Tôi Làm Thợ Điện Những Năm 80
-
4: Tay Nghề Cao
Bánh răng dùng để ngưng tụ ánh sáng ở đầu trước không có vấn đề nhưng phần lò xo nối thân ống và giá đỡ đèn bị vỡ dẫn đến tiếp xúc cực kỳ kém.
Không có tính đàn hồi thì tự chế một cái lò xo để thay thế vậy.
Nhìn thấy Diệp Thu Oánh đang vặn xoắn đoạn dây sắt vụn bỏ đi từ hàng rào tre, Trương Bình Sinh nghi ngờ hỏi.
"Thu Oánh, cháu vặn dây sắt bỏ đi làm gì vậy?"
“Dạ cháu làm lò xo.”
“…”
Diệp Thu Oánh quấn đoạn dây sắt nhỏ đều và dày quanh một cây bút chì, nhẹ nhàng kéo nó ra mà không làm mất đi tính đàn hồi, tạm thời có thể tạo ra một chiếc lò xo nhỏ.
Lò xo nhỏ bị kẹt ở giữa do lực tác dụng trực tiếp, điều này cũng giúp lò xo không bị lỏng ra trong quá trình sử dụng.
Cô gái im lặng trong suốt quá trình, thao tác với nhiều bộ phận nhỏ khác nhau như chuyện vẫn hay làm ngày thường.
Khi lắp ráp lại đèn pin, động tác của cô nhanh hơn so với lúc tháo nó ra khiến mọi người ở đây hoa cả mắt.
Khi họ phục hồi tinh thần lại, Diệp Thu Oánh đã đưa chiếc đèn pin cho Trương Bình Sinh.
“Chú thử xem?”
"Như vậy là được rồi hả?"
Chỉ là một đoạn dây...!đã xong rồi sao?
Dưới ánh mắt mong đợi của tất cả mọi người, Trương Bình Sinh vội vàng bấm nút.
Khi bóng đèn bật sáng ông quá vui mừng, thậm chí còn phát hiện ra công tắc trước đó bị kẹt đã được sửa rồi!
"Ôi, tốt quá rồi!"
"Thu Oánh, cháu giỏi lắm.
Thừa hưởng được hết tay nghề của ba cháu rồi."
Diệp Thu Oánh mỉm cười gật đầu: “Cháu cũng chỉ học được một chút thôi.”
Lần này ánh mắt của mọi người nhìn Diệp Thu Oánh đã thay đổi, không còn sự khinh miệt như trước nữa.
Diệp Thu Oánh không cha không mẹ lại suốt ngày lầm lì ít nói, thân hình gầy gò nhìn qua đã thấy khó khăn trong việc sinh đẻ, sợ rằng cô cũng chẳng có đủ sức để làm việc vậy thì làm sao tìm được nhà chồng nào đàng hoàng tử tế cơ chứ?
Nhưng nếu có tay nghề thì lại khác, có khi mấy bà mai mối lại xếp thành hàng dài!
Trương Bình Sinh cho rằng do cô khiêm tốn, ông vốn đang lo lắng việc tìm chồng cho cô bé này, nếu không có nhà mẹ đẻ để nương tựa thì cô sẽ thiệt thòi, nhưng bây giờ có tay nghề như thế này còn ai dám bắt nạt con bé nữa?
Trương Bình Sinh nở nụ cười.
Ông đã tiết kiệm được một khoản tiền sửa đèn pin làm sao không vui cho được.
"Thu Oánh, cảm ơn cháu vì chiếc đèn pin, nhưng chú vẫn cần nói chuyện với cháu về việc lắp điện cho nhà cháu.
Nếu cháu đồng ý, chỉ cần điểm chỉ là được.
Nếu không đồng ý thì sau này chú sẽ không nhắc đến chuyện này nữa."
Những người ở xung quanh nghe được thấy không vui.
“Tại sao lại như thế?”
Trương Bình Sinh với khuôn mặt nghiêm nghị trừng mắt nhìn người kia: "Thu Oánh là người duy nhất trong nhà họ Diệp.
Sau này Thu Oánh kết hôn thì còn ai sẽ dùng điện trong ngôi nhà này? Anh dùng à? Anh có trả tiền điện không?"
“…”
Người đàn ông kia hừ một tiếng không nói gì thêm.
Là một người hiện đại, Diệp Thu Oánh chắc chắn ủng hộ việc lắp điện.
Dù trong thôn không có điện, cô cũng sẽ tự lắp một máy phát điện nhỏ cho gia đình.
Đáng tiếc cô không có tiền, sau khi lo tang lễ cho mẹ xong nguyên thân không còn một xu dính túi.
Chi phí sinh hoạt còn khó khăn, làm sao có tiền để lo chuyện khác?
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook