Tơ Đồng Rỏ Máu
-
Chương 38: Điên rồi
Tuy đã quen bị lệ thuộc vào xe lăn nhưng Đổng Bội Luân vẫn chưa bao giờ từ bỏ hy vọng đứng lên đi lại như xưa. Cô biết mình còn trẻ, tế bào và các cơ quan chức năng vẫn có thể phát triển tái tạo. Cho nên ngày nào cô cũng diều trị phục hồi thể lực, trong mọi thời tiết.
Cuộc nói chuyện với Ba Du Sinh cách đây mấy giờ vẫn ám ảnh cô. Chu Trường Lộ có vấn đề thật ư? Là vấn đề gì? Là hung thủ thực sự của vụ án “ngón tay khăn máu”? Ý nghĩ nực cười, hoang tưởng! Năm xưa cô bị Mễ Trị Văn làm hại, Chu Trường Lộ ở bệnh viện Phổ Nhân phụ trách điều trị cho cô, nói rằng ông ta chữa trị cho cô rất mực tận tình chu đáo thì vẫn chưa diễn tả hết. Ông ta còn cống hiến rất nhiều cho đoàn thể Tiếng Lòng, vô cùng nhiệt tình, không hề giả tạo. Nếu nói ông ta là tên ác ma sát nhân suốt ba mươi năm qua thì chắc chắn sẽ là…
Tuyệt đối không thể!
Tuy nhiên cô vẫn chân thành cảm kích sự quan tâm của Ba Du Sinh. Cô quen biết Chu Trường Lộ đã lâu, không tin ông ta có thể làm hại cô, nếu nuôi dã tâm độc ác thì bao nhiêu năm qua chẳng thiếu cơ hội để xuống tay. Cô cũng không lo về Mễ Trị Văn, người đang oặt ẹo như thế, có trốn thoát cũng đi được bao lâu? Đêm hôm kia lão giở ngón khôn vặt chuồn ra khỏi buồng bệnh, rồi sao nữa? Vẫn chỉ là nhìn “tự do” mà thở dài!
Xe dừng lại, cô bảo anh lái xe cứ trở về công ty vì cô phải vào tập luyện nửa giờ. Cô điều khiển xe lăn vào phòng tập.
Trung tâm Phục hồi Chức năng Tiểu Bạch gồm một dãy phòng làm việc do chuyên gia chăm sóc sức khỏe danh tiếng Bạch Manh thuê của Viện Điều dưỡng Vĩnh Khang, hai bên sử dụng chung một hệ thống thiết bị tập vận động, kể cả bể bơi và sân gôn mini. Đổng Bội Luân là khách thường xuyên, cứ việc ra vào tự nhiên. Cô bố trí giờ tập vào sáng sớm để khỏi ảnh hưởng thời gian làm việc trong ngày và cũng vì cô thích sự yên tĩnh của buổi sớm mai.
Không thấy Bạch Manh trong phòng làm việc, chắc là đang ở gian điều trị phía sau.
Cánh cửa sau lưng bỗng sập lại, khóa trái. Tim Đổng Bội Luân bỗng thắt lại.
Một con dao dài nhằm vào mặt cô. “Hãy ngoan ngoãn, chớ kêu chớ động đậy, nếu không sẽ bất lợi cho cả cô lẫn tôi!” Con dao, lời nói, đều hệt như cách đây ba năm.
Đổng Bội Luân không kêu lên, cô chỉ khẽ nói, “Ba năm trước ông không ăn nhằm gì, ba năm sau ông đã gần hơn với nấm mồ, không rõ niềm tin của ông ở đâu ra?”
“Cô đã cho tôi niềm tin.” Mễ Trị Văn mỉm cười. “Vì cô không muốn tôi chết, cô muốn bệnh tật hành hạ tôi lâu hơn nữa, nên cô bảo lãnh cho tôi ra ngoài điều trị. Nhưng cô nghĩ rằng tôi sẽ cảm tạ ân đức của cô thật sao?”
Di động của Đổng Bội Luân rung lên trong túi xách treo bên xe lăn. Mễ Trị Văn nói, “Giờ tập luyện, dù ai gọi đến cũng phải để cho họ chờ.”
“Lý do tôi bảo lãnh cho ông ra ngoài điều trị, ông đoán sao được? Đầu óc ông quá nông cạn, xem ra ông không hiểu gì về tôi. Sao ông lại trốn ra được?” Nhìn lão mặc bộ trang phục công an, Đổng Bội Luân đã có thể đoán ra phần nào. Cổ tay lão bé tẹo khẳng khiu thò ra ngoài ống tay áo, nhưng Đổng Bội Luân đã từng biết công lực của cánh tay lão rồi.
“Cô nên hỏi tôi đã trốn ra lần thứ hai như thế nào mới đúng.” Lão không trả lời thẳng, lão không cần kể tỉ mỉ công trạng của Chu Trường Lộ làm gì, trong đó có ba ống thuốc tiêm gây mê nhét dưới đệm của lão.
Cho đến giờ lão mới dùng hai ống. Tay cớm giám thị cứ 20 phút lại vào giường nhìn xem lão còn sống hay đã chết, xem lão có còn là Mễ Trị Văn không. Bọn cớm bị hớ lần trước đã khôn hơn, hiểu rằng hiện tượng bề ngoài có thể ẩn chứa cú lừa ngoạn mục. Cho nên khi tay cớm bước đến sát giường thì lão bất ngờ vùng dậy tiêm ngay ống thuốc mê vào gáy hắn. Lão không thể không đắc ý vì hành động chính xác, thật bõ công khổ luyện trong tù.
Lựa chọn lúc bình minh để hành động, không phải ngẫu nhiên hay tùy hứng. Từ hồi còn bé lão đã biết, bất cứ việc gì muốn làm thành công thì không thể tùy hứng mà phải có kế hoạch tỉ mỉ. Bỏ trốn lúc bình minh, có thể kịp đến chỗ Đổng Bội Luân tập phục hồi chức năng, mặc khác, lúc đó gã cớm trực đêm đã mệt mỏi, sẽ rất sơ ý, phản ứng chậm chạp. Cả mấy đứa y tá trực ban cũng vất vả chống đỡ cơn buồn ngủ, chúng sẽ không vào buồng bệnh làm phiền, và con bé y tá kia lớ ngớ bước vào bị gí luôn một mũi thuốc mê ngất xỉu, thì mấy đứa còn lại cũng không chú ý đến.
Cho nên lão có đủ thời gian để mặc bộ cảnh phục rồi ung dung đi qua phòng y tá, rời khỏi buồng bệnh, ra khỏi bệnh viện, thoát li cuộc sống bị giam cầm, sau đó mò đến viện điều dưỡng, bước vào phòng phục hồi chức năng, một lần nữa xâm nhập cuộc sống của Đổng Bội Luân. Tất nhiên, bộ cảnh phục cũng đã giúp lão đánh bác sĩ Bạch Manh chết mất.
Lúc này lão bỗng nghĩ xem có nên chọc mũi thuốc mê cho cô gái mà lão hằng nhớ nhung đang ngồi ngay trước mặt không. Nếu làm thế thì sẽ xóa bỏ cái giai thoại xâm hại bất thành một cách rất tự nhiên và đơn giản, lão sẽ thỏa nguyện, còn cô gái này vẫn sống nhưng còn khổ hơn chết.
Nhưng làm thế thì quá nhạt nhẽo buồn tẻ, phí hoài cả ba năm chờ đợi. Lão đã bao lần hồi tưởng và ngóng chờ Đổng Bội Luân giãy giụa, chửi mắng lão, giống những con mèo con chuột chống cự lão trong cái hố sâu ngày xưa. Trò chơi này thú vị ở chỗ cần có cả quá trình, nếu không, thực tế thời nay chỉ cần bỏ ra một tệp tiền thì sẽ có ngay một đêm hưởng lạc thỏa thuê, nhưng đó là thứ khoái cảm thấp kém.
Lão đưa tay nâng cằm Đổng Bội Luân lên. Vẫn là khuôn mặt sáng trong hoàn mỹ, chỉ hơi xanh xao khiến lão thấy xót thương.
Không hiểu sao lão bỗng nhớ đến Na Lan, con bé ấy rất giống một bản sao của Đổng Bội Luân, con bé khiến lão rung động. Tiếc thay lúc này nó đã ở dưới hố thậm chí đất đã ngập đến cổ rồi. Thôi đành, Na Lan là trò chơi của Chu Trường Lộ, là con mồi của hắn. Có phân công rõ ràng, là dấu hiệu của xã hội tiến bộ. Nghĩ mà xem, trong ba mươi năm thành công của vụ “ngón tay khăn máu”, lão chỉ trực tiếp tham gia sáu vụ.
Mễ Trị Văn nói, “Chúng ta bắt đầu đi! Tin rằng không có ai làm phiền chúng ta.” Mũi dao khẽ gạt, cổ áo sơ mi cô tông màu tím của Đổng Bội Luân trễ sang bên vai, để lộ làn da nõn nà. Mễ Trị Văn sáp lại, thở dài. “Ba năm rồi, chắc cô khát khao tôi nhiều lắm? Không được tình yêu chăm chút, nên làn da mịn màng ngày nào đã có phần héo khô. Đừng lo, hôm nay tôi sẽ bù đắp cho.”
Đổng Bội Luân lắc đầu, nói, “Thật ra ông không cần phải thế này, ông đã thuyết phục được tôi rồi, tôi đã nhìn nhầm người. Nếu lúc trước tôi trót bất cẩn gửi gắm trái tim tôi cho ông, thì sau ba năm trời, đã có đủ thời gian để tôi thu lại rồi.”
Mễ Trị Văn cười, “Đoán xem Na Lan gọi tôi là gì? Anh già văn nghệ. Cô là nữ thanh niên văn nghệ, số phận đã ấn định chúng ta ở bên nhau.”
“Nhưng tại sao ông cứ muốn chứng minh mình là một ác ma tái thế? Ông đã thành công hàng loạt vụ án 'ngón tay khăn máu' thì còn gì mà ông không làm nổi?!”
“Vấn đề chính là ở chỗ này!” Mễ Trị Văn bỗng nói như rắn thè lưỡi định phun nọc độc, “Vụ án 'ngón tay khăn máu' không phải mình tôi thực hiện, nhưng tôi thừa sức để làm một mình!”
Đổng Bội Luân cười nhạt, “Thì ra giữa ác ma với nhau cũng có cạnh tranh, cũng muốn lên ngôi đầu bảng!”
Mễ Trị Văn sờ túi lấy ra một sợi dây đàn. “Thử chìa ngón tay ra!”
Đổng Bội Luân hiểu ngay, thì ra ngón tay đứt là kiệt tác của một sợi dây đàn? Cô bỗng thấy ruột gan nhộn nhạo, chỉ chực nôn ọe.
“Khi xưa cô gần tôi quá, ấy là tự cô nên tôi phải chiều ý cô. Nhưng lần trước không hiểu tại sao bộ mặt đen tối của tôi lại trỗi dậy, thế là hỏng việc. Hôm nay sẽ không lặp lại sai lầm ấy.”
“Tôi nghĩ ông nên nhanh chóng đi khỏi đây, công an đã biết ông trốn khỏi bệnh viện thì họ sẽ tìm đến đây bất cứ lúc nào…”
Mễ Trị Văn cười ha hả rất ngông nghênh. “Lại thương anh rồi, phải không? Thực chất, anh trốn ra ngoài không vì điều gì khác, mà chỉ nhằm được gặp lại em. Công an đến, anh sợ gì nhỉ? Trên đời này anh còn mấy ngả đường để đi nữa? Được, tạm gác chuyện ngón tay lại. Ta nên vui vẻ thì hơn.” Nói rồi lão lại đưa mũi dao xuống dưới vài phân, cắt đứt dải treo áo lót của Đổng Bội Luân.
Lúc này trong phòng chợt vang lên tiếng chuông điện thoại.
Đó là chiếc điện thoại đầu rời kiểu mới, bệ máy và đầu cầm tay màu trắng, cài đặt tiếng chuông kêu theo kiểu cũ “tinh… tang tang…” như rót vào tai người ta lúc sớm mai.
“Vẫn cứ có kẻ làm mất hứng.” Mễ Trị Văn hầm hầm nhìn máy điện thoại, ánh mắt như muốn chặn đứng tiếng chuông.
Chuông lại reo một chập nữa, sau đó máy tự chuyển sang chế độ lưu tin nhắn.
Một giọng nữ nói, “Văn ơi…” Giọng có ý do dự, bùi ngùi.
Con dao trong tay Mễ Trị Văn dừng lại, lão nhìn máy điện thoại. Một đốm đèn đỏ nhấp nháy, tức là vẫn đang ghi âm.
Một chuỗi tạp âm xè xè vang lên, hình như là một cái máy chạy băng cổ lỗ sĩ đang chỉnh kênh.
Giọng nữ lại nói, “Cậu Ba! Liệu sau này cậu còn nhớ em nữa không?”
Thân xác khô gầy của Mễ Trị Văn run rẩy.
Vẫn đang ghi tin nhắn.
Sau giọng nữ là một giọng nam hơi khàn, “Sao lại không nhớ? Sao em lại hỏi anh như thế?” Thì ra đây là cậu Ba, người được Minh Phượng yêu, chàng cũng có tình cảm với Minh Phượng.
Mễ Trị Văn có thể đọc thuộc lòng mọi lời thoại của Minh Phượng.
Minh Phượng nói, “Em rất sợ cậu sẽ quên em.”
Cậu Ba, “Anh không bao giờ quên em, mãi mãi không quên! Em tin chứ?”
Minh Phượng, “Em tin.” Giọng mơ màng.
Cậu Ba, “Còn em thì sao?”
Minh Phượng, “Em sẽ nhớ cậu, sẽ nhớ… nhớ đến khi em chết. Chết rồi em vẫn nhớ cậu.”
Mễ Trị Văn bỗng kêu lên, “Mẹ! Mẹ ơi!” Con dao trong tay lão rơi xuống đất. Lão nhào đến chiếc điện thoại, sững sờ, ôm chặt nó vào lòng, dây điện thoại và dây cắm điện nguồn thõng xuống đất.
Trong điện thoại vẫn là giọng cậu Ba, “Không! Anh muốn em sống luôn nhớ đến anh, chứ chết rồi thì đừng nhớ.”
Mễ Trị Văn thầm nghĩ, đến lượt mẹ ta nói.
Minh Phượng, “Đã yêu ai đó thì mình phải rải lối đi bằng phẳng cho người ấy chứ đừng biến thành một gánh nặng cho người ấy.”
Một giọng nữ lạ, “Cô nói thế à?”[1]
[1] “Lời thoại của vợ cậu Ba.”
“Không! Mợ ơi! Cậu Ba muốn có một người con gái chân thành yêu cậu, người ấy không muốn cậu bị rắc rối hay buồn phiền một phút nào. Người ấy thực lòng mong cậu sẽ sống cuộc đời thật vui, sống như cậu vẫn nói là, can đảm, vươn lên và thành công!”[2]
[2] “Lời thoại của Minh Phượng.”
Cậu Ba, “Hôm nay em lắm lời quá!”
Mễ Trị Văn thầm nghĩ, cậu Ba khốn kiếp, dám chê mẹ ta lắm lời?
“Cậu từng nói là có một loài chim hễ cất tiếng hót thì sẽ hót suốt đêm, hót bật cả máu ở miệng ra.”
“Đúng! Loài chim đó đem lại niềm vui cho con người.”
Rồi đến những tiếng ồn, hình như có cả tiếng sấm vọng đến từ xa.
Minh Phượng, “Cậu Ba ơi, em cứ muốn nói thế này suốt đêm cho cậu nghe!
Tiếp đó là tiếng Hoàng Tuệ Trân tấm tức khóc. “Mẹ thực sự… cảm thấy mình sống vẫn chưa đủ… Văn ơi!”
Mễ Trị Văn ôm cái máy điện thoại, hai tay run bắn, cái máy sắp rơi tuột xuống đất. Nhưng không, lão không để nó bị rơi. Đây là báu vật, là sinh mệnh của lão. Bốn mươi năm trước, cái máy ghi âm của mình đã bị mấy tay công nhân cướp mất rồi đập nát nhân cơn hăng say vì đấu tố, đây là lần đầu tiên lão lại được ôm ấp những hồi ức và hoài nhớ của thời thơ ấu, được nâng niu giọng nói của mẹ.
Đó là giọng của mẹ trong vở kịch nói Nhà của Tào Ngu, bà sắm vai một a hoàn, vai bi kịch. A hoàn đã yêu cậu Ba lẽ ra không nên yêu, kết cục chỉ có thể là cái chết.
Mẹ cậu bé Mễ Trị Văn là một diễn viên, đã yêu một người không nên yêu là Mễ Dũng Hằng, rồi lại nổi tiếng mà lẽ ra không nên nổi, khiến cho Mễ Dũng Hằng thô kệch tầm thường ghen lồng ghen lộn, kết cục cũng là cái chết.
Vừa rồi bà nói gì nhỉ? Nói là sống vẫn chưa đủ!
Lão bỗng điên cuồng ấn nút trên máy điện thoại, rồi cũng bật được loa ngoài của máy cái.
“Mẹ ơi!”
“Văn ơi, mẹ rét quá, đau quá! Con đưa mẹ đi viện!” Bà mẹ nài nỉ.
Toàn thân Mễ Trị Văn run bần bật, hình như chính lão đang bị rét bị đau.
“Nhưng, bố… không cho… nếu ông ấy biết… ông ấy sẽ đánh chết con.”
Lão cũng bắt đầu khóc nấc lên.
“Thế thì… con đừng lo cho mẹ nữa… con đi ngay đi, đi khỏi nhà… kẻo sẽ có ngày ông ấy đánh con chết mất.”
“Mẹ ơi…” Mễ Trị Văn thốt lên trong tiếng nức nở, chẳng khác gì tiếng kêu của một con thú bị thương. Tay lão vẫn rất run.
“Văn à, con đang làm gì thế?” Giọng Hoàng Tuệ Trân trong máy điện thoại, yếu ớt bất lực.
“Mẹ… đừng trách con!” Mễ Trị Văn đặt máy điện thoại xuống, hai tay lão khua trên khoảng không.
Giọng Hoàng Tuệ Trân hơi nghèn nghẹn hình như rất khó phát âm, sau khi nói mấy câu nghe không rõ thì bắt đầu ho dữ dội. “Văn à, con đừng… con định chôn mẹ hay sao?”
“Mẹ đừng trách con, chôn sắp xong, sắp xong ngay thôi, rồi mẹ sẽ được giải thoát khỏi bể khổ.” Hai tay Mễ Trị Văn khua lên như điên.
“Con… nếu con gặp lại… con sẽ… giết ông ta ư?” Giọng Hoàng Tuệ Trân thấp dần.
“Tất nhiên con sẽ làm, con sẽ làm thế! Xin mẹ… đừng trách con.” Lúc này Mễ Trị Văn vô cùng đau buồn và cuồng nộ, lão đập tay xuống bàn rầm rầm.
Phía sau lão, Đổng Bội Luân lặng lẽ nhặt con dao lên.
Cuộc nói chuyện với Ba Du Sinh cách đây mấy giờ vẫn ám ảnh cô. Chu Trường Lộ có vấn đề thật ư? Là vấn đề gì? Là hung thủ thực sự của vụ án “ngón tay khăn máu”? Ý nghĩ nực cười, hoang tưởng! Năm xưa cô bị Mễ Trị Văn làm hại, Chu Trường Lộ ở bệnh viện Phổ Nhân phụ trách điều trị cho cô, nói rằng ông ta chữa trị cho cô rất mực tận tình chu đáo thì vẫn chưa diễn tả hết. Ông ta còn cống hiến rất nhiều cho đoàn thể Tiếng Lòng, vô cùng nhiệt tình, không hề giả tạo. Nếu nói ông ta là tên ác ma sát nhân suốt ba mươi năm qua thì chắc chắn sẽ là…
Tuyệt đối không thể!
Tuy nhiên cô vẫn chân thành cảm kích sự quan tâm của Ba Du Sinh. Cô quen biết Chu Trường Lộ đã lâu, không tin ông ta có thể làm hại cô, nếu nuôi dã tâm độc ác thì bao nhiêu năm qua chẳng thiếu cơ hội để xuống tay. Cô cũng không lo về Mễ Trị Văn, người đang oặt ẹo như thế, có trốn thoát cũng đi được bao lâu? Đêm hôm kia lão giở ngón khôn vặt chuồn ra khỏi buồng bệnh, rồi sao nữa? Vẫn chỉ là nhìn “tự do” mà thở dài!
Xe dừng lại, cô bảo anh lái xe cứ trở về công ty vì cô phải vào tập luyện nửa giờ. Cô điều khiển xe lăn vào phòng tập.
Trung tâm Phục hồi Chức năng Tiểu Bạch gồm một dãy phòng làm việc do chuyên gia chăm sóc sức khỏe danh tiếng Bạch Manh thuê của Viện Điều dưỡng Vĩnh Khang, hai bên sử dụng chung một hệ thống thiết bị tập vận động, kể cả bể bơi và sân gôn mini. Đổng Bội Luân là khách thường xuyên, cứ việc ra vào tự nhiên. Cô bố trí giờ tập vào sáng sớm để khỏi ảnh hưởng thời gian làm việc trong ngày và cũng vì cô thích sự yên tĩnh của buổi sớm mai.
Không thấy Bạch Manh trong phòng làm việc, chắc là đang ở gian điều trị phía sau.
Cánh cửa sau lưng bỗng sập lại, khóa trái. Tim Đổng Bội Luân bỗng thắt lại.
Một con dao dài nhằm vào mặt cô. “Hãy ngoan ngoãn, chớ kêu chớ động đậy, nếu không sẽ bất lợi cho cả cô lẫn tôi!” Con dao, lời nói, đều hệt như cách đây ba năm.
Đổng Bội Luân không kêu lên, cô chỉ khẽ nói, “Ba năm trước ông không ăn nhằm gì, ba năm sau ông đã gần hơn với nấm mồ, không rõ niềm tin của ông ở đâu ra?”
“Cô đã cho tôi niềm tin.” Mễ Trị Văn mỉm cười. “Vì cô không muốn tôi chết, cô muốn bệnh tật hành hạ tôi lâu hơn nữa, nên cô bảo lãnh cho tôi ra ngoài điều trị. Nhưng cô nghĩ rằng tôi sẽ cảm tạ ân đức của cô thật sao?”
Di động của Đổng Bội Luân rung lên trong túi xách treo bên xe lăn. Mễ Trị Văn nói, “Giờ tập luyện, dù ai gọi đến cũng phải để cho họ chờ.”
“Lý do tôi bảo lãnh cho ông ra ngoài điều trị, ông đoán sao được? Đầu óc ông quá nông cạn, xem ra ông không hiểu gì về tôi. Sao ông lại trốn ra được?” Nhìn lão mặc bộ trang phục công an, Đổng Bội Luân đã có thể đoán ra phần nào. Cổ tay lão bé tẹo khẳng khiu thò ra ngoài ống tay áo, nhưng Đổng Bội Luân đã từng biết công lực của cánh tay lão rồi.
“Cô nên hỏi tôi đã trốn ra lần thứ hai như thế nào mới đúng.” Lão không trả lời thẳng, lão không cần kể tỉ mỉ công trạng của Chu Trường Lộ làm gì, trong đó có ba ống thuốc tiêm gây mê nhét dưới đệm của lão.
Cho đến giờ lão mới dùng hai ống. Tay cớm giám thị cứ 20 phút lại vào giường nhìn xem lão còn sống hay đã chết, xem lão có còn là Mễ Trị Văn không. Bọn cớm bị hớ lần trước đã khôn hơn, hiểu rằng hiện tượng bề ngoài có thể ẩn chứa cú lừa ngoạn mục. Cho nên khi tay cớm bước đến sát giường thì lão bất ngờ vùng dậy tiêm ngay ống thuốc mê vào gáy hắn. Lão không thể không đắc ý vì hành động chính xác, thật bõ công khổ luyện trong tù.
Lựa chọn lúc bình minh để hành động, không phải ngẫu nhiên hay tùy hứng. Từ hồi còn bé lão đã biết, bất cứ việc gì muốn làm thành công thì không thể tùy hứng mà phải có kế hoạch tỉ mỉ. Bỏ trốn lúc bình minh, có thể kịp đến chỗ Đổng Bội Luân tập phục hồi chức năng, mặc khác, lúc đó gã cớm trực đêm đã mệt mỏi, sẽ rất sơ ý, phản ứng chậm chạp. Cả mấy đứa y tá trực ban cũng vất vả chống đỡ cơn buồn ngủ, chúng sẽ không vào buồng bệnh làm phiền, và con bé y tá kia lớ ngớ bước vào bị gí luôn một mũi thuốc mê ngất xỉu, thì mấy đứa còn lại cũng không chú ý đến.
Cho nên lão có đủ thời gian để mặc bộ cảnh phục rồi ung dung đi qua phòng y tá, rời khỏi buồng bệnh, ra khỏi bệnh viện, thoát li cuộc sống bị giam cầm, sau đó mò đến viện điều dưỡng, bước vào phòng phục hồi chức năng, một lần nữa xâm nhập cuộc sống của Đổng Bội Luân. Tất nhiên, bộ cảnh phục cũng đã giúp lão đánh bác sĩ Bạch Manh chết mất.
Lúc này lão bỗng nghĩ xem có nên chọc mũi thuốc mê cho cô gái mà lão hằng nhớ nhung đang ngồi ngay trước mặt không. Nếu làm thế thì sẽ xóa bỏ cái giai thoại xâm hại bất thành một cách rất tự nhiên và đơn giản, lão sẽ thỏa nguyện, còn cô gái này vẫn sống nhưng còn khổ hơn chết.
Nhưng làm thế thì quá nhạt nhẽo buồn tẻ, phí hoài cả ba năm chờ đợi. Lão đã bao lần hồi tưởng và ngóng chờ Đổng Bội Luân giãy giụa, chửi mắng lão, giống những con mèo con chuột chống cự lão trong cái hố sâu ngày xưa. Trò chơi này thú vị ở chỗ cần có cả quá trình, nếu không, thực tế thời nay chỉ cần bỏ ra một tệp tiền thì sẽ có ngay một đêm hưởng lạc thỏa thuê, nhưng đó là thứ khoái cảm thấp kém.
Lão đưa tay nâng cằm Đổng Bội Luân lên. Vẫn là khuôn mặt sáng trong hoàn mỹ, chỉ hơi xanh xao khiến lão thấy xót thương.
Không hiểu sao lão bỗng nhớ đến Na Lan, con bé ấy rất giống một bản sao của Đổng Bội Luân, con bé khiến lão rung động. Tiếc thay lúc này nó đã ở dưới hố thậm chí đất đã ngập đến cổ rồi. Thôi đành, Na Lan là trò chơi của Chu Trường Lộ, là con mồi của hắn. Có phân công rõ ràng, là dấu hiệu của xã hội tiến bộ. Nghĩ mà xem, trong ba mươi năm thành công của vụ “ngón tay khăn máu”, lão chỉ trực tiếp tham gia sáu vụ.
Mễ Trị Văn nói, “Chúng ta bắt đầu đi! Tin rằng không có ai làm phiền chúng ta.” Mũi dao khẽ gạt, cổ áo sơ mi cô tông màu tím của Đổng Bội Luân trễ sang bên vai, để lộ làn da nõn nà. Mễ Trị Văn sáp lại, thở dài. “Ba năm rồi, chắc cô khát khao tôi nhiều lắm? Không được tình yêu chăm chút, nên làn da mịn màng ngày nào đã có phần héo khô. Đừng lo, hôm nay tôi sẽ bù đắp cho.”
Đổng Bội Luân lắc đầu, nói, “Thật ra ông không cần phải thế này, ông đã thuyết phục được tôi rồi, tôi đã nhìn nhầm người. Nếu lúc trước tôi trót bất cẩn gửi gắm trái tim tôi cho ông, thì sau ba năm trời, đã có đủ thời gian để tôi thu lại rồi.”
Mễ Trị Văn cười, “Đoán xem Na Lan gọi tôi là gì? Anh già văn nghệ. Cô là nữ thanh niên văn nghệ, số phận đã ấn định chúng ta ở bên nhau.”
“Nhưng tại sao ông cứ muốn chứng minh mình là một ác ma tái thế? Ông đã thành công hàng loạt vụ án 'ngón tay khăn máu' thì còn gì mà ông không làm nổi?!”
“Vấn đề chính là ở chỗ này!” Mễ Trị Văn bỗng nói như rắn thè lưỡi định phun nọc độc, “Vụ án 'ngón tay khăn máu' không phải mình tôi thực hiện, nhưng tôi thừa sức để làm một mình!”
Đổng Bội Luân cười nhạt, “Thì ra giữa ác ma với nhau cũng có cạnh tranh, cũng muốn lên ngôi đầu bảng!”
Mễ Trị Văn sờ túi lấy ra một sợi dây đàn. “Thử chìa ngón tay ra!”
Đổng Bội Luân hiểu ngay, thì ra ngón tay đứt là kiệt tác của một sợi dây đàn? Cô bỗng thấy ruột gan nhộn nhạo, chỉ chực nôn ọe.
“Khi xưa cô gần tôi quá, ấy là tự cô nên tôi phải chiều ý cô. Nhưng lần trước không hiểu tại sao bộ mặt đen tối của tôi lại trỗi dậy, thế là hỏng việc. Hôm nay sẽ không lặp lại sai lầm ấy.”
“Tôi nghĩ ông nên nhanh chóng đi khỏi đây, công an đã biết ông trốn khỏi bệnh viện thì họ sẽ tìm đến đây bất cứ lúc nào…”
Mễ Trị Văn cười ha hả rất ngông nghênh. “Lại thương anh rồi, phải không? Thực chất, anh trốn ra ngoài không vì điều gì khác, mà chỉ nhằm được gặp lại em. Công an đến, anh sợ gì nhỉ? Trên đời này anh còn mấy ngả đường để đi nữa? Được, tạm gác chuyện ngón tay lại. Ta nên vui vẻ thì hơn.” Nói rồi lão lại đưa mũi dao xuống dưới vài phân, cắt đứt dải treo áo lót của Đổng Bội Luân.
Lúc này trong phòng chợt vang lên tiếng chuông điện thoại.
Đó là chiếc điện thoại đầu rời kiểu mới, bệ máy và đầu cầm tay màu trắng, cài đặt tiếng chuông kêu theo kiểu cũ “tinh… tang tang…” như rót vào tai người ta lúc sớm mai.
“Vẫn cứ có kẻ làm mất hứng.” Mễ Trị Văn hầm hầm nhìn máy điện thoại, ánh mắt như muốn chặn đứng tiếng chuông.
Chuông lại reo một chập nữa, sau đó máy tự chuyển sang chế độ lưu tin nhắn.
Một giọng nữ nói, “Văn ơi…” Giọng có ý do dự, bùi ngùi.
Con dao trong tay Mễ Trị Văn dừng lại, lão nhìn máy điện thoại. Một đốm đèn đỏ nhấp nháy, tức là vẫn đang ghi âm.
Một chuỗi tạp âm xè xè vang lên, hình như là một cái máy chạy băng cổ lỗ sĩ đang chỉnh kênh.
Giọng nữ lại nói, “Cậu Ba! Liệu sau này cậu còn nhớ em nữa không?”
Thân xác khô gầy của Mễ Trị Văn run rẩy.
Vẫn đang ghi tin nhắn.
Sau giọng nữ là một giọng nam hơi khàn, “Sao lại không nhớ? Sao em lại hỏi anh như thế?” Thì ra đây là cậu Ba, người được Minh Phượng yêu, chàng cũng có tình cảm với Minh Phượng.
Mễ Trị Văn có thể đọc thuộc lòng mọi lời thoại của Minh Phượng.
Minh Phượng nói, “Em rất sợ cậu sẽ quên em.”
Cậu Ba, “Anh không bao giờ quên em, mãi mãi không quên! Em tin chứ?”
Minh Phượng, “Em tin.” Giọng mơ màng.
Cậu Ba, “Còn em thì sao?”
Minh Phượng, “Em sẽ nhớ cậu, sẽ nhớ… nhớ đến khi em chết. Chết rồi em vẫn nhớ cậu.”
Mễ Trị Văn bỗng kêu lên, “Mẹ! Mẹ ơi!” Con dao trong tay lão rơi xuống đất. Lão nhào đến chiếc điện thoại, sững sờ, ôm chặt nó vào lòng, dây điện thoại và dây cắm điện nguồn thõng xuống đất.
Trong điện thoại vẫn là giọng cậu Ba, “Không! Anh muốn em sống luôn nhớ đến anh, chứ chết rồi thì đừng nhớ.”
Mễ Trị Văn thầm nghĩ, đến lượt mẹ ta nói.
Minh Phượng, “Đã yêu ai đó thì mình phải rải lối đi bằng phẳng cho người ấy chứ đừng biến thành một gánh nặng cho người ấy.”
Một giọng nữ lạ, “Cô nói thế à?”[1]
[1] “Lời thoại của vợ cậu Ba.”
“Không! Mợ ơi! Cậu Ba muốn có một người con gái chân thành yêu cậu, người ấy không muốn cậu bị rắc rối hay buồn phiền một phút nào. Người ấy thực lòng mong cậu sẽ sống cuộc đời thật vui, sống như cậu vẫn nói là, can đảm, vươn lên và thành công!”[2]
[2] “Lời thoại của Minh Phượng.”
Cậu Ba, “Hôm nay em lắm lời quá!”
Mễ Trị Văn thầm nghĩ, cậu Ba khốn kiếp, dám chê mẹ ta lắm lời?
“Cậu từng nói là có một loài chim hễ cất tiếng hót thì sẽ hót suốt đêm, hót bật cả máu ở miệng ra.”
“Đúng! Loài chim đó đem lại niềm vui cho con người.”
Rồi đến những tiếng ồn, hình như có cả tiếng sấm vọng đến từ xa.
Minh Phượng, “Cậu Ba ơi, em cứ muốn nói thế này suốt đêm cho cậu nghe!
Tiếp đó là tiếng Hoàng Tuệ Trân tấm tức khóc. “Mẹ thực sự… cảm thấy mình sống vẫn chưa đủ… Văn ơi!”
Mễ Trị Văn ôm cái máy điện thoại, hai tay run bắn, cái máy sắp rơi tuột xuống đất. Nhưng không, lão không để nó bị rơi. Đây là báu vật, là sinh mệnh của lão. Bốn mươi năm trước, cái máy ghi âm của mình đã bị mấy tay công nhân cướp mất rồi đập nát nhân cơn hăng say vì đấu tố, đây là lần đầu tiên lão lại được ôm ấp những hồi ức và hoài nhớ của thời thơ ấu, được nâng niu giọng nói của mẹ.
Đó là giọng của mẹ trong vở kịch nói Nhà của Tào Ngu, bà sắm vai một a hoàn, vai bi kịch. A hoàn đã yêu cậu Ba lẽ ra không nên yêu, kết cục chỉ có thể là cái chết.
Mẹ cậu bé Mễ Trị Văn là một diễn viên, đã yêu một người không nên yêu là Mễ Dũng Hằng, rồi lại nổi tiếng mà lẽ ra không nên nổi, khiến cho Mễ Dũng Hằng thô kệch tầm thường ghen lồng ghen lộn, kết cục cũng là cái chết.
Vừa rồi bà nói gì nhỉ? Nói là sống vẫn chưa đủ!
Lão bỗng điên cuồng ấn nút trên máy điện thoại, rồi cũng bật được loa ngoài của máy cái.
“Mẹ ơi!”
“Văn ơi, mẹ rét quá, đau quá! Con đưa mẹ đi viện!” Bà mẹ nài nỉ.
Toàn thân Mễ Trị Văn run bần bật, hình như chính lão đang bị rét bị đau.
“Nhưng, bố… không cho… nếu ông ấy biết… ông ấy sẽ đánh chết con.”
Lão cũng bắt đầu khóc nấc lên.
“Thế thì… con đừng lo cho mẹ nữa… con đi ngay đi, đi khỏi nhà… kẻo sẽ có ngày ông ấy đánh con chết mất.”
“Mẹ ơi…” Mễ Trị Văn thốt lên trong tiếng nức nở, chẳng khác gì tiếng kêu của một con thú bị thương. Tay lão vẫn rất run.
“Văn à, con đang làm gì thế?” Giọng Hoàng Tuệ Trân trong máy điện thoại, yếu ớt bất lực.
“Mẹ… đừng trách con!” Mễ Trị Văn đặt máy điện thoại xuống, hai tay lão khua trên khoảng không.
Giọng Hoàng Tuệ Trân hơi nghèn nghẹn hình như rất khó phát âm, sau khi nói mấy câu nghe không rõ thì bắt đầu ho dữ dội. “Văn à, con đừng… con định chôn mẹ hay sao?”
“Mẹ đừng trách con, chôn sắp xong, sắp xong ngay thôi, rồi mẹ sẽ được giải thoát khỏi bể khổ.” Hai tay Mễ Trị Văn khua lên như điên.
“Con… nếu con gặp lại… con sẽ… giết ông ta ư?” Giọng Hoàng Tuệ Trân thấp dần.
“Tất nhiên con sẽ làm, con sẽ làm thế! Xin mẹ… đừng trách con.” Lúc này Mễ Trị Văn vô cùng đau buồn và cuồng nộ, lão đập tay xuống bàn rầm rầm.
Phía sau lão, Đổng Bội Luân lặng lẽ nhặt con dao lên.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook