Tổ Ấm Nơi Tận Cùng Thế Giới
-
Chương 2-11
Tôi giúp ông đứng lên và chúng tôi bắt đầu chuyến đi về nhà dài đằng đẵng. Chúng tôi mất hơn một giờ để đi hết quãng đường mà trước đó chỉ mất có hai mươi phút. Những ngôi sao đang rơi trên bầu trời.
Khi tôi mười lăm tuổi, bố tôi và tôi từng cùng nhau lái xe đến Chicago để mua sắm và gặp phải một cơn giông trên đường về. Mưa như trút nước, bầu trời ngả dần sang màu xám xịt, báo hiệu cho những cơn lốc xoáy. Cơn dông ngày càng dữ dội đến nỗi chúng tôi phải dừng xe tại một trạm nghỉ. Trạm nghỉ này trông ra một cái hồ đục ngầu, tiếp nối với cánh đồng lúa mạch xanh ngút ngát. Mưa gõ lộp bộp trên nóc và mui xe. Chúng tôi ngồi trong im lặng, thi thoảng húng hắng giọng, cho đến khi một tia sét thoáng biến mặt hồ thành màu vàng ệch. Thế là chúng tôi bật cười. Tia sét giống như điểm nút của một câu chuyện cười dài ngoằng và lắt léo. Sau khi dứt cơn cười, chúng tôi nói về tương lai của tôi, về khả năng nuôi một con chó mới, và về mười độ phim ưa thích của chúng tôi. Sau khi cơn giông qua đi, chúng tôi lái xe về nhà, bật radio và mở cửa sổ xe. Sau đó chúng tôi biết được rằng một cơn lốc xoáy đã thực sự tấn công khu vực lân cận, san phẳng một tháp nước và một nghĩa địa của người Amish cách chỗ chúng tôi đỗ xe chưa tới hai mươi dặm.
Giờ thì chúng tôi đang đi cùng nhau, rất chậm, qua màn đêm sa mạc trắng xanh. “Bố ơi?” Tôi nói.
“Gì hả con trai?”
“Có lẽ mai bố con mình lại đi xem một bộ phim khác đi. Con nghe nói phim Gàn dở cũng không quá tệ.”
“Tuyệt. Con hiểu bố đấy, bố luôn thích đi xem phim mà.”
Những loài côn trùng xa lạ phát ra một tiếng kêu nhẹ nhàng nhưng dai dẳng, một tiếng vù vù như tiếng trái đất có thể tạo ra khi quay trong đêm nếu tất cả chúng ta đều giữ yên lặng đủ để nghe thấy nó. Những ánh đèn tỏa ra từ khu tổ hợp chung cư. Chúng cách đây không xa. Tuy nhiên, trông chúng có vẻ quá thực và quá gần, khó có thể chạm vào. Chúng giống như những cái lỗ bấm của màn đêm, qua đó ánh sáng lọt vào từ một thế giới khác sống động hơn. Trong một thoáng, tôi có thể hình dung được cảm giác khi là một hồn ma sẽ như thế nào – khi phải mãi mãi bước qua một sự im lặng sâu sắc hơn sự im lặng, khi có thể thấy rõ nhưng không bao giờ tới được những ánh đèn của gia đình.
CLARE
Tất cả những gì cậu nói là: “Chuyến đi thăm bố mẹ thông thường. Tội lỗi và những bộ phim. Hiện họ sống trong một ngôi làng của người Da đỏ.” Nhưng sau đó Jonathan trầm lặng hơn, kín đáo và nói năng nhát gừng hơn. Cậu luôn đóng cửa phòng mình. Tháng Ba, cậu tuyên bố rằng cậu sẽ chuyển đi.
Tôi hỏi tại sao.
“Để sống cho ra sống,” cậu nói.
Khi tôi hỏi rằng thế hiện giờ cậu nghĩ cậu đang sống kiểu gì, cậu nói: “Như một tấm vé bị hủy.”
Đó là vào buổi sáng. Một trong những buổi sáng tháng Ba âm u lầy lội, cứ tiếp nối nhau như thể chúng đang bị tuột ra từ một ống chỉ. Jonathan nhìn đăm đăm ra ngoài cửa sổ. Cậu cứ lấy đầu ngón tay nghịch nghịch tóc như thể đang ngồi ủ rũ trong một hộp đêm khi cậu nói từ “tấm vé.”
“Cưng ơi,” tôi nói. “Hãy cho tôi biết ý cậu là gì bằng thứ tiếng Anh thông thường ấy.”
Cậu thở dài, ngoảnh mặt nhìn tôi với vẻ miễn cưỡng thấy rõ. Thường thì cậu có thể dễ dàng thể hiện niềm vui, sự cảm động hay sự rộng lượng. Cậu có thể nói năng lịch thiệp, đúng mực bằng chính giọng mình. Nhưng khi cậu tức giận hay buồn bã, cậu cần phải bắt chước một hình ảnh nào đó. Tôi đã từng thấy cậu phát điên lên với vẻ gay gắt, mắt long lên sòng sọc như Bette Davis[55]. Tôi đã từng thấy cậu lúng túng như một đứa trẻ đường phố, với đôi mắt nhìn xuống và đôi bàn tay nắm chặt lại. Còn cái vẻ nghịch tóc, nhìn ra ngoài cửa sổ này là một kiểu mới.
[55] Bette Davis (1908-1989): nữ diễn viên người Mỹ đã từng hai lần đoạt tượng vàng Oscar.
“Nào,” tôi nói. “Nói đi.”
Cậu ngoảnh mặt về phía tôi.
“Cuộc sống mà em vẫn đang theo đuổi đã bị ngừng lại,” cậu nói. “Em đã nghĩ em có thể sống tự do và yêu thật nhiều người khác nhau. Trong đó có cả chị và Bobby.”
“Cậu có thể. Cậu làm được mà.”
“Em không thể. Đây là một thời đại mới, mọi người ai cũng sẽ phải kết hôn.”
“Tôi thì không đâu, cảm ơn,” tôi nói.
“Có, chị sẽ làm thế đấy. Hiện chị đang cặp kè với Bobby còn gì. Em phải đi tìm một ai đó cho riêng mình, và em cảm thấy mình không còn nhiều thời gian trên đời này. Ý em là, Clare ạ, ngộ nhỡ em mắc bệnh thì sao?”
Tôi ngập ngừng. “Cậu không mắc bệnh đâu,” tôi nói.
“Làm sao chị biết. Có khi đến hàng năm trời chúng ta vẫn còn không biết gì cơ mà.”
“Jonathan, cưng ơi, cậu đang quá cường điệu đấy.”
“Thế à?”
“Đúng. Cậu không sao cả, tôi có thể nhận thấy mà. Cậu hoàn toàn khỏe mạnh. Giờ thì đừng có chuyển đi, cậu sẽ phá vỡ gia đình này mất.”
“Chị và Bobby mới là gia đình,” cậu nói. “Chỉ hai người thôi.” Và cậu lại quay ra phía cửa sổ, nơi ngang qua lỗ thông gió, một thiếu phụ Puerto Rico đang treo quần đùi trẻ con và những đôi tất nam màu đen lên dây phơi.
Tôi nghĩ tôi sắp mang thai. Tôi đã thôi không dùng biện pháp phòng tránh nữa. Nhưng dường như tôi không thể nói với ai, cả Bobby lẫn Jonathan. Tôi cho rằng tôi thấy xấu hổ về những động cơ của mình. Tôi không thích mình bị coi là một kẻ tính toán hay lừa lọc. Thực sự thì tất cả những gì tôi muốn là ngẫu nhiên có mang. Cái bất lợi không ngờ tới của cuộc sống hiện đại chính là sự chiến thắng của chúng ta trước số phận. Chúng ta buộc phải quyết định quá nhiều thứ, gần như tất cả mọi chuyện, và hoàn toàn được cảnh báo về những hậu quả. Nếu ở vào một thời kì khác, tôi sẽ có con ở độ tuổi hai mươi, khi tôi lấy Denny. Đương nhiên tôi sẽ trở thành một bà mẹ mà không cần phải quyết định gì cả. Không cần cân nhắc những hậu quả. Nhưng Denny và tôi ban đầu quá thực tế - lúc đó chúng tôi đang sống dựa vào khoản tiền gửi ngân hàng của tôi, và anh có những tham vọng lớn – sau đó giận nhau đến mức khó mà có con với nhau được nữa. Tôi đã bất ngờ mang thai, với một thành viên trong đoàn ca vũ kịch của Denny, người bảo với tôi rằng anh ta là một kẻ đồng tính. Và tôi đã phá nó. Ở độ tuổi đó, trong thời gian đó, bạn phải bỏ qua những gì không cần thiết. Bạn phải giữ cho mình được thon thả, rảnh rang và không vướng víu.
Giờ đây tôi lại muốn có một đứa con, và tôi muốn nuôi nấng nó cùng với Jonathan. Chúng tôi có thể tạo nên một gia đình kiểu mới. Một gia đình lớn rời rạc chỉ toàn có những ông chú, bà dì. Nhưng tôi không thể buộc mình phải thú nhận điều mà tôi đang mong muốn. Tôi đang cố gắng dàn xếp việc đó. Tôi cần có thêm thời gian.
Để cố động viên tinh thần của Jonathan, tôi đã bảo cậu đưa Erich về ăn tối. Cậu không muốn làm thế. Tôi phải nói ra nói vào mãi. Việc thuyết phục cậu mất đến hơn một tuần. Dầu vậy, tôi không hề bỏ cuộc, vì tôi tin tưởng vào những gì mình đang làm. Tôi suy luận thật đơn giản về vấn đề của Jonathan. Cuộc sống của cậu đã bị chia thành quá nhiều ngăn khác nhau. Ngăn dành cho công việc, cuộc sống của cậu cùng Bobby và tôi. Ngăn dành cho vài người bạn thời đại học, cho cuộc sống tình dục ngẫu hứng với những người lạ, và cuộc tình hiện tại với một người đàn ông mà chúng tôi chưa ai gặp. Tôi cho rằng cậu cần đặt những ngăn này chồng chéo lên nhau nhiều hơn.
“Sao cậu lại không muốn đưa Erich về đây ăn tối?” Tôi hỏi cậu trong một buổi sáng âm u nhưng không có vẻ là sẽ mưa. “Cậu xấu hổ vì chúng tôi à?”
Tôi đang mặc cái áo choàng tắm vải chenille màu hồng, và quấn một cái khăn sọc vằn lên tóc. Trong một thoáng, tôi thấy mình giống như người vợ đanh đá của ai đó, hai tay chống nạnh. Nó khác xa với hình ảnh một người đang ngọt nhạt dụ dỗ người khác. Nhưng tôi hoàn toàn không để ý. Ít nhất một phụ nữ như thế cũng biết được cô ta muốn gì. Cô ta không bị sự nhập nhằng và do dự bao quanh như một đám ruồi nhặng.
“Dĩ nhiên là không,” Jonathan nói. “Em đã bảo chị rồi. Anh ta và nhà Henderson sẽ không hợp nhau đâu.”
Cậu đang chuẩn bị đi làm. Cậu đã xỏ chân vào một chiếc giày. Cậu đang nhấp một tách cà phê trong khi Bobby phết bơ vào cái bánh vừng vòng cho cậu.
“Chúng ta sẽ không sắm vai nhà Henderson,” tôi nói. “Chỉ có bốn người chúng ta thôi, những thường dân quá lo lắng về khuyết điểm của chính mình nên không thể nhận ra khuyết điểm của người khác.”
“Anh ta và em có không có kiểu quan hệ đó,” Jonathan nói.
“Kiểu quan hệ sao?”
“Kiểu “Ghé qua nhưng hà và gặp những người bạn cùng sống chung,” Điều đó sẽ rất bất tiện. Cho tất cả mọi người.”
“Làm sao cậu biết, nếu cậu chưa bao giờ làm thế?” Tôi hỏi. “Cưng à, nói thật với cậu, tôi nghĩ chính cậu đã đặt giới hạn cho những mối quan hệ của cậu bằng cách tự mình quyết định trước rằng họ có thể liên quan hoặc không được liên quan đến những điều gì.”
Bobby đưa cho Jonathan chiếc bánh vừng vòng, và vỗ yêu lên mông tôi. Tôi lo lắng nghĩ về những đêm yên lặng mà tôi và anh sẽ có cùng nhau. Về những thói quen nội trợ không thay đổi mà chúng tôi sẽ nhiễm phải.
“Có lẽ chị đúng đấy,” Jonathan nói. “Thôi em đi đây, chào.”
Tôi theo cậu ra hành lang. “Bọn tôi sẽ không kể cho anh ta nghe bất cứ bí mật nào của cậu,” tôi gọi với theo. “Bọn tôi sẽ không đùa giỡn vớ vẩn, hay khoe khoang những tấm hình về chuyến đi đến một công viên quốc gia nào đó của bọn mình đâu.”
Cuối cùng tôi cũng thuyết phục được cậu làm theo ý tôi nhờ tính cố chấp quen thuộc. Tính cố chấp của tôi, dù nó vẫn thường xuyên có tác dụng, khó có thể được coi là một đức tính tốt, vì tôi không có đủ sức chịu đựng để khuyến khích nó. Cái tính quả quyết dứt khoát của tôi đã dẫn dắt tôi, bất chấp tất cả những lời khuyên có lý, cưới một vũ công mà tôi cứ ngỡ là vị cứu tinh, và rồi yêu một phụ nữ danh tiếng, người nói rằng cô sẽ dạy tôi thôi không còn ghét bỏ chính mình. Nó đã dẫn tôi đến với công việc buôn bán quần áo cũ, vào trường làm tóc, Phật giáo và khiêu vũ hiện đại. Những con chó chăn bò chắc hẳn cũng phải trải qua cái kiểu rắc rối như thế này. Khi chúng cắn chặt vào cái tai hay cái đuôi của một con bò đực, có lẽ chúng tin rằng chúng đã giữ được cả con vật.
Erich đến ăn tối vào một đêm thứ Sáu. Bobby và tôi đang làm một bữa tối nhỏ nóng sốt, đang là mốt thời đó: mì ống với thảo mộc tươi, gà quay, các loại rau từ ba lục địa. Chúng tôi muốn tạo ra một sự ấn tượng. Khi cùng nhau chuẩn bị bữa tối, chúng tôi cùng đoán xem trông Erich như thế nào.
“Em nghĩ anh ta là người ủ dột,” tôi nói. “Một trong những mẫu người có tính khí thất thường, trầm lặng mà người ta thường gọi là “khó tính,” trong khi điều họ thực sự muốn ám chỉ lại là “một gã dở người”.”
“Em nghĩ là Jonathan, ờ, sẽ thích một người như thế sao?” Bobby nói.
“Em nghĩ cậu ta có thể bị một người như thế cuốn hút,” tôi nói. “Anh nên nhớ rằng, cậu ta không hề giới thiệu người này cho bất cứ người bạn nào.”
Bobby đang thái hạt lựu một quả ớt vàng. Tôi đứng áp lưng mình vào lưng anh, rửa rau arugula. Chúng tôi đã quen với việc cùng nhau làm việc trong căn bếp nhỏ xíu này. Chúng tôi đã biết cách cử động một cách nhịp nhàng, ăn khớp.
“Ừ,” anh nói. “Vậy có lẽ em đã đúng. Anh thì hình dung ra anh ta giống như một tên tội phạm.”
“Một tên tội phạm? Anh nghĩ thế thật à?”
“Không đến nỗi giống như một kẻ giết người đâu. Không phải loại tội phạm nghiêm trọng đến thế. Giống kiểu mấy gã bán ma túy hơn. Em biết đấy. Loại người làm những việc bất lương ấy.”
“Nhưng anh ta là một diễn viên,” tôi nói. “Chúng ta biết rõ điều đó mà.”
“Ồ, anh nghĩ nhiều người trong số họ vẫn bán ma túy. Em không nghĩ thế sao? Ý anh là, nếu không làm thế thì họ còn cách nào để tự nuôi mình nữa?”
“Anh nghĩ trông mặt mũi anh ta thế nào?”
“Ừm, có màu da sẫm,” anh nói. “Không quá đẹp trai đến mức nổi bật. Hơi thâm trầm, ừm, một cách khó chịu. Anh nghĩ anh ta có một túm tóc đuôi ngựa nhỏ.”
“Hừm. Em nghĩ anh ta còn rất trẻ. Anh biết đấy, một trong những gã tóc vàng hoàn hảo từ miền Trung Tây đổ dồn về đây và cuối cùng xuất hiện trong những quảng cáo kem đánh răng ấy.”
“Rồi chúng ta sẽ biết thôi,” Bobby nói. Và nửa tiếng sau, chúng tôi đã có câu trả lời. Jonathan và Erich về cùng nhau. Họ mang theo những bông tulip vàng trồng trong nhà kính, và một chai rượu vang đỏ. Jonathan để Erich đi trước. Cậu nán lại gần cửa như thể cậu định chuồn mất và để lại ba người bọn tôi lại với nhau.
Erich bắt tay tôi, rồi bắt tay Bobby. “Rất vui khi được gặp các bạn,” anh ta nói.
Dáng người anh ta mảnh khảnh, đầu bị hói. Anh ta mặc quần jean và áo phông có cổ màu xanh hải quân với logo nhãn hiệu thời trang Ralph Lauren – hình một con ngựa trong trò polo – được thêu bằng chỉ đỏ trên ngực.
“Erich,” tôi nói. “Người đàn ông bí ẩn.”
Vầng tráng cao của anh ta sa sầm lại. Anh ta có khuôn mặt sắc sảo, với cái cằm nhọn hoắt, cái mũi cũng nhọn và đôi mắt nhỏ lanh lợi. Những chi tiết đó được đặt quá sát với nhau. Đó là một khuôn mặt hốt hoảng, nhăn nhúm. Trông Erich có vẻ giống với một người đàn ông bị kẹt đầu giữa hai cánh cửa thang máy. Anh ta gật đầu.
“Thực sự tôi không phải một kẻ bí ẩn,” anh ta nói. “Ôi, không. Không bí ẩn chút nào. Tôi rất tiếc vì trước đây chúng ta chưa gặp nhau. Tôi, ừm, rất vui khi được đến đây.”
Anh ta cười như thể bị đấm vào bụng.
“Anh uống gì nhé?” Tôi nói. Anh ta nói là anh ta muốn uống nước khoáng seltzer, và Jonathan vội đi lấy đồ uống. Chúng tôi ngồi xuống trong phòng khách.
“Căn hộ đẹp lắm,” Erich nói.
“Một cái ổ lợn thì có,” tôi trả lời. “Dù sao cũng cảm ơn lời khen của anh. Anh không phải bước qua xác chết nào trong hành lang đấy chứ?”
“Ôi, không,” anh ta nói. “Không. Sao chị lại hỏi thế? Chuyện đó từng xảy ra ở đây à?”
Tôi không biết liệu anh ta thấy ghê sợ hay thích thú trước ý nghĩ về những kẻ giết người trong hành lang. Anh ta có một giọng nói nhiệt tình, khó hiểu.
“Gần đây thì không,” tôi nói. “Mà anh là diễn viên à?”
“Vâng. Ừm, tôi cũng không biết nữa. Gần đây tôi chỉ là một nhân viên pha chế rượu nói. Chị làm nghề gì?”
Anh ta ngồi trên cái ghế bành mà tôi đã kiếm được ở đại lộ Một. Một cái ghế lưng xòe cũ khổng lồ bọc vải thêu kim tuyến màu xanh lá. Anh ta ngồi như thể bị ai đó chỉ định là phải chiếm ít diện tích nhất có thể, chân bắt tréo và tay chắp trên đùi.
“Tôi bán mấy thứ đồ rẻ tiền ấy mà,” tôi nói. “Tôi làm khuyên tai từ những món đồ phế thải.”
Anh ta gật đầu. “Và chị có thể sống được với nghề đó?” Anh ta hỏi.
“Trong chừng mực nào đó,” tôi đáp.
Tôi không bao giờ kể với những người lạ về khoản tiền gửi ngân hàng của tôi. Tôi thấy mình quá vô dụng và hư hỏng khi có một khoản thu nhập không làm mà có trong khi mọi người xung quanh tôi đang phải vật lộn mưu sinh để trả tiền thuê nhà. Tôi luôn có việc làm nhưng không phải những công việc nặng nhọc, vất vả mà người ta chấp nhận để có thể trang trải tất cả các khoản chi tiêu.
Giờ đây tôi mơ hồ cảm thấy rằng tôi đã để lộ một điều gì đó đáng trách. Erich có thể là một gián điệp của CIA. Một mật vụ không cần ngụy trang và rõ ràng đến mức khiến người ta thốt ra những mánh khóe lừa đảo đê tiện vì lúng túng.
Jonathan mang đồ uống đến. “Vì sự kết thúc của một điều bí ẩn,” tôi nói, và chúng tôi cùng nâng ly uống mừng điều đó.
“Anh có, ừm, thích loại nhạc đặc biệt nào không?” Bobby hỏi.
Erich nháy mắt với anh. “Tôi yêu âm nhạc,” anh ta nói. “Tôi thích tất cả các loại nhạc.”
“Tôi đi mở nhạc đây,” Bobby vừa nói vừa đứng dậy. “Anh có, ừm, muốn nghe loại nào đặc biệt không?”
“Để tôi xem các bạn có gì nào,” Erich nói. Và với vẻ duyên dáng không ngờ, anh ta nhổm dậy khỏi cái ghế vô chủ và theo Bobby đến bên máy cassette.
Lúc này Jonathan và tôi mới có cơ hội giao tiếp bằng mắt với nhau. Cậu mấp máy môi nhưng không phát ra tiếng. “Em đã bảo rồi.”
Bobby ngồi xổm trước những cái giá đựng băng cassette.
“Gần như loại nào chúng tôi cũng có một ít,” anh nói. “Chúng tôi gần như, anh biết đấy, có tất cả mọi thể loại.”
“Anh có Coltrane này,” Erich nói. “Ôi, xem này, anh có cả the Doors nữa.”
“Anh thích the Doors à?” Bobby hỏi.
“hồi còn nhỏ tôi đã muốn được trở thành Jim Morrison[56] đấy,” Erich nói. “Tôi thường bắt chước những động tác của anh ấy ở sân sau. Ngày nào tôi cũng tập luyện và lẩm nhẩm hát theo. Nhưng rồi tôi nhận ra rằng tôi thiếu vài phương tiện cơ bản.”
[56] Jim Morrison (1943-1971): ca sĩ, nhạc sĩ người Mỹ, được biết đến nhiều nhất với vai trò ca sĩ chính của ban nhạc rock nổi tiếng của Mỹ là the Doors.
Anh ta cười, giống như một luồng khí bất ngờ phun ra.
“Vậy ta sẽ mở băng của anh ta luôn,” Bobby nói, và nhét cuốn băng của the Doors vào máy.
“Anh có thích Bob Dylan không?” Anh hỏi Erich.
“Ôi, chắc chắn rồi. Tôi cũng muốn trở thành Bob Dylan nữa đấy.”
“Tôi đã mang theo vài đĩa hát từ Ohio,” Bobby nói. “Tôi có vài cái, anh biết đấy, khá hiếm. Anh thích Hendrix không?”
“Tôi rất thích Hendrix. Anh ta là, anh biết đấy, nghệ sĩ vĩ đại nhất.”
“Tôi có thể kiếm được băng cassette của của vài đĩa nhạc. Nhưng có mấy cái quá hiếm. Anh có muốn xem chúng không?”
“Có. Có chứ. Rất muốn.”
“Nhưng chúng ta không thể nghe chúng được,” Bobby nói. “Chúng tôi chưa có máy quay đĩa. Chúng tôi phải mua một cái thôi. Dù chúng sắp, anh biết đấy, lỗi thời rồi.”
“Tôi có một cái máy quay đĩa đấy,” Erich nói. “Nếu anh muốn, thi thoảng, anh có thể đến và mở đĩa của anh ở nhà tôi. Nếu anh muốn.”
“Ôi, tuyệt quá. Sẽ rất tuyệt đấy. Đến đây nào, tôi cất những cái đĩa trong phòng của Clare và tôi.”
Erich nói với Jonathan và tôi: “Hai người thứ lỗi cho chúng tôi một phút nhé?” Và tôi chợt thấy anh ta giống như một đứa trẻ lên tám hoặc chín: lễ phép và quá hăng hái, hay khóc nhè, một bí ẩn đối với cha mẹ anh ta.
“Dĩ nhiên rồi,” tôi nói. Sau khi họ đi khuất tôi nói nhỏ với Jonathan: “Chà, hai cậu bé đó có vẻ hợp nhau đấy chứ.”
Cậu lắc đầu: “Em đã bảo chị đây sẽ là một thảm họa mà. Chị đâu có nghe em.”
“Vớ vẩn. Thảm họa thảm hiếc gì. Bobby thích anh ta mà.”
“Và chị sẽ nghĩ anh ta là một kẻ ngớ ngẩn và chán ngắt.”
“Jonathan. Tôi mới biết anh ta chừng năm phút thôi.”
“Năm phút là đủ. Chị phải ngủ với anh ta thì mới hiểu được anh ta hơn nữa.”
“Tôi không hiểu sao cậu vẫn hẹn hò với anh ta bao năm qua nếu cậu không thích anh ta lắm,” tôi nói.
“Tình dục,” Jonathan nói. “Và sự điên rồ của em. Ôi, em nghĩ em thích anh ta nhưng không phải vì yêu đương. Em chưa bao giờ muốn anh ta dính dáng đến những người khác trong cuộc đời em, và em đã đúng về điều đó.”
“Cậu là một người rất lạ lùng.”
“Chẳng lẽ em còn không biết sao,” cậu nói.
Khi Bobby và Erich quay lại, tôi gợi ý rằng chúng tôi nên mang đồ uống lên nóc nhà để ngắm hoàng hôn. Điều quan trọng là phải giữ cho cuộc vui tối nay được tiếp tục, tôi hậm chí là cưỡng ép nếu cần thiết. Đó là một buổi tối cuối tháng Ba ấm áp kì lạ. Đó là kiểu thời tiết gợi cho người ta nghĩ đến một mùa xuân đến sớm hay những tác động của một vụ thử hạt nhân.
Jonathan hào hứng đồng ý, Bobby và Erich thì ít hứng thú hơn. Tôi biết họ đang nghĩ gì. Nếu chúng tôi leo lên nóc nhà, họ sẽ lỡ mất bài tiếp theo của đĩa Strange days.
“Các chàng trai, chúng ta có thể mở lại nhạc khi chúng ta trở xuống mà,” tôi nói và ngạc nhiên khi thấy giọng mình nghe giống như giọng của một bà mẹ đến thế.
Chúng tôi leo cầu thang lên nóc nhà, một khoảng sân thượng bằng phẳng trải nhựa đường, bao quanh bởi trán tường bằng bê tông có hoa văn. Mặt trời màu cam lơ lửng phía chân trời New Jersey. Bóng của những chiếc ăng ten ti vi đan vào nhau rối rắm, kì cục. Những ô cửa sổ của các tòa nhà cao tầng thuộc khu dân cư ánh lên màu hổ phách và màu đồng thiếc. Một đám mây hồng mập mạp, cuồn cuộn và xếp nếp như ngà voi được khảm, lững lờ đón lấy ánh nắng cuối cùng tỏa xuống Brooklyn. Những tấm rèm có diềm xếp nếp tung bay và tiếng nhạc salsa thoát ra qua một cửa sổ để ngỏ phía bên kia ngõ. Chúng tôi đứng quay mặt về phía tây, kéo theo những chiếc bóng dài đến sáu mét.
“Đẹp quá,” Jonathan nói. “Chỉ đến khi ta nghĩ rằng ta sẽ chuyển về miền quê, thành phố mới làm được một điều như thế này.”
“Tôi rất thích nóc nhà,” tôi nói. Một lần nữa tôi lại ngạc nhiên trước giọng nói của mình. Tôi đã trở thành một bà chủ nhà như thế này từ khi nào vậy?
“Ở khu nhà tôi các bạn sẽ không thể nghe thấy loại nhạc này,” Erich nói. “Không bao giờ có loại nhạc Mexico này, không hề.”
“Tôi cũng hơi thích nó đấy,” Bobby nói.
“Tôi cũng thế,” Erich đáp.
Bobby ngoáy hông theo điệu nhạc, và chẳng mấy chốc anh đã bắt đầu nhảy nhót. Bình thường, khi thấy anh vui vẻ, hơi lúng túng trong ngày, bạn có thể quên mất rằng anh là người nhảy giỏi như thế nào. Đó là một trong những điều đáng ngạc nhiên ở anh. Khi một nốt nhạc vang lên, anh có thể làm những động tác thật duyên dáng và hăng hái. Có vẻ như anh đã trút được vài gánh nặng từ bên trong. Một hồn ma của người sống, toàn xương và sụn, sẵn sàng biến mất trước một tiếng guitar bập bùng hay tiếng còi pim pim đầu tiên. Trên đĩa hát, một giọng ca nữ được đệm bởi tiếng trống lắc và tiếng guitar đang hát hết mình bằng tiếng Tây Ban Nha, với niềm đam mê giản đơn không giấu giếm. Bobby, người thích tất cả các loại nhạc, dù hay hay dở, đang nhảy nhót khi mặt trời dần dần khuất dạng.
Erich liếc nhìn Jonathan và tôi. Tôi biết anh ta đang nghĩ gì. Tôi nói: “Nhảy đi nào.” Và với nụ cười ngượng nghịu, anh ta bắt đầu nhảy cùng Bobby.
Anh ta không nhảy giỏi như Bobby, nhưng anh ta có thể di chuyển bàn chân nhịp nhàng nghe tiếng nhạc và làm những động tác uốn éo nhẹ nhàng bằng đôi cánh tay. Bobby quay sang phía anh ta khi bầu trời vuột mất mảng màu xanh cuối cùng và một ngôi sao mờ mờ bắt đầu xuất hiện trên vòm trời phía đông loang sắc tím.
Jonathan và tôi đứng ngắm họ, tay vẫn cầm đồ uống của mình. Jonathan nói: “Em không muốn phải đứng ngoài lề cuộc vui này. Chị có nghĩ thế không?”
“Không,” tôi nói. “Hoàn toàn không.”
Jonathan đặt ly rượu xuống lan can và bắt đầu nhảy cùng Bobby và Erich. Cậu là một vũ công thanh lịch dù hơi kiềm chế. Cậu chỉ di chuyển trong một khoảng không gian nhỏ hẹp, không bao giờ vượt quá những giới hạn xác định nào đó. Tôi ngắm nhìn họ. Trong một thoáng – chỉ một thoáng – tôi thấy thế giới như đang trôi xa dần. Tôi thấy mình đang đứng trong ánh hoàng hôn, đang già đi trong chiếc váy màu tía nhạt mua ở cửa hàng đồ cũ khi một nhóm thanh niên đang cùng nhau nhảy múa. Nó khác xa một khoảnh khắc bình thường. Tuy nhiên tôi lại cảm thấy như thế trước đây mình cũng đã từng sống trong khoảnh khắc đó.
Để mang mình trở lại với cuộc sống thực tại, tôi bắt đầu nhảy. Tôi còn có thể làm gì khác? Hai gót giày tôi dính vào lớp nhựa đường, tạo nên những âm thanh pốc pốc khe khẽ cho đến khi tôi tháo chúng ra và nhảy bằng đôi chân đi bít tất dài.
Jonathan nói: “Vâng, và bây giờ là bài hát trên nóc nhà của vở nhạc kịch Câu chuyện miền Tây. Các bạn đã sẵn sàng chưa?”
“Câu đầu tiên là thế nào nhỉ?” Tôi hỏi.
“Xem nào. Tôi thích sống ở Mỹ.”
“Tôi thấy thật tuyệt khi sống ở Mỹ.”
“Mọi thứ đều tự do ở Mỹ.”
“Chỉ với một khoản phí nhỏ ở Mỹ.”
Chúng tôi hò reo và vỗ tay. Khi bài hát đó kết thúc, tôi thực hiện một cú nhào lộn ba lần liên tiếp một cách hoàn hảo. Tôi đã không làm thế ít nhất là mười lăm năm rồi. Tôi cảm thấy chân mình thẳng băng như những con dao chém vào không khí.
“Tôi từng muốn được làm thành viên của đội cổ vũ đấy,” tôi bảo họ. “Trước khi tôi quyết định sa xuống địa ngục.”
Điều gì đó đã giữ chân chúng tôi trên đó. Tôi nhớ đến một cảm giác từ thời thơ ấu, khi một trò chơi đang đến lúc sôi nổi. Bobby đã cởi khuy áo, và hiện chiếc áo đang phình ra trong gió. Tất cả chúng tôi đều nhảy múa thật hăng hái, như những thành viên của một đội hợp xướng Broadway, với những cú nhảy và xoay mình. Khi tiếng nhạc salsa ngừng lại, chúng tôi bắt đầu hát. Chúng tôi hát hết những đoạn mà mình có thể nhớ trong bài The Jets song và bài Officer Krupke. Chúng tôi hát tất cả các bài từ vở Tóc.
Bobby nói: “Anh trai tôi từng mở đĩa đó mười lần một ngày. Cho đến khi mẹ tôi phải vứt nó đi. Anh ấy lại kiếm được một cái đĩa khác. Vì thế mẹ tôi phải ném cả cái giàn âm thanh đi.”
“Một người anh em họ của tôi từng đóng trong vở Tóc,” tôi nói. “Vài năm trước, ở một nhà hàng có sân khấu kịch tại Florida.”
Chúng tôi hát vài bài của vở Nam Thái Bình Dương, và tất cả các bài của vở Cô nàng đỏng đảnh mà chúng tôi có thể nghĩ tới. Chúng tôi nhảy theo giọng hát của chúng tôi. Khi chúng tôi không thể nhảy tiếp được nữa, chúng tôi ngồi xuống lớp nhựa đường ấm áp, hít lấy mùi đất ẩm trộn lẫn với các chất hóa học khác. Chúng tôi vẫn hát. Bất chợt, khi chúng tôi đang hát bài Get me to the church on time, tôi nhìn sang Jonathan và bắt gặp cậu đang chăm chăm nhìn tôi với vẻ mà tôi chưa từng thấy trước đây. Đó là một cái nhìn trừng trừng, đau đáu, không rõ là tức giận hay âu sầu. Khi mắt chúng tôi giao nhau, cậu vội ngước lên trời. Chúng tôi hát bài I heard it through the grapevine và Norwegian wood. Bobby và Jonathan cùng nhau hát vài bài của Laura Nyro, cho đến khi tôi bắt họ quay lại với những bài mà tất cả chúng tôi đều thuộc. Chúng tôi ngồi hát trên cái nóc nhà đó cho đến khi bóng tối đích thực ập đến, và thành phố tỏa ra quanh chúng tôi những ánh đèn của mười triệu bữa tiệc.
Khi tôi mười lăm tuổi, bố tôi và tôi từng cùng nhau lái xe đến Chicago để mua sắm và gặp phải một cơn giông trên đường về. Mưa như trút nước, bầu trời ngả dần sang màu xám xịt, báo hiệu cho những cơn lốc xoáy. Cơn dông ngày càng dữ dội đến nỗi chúng tôi phải dừng xe tại một trạm nghỉ. Trạm nghỉ này trông ra một cái hồ đục ngầu, tiếp nối với cánh đồng lúa mạch xanh ngút ngát. Mưa gõ lộp bộp trên nóc và mui xe. Chúng tôi ngồi trong im lặng, thi thoảng húng hắng giọng, cho đến khi một tia sét thoáng biến mặt hồ thành màu vàng ệch. Thế là chúng tôi bật cười. Tia sét giống như điểm nút của một câu chuyện cười dài ngoằng và lắt léo. Sau khi dứt cơn cười, chúng tôi nói về tương lai của tôi, về khả năng nuôi một con chó mới, và về mười độ phim ưa thích của chúng tôi. Sau khi cơn giông qua đi, chúng tôi lái xe về nhà, bật radio và mở cửa sổ xe. Sau đó chúng tôi biết được rằng một cơn lốc xoáy đã thực sự tấn công khu vực lân cận, san phẳng một tháp nước và một nghĩa địa của người Amish cách chỗ chúng tôi đỗ xe chưa tới hai mươi dặm.
Giờ thì chúng tôi đang đi cùng nhau, rất chậm, qua màn đêm sa mạc trắng xanh. “Bố ơi?” Tôi nói.
“Gì hả con trai?”
“Có lẽ mai bố con mình lại đi xem một bộ phim khác đi. Con nghe nói phim Gàn dở cũng không quá tệ.”
“Tuyệt. Con hiểu bố đấy, bố luôn thích đi xem phim mà.”
Những loài côn trùng xa lạ phát ra một tiếng kêu nhẹ nhàng nhưng dai dẳng, một tiếng vù vù như tiếng trái đất có thể tạo ra khi quay trong đêm nếu tất cả chúng ta đều giữ yên lặng đủ để nghe thấy nó. Những ánh đèn tỏa ra từ khu tổ hợp chung cư. Chúng cách đây không xa. Tuy nhiên, trông chúng có vẻ quá thực và quá gần, khó có thể chạm vào. Chúng giống như những cái lỗ bấm của màn đêm, qua đó ánh sáng lọt vào từ một thế giới khác sống động hơn. Trong một thoáng, tôi có thể hình dung được cảm giác khi là một hồn ma sẽ như thế nào – khi phải mãi mãi bước qua một sự im lặng sâu sắc hơn sự im lặng, khi có thể thấy rõ nhưng không bao giờ tới được những ánh đèn của gia đình.
CLARE
Tất cả những gì cậu nói là: “Chuyến đi thăm bố mẹ thông thường. Tội lỗi và những bộ phim. Hiện họ sống trong một ngôi làng của người Da đỏ.” Nhưng sau đó Jonathan trầm lặng hơn, kín đáo và nói năng nhát gừng hơn. Cậu luôn đóng cửa phòng mình. Tháng Ba, cậu tuyên bố rằng cậu sẽ chuyển đi.
Tôi hỏi tại sao.
“Để sống cho ra sống,” cậu nói.
Khi tôi hỏi rằng thế hiện giờ cậu nghĩ cậu đang sống kiểu gì, cậu nói: “Như một tấm vé bị hủy.”
Đó là vào buổi sáng. Một trong những buổi sáng tháng Ba âm u lầy lội, cứ tiếp nối nhau như thể chúng đang bị tuột ra từ một ống chỉ. Jonathan nhìn đăm đăm ra ngoài cửa sổ. Cậu cứ lấy đầu ngón tay nghịch nghịch tóc như thể đang ngồi ủ rũ trong một hộp đêm khi cậu nói từ “tấm vé.”
“Cưng ơi,” tôi nói. “Hãy cho tôi biết ý cậu là gì bằng thứ tiếng Anh thông thường ấy.”
Cậu thở dài, ngoảnh mặt nhìn tôi với vẻ miễn cưỡng thấy rõ. Thường thì cậu có thể dễ dàng thể hiện niềm vui, sự cảm động hay sự rộng lượng. Cậu có thể nói năng lịch thiệp, đúng mực bằng chính giọng mình. Nhưng khi cậu tức giận hay buồn bã, cậu cần phải bắt chước một hình ảnh nào đó. Tôi đã từng thấy cậu phát điên lên với vẻ gay gắt, mắt long lên sòng sọc như Bette Davis[55]. Tôi đã từng thấy cậu lúng túng như một đứa trẻ đường phố, với đôi mắt nhìn xuống và đôi bàn tay nắm chặt lại. Còn cái vẻ nghịch tóc, nhìn ra ngoài cửa sổ này là một kiểu mới.
[55] Bette Davis (1908-1989): nữ diễn viên người Mỹ đã từng hai lần đoạt tượng vàng Oscar.
“Nào,” tôi nói. “Nói đi.”
Cậu ngoảnh mặt về phía tôi.
“Cuộc sống mà em vẫn đang theo đuổi đã bị ngừng lại,” cậu nói. “Em đã nghĩ em có thể sống tự do và yêu thật nhiều người khác nhau. Trong đó có cả chị và Bobby.”
“Cậu có thể. Cậu làm được mà.”
“Em không thể. Đây là một thời đại mới, mọi người ai cũng sẽ phải kết hôn.”
“Tôi thì không đâu, cảm ơn,” tôi nói.
“Có, chị sẽ làm thế đấy. Hiện chị đang cặp kè với Bobby còn gì. Em phải đi tìm một ai đó cho riêng mình, và em cảm thấy mình không còn nhiều thời gian trên đời này. Ý em là, Clare ạ, ngộ nhỡ em mắc bệnh thì sao?”
Tôi ngập ngừng. “Cậu không mắc bệnh đâu,” tôi nói.
“Làm sao chị biết. Có khi đến hàng năm trời chúng ta vẫn còn không biết gì cơ mà.”
“Jonathan, cưng ơi, cậu đang quá cường điệu đấy.”
“Thế à?”
“Đúng. Cậu không sao cả, tôi có thể nhận thấy mà. Cậu hoàn toàn khỏe mạnh. Giờ thì đừng có chuyển đi, cậu sẽ phá vỡ gia đình này mất.”
“Chị và Bobby mới là gia đình,” cậu nói. “Chỉ hai người thôi.” Và cậu lại quay ra phía cửa sổ, nơi ngang qua lỗ thông gió, một thiếu phụ Puerto Rico đang treo quần đùi trẻ con và những đôi tất nam màu đen lên dây phơi.
Tôi nghĩ tôi sắp mang thai. Tôi đã thôi không dùng biện pháp phòng tránh nữa. Nhưng dường như tôi không thể nói với ai, cả Bobby lẫn Jonathan. Tôi cho rằng tôi thấy xấu hổ về những động cơ của mình. Tôi không thích mình bị coi là một kẻ tính toán hay lừa lọc. Thực sự thì tất cả những gì tôi muốn là ngẫu nhiên có mang. Cái bất lợi không ngờ tới của cuộc sống hiện đại chính là sự chiến thắng của chúng ta trước số phận. Chúng ta buộc phải quyết định quá nhiều thứ, gần như tất cả mọi chuyện, và hoàn toàn được cảnh báo về những hậu quả. Nếu ở vào một thời kì khác, tôi sẽ có con ở độ tuổi hai mươi, khi tôi lấy Denny. Đương nhiên tôi sẽ trở thành một bà mẹ mà không cần phải quyết định gì cả. Không cần cân nhắc những hậu quả. Nhưng Denny và tôi ban đầu quá thực tế - lúc đó chúng tôi đang sống dựa vào khoản tiền gửi ngân hàng của tôi, và anh có những tham vọng lớn – sau đó giận nhau đến mức khó mà có con với nhau được nữa. Tôi đã bất ngờ mang thai, với một thành viên trong đoàn ca vũ kịch của Denny, người bảo với tôi rằng anh ta là một kẻ đồng tính. Và tôi đã phá nó. Ở độ tuổi đó, trong thời gian đó, bạn phải bỏ qua những gì không cần thiết. Bạn phải giữ cho mình được thon thả, rảnh rang và không vướng víu.
Giờ đây tôi lại muốn có một đứa con, và tôi muốn nuôi nấng nó cùng với Jonathan. Chúng tôi có thể tạo nên một gia đình kiểu mới. Một gia đình lớn rời rạc chỉ toàn có những ông chú, bà dì. Nhưng tôi không thể buộc mình phải thú nhận điều mà tôi đang mong muốn. Tôi đang cố gắng dàn xếp việc đó. Tôi cần có thêm thời gian.
Để cố động viên tinh thần của Jonathan, tôi đã bảo cậu đưa Erich về ăn tối. Cậu không muốn làm thế. Tôi phải nói ra nói vào mãi. Việc thuyết phục cậu mất đến hơn một tuần. Dầu vậy, tôi không hề bỏ cuộc, vì tôi tin tưởng vào những gì mình đang làm. Tôi suy luận thật đơn giản về vấn đề của Jonathan. Cuộc sống của cậu đã bị chia thành quá nhiều ngăn khác nhau. Ngăn dành cho công việc, cuộc sống của cậu cùng Bobby và tôi. Ngăn dành cho vài người bạn thời đại học, cho cuộc sống tình dục ngẫu hứng với những người lạ, và cuộc tình hiện tại với một người đàn ông mà chúng tôi chưa ai gặp. Tôi cho rằng cậu cần đặt những ngăn này chồng chéo lên nhau nhiều hơn.
“Sao cậu lại không muốn đưa Erich về đây ăn tối?” Tôi hỏi cậu trong một buổi sáng âm u nhưng không có vẻ là sẽ mưa. “Cậu xấu hổ vì chúng tôi à?”
Tôi đang mặc cái áo choàng tắm vải chenille màu hồng, và quấn một cái khăn sọc vằn lên tóc. Trong một thoáng, tôi thấy mình giống như người vợ đanh đá của ai đó, hai tay chống nạnh. Nó khác xa với hình ảnh một người đang ngọt nhạt dụ dỗ người khác. Nhưng tôi hoàn toàn không để ý. Ít nhất một phụ nữ như thế cũng biết được cô ta muốn gì. Cô ta không bị sự nhập nhằng và do dự bao quanh như một đám ruồi nhặng.
“Dĩ nhiên là không,” Jonathan nói. “Em đã bảo chị rồi. Anh ta và nhà Henderson sẽ không hợp nhau đâu.”
Cậu đang chuẩn bị đi làm. Cậu đã xỏ chân vào một chiếc giày. Cậu đang nhấp một tách cà phê trong khi Bobby phết bơ vào cái bánh vừng vòng cho cậu.
“Chúng ta sẽ không sắm vai nhà Henderson,” tôi nói. “Chỉ có bốn người chúng ta thôi, những thường dân quá lo lắng về khuyết điểm của chính mình nên không thể nhận ra khuyết điểm của người khác.”
“Anh ta và em có không có kiểu quan hệ đó,” Jonathan nói.
“Kiểu quan hệ sao?”
“Kiểu “Ghé qua nhưng hà và gặp những người bạn cùng sống chung,” Điều đó sẽ rất bất tiện. Cho tất cả mọi người.”
“Làm sao cậu biết, nếu cậu chưa bao giờ làm thế?” Tôi hỏi. “Cưng à, nói thật với cậu, tôi nghĩ chính cậu đã đặt giới hạn cho những mối quan hệ của cậu bằng cách tự mình quyết định trước rằng họ có thể liên quan hoặc không được liên quan đến những điều gì.”
Bobby đưa cho Jonathan chiếc bánh vừng vòng, và vỗ yêu lên mông tôi. Tôi lo lắng nghĩ về những đêm yên lặng mà tôi và anh sẽ có cùng nhau. Về những thói quen nội trợ không thay đổi mà chúng tôi sẽ nhiễm phải.
“Có lẽ chị đúng đấy,” Jonathan nói. “Thôi em đi đây, chào.”
Tôi theo cậu ra hành lang. “Bọn tôi sẽ không kể cho anh ta nghe bất cứ bí mật nào của cậu,” tôi gọi với theo. “Bọn tôi sẽ không đùa giỡn vớ vẩn, hay khoe khoang những tấm hình về chuyến đi đến một công viên quốc gia nào đó của bọn mình đâu.”
Cuối cùng tôi cũng thuyết phục được cậu làm theo ý tôi nhờ tính cố chấp quen thuộc. Tính cố chấp của tôi, dù nó vẫn thường xuyên có tác dụng, khó có thể được coi là một đức tính tốt, vì tôi không có đủ sức chịu đựng để khuyến khích nó. Cái tính quả quyết dứt khoát của tôi đã dẫn dắt tôi, bất chấp tất cả những lời khuyên có lý, cưới một vũ công mà tôi cứ ngỡ là vị cứu tinh, và rồi yêu một phụ nữ danh tiếng, người nói rằng cô sẽ dạy tôi thôi không còn ghét bỏ chính mình. Nó đã dẫn tôi đến với công việc buôn bán quần áo cũ, vào trường làm tóc, Phật giáo và khiêu vũ hiện đại. Những con chó chăn bò chắc hẳn cũng phải trải qua cái kiểu rắc rối như thế này. Khi chúng cắn chặt vào cái tai hay cái đuôi của một con bò đực, có lẽ chúng tin rằng chúng đã giữ được cả con vật.
Erich đến ăn tối vào một đêm thứ Sáu. Bobby và tôi đang làm một bữa tối nhỏ nóng sốt, đang là mốt thời đó: mì ống với thảo mộc tươi, gà quay, các loại rau từ ba lục địa. Chúng tôi muốn tạo ra một sự ấn tượng. Khi cùng nhau chuẩn bị bữa tối, chúng tôi cùng đoán xem trông Erich như thế nào.
“Em nghĩ anh ta là người ủ dột,” tôi nói. “Một trong những mẫu người có tính khí thất thường, trầm lặng mà người ta thường gọi là “khó tính,” trong khi điều họ thực sự muốn ám chỉ lại là “một gã dở người”.”
“Em nghĩ là Jonathan, ờ, sẽ thích một người như thế sao?” Bobby nói.
“Em nghĩ cậu ta có thể bị một người như thế cuốn hút,” tôi nói. “Anh nên nhớ rằng, cậu ta không hề giới thiệu người này cho bất cứ người bạn nào.”
Bobby đang thái hạt lựu một quả ớt vàng. Tôi đứng áp lưng mình vào lưng anh, rửa rau arugula. Chúng tôi đã quen với việc cùng nhau làm việc trong căn bếp nhỏ xíu này. Chúng tôi đã biết cách cử động một cách nhịp nhàng, ăn khớp.
“Ừ,” anh nói. “Vậy có lẽ em đã đúng. Anh thì hình dung ra anh ta giống như một tên tội phạm.”
“Một tên tội phạm? Anh nghĩ thế thật à?”
“Không đến nỗi giống như một kẻ giết người đâu. Không phải loại tội phạm nghiêm trọng đến thế. Giống kiểu mấy gã bán ma túy hơn. Em biết đấy. Loại người làm những việc bất lương ấy.”
“Nhưng anh ta là một diễn viên,” tôi nói. “Chúng ta biết rõ điều đó mà.”
“Ồ, anh nghĩ nhiều người trong số họ vẫn bán ma túy. Em không nghĩ thế sao? Ý anh là, nếu không làm thế thì họ còn cách nào để tự nuôi mình nữa?”
“Anh nghĩ trông mặt mũi anh ta thế nào?”
“Ừm, có màu da sẫm,” anh nói. “Không quá đẹp trai đến mức nổi bật. Hơi thâm trầm, ừm, một cách khó chịu. Anh nghĩ anh ta có một túm tóc đuôi ngựa nhỏ.”
“Hừm. Em nghĩ anh ta còn rất trẻ. Anh biết đấy, một trong những gã tóc vàng hoàn hảo từ miền Trung Tây đổ dồn về đây và cuối cùng xuất hiện trong những quảng cáo kem đánh răng ấy.”
“Rồi chúng ta sẽ biết thôi,” Bobby nói. Và nửa tiếng sau, chúng tôi đã có câu trả lời. Jonathan và Erich về cùng nhau. Họ mang theo những bông tulip vàng trồng trong nhà kính, và một chai rượu vang đỏ. Jonathan để Erich đi trước. Cậu nán lại gần cửa như thể cậu định chuồn mất và để lại ba người bọn tôi lại với nhau.
Erich bắt tay tôi, rồi bắt tay Bobby. “Rất vui khi được gặp các bạn,” anh ta nói.
Dáng người anh ta mảnh khảnh, đầu bị hói. Anh ta mặc quần jean và áo phông có cổ màu xanh hải quân với logo nhãn hiệu thời trang Ralph Lauren – hình một con ngựa trong trò polo – được thêu bằng chỉ đỏ trên ngực.
“Erich,” tôi nói. “Người đàn ông bí ẩn.”
Vầng tráng cao của anh ta sa sầm lại. Anh ta có khuôn mặt sắc sảo, với cái cằm nhọn hoắt, cái mũi cũng nhọn và đôi mắt nhỏ lanh lợi. Những chi tiết đó được đặt quá sát với nhau. Đó là một khuôn mặt hốt hoảng, nhăn nhúm. Trông Erich có vẻ giống với một người đàn ông bị kẹt đầu giữa hai cánh cửa thang máy. Anh ta gật đầu.
“Thực sự tôi không phải một kẻ bí ẩn,” anh ta nói. “Ôi, không. Không bí ẩn chút nào. Tôi rất tiếc vì trước đây chúng ta chưa gặp nhau. Tôi, ừm, rất vui khi được đến đây.”
Anh ta cười như thể bị đấm vào bụng.
“Anh uống gì nhé?” Tôi nói. Anh ta nói là anh ta muốn uống nước khoáng seltzer, và Jonathan vội đi lấy đồ uống. Chúng tôi ngồi xuống trong phòng khách.
“Căn hộ đẹp lắm,” Erich nói.
“Một cái ổ lợn thì có,” tôi trả lời. “Dù sao cũng cảm ơn lời khen của anh. Anh không phải bước qua xác chết nào trong hành lang đấy chứ?”
“Ôi, không,” anh ta nói. “Không. Sao chị lại hỏi thế? Chuyện đó từng xảy ra ở đây à?”
Tôi không biết liệu anh ta thấy ghê sợ hay thích thú trước ý nghĩ về những kẻ giết người trong hành lang. Anh ta có một giọng nói nhiệt tình, khó hiểu.
“Gần đây thì không,” tôi nói. “Mà anh là diễn viên à?”
“Vâng. Ừm, tôi cũng không biết nữa. Gần đây tôi chỉ là một nhân viên pha chế rượu nói. Chị làm nghề gì?”
Anh ta ngồi trên cái ghế bành mà tôi đã kiếm được ở đại lộ Một. Một cái ghế lưng xòe cũ khổng lồ bọc vải thêu kim tuyến màu xanh lá. Anh ta ngồi như thể bị ai đó chỉ định là phải chiếm ít diện tích nhất có thể, chân bắt tréo và tay chắp trên đùi.
“Tôi bán mấy thứ đồ rẻ tiền ấy mà,” tôi nói. “Tôi làm khuyên tai từ những món đồ phế thải.”
Anh ta gật đầu. “Và chị có thể sống được với nghề đó?” Anh ta hỏi.
“Trong chừng mực nào đó,” tôi đáp.
Tôi không bao giờ kể với những người lạ về khoản tiền gửi ngân hàng của tôi. Tôi thấy mình quá vô dụng và hư hỏng khi có một khoản thu nhập không làm mà có trong khi mọi người xung quanh tôi đang phải vật lộn mưu sinh để trả tiền thuê nhà. Tôi luôn có việc làm nhưng không phải những công việc nặng nhọc, vất vả mà người ta chấp nhận để có thể trang trải tất cả các khoản chi tiêu.
Giờ đây tôi mơ hồ cảm thấy rằng tôi đã để lộ một điều gì đó đáng trách. Erich có thể là một gián điệp của CIA. Một mật vụ không cần ngụy trang và rõ ràng đến mức khiến người ta thốt ra những mánh khóe lừa đảo đê tiện vì lúng túng.
Jonathan mang đồ uống đến. “Vì sự kết thúc của một điều bí ẩn,” tôi nói, và chúng tôi cùng nâng ly uống mừng điều đó.
“Anh có, ừm, thích loại nhạc đặc biệt nào không?” Bobby hỏi.
Erich nháy mắt với anh. “Tôi yêu âm nhạc,” anh ta nói. “Tôi thích tất cả các loại nhạc.”
“Tôi đi mở nhạc đây,” Bobby vừa nói vừa đứng dậy. “Anh có, ừm, muốn nghe loại nào đặc biệt không?”
“Để tôi xem các bạn có gì nào,” Erich nói. Và với vẻ duyên dáng không ngờ, anh ta nhổm dậy khỏi cái ghế vô chủ và theo Bobby đến bên máy cassette.
Lúc này Jonathan và tôi mới có cơ hội giao tiếp bằng mắt với nhau. Cậu mấp máy môi nhưng không phát ra tiếng. “Em đã bảo rồi.”
Bobby ngồi xổm trước những cái giá đựng băng cassette.
“Gần như loại nào chúng tôi cũng có một ít,” anh nói. “Chúng tôi gần như, anh biết đấy, có tất cả mọi thể loại.”
“Anh có Coltrane này,” Erich nói. “Ôi, xem này, anh có cả the Doors nữa.”
“Anh thích the Doors à?” Bobby hỏi.
“hồi còn nhỏ tôi đã muốn được trở thành Jim Morrison[56] đấy,” Erich nói. “Tôi thường bắt chước những động tác của anh ấy ở sân sau. Ngày nào tôi cũng tập luyện và lẩm nhẩm hát theo. Nhưng rồi tôi nhận ra rằng tôi thiếu vài phương tiện cơ bản.”
[56] Jim Morrison (1943-1971): ca sĩ, nhạc sĩ người Mỹ, được biết đến nhiều nhất với vai trò ca sĩ chính của ban nhạc rock nổi tiếng của Mỹ là the Doors.
Anh ta cười, giống như một luồng khí bất ngờ phun ra.
“Vậy ta sẽ mở băng của anh ta luôn,” Bobby nói, và nhét cuốn băng của the Doors vào máy.
“Anh có thích Bob Dylan không?” Anh hỏi Erich.
“Ôi, chắc chắn rồi. Tôi cũng muốn trở thành Bob Dylan nữa đấy.”
“Tôi đã mang theo vài đĩa hát từ Ohio,” Bobby nói. “Tôi có vài cái, anh biết đấy, khá hiếm. Anh thích Hendrix không?”
“Tôi rất thích Hendrix. Anh ta là, anh biết đấy, nghệ sĩ vĩ đại nhất.”
“Tôi có thể kiếm được băng cassette của của vài đĩa nhạc. Nhưng có mấy cái quá hiếm. Anh có muốn xem chúng không?”
“Có. Có chứ. Rất muốn.”
“Nhưng chúng ta không thể nghe chúng được,” Bobby nói. “Chúng tôi chưa có máy quay đĩa. Chúng tôi phải mua một cái thôi. Dù chúng sắp, anh biết đấy, lỗi thời rồi.”
“Tôi có một cái máy quay đĩa đấy,” Erich nói. “Nếu anh muốn, thi thoảng, anh có thể đến và mở đĩa của anh ở nhà tôi. Nếu anh muốn.”
“Ôi, tuyệt quá. Sẽ rất tuyệt đấy. Đến đây nào, tôi cất những cái đĩa trong phòng của Clare và tôi.”
Erich nói với Jonathan và tôi: “Hai người thứ lỗi cho chúng tôi một phút nhé?” Và tôi chợt thấy anh ta giống như một đứa trẻ lên tám hoặc chín: lễ phép và quá hăng hái, hay khóc nhè, một bí ẩn đối với cha mẹ anh ta.
“Dĩ nhiên rồi,” tôi nói. Sau khi họ đi khuất tôi nói nhỏ với Jonathan: “Chà, hai cậu bé đó có vẻ hợp nhau đấy chứ.”
Cậu lắc đầu: “Em đã bảo chị đây sẽ là một thảm họa mà. Chị đâu có nghe em.”
“Vớ vẩn. Thảm họa thảm hiếc gì. Bobby thích anh ta mà.”
“Và chị sẽ nghĩ anh ta là một kẻ ngớ ngẩn và chán ngắt.”
“Jonathan. Tôi mới biết anh ta chừng năm phút thôi.”
“Năm phút là đủ. Chị phải ngủ với anh ta thì mới hiểu được anh ta hơn nữa.”
“Tôi không hiểu sao cậu vẫn hẹn hò với anh ta bao năm qua nếu cậu không thích anh ta lắm,” tôi nói.
“Tình dục,” Jonathan nói. “Và sự điên rồ của em. Ôi, em nghĩ em thích anh ta nhưng không phải vì yêu đương. Em chưa bao giờ muốn anh ta dính dáng đến những người khác trong cuộc đời em, và em đã đúng về điều đó.”
“Cậu là một người rất lạ lùng.”
“Chẳng lẽ em còn không biết sao,” cậu nói.
Khi Bobby và Erich quay lại, tôi gợi ý rằng chúng tôi nên mang đồ uống lên nóc nhà để ngắm hoàng hôn. Điều quan trọng là phải giữ cho cuộc vui tối nay được tiếp tục, tôi hậm chí là cưỡng ép nếu cần thiết. Đó là một buổi tối cuối tháng Ba ấm áp kì lạ. Đó là kiểu thời tiết gợi cho người ta nghĩ đến một mùa xuân đến sớm hay những tác động của một vụ thử hạt nhân.
Jonathan hào hứng đồng ý, Bobby và Erich thì ít hứng thú hơn. Tôi biết họ đang nghĩ gì. Nếu chúng tôi leo lên nóc nhà, họ sẽ lỡ mất bài tiếp theo của đĩa Strange days.
“Các chàng trai, chúng ta có thể mở lại nhạc khi chúng ta trở xuống mà,” tôi nói và ngạc nhiên khi thấy giọng mình nghe giống như giọng của một bà mẹ đến thế.
Chúng tôi leo cầu thang lên nóc nhà, một khoảng sân thượng bằng phẳng trải nhựa đường, bao quanh bởi trán tường bằng bê tông có hoa văn. Mặt trời màu cam lơ lửng phía chân trời New Jersey. Bóng của những chiếc ăng ten ti vi đan vào nhau rối rắm, kì cục. Những ô cửa sổ của các tòa nhà cao tầng thuộc khu dân cư ánh lên màu hổ phách và màu đồng thiếc. Một đám mây hồng mập mạp, cuồn cuộn và xếp nếp như ngà voi được khảm, lững lờ đón lấy ánh nắng cuối cùng tỏa xuống Brooklyn. Những tấm rèm có diềm xếp nếp tung bay và tiếng nhạc salsa thoát ra qua một cửa sổ để ngỏ phía bên kia ngõ. Chúng tôi đứng quay mặt về phía tây, kéo theo những chiếc bóng dài đến sáu mét.
“Đẹp quá,” Jonathan nói. “Chỉ đến khi ta nghĩ rằng ta sẽ chuyển về miền quê, thành phố mới làm được một điều như thế này.”
“Tôi rất thích nóc nhà,” tôi nói. Một lần nữa tôi lại ngạc nhiên trước giọng nói của mình. Tôi đã trở thành một bà chủ nhà như thế này từ khi nào vậy?
“Ở khu nhà tôi các bạn sẽ không thể nghe thấy loại nhạc này,” Erich nói. “Không bao giờ có loại nhạc Mexico này, không hề.”
“Tôi cũng hơi thích nó đấy,” Bobby nói.
“Tôi cũng thế,” Erich đáp.
Bobby ngoáy hông theo điệu nhạc, và chẳng mấy chốc anh đã bắt đầu nhảy nhót. Bình thường, khi thấy anh vui vẻ, hơi lúng túng trong ngày, bạn có thể quên mất rằng anh là người nhảy giỏi như thế nào. Đó là một trong những điều đáng ngạc nhiên ở anh. Khi một nốt nhạc vang lên, anh có thể làm những động tác thật duyên dáng và hăng hái. Có vẻ như anh đã trút được vài gánh nặng từ bên trong. Một hồn ma của người sống, toàn xương và sụn, sẵn sàng biến mất trước một tiếng guitar bập bùng hay tiếng còi pim pim đầu tiên. Trên đĩa hát, một giọng ca nữ được đệm bởi tiếng trống lắc và tiếng guitar đang hát hết mình bằng tiếng Tây Ban Nha, với niềm đam mê giản đơn không giấu giếm. Bobby, người thích tất cả các loại nhạc, dù hay hay dở, đang nhảy nhót khi mặt trời dần dần khuất dạng.
Erich liếc nhìn Jonathan và tôi. Tôi biết anh ta đang nghĩ gì. Tôi nói: “Nhảy đi nào.” Và với nụ cười ngượng nghịu, anh ta bắt đầu nhảy cùng Bobby.
Anh ta không nhảy giỏi như Bobby, nhưng anh ta có thể di chuyển bàn chân nhịp nhàng nghe tiếng nhạc và làm những động tác uốn éo nhẹ nhàng bằng đôi cánh tay. Bobby quay sang phía anh ta khi bầu trời vuột mất mảng màu xanh cuối cùng và một ngôi sao mờ mờ bắt đầu xuất hiện trên vòm trời phía đông loang sắc tím.
Jonathan và tôi đứng ngắm họ, tay vẫn cầm đồ uống của mình. Jonathan nói: “Em không muốn phải đứng ngoài lề cuộc vui này. Chị có nghĩ thế không?”
“Không,” tôi nói. “Hoàn toàn không.”
Jonathan đặt ly rượu xuống lan can và bắt đầu nhảy cùng Bobby và Erich. Cậu là một vũ công thanh lịch dù hơi kiềm chế. Cậu chỉ di chuyển trong một khoảng không gian nhỏ hẹp, không bao giờ vượt quá những giới hạn xác định nào đó. Tôi ngắm nhìn họ. Trong một thoáng – chỉ một thoáng – tôi thấy thế giới như đang trôi xa dần. Tôi thấy mình đang đứng trong ánh hoàng hôn, đang già đi trong chiếc váy màu tía nhạt mua ở cửa hàng đồ cũ khi một nhóm thanh niên đang cùng nhau nhảy múa. Nó khác xa một khoảnh khắc bình thường. Tuy nhiên tôi lại cảm thấy như thế trước đây mình cũng đã từng sống trong khoảnh khắc đó.
Để mang mình trở lại với cuộc sống thực tại, tôi bắt đầu nhảy. Tôi còn có thể làm gì khác? Hai gót giày tôi dính vào lớp nhựa đường, tạo nên những âm thanh pốc pốc khe khẽ cho đến khi tôi tháo chúng ra và nhảy bằng đôi chân đi bít tất dài.
Jonathan nói: “Vâng, và bây giờ là bài hát trên nóc nhà của vở nhạc kịch Câu chuyện miền Tây. Các bạn đã sẵn sàng chưa?”
“Câu đầu tiên là thế nào nhỉ?” Tôi hỏi.
“Xem nào. Tôi thích sống ở Mỹ.”
“Tôi thấy thật tuyệt khi sống ở Mỹ.”
“Mọi thứ đều tự do ở Mỹ.”
“Chỉ với một khoản phí nhỏ ở Mỹ.”
Chúng tôi hò reo và vỗ tay. Khi bài hát đó kết thúc, tôi thực hiện một cú nhào lộn ba lần liên tiếp một cách hoàn hảo. Tôi đã không làm thế ít nhất là mười lăm năm rồi. Tôi cảm thấy chân mình thẳng băng như những con dao chém vào không khí.
“Tôi từng muốn được làm thành viên của đội cổ vũ đấy,” tôi bảo họ. “Trước khi tôi quyết định sa xuống địa ngục.”
Điều gì đó đã giữ chân chúng tôi trên đó. Tôi nhớ đến một cảm giác từ thời thơ ấu, khi một trò chơi đang đến lúc sôi nổi. Bobby đã cởi khuy áo, và hiện chiếc áo đang phình ra trong gió. Tất cả chúng tôi đều nhảy múa thật hăng hái, như những thành viên của một đội hợp xướng Broadway, với những cú nhảy và xoay mình. Khi tiếng nhạc salsa ngừng lại, chúng tôi bắt đầu hát. Chúng tôi hát hết những đoạn mà mình có thể nhớ trong bài The Jets song và bài Officer Krupke. Chúng tôi hát tất cả các bài từ vở Tóc.
Bobby nói: “Anh trai tôi từng mở đĩa đó mười lần một ngày. Cho đến khi mẹ tôi phải vứt nó đi. Anh ấy lại kiếm được một cái đĩa khác. Vì thế mẹ tôi phải ném cả cái giàn âm thanh đi.”
“Một người anh em họ của tôi từng đóng trong vở Tóc,” tôi nói. “Vài năm trước, ở một nhà hàng có sân khấu kịch tại Florida.”
Chúng tôi hát vài bài của vở Nam Thái Bình Dương, và tất cả các bài của vở Cô nàng đỏng đảnh mà chúng tôi có thể nghĩ tới. Chúng tôi nhảy theo giọng hát của chúng tôi. Khi chúng tôi không thể nhảy tiếp được nữa, chúng tôi ngồi xuống lớp nhựa đường ấm áp, hít lấy mùi đất ẩm trộn lẫn với các chất hóa học khác. Chúng tôi vẫn hát. Bất chợt, khi chúng tôi đang hát bài Get me to the church on time, tôi nhìn sang Jonathan và bắt gặp cậu đang chăm chăm nhìn tôi với vẻ mà tôi chưa từng thấy trước đây. Đó là một cái nhìn trừng trừng, đau đáu, không rõ là tức giận hay âu sầu. Khi mắt chúng tôi giao nhau, cậu vội ngước lên trời. Chúng tôi hát bài I heard it through the grapevine và Norwegian wood. Bobby và Jonathan cùng nhau hát vài bài của Laura Nyro, cho đến khi tôi bắt họ quay lại với những bài mà tất cả chúng tôi đều thuộc. Chúng tôi ngồi hát trên cái nóc nhà đó cho đến khi bóng tối đích thực ập đến, và thành phố tỏa ra quanh chúng tôi những ánh đèn của mười triệu bữa tiệc.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook