Tội Phạm (Hãn Phỉ)
-
Chương 103
Chuyển ngữ: Andrew Pastel
Một con phố nhỏ hẹp gần Ngũ Đạo Khẩu có nhiều cửa hàng quần áo, tiệm cơm san sát, các loại bảng hiệu hộp đèn khác nhau sáng đỏ trong đêm.
Trong túi áo gile ôm sát người của Hồ Nham giắt chiếc lược nhỏ, y đang cắm mắt xuống cắt tóc cho một vị khách, ánh mắt thờ ơ và lười biếng. Sau khi sửa xong kiểu tóc đơn giản nhất, lấy tông đơ đẩy lên hai chùm tóc gãy mọc sau gáy, phần thịt cổ lộ ra một cách mượt mà, giống như một cái đùi thịt đã được chần qua nước sôi. Mặt tiền của cửa hàng rất nhỏ, hộp đèn ở cửa được dán những dòng chữ như “Eliza Phát X Tiệm” gì đó, một từ ở giữa bị rớt, và không bao giờ được gắn lại.
Hồ Nham ra tù được vài ngày, đi tìm việc làm khắp nơi. Y cũng đến “Tiệm tạo kiểu quốc tế Tịnh Lệ Mị Ảnh” nơi y từng làm việc; đó là một chuỗi cửa hàng cao cấp có chi nhánh ở một số thành phố. Khách hàng ra vào ít nhất là công nhân cổ cồn trắng, chức vụ cao và những người thời trang. Khăn lông cửa hàng dùng để lau tóc và nước cạo râu đều được nhập khẩu, còn thuốc nhuộm tóc có giá cũng hàng nghìn nhân dân tệ. Ông chủ nhìn thấy Hồ Nham, vẻ mặt khó xử, Tiểu Hồ, không phải chúng tôi không muốn cậu, mấy năm nay cậu cũng không dễ dàng, nhưng cậu cũng thấy đó, cấp bậc, môi trường này không phù hợp với cậu bây giờ nữa. Khách lui tới chỗ chúng tôi là những người gì cậu cũng biết mà? Sau này để khách nói stylist của tiệm đâm người, phải ngồi tù, sẽ ảnh hưởng đến uy tín của công ty.
“Eliza Phát X Tiệm” này là một cửa tiệm nhỏ do một công nhân ở Đông Bắc mở ra, nằm ngay đầu ngõ khu dân cư, vừa rẻ lại vừa tiện. Những người đến cắt uốn nhuộm đều là các cô, chú, cũng như sinh viên các trường đại học lân cận. Mười tệ cho một mái tóc nam và hai mươi lăm cho một mái tóc nữ. Hồ Nham có lợi thế hơn những người làm công ăn lương khác ở chỗ là người địa phương, biết đường dễ dàng, không cần chủ cửa hàng thu xếp chỗ ăn chỗ ở.
Hồ Nham rút tông đơ về, phủi bột quét râu tóc vụn sạch sẽ, cởi tấm áo choàng cắt tóc ra, đã xong, mười tệ, ra về.
Ông chủ đi dạo phố tìm người đánh bài, trong quán ăn nhỏ bên cạnh có vài con cá trắm cỏ chậm chạp ngu si bơi trong bể cá. Trong tiệm chỉ còn một người, nhàn rỗi vô cùng, Hồ Nham rửa mặt rửa tay, ngồi ở trên ghế xoay xoay vài vòng, sau đó soi gương lớn bắt đầu đắp mặt nạ. Đầu tiên là bôi lớp kem mặt nạ bùn rong biển màu xanh lá cây đậm dày lên mặt, sau đó phủ thêm một lớp mặt nạ giấy, Hồ Nham tựa lưng vào ghế, co chân lên, nhắm mắt nghỉ ngơi.
Có tiếng bước chân bồi hồi ngoài cửa, tiếng giày giẫm lên lá.
Hồ Nham khẽ mở mắt nhìn qua hai lỗ trên chiếc mặt nạ giấy.
Từ tấm gương lớn, y tình cờ nhìn thấy bể cá ở lối vào của nhà hàng nhỏ bên cạnh, tức thì đôi mắt dại ra. Những bức tường dày của bể cá phản chiếu lại hình bóng một người đàn ông, đầu đội mũ lưỡi trai, chiếc áo gió sẫm màu lấm lem bùn đất, chân đi một đôi bốt quân đội.
Chiếc lược và chiếc kéo nhỏ trong túi của Hồ Nham rơi trên sàn!
Y lao thẳng ra khỏi chiếc ghế xoay, cuộn mình sau lưng ghế, nửa gương mặt trắng ló ra..
Chỉ vừa liếc mắt nhìn, sống lưng tiểu hồ ly ớn lạnh một đường, khí lạnh xông lên đỉnh đầu, hai chân phát lạnh, co rút lại. Bữa trưa và bữa tối đều biến thành một thùng nước chua, muốn nôn mửa, trong miệng không hiểu sao toàn là mùi vị của hộp nho kia…
Hồ Nham khom lưng, dùng hai tay và chân chui qua cửa sau của tiệm cắt tóc, không dám nhìn thêm một lần.
Cửa tiệm này là thật ra là một căn nhà thuê có mặt tiền, sửa sang phòng khách thành một cửa tiệm, mở một cửa trước bên ngoài. Cửa sau đi vào phòng ngủ, phòng bếp của căn hộ, còn tầng hầm là nơi thợ cắt tóc ở. Hồ Nham lao vào tầng hầm, nhanh chóng khóa cửa lại, cầm lấy ống nghe điện thoại trên bàn, bấm số liên lạc của Cục trưởng Thiệu Quốc Cương đưa cho y.
Không có âm thanh nào trong tai nghe.
Hồ Nham vội vàng bấm phím, không có tiếng động, hình như đường dây điện thoại đã bị đứt.
Điện thoại di động hết pin, y chạy tới giường đồng nghiệp tìm điện thoại di động, phía sau truyền đến một giọng nói thẳng: “Đừng tìm.”
Hồ Nham đột ngột quay đầu lại …
Cả hai sững người nhìn nhau. Tiểu Hồ sợ hãi trừng to mắt, Huy Tử cũng “hết hồn”. Lê Triệu Huy nghiêng đầu, nheo mắt nhìn khuôn mặt đắp mặt nạ chỉ chừa ba lỗ thông khí của Hồ Nham.
Hồ Nham lùi lại phía sau, lui đến vách tường, cảnh cáo nói: “Đừng làm bậy…… Đừng đi qua đây.”
Lê Triệu Huy không chịu nổi duỗi tay ra, cởi bỏ lớp mặt nạ giấy trắng bệch, phát hiện bên dưới vẫn còn dính một lớp bùn rong biển màu xanh.
Màu sắc đó, vết bẩn đó, trông giống như một tay súng thiếu niên với lối bảo vệ ngụy trang màu xanh lá cây sẫm bôi trên khuôn mặt trong rừng rậm Myanmar! Đôi mắt Tiểu hồ ly như khảm trên khuôn mặt đầy bùn, một đôi mắt mở to trong suốt, thanh tú sáng lên…
Lê Triệu Huy im lặng, tim đập thật nhanh, như thể mê muội, đột nhiên đưa hai tay ra.
Hắn bóp mặt mặt Hồ Nham, lau đi lớp màu xanh ngụy trang, trong lòng bàn tay hiện ra một khuôn mặt trắng nõn gầy gò thanh tú …
Hồ Nham cứng rắn thoát khỏi lòng bàn tay của đối phương, thủ thế phòng ngự: “Anh muốn gì?”
Lê Triệu Huy hỏi thẳng: “La Cường ở đâu?”
Hồ Nham: “Anh tìm anh Cường làm gì?”
Lê Triệu Huy: “Giết hắn.”
Hồ Nham hừ mũi nói: “Tôi không biết anh Cường ở đâu. Nếu tôi biết, tôi sẽ nói cho anh, để xem ai giết ai? Anh thực sự nghĩ mình có khả năng giết La Lão nhị sao?”
Lê Triệu Huy cao lớn, bóng lưng đổ xuống bức tường như giam người bên trong lại, bờ vai và khuôn ngực đầy vẻ nam tính và áp đảo khiến Hồ Nham run lên. Giọng của Hồ Nham đột nhiên trở nên đứt quãng, y thì thào. “Anh có thể bỏ chuyện này đi được không, cảnh sát muốn bắt anh lâu lắm rồi. Anh bị truy nã toàn quốc mà còn không chạy? Anh đang muốn chết à?!”
Tiểu hồ ly mấy đêm nay không thể ngủ ngon, trong đầu luôn có một bóng người lúc ẩn lúc hiện, ác mộng của y đều là hình ảnh tên khốn đáng sợ này tặng y nho, trong nhà toàn là hộp nho! Y không biết cảm xúc này của mình là như thế nào, y thật sự không muốn gặp lại Huy Tử này, nhưng không nhìn thấy, người này mỗi ngày đêm lại hiện lên trong đầu y, một ngọn cỏ lay cũng khiến y giật mình.
Hồ Nham: “Hoặc là anh tự thú, hoặc là … đi đi.”
Lê Triệu Huy: “……”
Hồ Nham bị hắn đè lên tường, hai người áp sát, hơi thở rối rắm, mùi vị của nhau xộc vào khoang mũi.
Lê Triệu Huy lãnh đạm, u ám nhìn thẳng Hồ Nham: “Đại ca của tôi đi rồi… Tôi làm sai rồi, tại sao không bắn…”
“Đó là lỗi của tôi……”
“Tôi cho hắn đi hai lần, tên khốn kiếp họ La, hắn chạy thoát hai lần.”
“Lần này sẽ không như vậy nữa, lần này tôi nhất định phải bắn chết La Cường, bắn vỡ nát đầu hắn, kéo hắn chôn cùng.”
Hồ Nham thì thào: “Đừng hại anh ấy!”
Lê Triệu Huy: “Em thích hắn?”
Hồ Nham: “……”
Khóe mắt Hồ Nham lóe lên, y cầm cây kéo trên bàn chọc vào ngực Lê Triệu Huy!
Hồ Nham sắc mặt tái nhợt, xuống tay rất tàn nhẫn, không phải y chưa từng đâm chết ai.
Lê Triệu Huy duỗi tay ra bắt lấy lưỡi kéo một cách thô bạo, đầu nhọn gần như đâm vào lòng bàn tay hắn. Hắn chậm rãi gỡ ra, nghiền nát, những ngón tay tráng kiện mạnh mẽ bẻ cong chiếc kéo cắt tóc mảnh mai, giống như bẻ một mảnh phế liệu, ném hung khí vào một góc …
Hai cổ tay Hồ Nham bị ghim chặt vào tường, Lê Triệu Huy chèn một chân vào giữa hai chân Hồ Nham, làn da cọ xát, hơi thở vướng víu. Hồ Nham lạnh cả người, cứng đờ, sợ hãi giãy dụa, lại bị kẹp chặt, xoay người, áp mặt vào tường. Y không có khả năng phản kháng, chỉ biết để cho đối phương chậm rãi đưa tay vào trong quần áo, vuốt ve xương sườn, bụng, ngực, cổ … Lê Triệu Huy rất cao, từ phía sau trói chặt lấy y, như một con trăn trong rừng rậm, muốn ăn tươi nuốt sống con mồi, không ngừng quấn quanh, siết lấy cổ khiến Hồ Nham gần như ngạt thở, nghẹn ngào, sặc sụa, quần áo bung ra từng mảng … bên kia chỉ cứ ôm chầm lấy y từ phía sau, quấn lấy y, vuốt ve cơ thể y, thưởng thức từng cử chỉ đau đớn đến run rẩy và nước mắt ứa ra vì hoảng sợ của y.
Đầu Lê Triệu Huy hơi rũ xuống, cau mày đau đớn, cằm cọ vào trán Hồ Nham. Một tia sáng từ cổ người đàn ông này chảy xuống, mặt dây chuyền nhỏ bằng ngà voi đung đưa trong khóe mắt Hồ Nham. Máu của hai mươi năm trước nhuốm lên từng mảng rỉ sét sẫm màu trong vết khắc trên mặt ngà voi, bốc ra mùi tanh đậm nồng từ khu rừng rậm đêm đen.
Viên đạn bắn tỉa gào thét lao vút qua khu rừng rậm;
Vỡ đầu, não văng khắp nơi;
Một thân thể mềm oặt không còn sức sống, một sinh mệnh lún sâu từng bước đến không bao giờ có thể vãn hồi.
Bầu trời xám xịt, trong khoảng sân rộng lát gạch xanh, một bông hoa tím nhỏ e ấp nở trên giàn tử đằng;
Con bù nhìn, mạch nha viên, tranh diêm dán tường, xâu kẹo hồ lô…
Lê Triệu Huy ồ ồ thở dốc, ôm chặt Hồ Nham, hôn lên động mạch cảnh khỏe mạnh đập dồn, hôn lên cái trán Hồ Nham nguyên vẹn không một chút dấu vết, hôn một cách mãnh liệt và cuồng nhiệt nhất …
Giữa con người với nhau là những món nợ mơ hồ không thể trả hết; cảm tình là một món nợ, lòng trung thành là một món nợ, hận thù là một món nợ, và số phận lại càng là một món nợ.
Lê Triệu Huy sinh ra ở miền Nam, cuộc đời gập ghềnh, từng sống ở thủ đô, sau đó trôi dạt xa nhà. Vưu Nhị gia và La Cường có thù có oán, nhưng đối với Huy Tử, ông ta lại có ơn cứu mạng.
Hai mươi năm trước, khi Vưu Nhị gia vẫn còn trẻ và nhanh nhẹn, hô phong hoán vũ trên giang hồ, có lần đi mua bán thuốc lá ở nơi khác, đụng độ với một đàn rắn địa phương. Vưu Bảo Xuyên là ai? Chưa nghe nói tên ông ta thì không phải người giang hồ, còn người giang hồ mà vẫn không biết thì thật mất mặt. Hai bên xảy ra giao tranh, bên Vưu Bảo Xuyên rất mạnh, tấn công cả vào sào huyệt của bọn chúng thì phát hiện nhóm rắn này mở kỹ viện buôn bán người, kiếm tiền trên con người, uống cũng là máu người.
Vưu Nhị gia tình cờ giải cứu một lứa trẻ em bị bọn buôn người bắt cóc và bán ở đây. Ông ta đã giao lại mấy đứa bé sơ sinh cho cảnh sát, cũng xem như tích đức cho bản thân đi. Chỉ có một thằng bé năm sáu tuổi, nắm chặt ống tay áo, không muốn đến đồn cảnh sát, không muốn về nhà, nhất quyết đi theo ông.
Thằng bé nói với ông, tên nó là Tiểu Huy.
Vưu Bảo Xuyên đưa đứa trẻ trở lại thủ đô, trong đại tạp dưới chân Hoàng thành ở phố Bắc, nơi nó sống hơn một năm ở đấy.
Đứa trẻ thông minh, nhưng không nói nhiều, tính cách rất quái gở và hướng nội. Nó không bao giờ nhìn thẳng người khác, cứ liếc xéo xéo; nó không tin tưởng mọi người xung quanh, thích ngồi xổm trong góc và vẽ sàn nhà, ăn cơm thì luôn bưng bát bỏ đi ngồi chồm hổm trong góc tường, như thể sợ người ta cướp thức ăn của mình. Chỉ có một mình Tiểu Huy không sợ Vưu nhị, có thể cũng là do duyên phận.
Vưu Nhị gia đã dạy Tiểu Huy tập võ. Trong ba mươi chín ngày ở trong sân đại tạp, dưới mùa đông rét lạnh phương Bắc, nó đấm vào con bù nhìn lạnh lẽo đóng đầy băng. Lớp băng làm đôi bàn tay nhỏ bé đỏ bừng.
Tiểu Huy không sợ súng, lần đầu tiên chạm vào súng lục, nó thẳng tay giơ súng lên, nhắm ngay họng súng vào một đàn em Vưu Bảo Xuyên, trong đó vẫn còn một viên đạn khiến tên đó không khỏi run sợ.
Tiểu Huy quay súng, nhắm vào con bù nhìn, bắn ‘đoàng’ một phát …
Lực giật của súng làm đứa trẻ lùi lại mấy bước, thả súng xuống, hai bàn tay đứa trẻ bỏng đỏ bừng bừng …
Tết Nguyên Đán, Vưu Bảo Xuyên và đàn em của ông ta ngồi ở phòng chính cùng uống rượu, trò chuyện và tính toán doanh thu của năm. Tiểu Huy ngồi xổm trong góc bóc vỏ quýt, ăn hạt dưa, nghe nhóm thổ phỉ bàn tán lời lãi bao nhiêu, bao nhiêu người trốn thoát, bao nhiêu lần bị công an bao vây trấn áp, và bao nhiêu cái đầu đã nổ tung.
Có một tên thuộc hạ ngứa tay, ngồi xuống, vơ lấy đĩa hạt dưa mà Tiểu Huy vừa bóc ra định ăn từ từ, một hơi ăn hết sạch.
Tiểu Huy lạnh lùng nhìn hắn: “Hạt dưa của tôi.”
Tên kia cười nói: “Thằng nhóc, coi như ngày Tết hiếu kính bố mày, mày tự bóc cái khác đi.”
Tiểu Huy lặp lại: “Cha nuôi cho tôi ăn hạt dưa.”
Vưu nhị ngắt lời nói: “Đừng có bắt nạt đứa nhỏ”
Thuộc hạ vẫn không đồng ý: “Không mẹ không cha, nhóc con, bố mày thương lắm mới ăn hạt dưa của mày…”
Chưa kịp dứt lời, thằng bé đã nhặt một chiếc đũa trên đất, hung hăng cắm vào vào mu bàn tay tay tên đó!
……
Lúc ấy, tất cả mọi người có mặt, bao gồm Vưu Bảo Xuyên, đều kinh ngạc, không ai nói được gì, một vũng máu phun trên mặt đất, tiếng la hét vang lên the thé. Tiểu Huy cắm chiếc đũa vào mu bàn tay kẻ đó, chọc một lỗ đầy máu giữa hai xương ngón trỏ và ngón giữa.
Vưu Bảo Xuyên không con cái, đến sau này già đi cũng không có được con trai ruột. Lúc đó ông để ý đến Tiểu Huy Tử, đứa trẻ nhỏ, tính tình lạnh lùng, tàn nhẫn và đặc biệt rất trung thành.
Ông ta luôn nói bọn đàn em đi điều tra nguồn gốc của đứa trẻ, ban đầu ông ta nghĩ rằng nếu không tìm ra được thì ông sẽ thu đứa trẻ này về dưới trướng, nhưng sau hơn một năm, vẫn dò hỏi được rằng đứa trẻ bị bắt cóc từ Quảng Tây, lừa bán đến miền bắc.
Vưu Bảo Xuyên cuối cùng cũng phải cắn răng bấm bụng cho người gửi đứa trẻ về quê nhà. Người trong giang hồ phải hay làm mấy chuyện đầu rơi máu chảy, mang con nhỏ đi theo cũng bất tiện, cũng không tránh khỏi vướng bận.
Đứa trẻ đã được gửi về một thời gian, nhưng Vưu Nhị gia vẫn nhớ thương đến nó, suy nghĩ lo lắng về nó, luôn nhờ người hỏi thăm, cho nên mới biết đứa trẻ đã bị bán cho một bọn buôn người một lần nữa.
Tiểu Huy Tử có đầy những vết sẹo do gậy, tàn thuốc và kẹp lửa để lại.
Nó bị chính cha mẹ ruột bán cho bọn buôn người. Lần này mò về nhà, cha mẹ lại trở mặt bán con trai thêm một lần nữa, ăn tiền hai đầu.
Vưu Bảo Xuyên tức giận đấm ngực, hối hận vì đã không để đứa bé lại, đổi họ cho nó và nuôi nó như con ruột của mình, làm sao có thể để nó cho bọn súc sinh kia được?!
Vất vả hỏi thăm trong giang hồ, bọn buôn người nhiều lần bán sang tay, từ Quảng Tây đến Tứ Xuyên, từ Tứ Xuyên đến Vân Nam, đứa bé trốn thoát mấy lần đều bị tóm gọn, đánh cho bán sống bán chết, cuối cùng cũng trốn thoát được. Vưu Nhị gia đã chậm một bước, lúc tìm thấy người cuối cùng mà Tiểu Huy bị bán đi, đứa trẻ đã bỏ trốn vào đêm hôm trước và trốn khỏi biên giới.
Cho đến mấy năm sau, Vưu Bảo Xuyên đã có chỗ đứng vững chắc trong giới xã hội đen ở thủ đô, kinh doanh vũ khí và ma túy tiến sâu vào nam, muốn mở đường thông bắc – nam dễ dàng. Sát thủ xảo quyệt trong rừng rậm nghe thấy tên Vưu Nhị gia liền hạ nòng súng nhảy từ trên ngọn cây xuống, thân hình đáng sợ như một lưỡi dao sắc bén, gương mặt còn lạnh hơn cả nòng súng …
Cố nhân gặp lại, ân tình năm đó phải trả bằng máu, nghĩa khí năm đó phải trả bằng đời.
Lê Triệu Huy tìm đến Vưu Nhị gia, hai bên có giao dịch kinh doanh với nhau, cùng kiếm tiền, lợi nhuận được chia đôi. Tất nhiên, hắn ta có một số mục đích khác là đến thủ đô tiếp cận nhiều bạn cũ trong kinh thành, hỗ trợ giúp Vưu Nhị gia làm nhiều việc hơn.
Lê Triệu Huy cũng đã cố gắng giải cứu Vưu Bảo Xuyên khỏi nhà tù, lên kế hoạch chạy về phía nam, vượt qua biên giới cao chạy xa bay. Nhưng chính vì ý nghĩ sai lầm mà đã không bóp cò, mềm mỏng trong lúc nguy cấp khiến Vưu Bảo Xuyên ngã xuống khi đã gần đến đích, không thể thoát ra được.
……
Ba ngày sau, tổ chuyên án nhận được báo án từ Hồ Nham.
Trinh sát mặc thường phục từ lâu đã được triển khai đầy trên các khu vực lân cận của Bắc Kinh, nhưng khu vực đô thị gần đó đông dân cư, xung quanh có núi cao trập trùng và cây cối mọc um tùm, rất thuận lợi để ẩn nấp, tìm tay súng ở đây chẳng khác nào mò kim đáy bể. Ai biết Lê Triệu Huy đang trốn ở đâu, trong cái núi nhỏ nào?
Công an nhân dân mắng mỏ Hồ Nham. Tên đó ở đây tận ba ngày trước, thằng nhóc nhà mày đi sớm thế? Tên đó chạy mất dạng, dấu ủng da cũng bị công nhân vệ sinh quét ba bốn lần, cậu mới đi báo án?!
Hồ Nham gục đầu, răng cửa cắn chặt môi, ánh mắt hoang mang trống rỗng.
Tại sao không báo án sớm?
Rối rắm cái gì?
Trước mắt Hồ Nham lúc ẩn lúc hiện luôn là đôi mắt đỏ hoe đau đớn của người đó, siết chặt xương cổ y, thở hồng hộc, tuyệt vọng hôn y …
La Cường sờ đầu Hồ Nham, ngón tay thô ráp xoa lên giữa mày Hồ Nham, ánh mắt sắc bén: “Tiểu Hồ, nói cho ca biết, Huy Tử có để lại chứng cứ gì không?”
Hồ Nham hỏi: “Đại ca, anh ta bị bắt rồi sẽ bị xử bắn đúng không?”
La Cường hừ trong khoang mũi: “Tên nhóc này muốn lừa tôi à?!”
Hồ Nham cúi đầu: “…”
Lê Triệu Huy dây dưa với tiểu hồ ly và làm rơi một mẩu giấy nhỏ từ quần áo ra. Chỉ là một mẩu giấy nhỏ như tro tàn với những cạnh cháy đen, trên đó có vài dòng chữ mờ mờ, một nhóm kỹ thuật viên của cảnh sát hình sự liên tục phân tích nhiều giờ liền.
“Đây có lẽ là giấy gói hương.”
“Hương loại nào?”
“Hương trong chùa được bán cho khách theo từng bó. Phần tay thường được gói đơn giản bằng giấy xanh đỏ vàng, phải xé nó ra trước khi thắp hương. Có thể hắn lỡ tay làm rơi vào lư hương khi dâng hương, bị cháy thành bụi giấy, rồi lại bay ra dính vào quần áo. “
Đôi mắt Thiệu Quốc Cương tràn đầy sự phấn khích, gằn từng tiếng: “Phân tích mẩu giấy này, tìm ra nhà sản xuất nào đã làm ra nó, ngôi đền nào đã bán nó, và ai đã đốt nó.”
“Cho dù người này biến thành một nắm tro hương, cũng phải lôi hắn ra khỏi biển người cho bằng được.”
—
huhuhuhu thương anh Huy quá, thương Tiểu Hồ quá huhuhuhuhu
Một con phố nhỏ hẹp gần Ngũ Đạo Khẩu có nhiều cửa hàng quần áo, tiệm cơm san sát, các loại bảng hiệu hộp đèn khác nhau sáng đỏ trong đêm.
Trong túi áo gile ôm sát người của Hồ Nham giắt chiếc lược nhỏ, y đang cắm mắt xuống cắt tóc cho một vị khách, ánh mắt thờ ơ và lười biếng. Sau khi sửa xong kiểu tóc đơn giản nhất, lấy tông đơ đẩy lên hai chùm tóc gãy mọc sau gáy, phần thịt cổ lộ ra một cách mượt mà, giống như một cái đùi thịt đã được chần qua nước sôi. Mặt tiền của cửa hàng rất nhỏ, hộp đèn ở cửa được dán những dòng chữ như “Eliza Phát X Tiệm” gì đó, một từ ở giữa bị rớt, và không bao giờ được gắn lại.
Hồ Nham ra tù được vài ngày, đi tìm việc làm khắp nơi. Y cũng đến “Tiệm tạo kiểu quốc tế Tịnh Lệ Mị Ảnh” nơi y từng làm việc; đó là một chuỗi cửa hàng cao cấp có chi nhánh ở một số thành phố. Khách hàng ra vào ít nhất là công nhân cổ cồn trắng, chức vụ cao và những người thời trang. Khăn lông cửa hàng dùng để lau tóc và nước cạo râu đều được nhập khẩu, còn thuốc nhuộm tóc có giá cũng hàng nghìn nhân dân tệ. Ông chủ nhìn thấy Hồ Nham, vẻ mặt khó xử, Tiểu Hồ, không phải chúng tôi không muốn cậu, mấy năm nay cậu cũng không dễ dàng, nhưng cậu cũng thấy đó, cấp bậc, môi trường này không phù hợp với cậu bây giờ nữa. Khách lui tới chỗ chúng tôi là những người gì cậu cũng biết mà? Sau này để khách nói stylist của tiệm đâm người, phải ngồi tù, sẽ ảnh hưởng đến uy tín của công ty.
“Eliza Phát X Tiệm” này là một cửa tiệm nhỏ do một công nhân ở Đông Bắc mở ra, nằm ngay đầu ngõ khu dân cư, vừa rẻ lại vừa tiện. Những người đến cắt uốn nhuộm đều là các cô, chú, cũng như sinh viên các trường đại học lân cận. Mười tệ cho một mái tóc nam và hai mươi lăm cho một mái tóc nữ. Hồ Nham có lợi thế hơn những người làm công ăn lương khác ở chỗ là người địa phương, biết đường dễ dàng, không cần chủ cửa hàng thu xếp chỗ ăn chỗ ở.
Hồ Nham rút tông đơ về, phủi bột quét râu tóc vụn sạch sẽ, cởi tấm áo choàng cắt tóc ra, đã xong, mười tệ, ra về.
Ông chủ đi dạo phố tìm người đánh bài, trong quán ăn nhỏ bên cạnh có vài con cá trắm cỏ chậm chạp ngu si bơi trong bể cá. Trong tiệm chỉ còn một người, nhàn rỗi vô cùng, Hồ Nham rửa mặt rửa tay, ngồi ở trên ghế xoay xoay vài vòng, sau đó soi gương lớn bắt đầu đắp mặt nạ. Đầu tiên là bôi lớp kem mặt nạ bùn rong biển màu xanh lá cây đậm dày lên mặt, sau đó phủ thêm một lớp mặt nạ giấy, Hồ Nham tựa lưng vào ghế, co chân lên, nhắm mắt nghỉ ngơi.
Có tiếng bước chân bồi hồi ngoài cửa, tiếng giày giẫm lên lá.
Hồ Nham khẽ mở mắt nhìn qua hai lỗ trên chiếc mặt nạ giấy.
Từ tấm gương lớn, y tình cờ nhìn thấy bể cá ở lối vào của nhà hàng nhỏ bên cạnh, tức thì đôi mắt dại ra. Những bức tường dày của bể cá phản chiếu lại hình bóng một người đàn ông, đầu đội mũ lưỡi trai, chiếc áo gió sẫm màu lấm lem bùn đất, chân đi một đôi bốt quân đội.
Chiếc lược và chiếc kéo nhỏ trong túi của Hồ Nham rơi trên sàn!
Y lao thẳng ra khỏi chiếc ghế xoay, cuộn mình sau lưng ghế, nửa gương mặt trắng ló ra..
Chỉ vừa liếc mắt nhìn, sống lưng tiểu hồ ly ớn lạnh một đường, khí lạnh xông lên đỉnh đầu, hai chân phát lạnh, co rút lại. Bữa trưa và bữa tối đều biến thành một thùng nước chua, muốn nôn mửa, trong miệng không hiểu sao toàn là mùi vị của hộp nho kia…
Hồ Nham khom lưng, dùng hai tay và chân chui qua cửa sau của tiệm cắt tóc, không dám nhìn thêm một lần.
Cửa tiệm này là thật ra là một căn nhà thuê có mặt tiền, sửa sang phòng khách thành một cửa tiệm, mở một cửa trước bên ngoài. Cửa sau đi vào phòng ngủ, phòng bếp của căn hộ, còn tầng hầm là nơi thợ cắt tóc ở. Hồ Nham lao vào tầng hầm, nhanh chóng khóa cửa lại, cầm lấy ống nghe điện thoại trên bàn, bấm số liên lạc của Cục trưởng Thiệu Quốc Cương đưa cho y.
Không có âm thanh nào trong tai nghe.
Hồ Nham vội vàng bấm phím, không có tiếng động, hình như đường dây điện thoại đã bị đứt.
Điện thoại di động hết pin, y chạy tới giường đồng nghiệp tìm điện thoại di động, phía sau truyền đến một giọng nói thẳng: “Đừng tìm.”
Hồ Nham đột ngột quay đầu lại …
Cả hai sững người nhìn nhau. Tiểu Hồ sợ hãi trừng to mắt, Huy Tử cũng “hết hồn”. Lê Triệu Huy nghiêng đầu, nheo mắt nhìn khuôn mặt đắp mặt nạ chỉ chừa ba lỗ thông khí của Hồ Nham.
Hồ Nham lùi lại phía sau, lui đến vách tường, cảnh cáo nói: “Đừng làm bậy…… Đừng đi qua đây.”
Lê Triệu Huy không chịu nổi duỗi tay ra, cởi bỏ lớp mặt nạ giấy trắng bệch, phát hiện bên dưới vẫn còn dính một lớp bùn rong biển màu xanh.
Màu sắc đó, vết bẩn đó, trông giống như một tay súng thiếu niên với lối bảo vệ ngụy trang màu xanh lá cây sẫm bôi trên khuôn mặt trong rừng rậm Myanmar! Đôi mắt Tiểu hồ ly như khảm trên khuôn mặt đầy bùn, một đôi mắt mở to trong suốt, thanh tú sáng lên…
Lê Triệu Huy im lặng, tim đập thật nhanh, như thể mê muội, đột nhiên đưa hai tay ra.
Hắn bóp mặt mặt Hồ Nham, lau đi lớp màu xanh ngụy trang, trong lòng bàn tay hiện ra một khuôn mặt trắng nõn gầy gò thanh tú …
Hồ Nham cứng rắn thoát khỏi lòng bàn tay của đối phương, thủ thế phòng ngự: “Anh muốn gì?”
Lê Triệu Huy hỏi thẳng: “La Cường ở đâu?”
Hồ Nham: “Anh tìm anh Cường làm gì?”
Lê Triệu Huy: “Giết hắn.”
Hồ Nham hừ mũi nói: “Tôi không biết anh Cường ở đâu. Nếu tôi biết, tôi sẽ nói cho anh, để xem ai giết ai? Anh thực sự nghĩ mình có khả năng giết La Lão nhị sao?”
Lê Triệu Huy cao lớn, bóng lưng đổ xuống bức tường như giam người bên trong lại, bờ vai và khuôn ngực đầy vẻ nam tính và áp đảo khiến Hồ Nham run lên. Giọng của Hồ Nham đột nhiên trở nên đứt quãng, y thì thào. “Anh có thể bỏ chuyện này đi được không, cảnh sát muốn bắt anh lâu lắm rồi. Anh bị truy nã toàn quốc mà còn không chạy? Anh đang muốn chết à?!”
Tiểu hồ ly mấy đêm nay không thể ngủ ngon, trong đầu luôn có một bóng người lúc ẩn lúc hiện, ác mộng của y đều là hình ảnh tên khốn đáng sợ này tặng y nho, trong nhà toàn là hộp nho! Y không biết cảm xúc này của mình là như thế nào, y thật sự không muốn gặp lại Huy Tử này, nhưng không nhìn thấy, người này mỗi ngày đêm lại hiện lên trong đầu y, một ngọn cỏ lay cũng khiến y giật mình.
Hồ Nham: “Hoặc là anh tự thú, hoặc là … đi đi.”
Lê Triệu Huy: “……”
Hồ Nham bị hắn đè lên tường, hai người áp sát, hơi thở rối rắm, mùi vị của nhau xộc vào khoang mũi.
Lê Triệu Huy lãnh đạm, u ám nhìn thẳng Hồ Nham: “Đại ca của tôi đi rồi… Tôi làm sai rồi, tại sao không bắn…”
“Đó là lỗi của tôi……”
“Tôi cho hắn đi hai lần, tên khốn kiếp họ La, hắn chạy thoát hai lần.”
“Lần này sẽ không như vậy nữa, lần này tôi nhất định phải bắn chết La Cường, bắn vỡ nát đầu hắn, kéo hắn chôn cùng.”
Hồ Nham thì thào: “Đừng hại anh ấy!”
Lê Triệu Huy: “Em thích hắn?”
Hồ Nham: “……”
Khóe mắt Hồ Nham lóe lên, y cầm cây kéo trên bàn chọc vào ngực Lê Triệu Huy!
Hồ Nham sắc mặt tái nhợt, xuống tay rất tàn nhẫn, không phải y chưa từng đâm chết ai.
Lê Triệu Huy duỗi tay ra bắt lấy lưỡi kéo một cách thô bạo, đầu nhọn gần như đâm vào lòng bàn tay hắn. Hắn chậm rãi gỡ ra, nghiền nát, những ngón tay tráng kiện mạnh mẽ bẻ cong chiếc kéo cắt tóc mảnh mai, giống như bẻ một mảnh phế liệu, ném hung khí vào một góc …
Hai cổ tay Hồ Nham bị ghim chặt vào tường, Lê Triệu Huy chèn một chân vào giữa hai chân Hồ Nham, làn da cọ xát, hơi thở vướng víu. Hồ Nham lạnh cả người, cứng đờ, sợ hãi giãy dụa, lại bị kẹp chặt, xoay người, áp mặt vào tường. Y không có khả năng phản kháng, chỉ biết để cho đối phương chậm rãi đưa tay vào trong quần áo, vuốt ve xương sườn, bụng, ngực, cổ … Lê Triệu Huy rất cao, từ phía sau trói chặt lấy y, như một con trăn trong rừng rậm, muốn ăn tươi nuốt sống con mồi, không ngừng quấn quanh, siết lấy cổ khiến Hồ Nham gần như ngạt thở, nghẹn ngào, sặc sụa, quần áo bung ra từng mảng … bên kia chỉ cứ ôm chầm lấy y từ phía sau, quấn lấy y, vuốt ve cơ thể y, thưởng thức từng cử chỉ đau đớn đến run rẩy và nước mắt ứa ra vì hoảng sợ của y.
Đầu Lê Triệu Huy hơi rũ xuống, cau mày đau đớn, cằm cọ vào trán Hồ Nham. Một tia sáng từ cổ người đàn ông này chảy xuống, mặt dây chuyền nhỏ bằng ngà voi đung đưa trong khóe mắt Hồ Nham. Máu của hai mươi năm trước nhuốm lên từng mảng rỉ sét sẫm màu trong vết khắc trên mặt ngà voi, bốc ra mùi tanh đậm nồng từ khu rừng rậm đêm đen.
Viên đạn bắn tỉa gào thét lao vút qua khu rừng rậm;
Vỡ đầu, não văng khắp nơi;
Một thân thể mềm oặt không còn sức sống, một sinh mệnh lún sâu từng bước đến không bao giờ có thể vãn hồi.
Bầu trời xám xịt, trong khoảng sân rộng lát gạch xanh, một bông hoa tím nhỏ e ấp nở trên giàn tử đằng;
Con bù nhìn, mạch nha viên, tranh diêm dán tường, xâu kẹo hồ lô…
Lê Triệu Huy ồ ồ thở dốc, ôm chặt Hồ Nham, hôn lên động mạch cảnh khỏe mạnh đập dồn, hôn lên cái trán Hồ Nham nguyên vẹn không một chút dấu vết, hôn một cách mãnh liệt và cuồng nhiệt nhất …
Giữa con người với nhau là những món nợ mơ hồ không thể trả hết; cảm tình là một món nợ, lòng trung thành là một món nợ, hận thù là một món nợ, và số phận lại càng là một món nợ.
Lê Triệu Huy sinh ra ở miền Nam, cuộc đời gập ghềnh, từng sống ở thủ đô, sau đó trôi dạt xa nhà. Vưu Nhị gia và La Cường có thù có oán, nhưng đối với Huy Tử, ông ta lại có ơn cứu mạng.
Hai mươi năm trước, khi Vưu Nhị gia vẫn còn trẻ và nhanh nhẹn, hô phong hoán vũ trên giang hồ, có lần đi mua bán thuốc lá ở nơi khác, đụng độ với một đàn rắn địa phương. Vưu Bảo Xuyên là ai? Chưa nghe nói tên ông ta thì không phải người giang hồ, còn người giang hồ mà vẫn không biết thì thật mất mặt. Hai bên xảy ra giao tranh, bên Vưu Bảo Xuyên rất mạnh, tấn công cả vào sào huyệt của bọn chúng thì phát hiện nhóm rắn này mở kỹ viện buôn bán người, kiếm tiền trên con người, uống cũng là máu người.
Vưu Nhị gia tình cờ giải cứu một lứa trẻ em bị bọn buôn người bắt cóc và bán ở đây. Ông ta đã giao lại mấy đứa bé sơ sinh cho cảnh sát, cũng xem như tích đức cho bản thân đi. Chỉ có một thằng bé năm sáu tuổi, nắm chặt ống tay áo, không muốn đến đồn cảnh sát, không muốn về nhà, nhất quyết đi theo ông.
Thằng bé nói với ông, tên nó là Tiểu Huy.
Vưu Bảo Xuyên đưa đứa trẻ trở lại thủ đô, trong đại tạp dưới chân Hoàng thành ở phố Bắc, nơi nó sống hơn một năm ở đấy.
Đứa trẻ thông minh, nhưng không nói nhiều, tính cách rất quái gở và hướng nội. Nó không bao giờ nhìn thẳng người khác, cứ liếc xéo xéo; nó không tin tưởng mọi người xung quanh, thích ngồi xổm trong góc và vẽ sàn nhà, ăn cơm thì luôn bưng bát bỏ đi ngồi chồm hổm trong góc tường, như thể sợ người ta cướp thức ăn của mình. Chỉ có một mình Tiểu Huy không sợ Vưu nhị, có thể cũng là do duyên phận.
Vưu Nhị gia đã dạy Tiểu Huy tập võ. Trong ba mươi chín ngày ở trong sân đại tạp, dưới mùa đông rét lạnh phương Bắc, nó đấm vào con bù nhìn lạnh lẽo đóng đầy băng. Lớp băng làm đôi bàn tay nhỏ bé đỏ bừng.
Tiểu Huy không sợ súng, lần đầu tiên chạm vào súng lục, nó thẳng tay giơ súng lên, nhắm ngay họng súng vào một đàn em Vưu Bảo Xuyên, trong đó vẫn còn một viên đạn khiến tên đó không khỏi run sợ.
Tiểu Huy quay súng, nhắm vào con bù nhìn, bắn ‘đoàng’ một phát …
Lực giật của súng làm đứa trẻ lùi lại mấy bước, thả súng xuống, hai bàn tay đứa trẻ bỏng đỏ bừng bừng …
Tết Nguyên Đán, Vưu Bảo Xuyên và đàn em của ông ta ngồi ở phòng chính cùng uống rượu, trò chuyện và tính toán doanh thu của năm. Tiểu Huy ngồi xổm trong góc bóc vỏ quýt, ăn hạt dưa, nghe nhóm thổ phỉ bàn tán lời lãi bao nhiêu, bao nhiêu người trốn thoát, bao nhiêu lần bị công an bao vây trấn áp, và bao nhiêu cái đầu đã nổ tung.
Có một tên thuộc hạ ngứa tay, ngồi xuống, vơ lấy đĩa hạt dưa mà Tiểu Huy vừa bóc ra định ăn từ từ, một hơi ăn hết sạch.
Tiểu Huy lạnh lùng nhìn hắn: “Hạt dưa của tôi.”
Tên kia cười nói: “Thằng nhóc, coi như ngày Tết hiếu kính bố mày, mày tự bóc cái khác đi.”
Tiểu Huy lặp lại: “Cha nuôi cho tôi ăn hạt dưa.”
Vưu nhị ngắt lời nói: “Đừng có bắt nạt đứa nhỏ”
Thuộc hạ vẫn không đồng ý: “Không mẹ không cha, nhóc con, bố mày thương lắm mới ăn hạt dưa của mày…”
Chưa kịp dứt lời, thằng bé đã nhặt một chiếc đũa trên đất, hung hăng cắm vào vào mu bàn tay tay tên đó!
……
Lúc ấy, tất cả mọi người có mặt, bao gồm Vưu Bảo Xuyên, đều kinh ngạc, không ai nói được gì, một vũng máu phun trên mặt đất, tiếng la hét vang lên the thé. Tiểu Huy cắm chiếc đũa vào mu bàn tay kẻ đó, chọc một lỗ đầy máu giữa hai xương ngón trỏ và ngón giữa.
Vưu Bảo Xuyên không con cái, đến sau này già đi cũng không có được con trai ruột. Lúc đó ông để ý đến Tiểu Huy Tử, đứa trẻ nhỏ, tính tình lạnh lùng, tàn nhẫn và đặc biệt rất trung thành.
Ông ta luôn nói bọn đàn em đi điều tra nguồn gốc của đứa trẻ, ban đầu ông ta nghĩ rằng nếu không tìm ra được thì ông sẽ thu đứa trẻ này về dưới trướng, nhưng sau hơn một năm, vẫn dò hỏi được rằng đứa trẻ bị bắt cóc từ Quảng Tây, lừa bán đến miền bắc.
Vưu Bảo Xuyên cuối cùng cũng phải cắn răng bấm bụng cho người gửi đứa trẻ về quê nhà. Người trong giang hồ phải hay làm mấy chuyện đầu rơi máu chảy, mang con nhỏ đi theo cũng bất tiện, cũng không tránh khỏi vướng bận.
Đứa trẻ đã được gửi về một thời gian, nhưng Vưu Nhị gia vẫn nhớ thương đến nó, suy nghĩ lo lắng về nó, luôn nhờ người hỏi thăm, cho nên mới biết đứa trẻ đã bị bán cho một bọn buôn người một lần nữa.
Tiểu Huy Tử có đầy những vết sẹo do gậy, tàn thuốc và kẹp lửa để lại.
Nó bị chính cha mẹ ruột bán cho bọn buôn người. Lần này mò về nhà, cha mẹ lại trở mặt bán con trai thêm một lần nữa, ăn tiền hai đầu.
Vưu Bảo Xuyên tức giận đấm ngực, hối hận vì đã không để đứa bé lại, đổi họ cho nó và nuôi nó như con ruột của mình, làm sao có thể để nó cho bọn súc sinh kia được?!
Vất vả hỏi thăm trong giang hồ, bọn buôn người nhiều lần bán sang tay, từ Quảng Tây đến Tứ Xuyên, từ Tứ Xuyên đến Vân Nam, đứa bé trốn thoát mấy lần đều bị tóm gọn, đánh cho bán sống bán chết, cuối cùng cũng trốn thoát được. Vưu Nhị gia đã chậm một bước, lúc tìm thấy người cuối cùng mà Tiểu Huy bị bán đi, đứa trẻ đã bỏ trốn vào đêm hôm trước và trốn khỏi biên giới.
Cho đến mấy năm sau, Vưu Bảo Xuyên đã có chỗ đứng vững chắc trong giới xã hội đen ở thủ đô, kinh doanh vũ khí và ma túy tiến sâu vào nam, muốn mở đường thông bắc – nam dễ dàng. Sát thủ xảo quyệt trong rừng rậm nghe thấy tên Vưu Nhị gia liền hạ nòng súng nhảy từ trên ngọn cây xuống, thân hình đáng sợ như một lưỡi dao sắc bén, gương mặt còn lạnh hơn cả nòng súng …
Cố nhân gặp lại, ân tình năm đó phải trả bằng máu, nghĩa khí năm đó phải trả bằng đời.
Lê Triệu Huy tìm đến Vưu Nhị gia, hai bên có giao dịch kinh doanh với nhau, cùng kiếm tiền, lợi nhuận được chia đôi. Tất nhiên, hắn ta có một số mục đích khác là đến thủ đô tiếp cận nhiều bạn cũ trong kinh thành, hỗ trợ giúp Vưu Nhị gia làm nhiều việc hơn.
Lê Triệu Huy cũng đã cố gắng giải cứu Vưu Bảo Xuyên khỏi nhà tù, lên kế hoạch chạy về phía nam, vượt qua biên giới cao chạy xa bay. Nhưng chính vì ý nghĩ sai lầm mà đã không bóp cò, mềm mỏng trong lúc nguy cấp khiến Vưu Bảo Xuyên ngã xuống khi đã gần đến đích, không thể thoát ra được.
……
Ba ngày sau, tổ chuyên án nhận được báo án từ Hồ Nham.
Trinh sát mặc thường phục từ lâu đã được triển khai đầy trên các khu vực lân cận của Bắc Kinh, nhưng khu vực đô thị gần đó đông dân cư, xung quanh có núi cao trập trùng và cây cối mọc um tùm, rất thuận lợi để ẩn nấp, tìm tay súng ở đây chẳng khác nào mò kim đáy bể. Ai biết Lê Triệu Huy đang trốn ở đâu, trong cái núi nhỏ nào?
Công an nhân dân mắng mỏ Hồ Nham. Tên đó ở đây tận ba ngày trước, thằng nhóc nhà mày đi sớm thế? Tên đó chạy mất dạng, dấu ủng da cũng bị công nhân vệ sinh quét ba bốn lần, cậu mới đi báo án?!
Hồ Nham gục đầu, răng cửa cắn chặt môi, ánh mắt hoang mang trống rỗng.
Tại sao không báo án sớm?
Rối rắm cái gì?
Trước mắt Hồ Nham lúc ẩn lúc hiện luôn là đôi mắt đỏ hoe đau đớn của người đó, siết chặt xương cổ y, thở hồng hộc, tuyệt vọng hôn y …
La Cường sờ đầu Hồ Nham, ngón tay thô ráp xoa lên giữa mày Hồ Nham, ánh mắt sắc bén: “Tiểu Hồ, nói cho ca biết, Huy Tử có để lại chứng cứ gì không?”
Hồ Nham hỏi: “Đại ca, anh ta bị bắt rồi sẽ bị xử bắn đúng không?”
La Cường hừ trong khoang mũi: “Tên nhóc này muốn lừa tôi à?!”
Hồ Nham cúi đầu: “…”
Lê Triệu Huy dây dưa với tiểu hồ ly và làm rơi một mẩu giấy nhỏ từ quần áo ra. Chỉ là một mẩu giấy nhỏ như tro tàn với những cạnh cháy đen, trên đó có vài dòng chữ mờ mờ, một nhóm kỹ thuật viên của cảnh sát hình sự liên tục phân tích nhiều giờ liền.
“Đây có lẽ là giấy gói hương.”
“Hương loại nào?”
“Hương trong chùa được bán cho khách theo từng bó. Phần tay thường được gói đơn giản bằng giấy xanh đỏ vàng, phải xé nó ra trước khi thắp hương. Có thể hắn lỡ tay làm rơi vào lư hương khi dâng hương, bị cháy thành bụi giấy, rồi lại bay ra dính vào quần áo. “
Đôi mắt Thiệu Quốc Cương tràn đầy sự phấn khích, gằn từng tiếng: “Phân tích mẩu giấy này, tìm ra nhà sản xuất nào đã làm ra nó, ngôi đền nào đã bán nó, và ai đã đốt nó.”
“Cho dù người này biến thành một nắm tro hương, cũng phải lôi hắn ra khỏi biển người cho bằng được.”
—
huhuhuhu thương anh Huy quá, thương Tiểu Hồ quá huhuhuhuhu
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook