Tình Yêu Darwin
-
Chương 5
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Hôm sau, Phác Ngọc và Trần Cừu An cùng đi câu cá, họ lái xe đến Đông Hồ.
Tiết trời hôm nay rất đẹp, xung quanh hồ có không ít người, Phác Ngọc dựng một cái ghế dưới tán cây, Trần Cừu An cầm dụng cụ câu cá qua, anh treo mồi câu xong, quăng cần câu xuống hồ liền ngả lưng vào ghế dựa đọc sách.
“Cứ thế là câu được cá?” Phác Ngọc hỏi.
“Câu cá à, nguyện giả thượng câu (1).”
(
1) Điển tích Lã Vọng câu cá. https://ndhoangha.wordpress.com/2016/12/16/dien-tich-la-vong-cau-ca/
Chu Phác Ngọc cười: “Anh có phải là Khương Thái Công đâu.”
Trần Cừu An khép sách lại, vươn người sang hôn cô một cái: “Anh không phải Khương Thái Công sao, không phải câu được một con cá ngốc rồi à.”
Anh đang so sánh cô với con cá ngốc. Chu Phác Ngọc véo anh một cái, cô cầm lấy cần câu, một lát sau, cô cảm thấy đầu cần câu nặng nặng, cô đứng dậy thu câu, một con cá nổi lên trên mặt nước.
“Cá!”
Trần Cừu An gỡ con cá vùng vẫy nhảy nhót ra, vứt vào thùng nước.
“Em lợi hại chứ.” Phác Ngọc cười nói.
Cô bỗng nổi lên hứng thú, câu được vài con cá liên tiếp.
Trần Cừu An nhìn thành quả của cô cười nói: “Rất tốt, về sau không cần lo lắng em không nuôi nổi anh nữa rồi.”
“Ông ngoại em rất thích câu cá, hồi nhỏ em thường xuyên đi cùng ông, nhưng trẻ con không thích ngồi yên một chỗ, ông câu cá bên hồ, còn em thì chơi cạnh đó, ông biết rất nhiều loài hoa cỏ lạ, dạy em rất nhiều thứ.”
Phác Ngọc rất ít khi kể chuyện khi còn bé của cô, anh nghe vô cùng nghiêm túc, anh nhận ra cảm xúc của cô đi xuống, cười nói: “Trách không được em câu cá giỏi như vậy, thì ra là do di truyền.”
Chu Phác Ngọc cũng cười: “Mới không phải, tuy ông ngoại em thích câu cá nhưng rất ít khi câu được cá, chỉ đơn giản là giải trí thôi.”
Cô nhớ khi còn bé trong nhà có rất nhiều người ra ra vào vào, đôi lúc ông ngoại lười ứng phó liền lặng lẽ dẫn cô ra ngoài, có khi bọn họ đi dạo phố, có khi đi câu cá, ông ngoại sẽ mua cho cô rất nhiều kẹo mạch nha mà ngày thường không được ăn, lấy một que tre khuấy vào trong nước đường, cho vào miệng là vị ngọt ngập tràn khoang miệng.
Tới giữa trưa, hai người rời đi, Phác Ngọc thả cá lại trong hồ. Bọn họ phải đi lên chùa Hương Tích trên núi ăn cơm chay.
Phiến đá xanh trải dọc đường đi, hai người nắm tay nhau cùng đi lên núi, núi rừng râm ran tiếng chim hót, chùa Hương Tích nằm ở lưng chừng núi, mây mù lượn lờ bao quanh. Hèn gì người xuất gia đều muốn lên núi tu hành, thực sự có cảm giác cưỡi mây đạp gió.
Hai người vào cửa chùa, một vị sư dẫn bọn họ đi đến Ngũ Quan Đường (2), món canh củ cải trắng ở đây cực kỳ ngon miệng.
(2) 五观堂: Chỗ người xuất gia ăn cơm.
Trong chùa có một cây trắc bá (3) cao chọc trời, Phác Ngọc đứng ngắm những thẻ đồng treo dưới tàng cây.
Trần Cừu An đi tới: “Cái cây này đã sống được mấy trăm trăm rồi.”
Phác Ngọc nói: “Cây trắc bá có thể sống mấy trăm năm, nhưng dựa theo gốc cây thì nó chỉ đang ở độ tuổi thành niên.”
Trần Cừu An cười nói: “Hồi còn bé xíu anh đến chùa Hương Tích, trụ trì nói anh rất có tuệ căn (4), anh xem, em càng có tuệ căn hơn anh.”
(4) 慧根: ý chỉ lĩnh ngộ được chân lý nhà Phật, ý chỉ sự thông minh.
“Nói không chừng đời trước em là tăng nhân đó.”
Anh nghịch lọn tóc dài của cô: “Nói không chừng anh là cây trắc bá đấy.”
Anh làm cây trắc bá, nhìn tiểu hòa thượng dần lớn lên, tránh mưa dưới tàng cây này, trăm năm sau lại thành xá lị (5), như vậy cũng là trọn đời trọn kiếp.
(5) 舍利 ( Xá lị hay xá lợi): là những hạt nhỏ có dạng viên tròn hình thành sau khi thi thể được hỏa táng hoặc thân cốt sau khi chết của các vị cao tăng Phật giáo.
Hôm sau, Phác Ngọc và Trần Cừu An cùng đi câu cá, họ lái xe đến Đông Hồ.
Tiết trời hôm nay rất đẹp, xung quanh hồ có không ít người, Phác Ngọc dựng một cái ghế dưới tán cây, Trần Cừu An cầm dụng cụ câu cá qua, anh treo mồi câu xong, quăng cần câu xuống hồ liền ngả lưng vào ghế dựa đọc sách.
“Cứ thế là câu được cá?” Phác Ngọc hỏi.
“Câu cá à, nguyện giả thượng câu (1).”
(
1) Điển tích Lã Vọng câu cá. https://ndhoangha.wordpress.com/2016/12/16/dien-tich-la-vong-cau-ca/
Chu Phác Ngọc cười: “Anh có phải là Khương Thái Công đâu.”
Trần Cừu An khép sách lại, vươn người sang hôn cô một cái: “Anh không phải Khương Thái Công sao, không phải câu được một con cá ngốc rồi à.”
Anh đang so sánh cô với con cá ngốc. Chu Phác Ngọc véo anh một cái, cô cầm lấy cần câu, một lát sau, cô cảm thấy đầu cần câu nặng nặng, cô đứng dậy thu câu, một con cá nổi lên trên mặt nước.
“Cá!”
Trần Cừu An gỡ con cá vùng vẫy nhảy nhót ra, vứt vào thùng nước.
“Em lợi hại chứ.” Phác Ngọc cười nói.
Cô bỗng nổi lên hứng thú, câu được vài con cá liên tiếp.
Trần Cừu An nhìn thành quả của cô cười nói: “Rất tốt, về sau không cần lo lắng em không nuôi nổi anh nữa rồi.”
“Ông ngoại em rất thích câu cá, hồi nhỏ em thường xuyên đi cùng ông, nhưng trẻ con không thích ngồi yên một chỗ, ông câu cá bên hồ, còn em thì chơi cạnh đó, ông biết rất nhiều loài hoa cỏ lạ, dạy em rất nhiều thứ.”
Phác Ngọc rất ít khi kể chuyện khi còn bé của cô, anh nghe vô cùng nghiêm túc, anh nhận ra cảm xúc của cô đi xuống, cười nói: “Trách không được em câu cá giỏi như vậy, thì ra là do di truyền.”
Chu Phác Ngọc cũng cười: “Mới không phải, tuy ông ngoại em thích câu cá nhưng rất ít khi câu được cá, chỉ đơn giản là giải trí thôi.”
Cô nhớ khi còn bé trong nhà có rất nhiều người ra ra vào vào, đôi lúc ông ngoại lười ứng phó liền lặng lẽ dẫn cô ra ngoài, có khi bọn họ đi dạo phố, có khi đi câu cá, ông ngoại sẽ mua cho cô rất nhiều kẹo mạch nha mà ngày thường không được ăn, lấy một que tre khuấy vào trong nước đường, cho vào miệng là vị ngọt ngập tràn khoang miệng.
Tới giữa trưa, hai người rời đi, Phác Ngọc thả cá lại trong hồ. Bọn họ phải đi lên chùa Hương Tích trên núi ăn cơm chay.
Phiến đá xanh trải dọc đường đi, hai người nắm tay nhau cùng đi lên núi, núi rừng râm ran tiếng chim hót, chùa Hương Tích nằm ở lưng chừng núi, mây mù lượn lờ bao quanh. Hèn gì người xuất gia đều muốn lên núi tu hành, thực sự có cảm giác cưỡi mây đạp gió.
Hai người vào cửa chùa, một vị sư dẫn bọn họ đi đến Ngũ Quan Đường (2), món canh củ cải trắng ở đây cực kỳ ngon miệng.
(2) 五观堂: Chỗ người xuất gia ăn cơm.
Trong chùa có một cây trắc bá (3) cao chọc trời, Phác Ngọc đứng ngắm những thẻ đồng treo dưới tàng cây.
Trần Cừu An đi tới: “Cái cây này đã sống được mấy trăm trăm rồi.”
Phác Ngọc nói: “Cây trắc bá có thể sống mấy trăm năm, nhưng dựa theo gốc cây thì nó chỉ đang ở độ tuổi thành niên.”
Trần Cừu An cười nói: “Hồi còn bé xíu anh đến chùa Hương Tích, trụ trì nói anh rất có tuệ căn (4), anh xem, em càng có tuệ căn hơn anh.”
(4) 慧根: ý chỉ lĩnh ngộ được chân lý nhà Phật, ý chỉ sự thông minh.
“Nói không chừng đời trước em là tăng nhân đó.”
Anh nghịch lọn tóc dài của cô: “Nói không chừng anh là cây trắc bá đấy.”
Anh làm cây trắc bá, nhìn tiểu hòa thượng dần lớn lên, tránh mưa dưới tàng cây này, trăm năm sau lại thành xá lị (5), như vậy cũng là trọn đời trọn kiếp.
(5) 舍利 ( Xá lị hay xá lợi): là những hạt nhỏ có dạng viên tròn hình thành sau khi thi thể được hỏa táng hoặc thân cốt sau khi chết của các vị cao tăng Phật giáo.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook