Tơ Đồng Rỏ Máu
-
Chương 37: Tuyệt vọng hồi sinh
Trước bình minh là lúc tăm tối nhất, nhưng rồi bóng tối cũng tan nhanh.
Đó là cảm giác của Sở Hoài Sơn lúc này.
Lúc hắt xẻng đất đầu tiên xuống, anh ta vô cùng sợ hãi, nhưng rồi những tiếng van xin, khóc lóc, khuyên nhủ khiến anh ta quá bực mình, động tác trở nên rất nhanh, không xúc đất mà là đẩy đất, huy động cả tay lẫn chân, mong sao công việc sớm kết thúc.
Đất rơi xuống hố dần dần dày lên, động tác giãy giụa cũng dần dần ngớt đi, tiếng ồn dần dần bớt hẳn, nỗi tuyệt vọng của họ dường như có thể xuyên qua đất thấm lên trên. Lúc này anh ta thấy nhẹ hẳn người, thậm chí bắt đầu hưởng thụ cái cảm giác từ nhỏ hằng khao khát: khống chế số phận!
Trước đây, có thể nói đối với anh, thế giới bất công này quá kinh khủng, cha là một tên du côn thông minh bị xử bắn trước khi anh chào đời, mẹ tự kết liễu cuộc đời khi anh còn nhỏ, anh bẩm sinh có tật nói nhát gừng, anh xấu hổ và lập dị từ bé.
Nhưng lúc này anh là thượng đế, là chúa tể tất cả.
Na Lan đoán không nhầm, đây là lần đầu tiên anh ta giết người, đây là “đơn đăng ký” để bắt đầu kế thừa vụ án “ngón tay khăn máu”. Nhưng không hẳn là anh ta lần đầu giết người, trước đó anh ta đã gián tiếp giết người bằng trò chơi tâm lý, một cú phôn đến nhà Nghê Bồi Trung. Nghê Bồi Trung nhìn thấy hài cốt cô em gái thì đã sốc ghê gớm, sẽ nhớ về những hành xử tồi tệ của mình ngày trước thậm chí nghĩ rằng mình là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của Nghê Phượng Anh. Cú phôn nặc danh của Sở Hoài Sơn gọi đến rất có hiệu quả, nhất là anh ta tuyên bố nếu không làm theo ý anh ta thì cả hai vợ chồng sẽ nhận được một ngón tay của đứa cháu gái!
Khi anh ta kể rõ đứa cháu gái của vợ chồng Nghê Bồi Trung học trường gì lớp nào, hôm nay đi học mặc quần áo gì, đeo cặp sách màu gì… khác nào tuyên án tử hình cho bé gái ấy.
Vậy thì Nghê Bồi Trung muốn tiếp tục giữ lấy mạng hai vợ chồng già, hay muốn để cho thế hệ thứ ba là đứa cháu gái xinh xắn được sống? Điều này không khó lựa chọn. Sở Hoài Sơn không nghe thấy tiếng búa đập vỡ sọ Hồ Thanh, cũng không nhìn thấy bóng Nghê Bồi Trung chấp chới rơi xuống khi nhảy lầu, là những thời khắc cuối cùng của hai con người chẳng mấy tử tế này, nhưng nếu Sở Hoài Sơn vừa khéo có mặt ở hiện trường thì anh ta có được cảm nhận giống như lúc này không?
Đất dưới hố đã ngập đến đỉnh đầu ngần ấy con người, cùng với sự ngạt thở của họ, Sở Hoài Sơn cảm thấy hồn mình thoát xác. Anh ta bỗng nhận ra mình cô đơn tuyệt đối, ngay dì Tư rất mực yêu thương mình cũng bị chôn vùi dưới địa ngục, con người rất cảm thông với mình là Chu Trường Lộ cũng xuống địa ngục, người thiếu nữ duy nhất khiến mình rung động cũng xuống địa ngục, vậy mình còn có ai nữa?
Anh ta ngẩng đầu hú dài, nửa khóc nửa cười, hình như anh ta đang trong cơn lột xác từ người biến thành dã thú.
Tiếng hú của anh ta bỗng chìm trong tiếng động cơ nổ ầm ầm trên đầu.
Toàn thân như đông cứng, Sở Hoài Sơn ngây đờ như cây cột đá lạnh buốt dựng trong hang động tối om.
Trong tư liệu nhân sự của bệnh viện, trong các diễn thuyết của Chu Trường Lộ về phòng chống bạo lực gia đình, cảnh sát tìm thấy nơi sinh của Chu Trường Lộ, một thôn nhỏ tên là Long Cố ở dãy núi Huệ Sơn. Họ cũng đã liên lạc được với công ty taxi đã điều chiếc xe tốc hành đến vùng sâu trong núi Huệ Sơn.
Anh lái xe nói khách là một phụ nữ đứng tuổi, lên xe gần địa chỉ của nhà khách Thông Giang cũ ở khu Tân Giang phía nam thành phố, bà ta cần bám theo một chiếc xe tư nhân, cả hai xe đi lên đường cao tốc Giang Tuệ, qua cầu sông Thanh An, chạy vào núi Huệ Sơn. Sau đó chạy đến thôn Long Cố. Khi chiếc xe tư nhân đằng trước rẽ vào đường núi gập ghềnh thì lái xe taxi đằng sau từ chối đi tiếp, bà khách có vẻ cũng đã bằng lòng, bèn trả tiền xe và bảo anh ta cứ đợi, nói là chỉ đi một lát sẽ ra ngay, rồi tự đi vào núi. Anh lái xe đương nhiên quay đầu xe trở về luôn, hành động y như các lái xe khác trong tình huống tương tự.
Anh ta kể lại diễn biến này khi đang ngồi trên trực thăng. Ba Du Sinh cũng trên trực thăng. Lát sau, lái xe chỉ xuống con đường nhỏ đã hiện rõ dưới ban mai, “Là chỗ kia kìa!”
Ba Du Sinh đã nghe thấy qua tai nghe, anh nói vào micrô, “Chuẩn bị hành động! Không bỏ qua bất cứ hốc đá nào chứa vừa người. Phạm nhân có thể có hung khí. Bảo đảm an toàn cho các con tin.”
Sở Hoài Sơn ngây đờ một lát rồi bỗng cười sằng sặc, cười chảy nước mắt nước mũi.
Các người đến muộn rồi!
Anh ta bỗng nhớ ra mình là truyền nhân của vụ “ngón tay khăn máu”, mình còn ba bốn chục năm thậm chí năm chục năm để hành động, nửa thế kỷ khống chế khiến cảnh sát hoa mắt ù tai, khiến giới truyền thông phát điên, khiến dân chúng ăn ngủ không yên, mình không thể bị hủy diệt trong chốc lát vì chần chừ do dự.
Anh ta nhìn lần cuối cái huyệt mộ đã không còn sinh khí, đúng lúc chuẩn bị bước đi thì toàn thân anh ta bỗng cứng đơ.
Vì nhìn thấy trên mặt đám đất kín đặc dưới kia có một bài tay đang thò lên.
Nơi ngón tay bị sợi dây đàn xiết đứt vẫn còn vết máu đỏ sẫm.
Mình đã làm gì thế này?
Sở Hoài Sơn bỗng cảm thấy cả cái hang đá trống trải này đang nhanh chóng co lại, vách hang gớm ghiếc đang ép quanh người, dường như lần đầu tiên anh ta ý thức được rằng kể từ nay mình thực sự bơ vơ. Mình sẽ đơn độc đi vào thế giới đầy ắp người xô đẩy, đi vào thế giới đầy nguy hiểm, trải nghiệm sự đời muôn vàn nỗi ghẻ lạnh.
Mình đã làm gì thế này?
Mình đã chôn sống dì Tư luôn coi mình như con đẻ, chôn sống Na Lan luôn muốn giúp mình thoát khỏi bế tắc. Mình điên rồi sao?
Sở Hoài Sơn nhảy ào xuống cái hố đã ngập đất, hai tay cào đất như điên.
Vài luồng ánh sáng đèn pin chiếu xuống. Có tiếng người hô lên, “Lôi anh ta ra! Mau bới đi!”
Lại có tiếng người nói vào máy vô tuyến điện, “Cấp cứu y tế và thiết bị xuống ngay! Chuẩn bị hồi sức cấp cứu, kể cả tiêm thuốc kích thích tim!”
Rất nhanh, họ bới được năm cái xác.
Nói là xác, vì cả năm người đều đã ngừng thở, tim cũng ngừng đập.
Nhân viên y tế không lãng phí một chút, nhưng họ cần làm lần lượt, ai được đào lên trước thì cấp cứu trước.
Xác đào được gần chỗ Sở Hoài Sơn đứng, là một phụ nữ tuổi ngoài năm mươi và cũng là nạn nhân đầu tiên được máy kích thích tim cứu sống.
Gần như đồng thời, ở vị trí Sở Hoài Sơn đang đào bới, cảnh sát cũng kéo được Na Lan lên.
Na Lan bị chôn chưa lâu, lại sẵn có hai lá phổi phát triển do nhiều năm rèn luyện bơi lội, cho nên trong năm người bị chôn thì cô là người cách xa cái chết hơn cả. Họ chỉ làm hô hấp nhân tạo mấy phút, cô đã tỉnh lại.
Trần Ngọc Đống và Hàn Tây thì không được may mắn như thế, tuy đã được cấp cứu thoát cơn nguy hiểm nhưng họ vẫn hôn mê. Đa số trường hợp bị ngạt thở lâu, thiếu ô xi đưa lên não sẽ dẫn đến việc não bộ bị tổn thương.
Duy có Chu Trường Lộ thì không thể trở về từ địa ngục, lão chẳng nên trách ông trời không công bằng.
Na Lan tỉnh lại, trước mắt chỉ thấy một vùng mờ ảo, ý thức cũng mơ hồ, không biết mình đang ở đâu, không nhận ra những cặp mắt quan tâm nhìn mình là của những ai. Cô mấp máy môi định thử nói, nhưng hình như não bộ vừa phục hồi chưa kịp điều khiển thần kinh phát âm.
“Cô cứ nghỉ ngơi, chờ bình phục đã, có chuyện gì để sau hãy hay.” Giọng đầm ấm của Ba Du Sinh.
Na Lan cựa mình, gắng vận sức, hít thở thật sâu, cuối cùng cũng bật ra được hai chữ, “Hàn Tây.” Đó là nguyên nhân khiến cô gặp nguy hiểm. Cô không quên lời hứa với Hàn Tây.
Tôi đến để cứu cô! Nghe hơi buồn cười nhưng đúng là xuất phát tự đáy lòng.
Ba Du Sinh cho biết, “Hàn Tây vẫn đang hôn mê.”
“Em còn muốn… hỏi cô ấy một điều.” Na Lan cố nói được một câu hoàn chỉnh, nhưng cô lại nhắm mắt, cố chống đỡ cơn nhức đầu kéo đến.
“Cứ nghỉ đi! Yên tâm… Chu Trường Lộ tiêu rồi, lão không thể gây tội ác được nữa.” Ba Du Sinh nói.
Chẳng rõ sau bao lâu, mười phút, nửa tiếng, hay chỉ mười giây… có người báo, “Hàn Tây tỉnh rồi!”
Na Lan lập tức mở mắt, cựa quậy, nhổm dậy. Ba Du Sinh vội gọi nhân viên y tế cáng Hàn Tây lại. Na Lan nhìn Hàn Tây vẫn đang hoang mang. “Hàn Tây, tôi đây mà! Chúng ta đã được cứu rồi!”
Hàn Tây mở to mắt, hình như đã hiểu ra tất cả, mắt cô trào lệ.
Na Lan nói, “Tôi muốn hỏi cô một điều rất quan trọng, lúc này có trả lời được không?”
Hàn Tây gật đầu.
“Kẻ bắt cóc cô tối hôm qua, là Chu Trường Lộ phải không?”
Hàn Tây lắc đầu. Na Lan giật mình.
“Hay là gã thanh niên đeo kính xúc đất hắt xuống? Hắn tên là Hoài Sơn?”
Hàn Tây lại lắc đầu. Na Lan thầm nghĩ “gay rồi”. Cô đưa tay lần túi sau quần bò, toàn thân đau ê ẩm. Cô lấy ra mảnh giấy gấp làm tư, mở ra trước mặt Hàn Tây, “Còn người này…”
Đáp án đã rõ ràng trên khuôn mặt Hàn Tây, “Chính là lão!”
Na Lan giật mình, “Cô… nói là…”
“Tối hôm kia… tôi gặp lão… và còn nói chuyện mấy câu.” Hàn Tây hít thở rất vất vả. “Bỗng nhiên lão chụp một cái khăn bông vào mặt tôi, sau đó tôi không biết gì nữa. Tôi tỉnh lại vì người đau nhức… thì nhìn thấy lão, lão đã trói tôi rất chặt, rồi dùng một sợi dây thép nhỏ tí xiết đứt ngón tay tôi…” Kinh hãi vì nhớ lại cơn ác mộng, Hàn Tây khóc rưng rức.
Kẻ trong tấm ảnh là Mễ Trị Văn!
Ba Du Sinh cũng phát hoảng. Anh định nói “Đừng sợ, chúng tôi vẫn đang giám sát lão, cảnh sát ở buồng bệnh đang tiếp tục theo dõi tình hình lão”, nhưng anh lập tức nhớ ra, kể từ lúc bố trí tìm kiếm cứu nạn ở Huệ Sơn đến lúc này đã nửa giờ rồi chưa liên lạc lại với viên cảnh sát giám thị buồng bệnh. Anh vừa định gọi điện về thì trong tai nghe vọng ra giọng nói đầy lo lắng của Kim Thạc, “Một y tá ở bệnh viện Phổ Nhân vừa gọi điện nói rằng Mễ Trị Văn đã trốn mất!”
Na Lan cảm thấy thị lực của mình đã phục hồi tương đối, cô mau chóng nhận ra vẻ nặng nề bất an trên khuôn mặt Ba Du Sinh. Cô giục, “Đổng Bội Luân! Mau lên…”
Di động của Đổng Bội Luân không có ai nghe.
Đó là cảm giác của Sở Hoài Sơn lúc này.
Lúc hắt xẻng đất đầu tiên xuống, anh ta vô cùng sợ hãi, nhưng rồi những tiếng van xin, khóc lóc, khuyên nhủ khiến anh ta quá bực mình, động tác trở nên rất nhanh, không xúc đất mà là đẩy đất, huy động cả tay lẫn chân, mong sao công việc sớm kết thúc.
Đất rơi xuống hố dần dần dày lên, động tác giãy giụa cũng dần dần ngớt đi, tiếng ồn dần dần bớt hẳn, nỗi tuyệt vọng của họ dường như có thể xuyên qua đất thấm lên trên. Lúc này anh ta thấy nhẹ hẳn người, thậm chí bắt đầu hưởng thụ cái cảm giác từ nhỏ hằng khao khát: khống chế số phận!
Trước đây, có thể nói đối với anh, thế giới bất công này quá kinh khủng, cha là một tên du côn thông minh bị xử bắn trước khi anh chào đời, mẹ tự kết liễu cuộc đời khi anh còn nhỏ, anh bẩm sinh có tật nói nhát gừng, anh xấu hổ và lập dị từ bé.
Nhưng lúc này anh là thượng đế, là chúa tể tất cả.
Na Lan đoán không nhầm, đây là lần đầu tiên anh ta giết người, đây là “đơn đăng ký” để bắt đầu kế thừa vụ án “ngón tay khăn máu”. Nhưng không hẳn là anh ta lần đầu giết người, trước đó anh ta đã gián tiếp giết người bằng trò chơi tâm lý, một cú phôn đến nhà Nghê Bồi Trung. Nghê Bồi Trung nhìn thấy hài cốt cô em gái thì đã sốc ghê gớm, sẽ nhớ về những hành xử tồi tệ của mình ngày trước thậm chí nghĩ rằng mình là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của Nghê Phượng Anh. Cú phôn nặc danh của Sở Hoài Sơn gọi đến rất có hiệu quả, nhất là anh ta tuyên bố nếu không làm theo ý anh ta thì cả hai vợ chồng sẽ nhận được một ngón tay của đứa cháu gái!
Khi anh ta kể rõ đứa cháu gái của vợ chồng Nghê Bồi Trung học trường gì lớp nào, hôm nay đi học mặc quần áo gì, đeo cặp sách màu gì… khác nào tuyên án tử hình cho bé gái ấy.
Vậy thì Nghê Bồi Trung muốn tiếp tục giữ lấy mạng hai vợ chồng già, hay muốn để cho thế hệ thứ ba là đứa cháu gái xinh xắn được sống? Điều này không khó lựa chọn. Sở Hoài Sơn không nghe thấy tiếng búa đập vỡ sọ Hồ Thanh, cũng không nhìn thấy bóng Nghê Bồi Trung chấp chới rơi xuống khi nhảy lầu, là những thời khắc cuối cùng của hai con người chẳng mấy tử tế này, nhưng nếu Sở Hoài Sơn vừa khéo có mặt ở hiện trường thì anh ta có được cảm nhận giống như lúc này không?
Đất dưới hố đã ngập đến đỉnh đầu ngần ấy con người, cùng với sự ngạt thở của họ, Sở Hoài Sơn cảm thấy hồn mình thoát xác. Anh ta bỗng nhận ra mình cô đơn tuyệt đối, ngay dì Tư rất mực yêu thương mình cũng bị chôn vùi dưới địa ngục, con người rất cảm thông với mình là Chu Trường Lộ cũng xuống địa ngục, người thiếu nữ duy nhất khiến mình rung động cũng xuống địa ngục, vậy mình còn có ai nữa?
Anh ta ngẩng đầu hú dài, nửa khóc nửa cười, hình như anh ta đang trong cơn lột xác từ người biến thành dã thú.
Tiếng hú của anh ta bỗng chìm trong tiếng động cơ nổ ầm ầm trên đầu.
Toàn thân như đông cứng, Sở Hoài Sơn ngây đờ như cây cột đá lạnh buốt dựng trong hang động tối om.
Trong tư liệu nhân sự của bệnh viện, trong các diễn thuyết của Chu Trường Lộ về phòng chống bạo lực gia đình, cảnh sát tìm thấy nơi sinh của Chu Trường Lộ, một thôn nhỏ tên là Long Cố ở dãy núi Huệ Sơn. Họ cũng đã liên lạc được với công ty taxi đã điều chiếc xe tốc hành đến vùng sâu trong núi Huệ Sơn.
Anh lái xe nói khách là một phụ nữ đứng tuổi, lên xe gần địa chỉ của nhà khách Thông Giang cũ ở khu Tân Giang phía nam thành phố, bà ta cần bám theo một chiếc xe tư nhân, cả hai xe đi lên đường cao tốc Giang Tuệ, qua cầu sông Thanh An, chạy vào núi Huệ Sơn. Sau đó chạy đến thôn Long Cố. Khi chiếc xe tư nhân đằng trước rẽ vào đường núi gập ghềnh thì lái xe taxi đằng sau từ chối đi tiếp, bà khách có vẻ cũng đã bằng lòng, bèn trả tiền xe và bảo anh ta cứ đợi, nói là chỉ đi một lát sẽ ra ngay, rồi tự đi vào núi. Anh lái xe đương nhiên quay đầu xe trở về luôn, hành động y như các lái xe khác trong tình huống tương tự.
Anh ta kể lại diễn biến này khi đang ngồi trên trực thăng. Ba Du Sinh cũng trên trực thăng. Lát sau, lái xe chỉ xuống con đường nhỏ đã hiện rõ dưới ban mai, “Là chỗ kia kìa!”
Ba Du Sinh đã nghe thấy qua tai nghe, anh nói vào micrô, “Chuẩn bị hành động! Không bỏ qua bất cứ hốc đá nào chứa vừa người. Phạm nhân có thể có hung khí. Bảo đảm an toàn cho các con tin.”
Sở Hoài Sơn ngây đờ một lát rồi bỗng cười sằng sặc, cười chảy nước mắt nước mũi.
Các người đến muộn rồi!
Anh ta bỗng nhớ ra mình là truyền nhân của vụ “ngón tay khăn máu”, mình còn ba bốn chục năm thậm chí năm chục năm để hành động, nửa thế kỷ khống chế khiến cảnh sát hoa mắt ù tai, khiến giới truyền thông phát điên, khiến dân chúng ăn ngủ không yên, mình không thể bị hủy diệt trong chốc lát vì chần chừ do dự.
Anh ta nhìn lần cuối cái huyệt mộ đã không còn sinh khí, đúng lúc chuẩn bị bước đi thì toàn thân anh ta bỗng cứng đơ.
Vì nhìn thấy trên mặt đám đất kín đặc dưới kia có một bài tay đang thò lên.
Nơi ngón tay bị sợi dây đàn xiết đứt vẫn còn vết máu đỏ sẫm.
Mình đã làm gì thế này?
Sở Hoài Sơn bỗng cảm thấy cả cái hang đá trống trải này đang nhanh chóng co lại, vách hang gớm ghiếc đang ép quanh người, dường như lần đầu tiên anh ta ý thức được rằng kể từ nay mình thực sự bơ vơ. Mình sẽ đơn độc đi vào thế giới đầy ắp người xô đẩy, đi vào thế giới đầy nguy hiểm, trải nghiệm sự đời muôn vàn nỗi ghẻ lạnh.
Mình đã làm gì thế này?
Mình đã chôn sống dì Tư luôn coi mình như con đẻ, chôn sống Na Lan luôn muốn giúp mình thoát khỏi bế tắc. Mình điên rồi sao?
Sở Hoài Sơn nhảy ào xuống cái hố đã ngập đất, hai tay cào đất như điên.
Vài luồng ánh sáng đèn pin chiếu xuống. Có tiếng người hô lên, “Lôi anh ta ra! Mau bới đi!”
Lại có tiếng người nói vào máy vô tuyến điện, “Cấp cứu y tế và thiết bị xuống ngay! Chuẩn bị hồi sức cấp cứu, kể cả tiêm thuốc kích thích tim!”
Rất nhanh, họ bới được năm cái xác.
Nói là xác, vì cả năm người đều đã ngừng thở, tim cũng ngừng đập.
Nhân viên y tế không lãng phí một chút, nhưng họ cần làm lần lượt, ai được đào lên trước thì cấp cứu trước.
Xác đào được gần chỗ Sở Hoài Sơn đứng, là một phụ nữ tuổi ngoài năm mươi và cũng là nạn nhân đầu tiên được máy kích thích tim cứu sống.
Gần như đồng thời, ở vị trí Sở Hoài Sơn đang đào bới, cảnh sát cũng kéo được Na Lan lên.
Na Lan bị chôn chưa lâu, lại sẵn có hai lá phổi phát triển do nhiều năm rèn luyện bơi lội, cho nên trong năm người bị chôn thì cô là người cách xa cái chết hơn cả. Họ chỉ làm hô hấp nhân tạo mấy phút, cô đã tỉnh lại.
Trần Ngọc Đống và Hàn Tây thì không được may mắn như thế, tuy đã được cấp cứu thoát cơn nguy hiểm nhưng họ vẫn hôn mê. Đa số trường hợp bị ngạt thở lâu, thiếu ô xi đưa lên não sẽ dẫn đến việc não bộ bị tổn thương.
Duy có Chu Trường Lộ thì không thể trở về từ địa ngục, lão chẳng nên trách ông trời không công bằng.
Na Lan tỉnh lại, trước mắt chỉ thấy một vùng mờ ảo, ý thức cũng mơ hồ, không biết mình đang ở đâu, không nhận ra những cặp mắt quan tâm nhìn mình là của những ai. Cô mấp máy môi định thử nói, nhưng hình như não bộ vừa phục hồi chưa kịp điều khiển thần kinh phát âm.
“Cô cứ nghỉ ngơi, chờ bình phục đã, có chuyện gì để sau hãy hay.” Giọng đầm ấm của Ba Du Sinh.
Na Lan cựa mình, gắng vận sức, hít thở thật sâu, cuối cùng cũng bật ra được hai chữ, “Hàn Tây.” Đó là nguyên nhân khiến cô gặp nguy hiểm. Cô không quên lời hứa với Hàn Tây.
Tôi đến để cứu cô! Nghe hơi buồn cười nhưng đúng là xuất phát tự đáy lòng.
Ba Du Sinh cho biết, “Hàn Tây vẫn đang hôn mê.”
“Em còn muốn… hỏi cô ấy một điều.” Na Lan cố nói được một câu hoàn chỉnh, nhưng cô lại nhắm mắt, cố chống đỡ cơn nhức đầu kéo đến.
“Cứ nghỉ đi! Yên tâm… Chu Trường Lộ tiêu rồi, lão không thể gây tội ác được nữa.” Ba Du Sinh nói.
Chẳng rõ sau bao lâu, mười phút, nửa tiếng, hay chỉ mười giây… có người báo, “Hàn Tây tỉnh rồi!”
Na Lan lập tức mở mắt, cựa quậy, nhổm dậy. Ba Du Sinh vội gọi nhân viên y tế cáng Hàn Tây lại. Na Lan nhìn Hàn Tây vẫn đang hoang mang. “Hàn Tây, tôi đây mà! Chúng ta đã được cứu rồi!”
Hàn Tây mở to mắt, hình như đã hiểu ra tất cả, mắt cô trào lệ.
Na Lan nói, “Tôi muốn hỏi cô một điều rất quan trọng, lúc này có trả lời được không?”
Hàn Tây gật đầu.
“Kẻ bắt cóc cô tối hôm qua, là Chu Trường Lộ phải không?”
Hàn Tây lắc đầu. Na Lan giật mình.
“Hay là gã thanh niên đeo kính xúc đất hắt xuống? Hắn tên là Hoài Sơn?”
Hàn Tây lại lắc đầu. Na Lan thầm nghĩ “gay rồi”. Cô đưa tay lần túi sau quần bò, toàn thân đau ê ẩm. Cô lấy ra mảnh giấy gấp làm tư, mở ra trước mặt Hàn Tây, “Còn người này…”
Đáp án đã rõ ràng trên khuôn mặt Hàn Tây, “Chính là lão!”
Na Lan giật mình, “Cô… nói là…”
“Tối hôm kia… tôi gặp lão… và còn nói chuyện mấy câu.” Hàn Tây hít thở rất vất vả. “Bỗng nhiên lão chụp một cái khăn bông vào mặt tôi, sau đó tôi không biết gì nữa. Tôi tỉnh lại vì người đau nhức… thì nhìn thấy lão, lão đã trói tôi rất chặt, rồi dùng một sợi dây thép nhỏ tí xiết đứt ngón tay tôi…” Kinh hãi vì nhớ lại cơn ác mộng, Hàn Tây khóc rưng rức.
Kẻ trong tấm ảnh là Mễ Trị Văn!
Ba Du Sinh cũng phát hoảng. Anh định nói “Đừng sợ, chúng tôi vẫn đang giám sát lão, cảnh sát ở buồng bệnh đang tiếp tục theo dõi tình hình lão”, nhưng anh lập tức nhớ ra, kể từ lúc bố trí tìm kiếm cứu nạn ở Huệ Sơn đến lúc này đã nửa giờ rồi chưa liên lạc lại với viên cảnh sát giám thị buồng bệnh. Anh vừa định gọi điện về thì trong tai nghe vọng ra giọng nói đầy lo lắng của Kim Thạc, “Một y tá ở bệnh viện Phổ Nhân vừa gọi điện nói rằng Mễ Trị Văn đã trốn mất!”
Na Lan cảm thấy thị lực của mình đã phục hồi tương đối, cô mau chóng nhận ra vẻ nặng nề bất an trên khuôn mặt Ba Du Sinh. Cô giục, “Đổng Bội Luân! Mau lên…”
Di động của Đổng Bội Luân không có ai nghe.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook