Tình Yêu Cappuccino
-
Chương 1: Mở đầu
Hoàng hôn, Thụy Sĩ, Locarno, chủ nhật ngày 8 tháng 8 năm 2004. Từ sớm, mọi
người đã ngồi ở quảng trường để đón chờ buổi công chiếu phim ngoài trời.
Hôm đó, ở quảng trường, dưới ánh hoàng hôn lần đầu tiên Vũ Văn Hạo đã gặp Liễu My.
Tháng 8 vẫn là thời tiết nóng bức khó chịu nhất trong một năm, những người xuất ngoại phần lớn đều đến Athens xem Thế vận hội. Vũ Văn Hạo cầm Visa xuất ngoại, nơi anh đến là Liên hoan phim ở Locarno.
Vũ Văn Hạo là tiến sỹ tốt nghiệp từ Trường Đại học W, là đệ tử của thầy hướng dẫn nổi tiếng Hách Hách. Trường thực sự muốn giữ anh ở lại giảng dạy để kế thừa vị trí của người thầy. Bản thân anh cũng là người có tâm tính đơn giản, nếu ở lại Trường vừa có thể tránh được cạnh tranh trong xã hội, mặt khác cũng có yên tâm sáng tác - đây là một trong những tật xấu anh không thể từ bỏ.
Kỳ nghỉ hè cuối cùng, anh chọn đến tuần báo nổi tiếng phía Nam làm người ký giả văn hóa, muốn trải nghiệm một chút cuộc sống ngoài xã hội.
Tháng 8 khai mạc Liên hoan phim Locarno, tòa soạn cử anh và một phóng viên nhiếp ảnh khác cùng sang Thụy Sĩ.
Liên hoan phim Locarno là một trong những liên hoan phim lớn thứ sáu trên thế giới, chỉ là vì rất ít có các minh tinh màn bạc tham gia, do đó không ồn ào náo nhiệt như Liên hoan phim Cannes, Liên hoan phim Berlin. Kiến trúc nổi tiếng nhất của Lacarno là “quảng trường lớn”. Quảng trường lớn ở chính giữa thành phố, nơi này bố trí một màn bạc lớn, rộng 26m, cao 14m, với sức chứa hơn 8.000 chỗ ngồi, nhưng người đến muộn chỉ có thể ngồi hoặc nằm trên mặt đất bằng đá trứng ngỗng. Xem phim ngoài trời với bối cảnh cực kỳ thoải mái còn có thể ăn cơm, uống rượu, hút thuốc...
Tháng 8 này, toàn bộ thế giới đều đổ dồn về Thế vận hội Athens. Locarno lại càng tĩnh mịch. Vũ Văn Hạo đã đễn nơi này được vài ngày, ngoài một vị đạo diễn Hồng Kông ra thì anh không gặp một người Trung Quốc nào nữa. Ý của Tổng biên tập muốn mọi người khi chán ngán ở Thế vận hội, thì ăn chút điểm tâm nhân văn tinh tế, do đó yêu cầu về chất lượng bài viết của liên hoan phim lần này rất cao. Tất cả các nhà báo đến Locarno đều trong tư thái thư thả, nhàn hạ, chỉ có Vũ Văn Hạo là luôn bận rộn.
Ngày 5 tháng 8, sau khi Vũ Văn Hạo phỏng vấn Đại sứ Điện ảnh của nước Đức là đạo diễn phim Volker Schloendorff, anh luôn vùi đầu trong phòng sửa bài viết. Sáng hôm đó, bài viết đã được sửa xong và gửi về tòa soạn, bài viết gửi về, Tổng biên tập rất hài lòng. Nhiệm vụ còn lại là đợi kết quả cuối cùng của “Giải thưởng báo vàng”, và phỏng vấn đạo diễn đoạt giải của liên hoan phim.
Sau vài ngày không ngủ, Vũ Văn Hạo đã ngủ từ 9h sáng đến 8h tối.
Đến khi anh đến quảng trường lớn, phim đã bắt đầu chiếu, một đám người chen chúc, ngay cả mặt đất cũng không còn khe trống. Anh trả 25 Franc Thụy Sĩ để được vào trong quảng trường, bên ngoài quảng trường di chuyển cũng khó khăn, hy vọng có thể tìm thấy một khoảnh nhỏ để ngồi, lại sợ làm phiền những người đang chăm chú xem phim, trong lòng anh cảm thấy có chút lo lắng.
Đột nhiên nghe thấy có tiếng gọi nhỏ của một người: “Ở đây, ở đây!”
Mấy ngày nay, Vũ Văn Hạo không nghe thấy ai nói tiếng Trung lưu loát như vậy, trong lòng thấy ấm áp. Khi cúi đầu nhìn, dưới ánh trăng quả nhiên nhìn thấy có một khuôn mặt phương Đông ở gần, trong vô vàn khuôn mặt châu Âu góc cạnh rõ nét, thì khuôn mặt đó thật nhẹ nhàng, thanh thoát, anh đột nhiên cảm động như “gặp tri ân nơi tha hương” vậy.
Đây chính là lần gặp đầu tiên của anh và Liễu My, ở quảng trường nơi đất khách, cùng xem phim ngoài trời, dưới ánh trăng.
1h sáng khi phim kết thúc, mọi người bắt đầu ra về, Vũ Văn Hạo đưa danh thiếp và số phòng khách sạn cho Liễu My. Lúc đó anh vẫn không biết cô tên là Liễu My.
Ngày 11 tháng 8, chiếu phim “Điều riêng tư” của đạo diễn người Ý - Saverio Costanzo, từ sáng sớm, anh đã bị điện thoại đánh thức.
Giọng nói rất nhẹ, khiến anh chọt nhớ đến ánh trăng ở quảng trường ngày 8 tháng 8. Do đó khi Liễu My để anh đoán cô là ai, anh ồ lên một tiếng, sau đó cười.
Liễu My nói buổi tối phải hơi muộn mới đến được, hy vọng anh giành chỗ cho cô ở quảng trường.
Saverio Costanzo là đạo diễn mà Vũ Văn Hạo thích nhất, thấy Liễu My cũng thích, anh càng phấn chấn, huống hồ mình lại đã nhận ân huệ của cô, đương nhiên không thể từ chối.
Vũ Văn Hạo là một người đàn ông rất có trách nhiệm, được người khác ủy thác nên từ sớm đã đến quảng trường, lúc đó cách giờ chiếu còn sớm, anh dễ dàng tìm hai vị trí cực đẹp.
Sau hoàng hôn, quảng trường đông dần, chỗ ngồi dần dần kín, ngay cả lối qua lại cũng ngồi kín người.
Anh tuy giả vờ chuyên tâm nghe nhạc, song lại cảm giác rõ ràng mọi người đang chỉ trích anh một mình chiếm hai chỗ, mặt anh như bị nướng nóng bừng lên.
Cuối cùng, anh chỉ còn cách cầm quyển sách đặt sang chỗ ngồi bên cạnh.
9h 30phút tối, sau khi phim đã chiếu, Liễu My mới vội vàng đến. Anh đứng lên, nhường chỗ ngồi cho cô, sau đó anh ngồi xuống mặt đường bên cạnh ghế của Liễu My.
Trong lòng anh cảm thấy vui vì còn có mặt đường có thể ngồi.
Liễu My cười khoái chí, không từ chối và ngồi xuống ghế.
Đây là lần thứ hai anh gặp cô, vẫn ở quảng trường nước nước bạn, im lặng xem phim ngoài trời, dưới bầu trời đầy ánh trăng sao.
Lần này anh chú ý quan sát cô, cô mặc một chiếc gile bó màu cà phê sẫm, chiếc váy dài giống như hoa anh túc đang nở trong đêm, mái tóc dài đen dùng châm cài sau đàu, không trang điểm.
lh30phút sáng buổi chiếu phim kết thúc, cô mời anh cùng đến quầy bar uống rượu. Hai người đi trên phố của Locarno, không thể tìm thấy một quầy bar nào còn mở cửa. Ngay cả siêu thị cũng đóng cửa, thậm chí không mua nổi bia nữa.
Cuối cùng hai người đành về ngồi ở quầy bar của khách sạn nơi Liễu My ở.
Tửu lượng của anh không tốt, uống vài ngụm là hai má đã ửng hồng. Cô vừa uống vừa ngân nga, vẫn là bài hát Trung Quốc quen thuộc, khi ở nước ngoài nghe được thấy rất cảm động. Khi cô hát bài “Hoa nhài”, trong anh lại thấy mềm nhũn, đổ xuống cứng đờ như say rượu, có một cảm giác thoải mái dễ chịu.
Liễu My buông cốc, nhìn anh, nói: “Mình hôn nhé!”
Ánh sáng trong mắt cô giống vì sao trong đêm tối, trong giây lát, viễn cảnh đẹp giống như nước lũ trào dâng trong đầu anh.
Hôm đó, ở quảng trường, dưới ánh hoàng hôn lần đầu tiên Vũ Văn Hạo đã gặp Liễu My.
Tháng 8 vẫn là thời tiết nóng bức khó chịu nhất trong một năm, những người xuất ngoại phần lớn đều đến Athens xem Thế vận hội. Vũ Văn Hạo cầm Visa xuất ngoại, nơi anh đến là Liên hoan phim ở Locarno.
Vũ Văn Hạo là tiến sỹ tốt nghiệp từ Trường Đại học W, là đệ tử của thầy hướng dẫn nổi tiếng Hách Hách. Trường thực sự muốn giữ anh ở lại giảng dạy để kế thừa vị trí của người thầy. Bản thân anh cũng là người có tâm tính đơn giản, nếu ở lại Trường vừa có thể tránh được cạnh tranh trong xã hội, mặt khác cũng có yên tâm sáng tác - đây là một trong những tật xấu anh không thể từ bỏ.
Kỳ nghỉ hè cuối cùng, anh chọn đến tuần báo nổi tiếng phía Nam làm người ký giả văn hóa, muốn trải nghiệm một chút cuộc sống ngoài xã hội.
Tháng 8 khai mạc Liên hoan phim Locarno, tòa soạn cử anh và một phóng viên nhiếp ảnh khác cùng sang Thụy Sĩ.
Liên hoan phim Locarno là một trong những liên hoan phim lớn thứ sáu trên thế giới, chỉ là vì rất ít có các minh tinh màn bạc tham gia, do đó không ồn ào náo nhiệt như Liên hoan phim Cannes, Liên hoan phim Berlin. Kiến trúc nổi tiếng nhất của Lacarno là “quảng trường lớn”. Quảng trường lớn ở chính giữa thành phố, nơi này bố trí một màn bạc lớn, rộng 26m, cao 14m, với sức chứa hơn 8.000 chỗ ngồi, nhưng người đến muộn chỉ có thể ngồi hoặc nằm trên mặt đất bằng đá trứng ngỗng. Xem phim ngoài trời với bối cảnh cực kỳ thoải mái còn có thể ăn cơm, uống rượu, hút thuốc...
Tháng 8 này, toàn bộ thế giới đều đổ dồn về Thế vận hội Athens. Locarno lại càng tĩnh mịch. Vũ Văn Hạo đã đễn nơi này được vài ngày, ngoài một vị đạo diễn Hồng Kông ra thì anh không gặp một người Trung Quốc nào nữa. Ý của Tổng biên tập muốn mọi người khi chán ngán ở Thế vận hội, thì ăn chút điểm tâm nhân văn tinh tế, do đó yêu cầu về chất lượng bài viết của liên hoan phim lần này rất cao. Tất cả các nhà báo đến Locarno đều trong tư thái thư thả, nhàn hạ, chỉ có Vũ Văn Hạo là luôn bận rộn.
Ngày 5 tháng 8, sau khi Vũ Văn Hạo phỏng vấn Đại sứ Điện ảnh của nước Đức là đạo diễn phim Volker Schloendorff, anh luôn vùi đầu trong phòng sửa bài viết. Sáng hôm đó, bài viết đã được sửa xong và gửi về tòa soạn, bài viết gửi về, Tổng biên tập rất hài lòng. Nhiệm vụ còn lại là đợi kết quả cuối cùng của “Giải thưởng báo vàng”, và phỏng vấn đạo diễn đoạt giải của liên hoan phim.
Sau vài ngày không ngủ, Vũ Văn Hạo đã ngủ từ 9h sáng đến 8h tối.
Đến khi anh đến quảng trường lớn, phim đã bắt đầu chiếu, một đám người chen chúc, ngay cả mặt đất cũng không còn khe trống. Anh trả 25 Franc Thụy Sĩ để được vào trong quảng trường, bên ngoài quảng trường di chuyển cũng khó khăn, hy vọng có thể tìm thấy một khoảnh nhỏ để ngồi, lại sợ làm phiền những người đang chăm chú xem phim, trong lòng anh cảm thấy có chút lo lắng.
Đột nhiên nghe thấy có tiếng gọi nhỏ của một người: “Ở đây, ở đây!”
Mấy ngày nay, Vũ Văn Hạo không nghe thấy ai nói tiếng Trung lưu loát như vậy, trong lòng thấy ấm áp. Khi cúi đầu nhìn, dưới ánh trăng quả nhiên nhìn thấy có một khuôn mặt phương Đông ở gần, trong vô vàn khuôn mặt châu Âu góc cạnh rõ nét, thì khuôn mặt đó thật nhẹ nhàng, thanh thoát, anh đột nhiên cảm động như “gặp tri ân nơi tha hương” vậy.
Đây chính là lần gặp đầu tiên của anh và Liễu My, ở quảng trường nơi đất khách, cùng xem phim ngoài trời, dưới ánh trăng.
1h sáng khi phim kết thúc, mọi người bắt đầu ra về, Vũ Văn Hạo đưa danh thiếp và số phòng khách sạn cho Liễu My. Lúc đó anh vẫn không biết cô tên là Liễu My.
Ngày 11 tháng 8, chiếu phim “Điều riêng tư” của đạo diễn người Ý - Saverio Costanzo, từ sáng sớm, anh đã bị điện thoại đánh thức.
Giọng nói rất nhẹ, khiến anh chọt nhớ đến ánh trăng ở quảng trường ngày 8 tháng 8. Do đó khi Liễu My để anh đoán cô là ai, anh ồ lên một tiếng, sau đó cười.
Liễu My nói buổi tối phải hơi muộn mới đến được, hy vọng anh giành chỗ cho cô ở quảng trường.
Saverio Costanzo là đạo diễn mà Vũ Văn Hạo thích nhất, thấy Liễu My cũng thích, anh càng phấn chấn, huống hồ mình lại đã nhận ân huệ của cô, đương nhiên không thể từ chối.
Vũ Văn Hạo là một người đàn ông rất có trách nhiệm, được người khác ủy thác nên từ sớm đã đến quảng trường, lúc đó cách giờ chiếu còn sớm, anh dễ dàng tìm hai vị trí cực đẹp.
Sau hoàng hôn, quảng trường đông dần, chỗ ngồi dần dần kín, ngay cả lối qua lại cũng ngồi kín người.
Anh tuy giả vờ chuyên tâm nghe nhạc, song lại cảm giác rõ ràng mọi người đang chỉ trích anh một mình chiếm hai chỗ, mặt anh như bị nướng nóng bừng lên.
Cuối cùng, anh chỉ còn cách cầm quyển sách đặt sang chỗ ngồi bên cạnh.
9h 30phút tối, sau khi phim đã chiếu, Liễu My mới vội vàng đến. Anh đứng lên, nhường chỗ ngồi cho cô, sau đó anh ngồi xuống mặt đường bên cạnh ghế của Liễu My.
Trong lòng anh cảm thấy vui vì còn có mặt đường có thể ngồi.
Liễu My cười khoái chí, không từ chối và ngồi xuống ghế.
Đây là lần thứ hai anh gặp cô, vẫn ở quảng trường nước nước bạn, im lặng xem phim ngoài trời, dưới bầu trời đầy ánh trăng sao.
Lần này anh chú ý quan sát cô, cô mặc một chiếc gile bó màu cà phê sẫm, chiếc váy dài giống như hoa anh túc đang nở trong đêm, mái tóc dài đen dùng châm cài sau đàu, không trang điểm.
lh30phút sáng buổi chiếu phim kết thúc, cô mời anh cùng đến quầy bar uống rượu. Hai người đi trên phố của Locarno, không thể tìm thấy một quầy bar nào còn mở cửa. Ngay cả siêu thị cũng đóng cửa, thậm chí không mua nổi bia nữa.
Cuối cùng hai người đành về ngồi ở quầy bar của khách sạn nơi Liễu My ở.
Tửu lượng của anh không tốt, uống vài ngụm là hai má đã ửng hồng. Cô vừa uống vừa ngân nga, vẫn là bài hát Trung Quốc quen thuộc, khi ở nước ngoài nghe được thấy rất cảm động. Khi cô hát bài “Hoa nhài”, trong anh lại thấy mềm nhũn, đổ xuống cứng đờ như say rượu, có một cảm giác thoải mái dễ chịu.
Liễu My buông cốc, nhìn anh, nói: “Mình hôn nhé!”
Ánh sáng trong mắt cô giống vì sao trong đêm tối, trong giây lát, viễn cảnh đẹp giống như nước lũ trào dâng trong đầu anh.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook