhưng không đến mức sốc điếng người, dễ dàng tiếp nhận sự thật.
Lứa trẻ trong nhà thì chưa tu tới độ chín muồi, phấn khích hú hét: “Anh Dương, đây là Ferrari sao?”
“Ừa.”
Hứa Dịch Dương trả lời rất bình lặng, nhưng Diệp Thải Quỳ thấy được khóe miệng anh nhếch lên khe khẽ, trông hết sức đắc ý.
“Đờ mờ, trâu bò vãi! Xe lấy đâu ra vậy anh?” Em họ Hứa Dịch Dương hỏi.
Hứa Dịch Dương giữ nguyên khuôn mặt trơ trơ, âm điệu nhàn nhạt: “Chị dâu cậu đưa anh.”
……
Diệp Thải Quỳ câm nín, nhìn thoáng qua điệu bộ cực kì vừa lòng thoả ý khó giấu kia, phát hiện lòng hư vinh của tên nhóc này khá mạnh, có thế đã chảnh rồi?
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook