Từ nay về sau là chốn thành đô.

Lơ lửng trên chín tầng mây, bâng khuâng giữa trời sương mù! Bay liệng đến, rồi đáp xuống.

Khi tiểu dương ta chạm đất, hai chiếc cánh trên lưng nhanh chóng biến mất, tiểu dương ta một lần nữa trở lại thành một khối thịt tròn vo, thế là đành lặng yên để tiểu hài tử ôm vào trong ngực. Lặng yên a lặng yên, lặng yên một cách chết chóc, lặng yên rơi vào tay giặc.

Nghe nói vào thời xưa, có một lão dương tên là Đào Tiềm (*), đang nằm tơ tưởng trên đống cỏ khô giữa vườn địa đàng thì vung cành chuối viết nên một áng văn trân quý, gọi là ”Đào hoa nguyên ký”. Vạn dương tranh nhau truyền tụng, tác phẩm nhanh chóng vang bóng một thời. Câu chuyện kể về một chốn bồng lai tiên cảnh sau hang động. Ngoài động là rừng hoa đào vạn dặm rực rỡ, trong động là dân phong chất phác chẳng biết từ thời nào. Tiểu hài tử mang ta vượt qua một rừng hoa cúc vàng mà chui qua một cái lỗ chó, lỗ chó vừa thối lại vừa dài. Lúc ra khỏi đó, ta rốt cuộc cũng hiểu vì Đào Uyên Minh sao lại dùng bốn chữ “rộng mở thông thoáng” trong tác phẩm trân quý của mình.

Lúc chui ra khỏi lỗ chó, mặt trời đã sắp lặn. Truyện kể trong đàn dương nọ, có một tiểu dương bé xíu đã vì cha nó mà viết ra hai quyển sách tên gọi “Tân ước” và “Manh nha”, nằm trong số những quyển sách được ưa chuộng nhất. Bên trong quyển “Tân ước” có một câu nói thế này: Muốn địa chủ lên thiên đàng thì còn khó hơn so với lạc đà đi qua lỗ kim (**). Ta đến nay thủy chung không biết cảm giác lạc đà đi qua lỗ kim nó như thế nào, nhưng ta hiểu được cảm giác dương chui lỗ chó nó ra sao rồi. Thảm tuyệt dương hoàn luôn. (Nguyên văn là: Thảm tuyệt nhân hoàn = Chết không toàn thây)

Cơ mà khi bọn ta chui ra khỏi lỗ chó cũng không ngờ tới cảnh sắc lại là muôn chim bay lượn, trăm hoa đua sắc. Thật sự là có chốn bồng lai sau hang động, có thành trấn náo nhiệt cường thịnh, thậm chí là hoàng thành. Trên đường, hàng bán cá đều là gái đẹp, phường mổ lợn cũng là trai xinh, càng miễn bàn đến quầy đậu hũ Tây Thi và dàn thợ rèn cường tráng. Càng nhìn ra xa càng muốn xịt hết máu mũi. Đang YY ngon lành thì cái mông bị ăn phải một chiêu “hàng dương thập bát chưởng”, ta khó hiểu nhìn về phía tiểu hài tử, chỉ thấy gân xanh nổi đầy trên trán y. (Nguyên văn: Hàng long thập bát chưởng, một môn võ nghệ đi kèm với Đả cẩu bổng pháp của Cái bang trong truyện của Kim Dung)

Tiểu hài tử cả giận hỏi: “Sao vậy, tụi nó đẹp hơn ta phải không?”

Ta ngâm thơ đối đáp: “Be be be be be be be be!” – Quỳnh quỳnh bạch dương đông tẩu tây mang y bất như cật nhân bất như lang! (Dê trắng cô đơn Đông đi tây chạy Áo không bằng ăn Người không bằng sói)

Tiểu hài tử chuyển giận thành vui, quyết định mang ta đến tiệm ăn đãi một chầu thật to.

Nhưng hết lần này đến lần khác đều chẳng có gì tốt, tiệm cơm thì nhiều, nhưng hết lần này tới lần khác chỉ có lẩu, tất cả đều là lẩu *** thì cũng chẳng có gì để nói, nhưng hết lần này tới lần khác đều là chuỗi lẩu “Tiểu dương béo”. Có câu hổ dữ không ăn thịt con, huống chi dương? Chỉ có thể cảm thán thói đời ngày nay, người người chống luật, người làm ăn đều là treo đầu dê bán thịt chó đầy đường, những người ngồi trên ghế Trung Nguyên liên hiệp quốc đều là loại đáng cầm chổi quét phăng đi. Tiểu hài tử nhìn ta đau lòng rơi lệ, cũng thở dài một tiếng, nói: “Tới giờ vẫn chẳng kiếm được chỗ nào ăn được hết trơn.” Nói xong lời này, tiểu hài tử mang ta đến làng chơi tần lâu sở quán.

Ta có nghe rằng sắc đẹp có thể ăn được, nhưng cái này có ảnh hưởng rất lớn với một tiểu dương thông minh từ bé là ta đây. Tiểu hài tử đi cùng ta còn thanh tâm quả dục hơn cả Tôn hầu tử, Trư ngộ đi theo Đường Tăng nữa. Đi với Đường Tăng còn có thể thỉnh thoảng ngắm mấy yêu tinh tỷ tỷ xinh tươi, tuy rằng cuối cùng đều ra tay tàn độc để tiêu diệt, nhưng đi với tiểu dương ta cũng chỉ có thể không ngừng ăn cỏ, ăn cỏ lại ăn cỏ.

Tiểu hài tử cần có một thời kì dậy thì bình thường, hẳn là nên ủng hộ và phát triển nhỉ… Ôi… Thật chưa thấy qua ai làm cha như ta mà lại quản không được hài tử, nghe tiểu hài tử đi gọi gà còn trông cửa giúp y, thiếu điều đội mũ cho y thôi… Ách… Mà mũ gì ấy nhỉ?

Tiểu hài tử vuốt vạt áo, lâng lâng lên lầu cùng một đám tỷ tỷ ngon mắt, để lại tiểu dương ta ăn cỏ trong chuồng với một đám ngựa. Sau nửa canh giờ không tranh được cọng cỏ nào, còn bị bọn Bạch Long mã rồi Xích Thố mã rồi Đích Lô mã (***) đá lên đá xuống, lại nghĩ đến hai tay tiểu hài tử giờ này đang ôm ôn hương nhuyễn ngọc còn mình thì khúm núm ở đây, đau đớn quặn lòng, trong ngoài mỏi mệt, không thể cắt đứt, thế là bắt đầu khóc oa oa oa. (***đây là những giống ngựa quý thời chiến)

Khóc được một chập, tiểu hài tử đi ra. Ta nhìn, này sao mà được, sao có thể giải quyết nhanh như thế chứ… Chẳng lẽ tiểu phá lang ta dưỡng ra thuộc loại ba giây xuất ra một lần sao… Này… Này... Này cũng quá tổn thương lòng tự tôn của ta rồi nha. Đang ở miên man suy nghĩ, tiểu hài tử giúp ta ra khỏi chuồng ngựa, sau đó móc ra trong lòng một đống quả táo, chuối tiêu và củ lạc.

Tiểu hài tử nói: “Nè… Ta nói rồi mà, ở đây mới có thứ ngươi ăn được.”

Ta mở to mắt, kêu vài tiếng be be, hỏi, ngươi đi kỹ viện là để tìm mấy thứ này đó hả?

Tiểu hài tử trả lời: “Đương nhiên rồi, bọn ta còn chưa có làm gì, đám đại thẩm háo sắc kia chỉ hôn tới hôn lui trên người ta, rồi nhét toàn bộ đồ ăn vặt trên bàn vào trong áo, không biết bị chiếm tiện nghi bao nhiêu rồi nữa.”

Nhìn vẻ mặt tiểu hài tử chực khóc mà cảm thấy lòng nhũn ra như nước. Tiểu hài tử lấy từng hạt lạc bỏ vào trong miệng ta, ta ăn, tiếng “rôm rốp” vang trời. Đám ngựa kia đều kinh ngạc nhìn tiểu dương ta. Thật ra ta không phải tiểu dương hạng xoàng chỉ ăn cỏ, mà là tiểu dương ăn tạp.

Tại cửa kỹ viện, hai đứa ta và tiểu hài tử khoanh chân ngồi, ăn uống linh đình. Sau khi cơm nước no nê, ta hỏi tiểu hài tử: “Be be… Be?” Ý là, lúc nãy mấy bà cô kia huých ngươi chỗ nào?

Tiểu hài tử ủy khuất hé mở y phục, làn da trắng nõn bên trong bị điểm chút đỏ. Ta im lặng đưa đầu tới, vươn đầu lưỡi phấn hồng, chăm chút liếm qua mỗi dấu đỏ, liếm thật sạch sẽ, ta rồi mới chậm rãi dời người ra.

Mà tiểu hài tử, nghiêm túc nhìn ta một lúc lâu, rồi thở dài một hơi, bắt đầu đề cập đến vấn đề vạn năm bất của y: “Cha, ta muốn thượng ngươi.”

=============

Chú thích chút:

(vì dài quá nên quăng xuống dưới:D)

(*) Đào Tiềm (chữ Hán: 陶潛, 365 – 427), hay còn gọi là Đào Uyên Minh, người tỉnh Giang Tây, là một trong những nhà thơ lớn của Trung Quốc.

Đào hoa nguyên ký (桃花源記) hay Đào nguyên ký, là một trong những sáng tác nổi tiếng của Đào Tiềm, kể về một người đi lạc vào một hang động thông đến một vùng đất hoa đào xinh đẹp, nơi cư dân chất phác không biết từ thời nào. Ông được người dân đối đãi tử tế và được dặn là không được kể với ai. Sau khi quay về, ông kể với quan nhưng khi trở lại thì không thể nào tìm thấy hang động ấy nữa.

(**) Những lời này là của chúa Giê-xu nói với một người trẻ tuổi giàu có.

Câu chuyện là như thế này: người trẻ tuổi kia hỏi Ngài, phải như thế nào mới có thể lên thiên đường. Chúa Giê-xu trả lời, phải tuân thủ luật pháp ( không giết người, không dối trá, muốn hiếu kính cha mẹ v.v…) Người trẻ tuổi nói anh ta đều tuân thủ những chuyện ấy. Chúa Giê-xu nói tiếp, phải đem bán hết tài sản đi rồi chia tiền cho người nghèo. Đến đây, người trẻ tuổi buồn bã rời đi, bởi vì gia sản của anh ta rất nhiều.

Ý nghĩa của câu chuyện là nếu chúng ta càng coi trọng tài sản trên trần gian thì càng khó lên thiên đường.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương