Tình Mẫu Đơn
-
Chương 21
Tôi giữ lời hứa của mình và ở ngoài phòng ngủ những lúc họ mây mưa, nhưng tôi theo dõi những hành động diễn ra trong phòng bằng cách khác. Có những đêm mang điềm gở và ẩn tàng nguy hiểm cho chuyện mây mưa. Những đêm gió, mây, mưa, sương mù, hay nóng bất thường, tôi sẽ đảm bảo rằng Nghi để Nhân ra ngoài thăm bạn bè, tụ tập với các nhà thơ hoặt thuyết giảng.
Vào những đêm có sấm, chớp, nguyệt thực hay động đất đe dọa, tôi khiến Nghi nhức đầu. Nhưng những đêm đó hiếm hoi, vì thế phần lớn các buổi tối, ngay khi tiếng sột soạt của chăn nệm đã yên ắng, tôi trượt qua khe cửa sổ vào phòng. Tôi thu mình lại rất nhỏ, vào trong người Nghi và khởi sự, tìm hạt giống thích hợp rồi mang đến trứng.
Tạo ra một đứa trẻ thì không phải cứ mây mưa với nhau là được, mặc dầu từ những tiếng khúc khích và rền rĩ nghe thấy khi ở ngoài cửa sổ, tôi biết Nhân và Nghi đã vui thích và mang cho nhau khoái lạc. Nó còn là sự kết hợp của hai linh hồn nhằm mang một linh hồn khác trở lại từ thế giới bên kia để bắt đầu một cuộc đời mới ở trần gian.
Tôi lùng sục, lùng sục mãi trong một biển bơi lội điên cuồng cho tới mấy tháng sau rốt cuộc cũng tìm thấy hạt giống mình cần. Tôi dẫn đường nó cho nó bơi tới trứng của Nghi và vào trong. Tôi còn thu mình lại nhỏ hơn để có thể an ủi linh hồn mới khi nó đến ngôi nhà tạm thời của mình.
Tôi ở bên nó cho tới khi nó đi xuống thành tử cung của Nghi và làm tổ. Giờ khi nó được an toàn, tôi có những vấn đề thực tế khác để quan tâm. Khi kinh nguyệt của Nghi không xuất hiện, một niềm hạnh phúc lớn lao lan khắp gia đình. Tuy nhiên ngay đằng sau niềm vui đó, nỗi lo âu cũng trườn đến.
Người phụ nữ mang bầu gần đây nhất trong trang viên này đã chết, khiến cả nhà e sợ rằng có những linh hồn xấu xa đã theo sau cô. Mọi người đều đồng ý rằng Nghi, với thể trạng yếu đuối như thế, đặc biệt dễ bị thương tổn trước những tai ương mà các giống loài ở âm ty tạo ra.
“Cẩn thận với những người vợ trước chưa bao giờ là thừa cả,” Triệu đại phu nói khi ông và thầy toán mệnh đến trong một lần hội chẩn thường lệ. Tôi đồng tình nhưng tự an ủi vì biết rằng Trắc đang ở Tụ Huyết Trì. Tuy nhiên điều thầy toán mệnh nói tiếp theo khiến tôi ớn lạnh.
“Đặc biệt là khi một trong số họ không được làm lễ cưới đúng nghi thức ngay từ đầu,” thầy lầm bầm vẻ lo ngại, chỉ đủ lớn để mọi người nghe được. Nhưng tôi yêu Nghi. Tôi sẽ không đời nào làm gì khiến nó tổn thương! Ngô phu nhân siết chặt bàn tay, “Tôi đồng ý,” bà bảo.
“Tôi cũng đã lo lắng về cô gái đó. Nó đã trả thù Trắc và đứa bé. Cũng phải thôi, có lẽ vậy, nhưng điều đó là một mất mát nặng nề đối với con trai tôi. Hãy nói xem chúng tôi phải làm gì?” Lần đầu tiên trong nhiều năm, tôi ngượng đỏ mặt. Tôi đã không biết rằng mẹ chồng trách cứ tôi về chuyện đã xảy ra với Trắc.
Tôi phải giành lại sự tôn trọng của bà. Cách tốt nhất là bảo vệ Nghi và con nó khỏi những nỗi sợ đang tràn ngập gia đình. Không may là công việc của tôi gặp nhiều khó khăn hơn bởi những chỉ dẫn mà đại phu và thầy toán mệnh để lại và bởi bệnh nhân gan lì không sẵn sàng hợp tác dù thể trạng yếu đuối.
Gia nhân làm những thứ bùa chú và phương thuốc đặc biệt, nhưng Nghi quá tử tế nên không chịu nhận đồ từ những người có ít hơn mình. Ngô phu nhân cố gắng giữ Nghi ở trên giường nhưng Nghi quá tận tâm và lễ phép nên không thể ngừng việc pha trà và nấu ăn cho mẹ chồng, giặt giũ và khâu vá áo quần, giám sát việc dọn dẹp phòng bà hay mang nước nóng khi bà tắm.
Nhân cố nâng niu chiều chuộng vợ bằng cách gắp thức ăn cho nó, xoa lưng và đỡ gối cho nó song Nghi không ngồi yên trước lòng tốt của chàng. Từ góc nhìn của mình, là một hồn ma sống ở thế giới ma quỷ và các giống loài khác có thể gây hại, tôi có thể thấy rằng những việc đó chẳng giúp ích hay bảo vệ nó.
Chúng có tác dụng, tuy nhiên lại khiến Nghi lúng túng và lo lắng. Rồi một chiều cuối xuân trong đợt rét đột ngột trái mùa, tôi nản chí đến nỗi sau khi thầy toán mệnh đẩy Nghi ra khỏi giường để di chuyển đồ đạc nhằm xây một hàng rào giữa nó và tôi, khiến nó nôn nao trong dạ bằng cách đốt rất nhiều hương cùng một lúc nhằm xua đuổi linh hồn tôi ra khỏi phòng, và bấm ngón tay lên đầu nó để kích hoạt các điểm châm cứu có thể giúp ngăn ngừa tôi, đến nỗi làm Nghi đau đầu dữ dội, tôi liền hét lên phẫn nộ: “Ôi chao! Sao thầy không thu xếp một đám cưới ma và để cho nó yên?” Nghi giật mình, chớp chớp mắt vài lần và nhìn quanh phòng.
Thầy toán mệnh, người chưa bao giờ cảm nhận được sự hiện diện của tôi, bèn gói ghém đồ nghề, cúi chào và bỏ đi. Tôi ở lại bên cửa sổ và suốt cả ngày lên kế hoạch giữ vị trí của mình để bảo vệ hai người tôi yêu hơn tất cả. Suốt buổi chiều, Nghi nằm trên giường. Nó mân mê tấm chăn trong các ngón tay, chìm sâu vào suy nghĩ.
Đến lúc gia nhân mang bữa tối đến, Nghi có vẻ đã tìm ra một giải pháp nào đó. Khi cuối cùng Nhân tới phòng ngủ, Nghi nói, “Nếu mọi người rất lo rằng chị Đồng muốn làm hại em thì chàng với chị ấy nên được tác thành bằng một đám cưới ma để chị ấy có thể khôi phục lại vị trí làm vợ cả của mình.” Tôi sửng sốt đến nỗi thoạt tiên không hiểu hàm ý trong lời nói của nó.
Tôi đã đề xuất ý tưởng trong một lúc vô cùng bực mình. Tôi không hề nảy ra ý nghĩ rằng nó sẽ nghe thấy hay coi điều đó là nghiêm chỉnh. “Đám cưới ma ư?” Nhân lắc đầu. “Ta không sợ ma.” Tôi nhìn chằm chằm vào Nhân nhưng không đọc được ý nghĩ trong đầu chàng. Mười bốn năm trước, khi Trắc sắp mất, Nhân đã bảo chàng không tin có ma.
Lúc đó tôi cho rằng chàng đang cố giữ cho Trắc bình tĩnh. Nhưng liệu chàng có thực sự không sợ hay không tin có ma không? Thế khi tôi đã tới thăm chàng trong mộng thì sao? Thế khi tôi đã cho chàng một người bạn chăn gối và một người vợ biết vâng lời như Trắc? Và chàng nghĩ nỗi cô đơn của chàng đã được chữa lành như thế nào? Chàng có nghĩ rằng điều kỳ diệu về Nghi là chuyện số phận định trước không? Tôi có thể có những ngờ vực về Nhân nhưng Nghi thì không.
Nó mỉm cười bao dung với chàng. “Chàng nói rằng chàng không sợ ma,” nó bảo, “nhưng em cảm thấy nỗi sợ của chàng. Em nhìn quanh và thấy sự sợ hãi ở khắp nơi.” Nhân trở dậy tới bên cửa sổ. “Tất cả những hoang mang này không tốt cho con trai chúng ta,” Nghi nói tiếp. “Hãy sắp xếp một đám cưới ma.
Việc đó sẽ giúp những người khác bình tĩnh. Nếu họ nguôi đi, em sẽ có thể nuôi con trong yên bình.” Niềm hy vọng áp đảo những cảm giác thương tổn của tôi. Nghi, Nghi xinh đẹp và tốt bụng của tôi. Phải chăng thực ra nó đề xuất điều này không phải cho bản thân mà là để mang lại bình yên cho gia đình? Sẽ chẳng có điều gì xảy ra cho đứa bé, điều đó thì tôi chắc chắn.
Nhưng đám cưới ma ư? Cuối cùng nó sắp đến ư? Bàn tay Nhân nắm chặt lấy bậu cửa sổ. Chàng có vẻ đăm chiêu, thậm chí là lạc quan. Chàng có cảm thấy tôi không? Chàng có biết rằng tôi vẫn yêu chàng nhiều thế nào không? “Ta nghĩ nàng đúng,” cuối cùng chàng nói, giọng như cất lên từ dĩ vãng xa xưa.
“Mẫu Đơn lẽ ra đã làm vợ cả của ta.” Đây là lần đầu tiên chàng gọi tên thật của tôi trong hai mươi ba năm qua. Tôi choáng váng và sung sướng ngây ngất. “Sau khi cô ấy mất, lẽ ra bọn ta phải thành hôn theo lối nàng vừa đề nghị. Đã có... những vấn đề, và lễ cưới đã không diễn ra.
Mẫu Đơn... Cô ấy...” Chàng bỏ tay ra khỏi bậu cửa sổ, quay mặt về phía vợ mà bảo, “Cô ấy sẽ không làm hại nàng đâu. Ta biết điều đó, và nàng cũng nên biết. Nhưng nàng đã đúng về những người khác. Chúng ta hãy tổ chức một đám cưới ma nhằm loại bỏ những trở ngại mà những người khác nghĩ là đang vây quanh nàng.” Tôi ôm lấy mặt lặng lẽ khóc trong cảm giác biết ơn.
Tôi đã chờ đợi, đã mong mỏi, một đám cưới ma gần như ngay từ lúc tôi chết. Nếu điều này xảy ra, bài vị của tôi sẽ được mang khỏi chỗ giấu. Ai đó sẽ thấy nó chưa được điểm và cuối cùng sẽ hoàn thiện những nét còn thiếu. Khi điều đó xảy ra, tôi sẽ không còn là ma đói nữa, tôi sẽ hoàn tất hành trình của mình tới cõi âm và được thờ trong từ đường, người vợ cả danh giá và được tôn kính của thứ nam nhà họ Ngô.
Được người chị em chung chồng đề xuất điều này khiến lòng tôi tràn ngập hạnh phúc chưa từng nghĩ tới. Được Nhân, chàng thi nhân của tôi, tình yêu của tôi, cuộc đời của tôi, đồng ý cũng giống như được những hạt ngọc đổ vào tim. Tôi bám vào bà mối và đi cùng bà tới nhà họ Trần để theo dõi việc thương lượng quà dẫn cưới ma của tôi.
Cha tôi cuối cùng đã từ quan và trở về nhà, nơi ông có thể vui thú điền viên cùng các cháu trai. Trông ông vẫn kiêu hãnh và tự tin, nhưng ngay dưới vẻ ngoài đó, tôi cảm thấy rằng cái chết của tôi vẫn tiếp tục ám ảnh ông. Mặc dù ông không thể thấy tôi, tôi quỳ xuống trước ông rạp mình thi lễ, hy vọng rằng phần nào đó trong con người ông sẽ nhận lấy lời tạ tội của tôi vì đã từng nghi ngờ ông.
Khi hành lễ xong, tôi ngồi lên và lắng nghe ông thương lượng về một món quà dẫn cưới mới, cao giá hơn món quà ông đã đồng ý khi tôi còn sống, ban đầu tôi không hiểu sao lại như vậy. Bà mối cố đòi một món quà dẫn cưới thấp hơn bằng cách gợi lên cảm xúc của ông về chư tình.
“Con gái lão gia và con trai thứ nhà họ Ngô có Bát Tự rất phù hợp. Họ là một cặp trời sinh. Lão gia không nên đòi nhiều thế.” “Ta giữ nguyên giá.” “Nhưng con gái lão gia chết rồi mà,” bà mối lý sự. “Cứ coi đó là phần lãi tăng lên trong thời gian qua.” Đương nhiên việc thương lượng thất bại và tôi lấy làm thất vọng.
Ngô phu nhân cũng không thích thông báo của bà mối. “Gọi kiệu cho ta,” bà cáu kỉnh nói. “Chúng ta sẽ trở lại đó hôm nay.” Khi họ tới trang viên nhà họ Trần và bước khỏi kiệu vào An Tọa Đường, gia nhân vội vã mang trà và khăn mát để họ lau mặt cho tỉnh táo sau hành trình vòng quanh hồ.
Rồi hai người phụ nữ được dẫn qua các khoảng sân để tới thư phòng của cha tôi, ông đang nằm dài trên trường kỷ với thằng cháu trai bé nhất và em họ nó. Chúng trèo lên người ông như những con hổ con. Ông sai gia nhân dẫn bọn trẻ đi, sải bước về bàn giấy và ngồi xuống. Ngô phu nhân ngồi vào đúng chiếc ghế phía bên kia bàn mà tôi vẫn hay ngồi.
Bà mối đứng ngay sau vai phải phu nhân trong khi một gia nhân tới đứng bên cánh cửa chờ cha tôi sai bảo. Ông vuốt trán và lướt tay xuống dọc đuôi sam như ông vẫn thường làm khi tôi còn là một cô gái trẻ. “Ngô phu nhân,” ông bảo. “Đã quá nhiều năm rồi.” “Tôi không còn đi du ngoạn nữa,” bà đáp lại.
“Khuôn phép đã thay đổi. Nhưng ngay cả khi tôi đi thì ông biết rằng việc gặp gỡ với đàn ông cũng chẳng hay ho gì đối với tôi cả.” “Về điểm này, phu nhân đã đối xử tốt với chồng mình đồng thời là bạn cũ của tôi.” “Hôm nay, tình bằng hữu và lòng trung thành đã đưa tôi tới đây.
Hình như lão gia đã quên mình đã hứa với chồng tôi là hai nhà sẽ kết thông gia.” “Tôi chưa bao giờ quên điều đó. Nhưng tôi có thể làm gì được? Con gái tôi chết rồi.” “Làm sao tôi không biết điều này, Trần lão gia? Tôi đã thấy con trai mình chịu đựng nỗi mất mát này hàng ngày trong hơn hai mươi năm.” Bà ngả người về phía trước và gõ một ngón tay xuống mặt bàn khi nói.
“Tôi đã cử người làm mối tới lão gia với niềm tin tốt đẹp còn lão gia thì đuổi bà ấy về bằng những đòi hỏi lạ đời.” Cha tôi lơ đễnh ngả lưng trên ghế. “Từ đầu lão gia đã biết chuyện gì cần phải thực hiện,” bà nói thêm. “Trước đây, tôi đã đến gặp ông nhiều lần để thương lượng chuyện này rồi.” Bà đã tới ư? Sao tôi lại bỏ lỡ việc đó? “Con gái tôi giá trị hơn là bà đã đề nghị,” cha tôi nói.
“Nếu muốn có nó, phu nhân phải trả giá cho nó.” Tôi thở dài khi hiểu ra. Cha vẫn nghĩ tôi rất giá trị. “Được thôi,” Ngô phu nhân nói. Bà bĩu môi và mắt bà nheo lại. Tôi đã thấy bà bực mình với Trắc nhưng phụ nữ không được phép cáu giận với đàn ông. “Chỉ biết rằng lần này tôi sẽ không đi chừng nào lão gia chưa đồng ý.” Bà hít một hơi rồi bảo, “Nếu lão gia muốn quà dẫn cưới cao hơn thì tôi sẽ cần thêm một vài thứ vào của hồi môn của nó.” Đây dường như đúng là điều cha tôi muốn.
Họ đổi chác. Họ buôn bán. Ông đòi quà dẫn cưới cao hơn; Ngô phu nhân đáp lại bằng một món của hồi môn thậm chí còn lạ lùng hơn. Cả hai hình như rất quen với việc ra giá, điều đó làm tôi sửng sốt, vì thế có nghĩa rằng họ đã đối thoại kiểu này nhiều lần trước đây. Nhưng rồi tất cả khiến tôi sửng sốt... khiến tôi ngạc nhiên và thích thú.
Khi có vẻ như cuối cùng họ đã tiến tới một thỏa thuận, cha tôi đột ngột đưa ra một món mới. “Hai mươi con ngỗng còn sống giao trong vòng mười ngày kể từ bây giờ,” ông bảo, “nếu không tôi sẽ không đồng ý cuộc hôn nhân này.” Cái này không là gì cả nhưng Ngô phu nhân muốn thêm nữa để đổi lại.
“Tôi vẫn nhớ rằng con gái lão gia sẽ tới cùng a hoàn của nó. Ngay cả bây giờ vẫn phải có ai đó chăm nom bài vị khi nó tới nhà tôi.” Cha tôi để mình nở một nụ cười. “Tôi đang chờ phu nhân hỏi câu đó.” Ông ra hiệu cho gã gia nhân đứng bên cánh cửa. Hắn rời phòng và một chốc sau trở lại với một người đàn bà.
Cô ta tiến lên, quỳ gối và cúi lạy Ngô phu nhân. Khi cô ta nhìn lên, tôi thấy một khuôn mặt bị hoàn cảnh cực nhọc tàn phá. Đó là Liễu Nhi. “Ả a hoàn này mới trở lại nhà chúng tôi. Tôi đã lầm khi bán nó đi nhiều năm trước. Giờ tôi đã rõ, số phận của nó luôn là chăm sóc cho con gái tôi.” “Cô ta già rồi,” Ngô phu nhân nói.
“Tôi sẽ làm gì với cô ta chứ?” “Liễu Nhi ba mươi chín tuổi. Nó có ba đứa con trai. Chúng ở với chủ nhân trước của nó. Vợ ông ta muốn con trai và nó đã sinh ra chúng. Nhìn Liễu Nhi có thể không đáng giá nhiều,” cha tôi nói một cách thực tế, “nhưng nó có thể làm thiếp nếu phu nhân cần.
Tôi có thể bảo đảm rằng nó sẽ sinh cháu trai cho phu nhân.” “Để đổi lấy hai mươi con ngỗng ư?” Cha tôi gật đầu. Bà mối cười toe toét. Bà ta có thể thu lời lớn từ vụ này. Liễu Nhi bò qua sàn và dập trán lên đôi bàn chân bó của Ngô phu nhân. “Tôi sẽ chấp nhận đề nghị của lão gia với một điều kiện,” Ngô phu nhân nói.
“Tôi muốn hỏi lão gia một câu. Tại sao trước đây ông không tổ chức cho con gái mình một đám cưới ma? Một cô gái đã chết vì lão gia từ chối xem xét đề nghị của tôi. Giờ đây cuộc sống của người mang cháu trai tôi trong mình đang bị đe dọa. Đây là điều dễ dàng sửa chữa. Một đám cưới ma cũng là chuyện bình thường.
Nó sẽ giảm bớt rất nhiều phiền toái...” “Nhưng việc đó chẳng giúp gì được tôi cả,” cha thú nhận. “Tôi không thể để Mẫu Đơn đi. Suốt từ đó đến nay, tôi đã mong mỏi có nó bên cạnh. Khi giữ bài vị của nó trong nhà họ Trần, tôi cảm thấy mình vẫn liên lạc với nó.” Nhưng tôi chưa bao giờ ở đây với ông! Mắt cha tôi nhòa đi.
“Suốt những năm qua, tôi đã hy vọng có thể cảm thấy sự hiện diện của nó nhưng chưa bao giờ thấy cả. Hôm nay khi phu nhân cử bà mối đến, tôi quyết định rằng đã đến lúc để con gái đi. Mẫu Đơn đã được trời định sẽ ở bên con trai phu nhân. Và giờ đây... Thật lạ lùng, cuối cùng tôi đã cảm thấy nó ở bên tôi.” Ngô phu nhân bất giác sụt sịt.
“Lão gia cần làm điều đúng cho con gái mình nhưng lão gia đã không làm. Hai mươi ba năm là một khoảng thời gian dài, Trần lão gia, một khoảng thời gian rất dài.” Nói đoạn, bà đứng lên và xoay người ra khỏi phòng. Tôi ở lại để có thể sửa soạn. Đám cưới ma không lộng lẫy, phức tạp và mất nhiều thời gian như đám cưới khi cả cô dâu chú rể còn sống.
Cha tôi thu xếp việc chuyển đồ đạc, tiền bạc và thực phẩm làm của hồi môn; Ngô phu nhân đáp lại bằng những thứ đã được thỏa thuận làm quà dẫn cưới. Tôi chải và kẹp tóc, vuốt phẳng y phục cũ rách của mình. Tôi muốn bó chân bằng vải bó sạch nhưng kể từ khi rời Vọng Hương Đài tôi đã không có mảnh nào mới.
Tôi đã sẵn sàng hết mức. Thách thức thật sự duy nhất là cần phải tìm thấy bài vị của tôi. Không có nó, sẽ không thể làm được người nộm cô dâu và tôi sẽ không thể kết hôn. Nhưng bài vị của tôi đã bị giấu đi lâu đến nỗi không ai nhớ chuyện gì đã xảy ra với nó. Sự thực là là chỉ có một người duy nhất biết nó ở đâu: vú Thiệu, nhũ mẫu lâu năm cho gia đình tôi.
Đương nhiên là vú không còn là vú em nữa; vú cũng gần như không thể làm người giữ trẻ. Vú đã rụng hết răng, gần hết tóc và mất phần lớn ký ức. Vú quá già không bán đi được và cũng quá rẻ không thể cho về quê được. Bà chẳng có ích gì trong việc xác định vị trí bài vị của tôi.
“Cái vật gở đó đã bị ném đi nhiều năm trước,” vú bảo. Một giờ sau, vú lại đổi ý. “Nó ở trong từ đường cạnh bài vị của mẹ tiểu thư.” Hai tiếng sau, một ký ức khác xuất hiện. “Tôi đã đặt nó dưới gốc mai như trongMẫu Đơn Đình. Đó là nơi Mẫu Đơn muốn.” Ba ngày sau, sau khi nhiều gia nhân, Bảo và thậm chí là cha tôi năn nỉ, đề nghị và yêu cầu vú Thiệu nói cho họ biết chỗ giấu bài vị, vú kêu lên như một bà già hoảng sợ và bạc nhược.
“Tôi không biết nó ở đâu cả,” vú cáu kỉnh líu lô. “Sao mà các người cứ hỏi về cái vật gở đó mãi thế?” Nếu vú không thể nhớ được chỗ đã giấu bài vị của tôi, chắc chắn bà ta cũng không nhớ ra rằng chính bà đã khiến nó không được điểm. Tôi đã tới được đây.
Tôi không thể để mọi thứ đổ vỡ vì một bà già không thể nhớ mình từng giấu một vật gở sau bình củ cải muối trên giá trong nhà kho. Tôi tới phòng vú Thiệu. Giờ là giữa buổi chiều, bà ta đang ngủ. Tôi ngồi xuống cạnh giường, nhìn chăm chăm vào vú Thiệu. Tôi thò tay ra lay vú thức dậy nhưng cánh tay tôi không chịu chạm vào người bà ta.
Ngay cả bây giờ, khi sắp được giải thoát khỏi kiếp ma này, tôi không thể làm gì để giúp bài vị của mình được điểm. Tôi cố gắng, cố gắng mãi nhưng tôi bất lực. Rồi tôi cảm thấy một bàn tay đặt trên vai mình. “Để bọn ta làm việc đó,” một giọng cất lên. Tôi quay ra thì thấy mẹ và bà nội.
“Mẹ đến rồi!” tôi kêu lên. “Nhưng bằng cách nào thế?” “Con là máu mủ ruột rà của ta,” mẹ trả lời. “Làm sao ta có thể nhìn đám cưới của con gái mình từ xa được?” “Bọn ta đã hỏi xin các phán quan ở cõi âm và được phép trở lại trần gian một lần,” bà nội giải thích.
Thêm những hạt ngọc đổ vào tim tôi. Chúng tôi chờ vú Thiệu thức dậy. Rồi bà nội và mẹ đến hai bên bà ta, nắm lấy khuỷu tay và dẫn bà ta đi qua trang viên tới nhà kho, vú Thiệu tìm thấy bài vị ở đấy. Mẹ và bà nội buông vú Thiêu ra và để bà ta bước đi. Người đàn bà già nua chải sạch tấm bài vị.
Mặc dù thị lực của vú Thiệu đã rất kém, tôi chắc chắn rằng vú sẽ nhận ra những nét còn thiếu và đưa bài vị thẳng tới chỗ cha tôi. Khi điều đó không xảy ra, tôi nhìn mẹ và bà nội. “Hãy giúp con làm bà ấy thấy đi ạ,” tôi năn nỉ. “Bọn ta không thể,” mẹ buồn rầu nói.
“Bọn ta chỉ được phép làm đến vậy thôi.” Vú Thiệu đem bài vị về buồng cũ của tôi. Ở giữa sàn bày một hình nhân làm bằng rơm, giấy, gỗ và vải, các gia nhân đã ghép chúng lại để đại diện cho tôi trong lễ cưới. Nó nằm ngửa phơi bụng ra. Liễu Nhi đã vẽ hai con mắt thô thiển, một cái mũi và cặp môi lên một mảnh giấy rồi dùng hồ dán vào mặt tân nương.
Vú Thiệu quỳ gối và nhét bài vị của tôi vào bên trong hình nhân nhanh đến nỗi Liễu Nhi không có cơ hội trông thấy nó. A hoàn cũ của tôi xâu kim và khâu bụng hình nhân. Khi xong việc, nó tới bên một chiếc rương và mở ra. Bên trong là đồ cưới của tôi. Lẽ ra nó đã bị vứt đi cùng với mọi thứ khác thuộc về tôi.
“Mẹ giữ đồ cưới của con ư?” tôi hỏi mẹ. “Dĩ nhiên rồi. Ta đã tin rằng những thứ này sẽ lại được đặt vào đúng chỗ một ngày nào đó.” “Và bọn ta cũng mang đến vài món quà,” bà nội nói thêm. Bà cho tay vào trong áo dài lấy ra đồ bó chân sạch và đôi hài mới.
Mẹ mở túi lấy váy và áo dài ra. Những đồ vàng mã rất đẹp, và khi bà và mẹ mặc cho tôi, đám gia nhân làm theo, họ luồn hình nhân vào trong một chiếc váy lót theo sau là váy lụa đỏ với những ly xếp nhỏ thêu hình hoa, mây và những biểu tượng may mắn lồng vào nhau. Họ xỏ áo dài vào và cài tất cả các nút viền.
Họ bó hai bàn chân bằng rơm bằng loại vải mỏng chuyên dùng để bó chân, siết đi siết lại cho tới khi bàn chân nhỏ vừa với đôi hài cưới màu đỏ của tôi. Rồi họ dựng hình nhân dựa vào tường, đặt khăn trùm lên đầu nó và phủ tấm mạng mờ đỏ lên khuôn mặt kỳ cục ấy. Nếu bài vị của tôi được điểm, tôi đã có thể ở hẳn trong hình nhân của mình.
Đám gia nhân bỏ đi. Tôi quỳ bên hình nhân. Tôi sờ vào lớp lụa và chạm vào những chiếc lá vàng trên tấm khăn trùm đầu. Lẽ ra tôi phải cảm thấy hạnh phúc nhưng tôi không thấy thế. Tôi sắp đi đúng được con đường của mình, nhưng khi nào bài vị chưa được điểm thì lễ cưới sẽ chẳng có ý nghĩa gì.
“Giờ ta hiểu mọi điều,” mẹ nói. “Ta xin lỗi. Ta xin lỗi vì đã quá đau khổ nên không thể điểm bài vị cho con. Ta xin lỗi vì đã để vú Thiệu lấy nó khỏi ta. Ta xin lỗi vì chưa bao giờ hỏi cha con về nó. Ta cứ nghĩ rằng ông ấy mang bài vị ở bên mình...” “Cha đã không mang nó theo...” “Ông ấy không nói với ta, ta không hỏi và con không nói với ta khi ta chết.
Ta phát hiện ra khi tới Vọng Hương Đài. Tại sao con không nói với ta?” “Con không biết nên nói thế nào ạ. Mẹ thì rối bời. Và vú Thiệu chính là người...” “Con không thể trách vú ấy được,” mẹ bảo, xua ý nghĩ ấy đi như thể nó thật tầm thường. “Cha con và ta cảm thấy dằn vặt vì cái chết của con đến nỗi từ bỏ trách nhiệm của mình.
Cha con tự trách bản thân vì bệnh tương tư và cái chết của con. Giá ông ấy không gieo ý tưởng về bệnh tương tư vào đầu óc con bằng những câu chuyện về Hiểu Khánh và Lệ Nương... Giá ông ấy không khuyến khích con đọc, suy nghĩ và viết...” “Nhưng những thứ đó biến con thành chính con,” tôi kêu lên.
“Chính vậy,” bà nội bảo. “Mẹ im đi nào,” mẹ tôi đề nghị không lễ phép lắm. “Mẹ đã khiến con bé này đủ đau lòng và bối rối rồi.” Bà nội bạnh hàm, vừa quay đi vừa bảo, “Và ta rất tiếc vì điều đó. Ta không biết...” Mẹ chạm vào ống tay áo của mẹ chồng để ngăn bà nói thêm.
“Mẫu Đơn,” mẹ tiếp tục, “nếu con chỉ nghe mỗi mình ta, con sẽ không là cô con gái mà ta lấy làm tự hào của ngày hôm nay. Tất cả các bà mẹ đều lo lắng cho con gái mình, nhưng ta thì thấy khiếp sợ. Ta chỉ có thể nghĩ tới tất cả những điều khủng khiếp có thể xảy ra. Nhưng điều gì mới là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra? Điều đã xảy đến với ta ở Dương Châu ư? Không.
Điều tồi tệ nhất là mất con. Nhưng hãy nhìn xem con đã làm gì những năm qua. Hãy nhìn xem tình yêu của con dành cho Nhân đã khiến thứ gì nảy sinh bên trong con. Ta đã viết một bài thơ lên tường trong sợ hãi và đau khổ. Khi ta làm điều đó, ta khép mình trước mọi thứ khác đã khiến ta hạnh phúc.
Bà nội con và ta, cùng rất nhiều phụ nữ khác, đã muốn được người khác nghe thấy mình. Bọn ta ra ngoài và điều đó bắt đầu xảy đến với bọn ta. Rồi cái lần ta thực sự được người khác nghe thấy, bài thơ trên tường đó, ta đã muốn chết. Nhưng con thì khác. Trong cái chết, con đã lớn lên thành một người phụ nữ đáng khâm phục.
Và rồi có công trình của con.” Tôi lùi lại theo bản năng. Mẹ đã đốt sách của tôi và phản đối tình yêu của tôi dành cho Mẫu Đơn Đình. “Có rất nhiều thứ con đã không nói với ta, Mẫu Đơn,” bà thở dài buồn bã. “Chúng ta đã mất rất nhiều thời gian.” Chúng tôi đã mất và sẽ không có cách lấy lại được.
Tôi chớp mắt ngăn những giọt lệ hối tiếc lại. Mẹ cầm tay tôi vỗ về an ủi. “Khi còn sống, ta đã nghe nói về bản bình chú Mẫu Đơn Đình của Nhân,” bà nói. “Khi đọc nó, ta nghĩ mình đã nghe thấy giọng con. Ta biết điều đó là không thể nên ta tự nhủ mình chỉ là một người mẹ đang đau buồn.
Chỉ đến khi bà nội con gặp ta ở Vọng Hương Đài thì ta mới biết được sự thật, tất cả sự thật. Và dĩ nhiên bà cũng biết được vài điều từ ta.” “Nói nữa đi,” bà nội giục giã. “Hãy bảo cho nó biết lý do thực sự chúng ta ở đây.” Mẹ hít một hơi sâu. “Con cần phải hoàn thành công trình của mình,” bà bảo.
“Đó không phải là thứ nguệch ngoạc trên tường của một người phụ nữ tuyệt vọng. Cha con và ta, bà nội con, cả gia đình ta, những người trên trần gian và các thế hệ tổ tiên đang theo dõi con, sẽ tự hào về con.” Tôi nghĩ về điều mẹ nói. Bà nội đã muốn được chồng mình nghe và hiểu rõ giá trị mình, nhưng chỉ bị đẩy tới một cái chết vì nghĩa giả tạo.
Mẹ tôi đã muốn được nghe thấy chỉ để đánh mất bản thân. Tôi muốn được nghe thấy, nhưng chỉ bởi một người đàn ông duy nhất. Nhân đã đòi hỏi điều đó ở tôi tại Vọng Nguyệt Đình. Chàng muốn thế. Chàng đã cho tôi cơ hội, khi thế gian, xã hội và ngay cả cha mẹ tôi muốn tôi giữ im lặng.
“Nhưng làm sao con có thể lại tiếp tục nó sau khi mọi thứ...” “Ta gần như chết để viết bài thơ của mình; con đã chết khi viết những lời bình chú,” mẹ nói. “Ta bị cắt đến xương tủy và bị nhiều gã đàn ông chiếm đoạt thân xác để viết được những lời lên bức tường ấy.
Ta thấy con ốm yếu gầy mòn đi khi ngôn từ làm hao mòn khí huyết. Từ rất lâu ta đã nghĩ, Có lẽ sự hy sinh này là điều cần thiết đối với chúng ta. Chỉ sau khi theo dõi con ở cùng Nghi những năm vừa qua, ta mới nhận ra rằng có lẽ sáng tác không đòi hỏi sự hy sinh. Có lẽ nó là một năng khiếu, để có thể trải nghiệm cảm xúc bằng bút, bằng giấy và bằng mực.
Ta viết vì buồn bã, sợ hãi và căm hận. Con viết vì khao khát, niềm vui và tình yêu. Mỗi chúng ta đều trả giá đắt để nói lên suy nghĩ của mình, để bộc lộ trái tim mình, để cố gắng sáng tạo, nhưng điều đó là đáng giá, có phải không con gái?” Tôi không có cơ hội đáp lại. Tôi nghe thấy tiếng cười ở hành lang.
Cánh cửa rung rinh mở ra và các thím tôi, Chổi, Phong Lan, Liên cùng con gái chúng bước vào. Bọn họ đã được cha tôi triệu tập về để đảm bảo rằng tôi được đối xử như một tân nương thực sự. Họ chỉnh sửa lại hình nhân, chỉnh lại các nếp gấp trên tấm váy, vuốt phẳng lụa áo dài và dùng vài chiếc trâm bằng lông chim bói cá để giữ cho tấm khăn trùm đầu ở đúng vị trí.
“Mau lên!” bà nội tôi nói khi chiêng kêu lanh lảnh và trống gõ thình thình. “Cháu phải khẩn trương lên.” “Nhưng bài vị của cháu...” “Giờ hãy quên nó đi,” bà ra lệnh. “Hãy gắng sức mà trải nghiệm đám cưới của mình bởi vì nó sẽ không xảy ra lần nữa, ít nhất là không theo cách cháu tưởng tượng ra khi cháu cô đơn trên giường bao nhiêu năm trước đây.” Bà nhắm mắt lại một lúc và láu lỉnh mỉm cười với chính mình.
Rồi bà mở mắt và vỗ tay đôm đốp. “Giờ khẩn trương lên!” Tôi nhớ mọi điều mình phải làm. Tôi khấu đầu lạy tạ mẹ ba lần và cảm ơn vì tất cả những gì bà đã làm cho tôi. Tôi khấu đầu lạy tạ bà nội ba lần và cảm ơn. Mẹ và bà nội hôn tôi rồi dẫn tôi tới bên cạnh hình nhân.
Vì bài vị của tôi chưa được điểm, tôi không thể bước vào bên trong nên tôi ôm quanh nó. Bà nội nói đúng. Tôi phải hưởng thụ điều này hết mức có thể và điều đó không khó. Các thím bảo rằng tôi xinh đẹp. Mấy đứa em họ xin lỗi vì cách cư xử của chúng thời con gái. Con gái chúng nói với tôi rằng bọn chúng tiếc là chưa bao giờ gặp tôi.
Thím hai và thím tư nhấc tôi lên, đặt vào một chiếc ghế và mang ra khỏi buồng. Mẹ và bà nội tham gia đám rước của các phụ nữ nhà họ Trần qua hành lang qua những chiếc đình, ao và non bộ tới từ đường. Phía trên bàn thờ, bên cạnh các cuộn chân dung ông bà nội có treo một bức tranh mẹ tôi.
Da dẻ mẹ được vẽ theo kiểu mờ mờ, tóc mẹ cặp lên như một tân nương trẻ trung, môi mẹ đầy đặn và phúc hậu. Chắc hẳn mẹ đã trông như thế này khi mẹ thành thân với cha. Có lẽ mẹ không dọa cho ai phải cư xử tốt nhưng mẹ sẽ tạo cảm hứng cho họ. Trên bàn thờ mọi thứ được nhóm lại theo số lẻ để thể hiện rằng đây không phải là một đám cưới điển hình.
Trong mỗi lư có bảy nén hương. Bàn tay cha run run khi ông rót chín ly rượu cho các vị thần tiên khác nhau rồi ba ly rượu cho mỗi vị tổ tiên. Ông bày ra năm trái đào và mười một trái dưa. Rồi chiếc ghế được nhấc lên và tôi được mang tới phong hỏa môn. Đã từ rất lâu, tôi mong ước được qua cánh cổng này tới nhà chồng và giờ điều đó đang xảy ra.
Theo truyền thống chỉ có trong đám cưới ma, Liễu Nhi giơ một chiếc sàng thóc trên đầu tôi để che tôi khỏi cái nhìn từ thiên đình. Người ta đặt tôi vào một chiếc kiệu xanh chứ không phải kiệu đỏ. Phu khênh kiệu mang tôi vòng quanh hồ lên núi Vu Sơn, qua ngôi đền tới nhà chồng tôi.
Rèm kiệu vén lên, và tôi được mang ra đặt lên một chiếc ghế khác. Mẹ và bà nội đứng cạnh Ngô phu nhân trên bậc thềm, bà ra đón tôi theo phong tục. Rồi bà quay sang đón cha tôi. Trong các đám cưới ma, cha mẹ thường sung sướng khi thấy vật gở rời khỏi nhà mình đến nỗi họ ở lại sau để ăn mừng một cách kín đáo, nhưng cha tôi đã đi cùng tôi, ngồi kiệu theo sau chiếc kiệu xanh của tôi, để khắp Hàng Châu biết rằng con gái ông, con gái của một trong những gia tộc đáng kính trọng và giàu có nhất thành, cuối cùng đã xuất giá.
Khi tôi được mang qua ngưỡng cửa nhà họ Ngô, trái tim tôi đã đầy đến nỗi những hạt ngọc tràn ra và đổ ngập Ngô phủ niềm hạnh phúc của tôi. Đám rước của cả người sống lẫn người chết đi tới từ đường của nhà họ Ngô, bóng những cây nến đỏ điểm lốm đốm trên tường.
Nhân đã đợi ở đó, và khi thấy chàng lòng tôi tràn đầy xúc cảm. Chàng mặc bộ trang phục cưới tôi đã làm cho chàng. Trong con mắt hồn ma của tôi, chàng thật tuấn tú. Điều duy nhất khiến chàng khác với các tân lang khác là đôi găng tay đen, thứ nhắc nhở mọi người có mặt rằng hôn lễ này, dẫu vui tươi là thế đối với tôi, được giao kết bằng bóng tối và bí mật.
Hôn lễ được cử hành. Gia nhân nhấc ghế của tôi lên và nghiêng nó đi, để tôi có thể cùng chồng cúi lạy trước các vị tổ tiên mới. Bằng việc đó, tôi chính thức rời gia đình cha mẹ đẻ và gia nhập nhà chồng. Một bữa tiệc no nê và thịnh soạn diễn ra. Các chú thím tôi, con gái họ cùng chồng con đến ngồi kín hết bàn này đến bàn kia.
Bảo, vẫn mập mạp và cặp mắt vẫn nhỏ như hạt đậu, đang ngồi cùng vợ và các con trai mình, cả họ cũng mập lùn và có cặp mắt ti hí. Ngay cả các tỳ thiếp nhà họ Trần cũng đến, mặc dù họ được đưa ra ngồi riêng tại một chiếc bàn ở cuối sảnh. Họ ríu ran nói chuyện tầm phào với nhau, sung sướng vì được ra ngoài một chuyến.
Tôi được dành cho vị trí nổi bật. Nhân ngồi cạnh tôi ở một bên và cha ngồi ở phía kia. “Đã từng có người trong gia đình ta nghĩ rằng ta gả con gái mình cho một người ở tầng lớp thấp hơn,” cha tôi nói với Nhân khi món cuối cùng trong mười ba món ăn được bày lên bàn. “Và đúng là tiền và địa vị không ngang bằng, nhưng ta yêu quý và kính trọng cha con.
Ông ấy là người tốt. Khi ta theo dõi con và Mẫu Đơn lớn lên, ta biết rằng hai con hoàn toàn xứng đôi vừa lứa. Nó lẽ ra đã hạnh phúc với con.” “Con lẽ ra cũng đã hạnh phúc với nàng,” Nhân đáp lại. Chàng nâng ly lên nhấp một chút trước khi nói thêm, “Giờ nàng sẽ ở bên con mãi mãi.” “Hãy chăm sóc nó cho tốt.” “Vâng, vâng.” Sau bữa tiệc, Nhân và tôi được dẫn tới phòng cưới.
Hình nhân tân nương được đặt lên giường và rồi mọi người lùi gót. Lòng bồn chồn, tôi nằm xuống cạnh hình nhân và quan sát Nhân cởi bỏ y phục. Chàng nhìn gương mặt tô vẽ của hình nhân một hồi lâu, rồi chàng lên giường với chúng tôi. “Ta chưa bao giờ thôi nghĩ về nàng,” chàng thì thào.
“Nàng là người vợ của lòng ta.” Rồi chàng choàng cánh tay qua hình nhân và kéo nó lại gần. Đến sáng, Liễu Nhi gõ nhè nhẹ lên cánh cửa. Nhân đã trở dậy và ngồi bên cửa sổ, chàng gọi nó vào. Liễu Nhi bước vào, theo sau là mẹ và bà nội tôi. Nó đặt xuống một chiếc khay với trà, cốc và một con dao.
Nó rót trà cho Nhân rồi tới bên giường. Liễu Nhi nghiêng mình trên hình nhân và bắt đầu cởi nút áo dài. Nhân nhảy dựng lên. “Ngươi đang làm cái gì thế?” “Con đến để cắt lấy bài vị của tiểu thư,” Liễu Nhi ngoan ngoãn nói, đầu cúi xuống. “Nó cần phải được đặt lên bàn thờ gia đình ta.” Nhân bước vụt qua căn phòng, cầm lấy con dao bỏ vào túi.
“Ta không muốn cắt cô ấy ra.” Chàng nhìn chăm chăm vào tân nương hình nhân. “Ta đã đợi một thời gian dài để có Mẫu Đơn ở bên. Ta muốn giữ nguyên cô ấy như bây giờ. Hãy chuẩn bị một căn phòng. Chúng ta sẽ thờ cô ấy ở đó.” Tôi xúc động trước ý tưởng của chàng nhưng điều này không thể xảy ra được.
Tôi quay lại phía mẹ và bà nội. “Thế bài vị của con thì sao?” tôi hỏi. Họ giơ tay lên đầy bất lực rồi tan biến đi. Cùng lúc đó, đám cưới và khoảnh khắc tột cùng hạnh phúc của tôi đã qua. Đúng như Nghi tiên đoán, đám cưới ma đã làm dịu nỗi sợ trong gia đình. Mọi người trở lại với công việc thường ngày, để Nghi nuôi đứa trẻ trong yên bình.
Nhân sắp xếp một căn phòng nhìn ra vườn cho tân nương hình nhân, và Liễu Nhi sẽ chăm lo cho nó ở đó. Chàng tới thăm hàng ngày, thi thoảng ở chừng một giờ để đọc hoặc viết. Nghi tuân theo phong tục bằng cách đối xử với tôi như một người vợ cả chính thức bằng cách làm đồ cúng và cầu kinh, nhưng sâu thẳm bên trong, tôi khóc thầm lặng lẽ.
Tôi yêu gia đình này và họ đã thực hiện mong ước của tôi bằng một đám cưới ma, nhưng bài vị, vật gở ấy, vẫn chưa được điểm, tôi vẫn chỉ là một hồn ma đói với bộ y phục, hài và đồ bó chân mới của mẹ và bà nội tặng. Và dĩ nhiên là tôi không nghĩ tới yêu cầu của mẹ và bà nội rằng tôi phải hoàn thành công trình, ít nhất là không nghĩ tới chừng nào Nghi chưa sinh nở.
Tháng cuối cùng trong thai kỳ của Nghi đã đến. Nghi kiêng gội đầu suốt hai mươi tám ngày như người ta khuyên. Tôi đảm bảo nó được nghỉ ngơi thư giãn, không trèo thang và ăn uống nhẹ nhàng. Gần đến kỳ sinh, Ngô phu nhân tổ chức một nghi lễ đặc biệt để cầu xin thiện ý của lũ ma quỷ thích hủy hoại cuộc sống của phụ nữ lúc sinh nở.
Bà bày những đĩa thức ăn, hương, nến, hoa, tiền vàng và hai con cua sống lên bàn, và đọc thần chú bảo vệ. Khi nghi lễ xong xuôi, Ngô phu nhân và Liễu Nhi bắt những con cua ném ra phố, biết rằng chúng sẽ mang theo lũ ma quỷ khi bò đi. Tàn hương được gói trong giấy và treo phía trên giường Nghi, người ta sẽ để nó ở đấy trong vòng ba mươi ngày sau khi đứa trẻ chào đời để bảo vệ người mẹ khỏi bị tới Tụ Huyết Trì.
Dù đã làm tất cả những việc ấy, chuyện sinh nở của Nghi không dễ dàng. “Một linh hồn ác đang cản trở đứa trẻ bước vào thế giới này,” bà đỡ nói. “Đây là một loại ma quỷ đặc biệt, có lẽ ai đó từ kiếp trước đã trở lại để đòi một món nợ chưa trả.” Tôi rời căn phòng vì sợ rằng đó có thể là mình, nhưng khi những tiếng thét của Nghi trở nên kinh khiếp hơn, tôi quay lại.
Nó bình tĩnh lại ngay khi tôi trở vào phòng. Khi bà đỡ lau trán nó, tôi nhìn khắp nơi. Tôi không thấy gì, không thấy ai nhưng cảm thấy có cái gì đó, xấu xa và ở ngay ngoài tầm nhìn của mình. Nghi yếu đi. Khi nó bắt đầu gọi mẹ, Nhân đi tìm thầy toán mệnh, ông ta quan sát cảnh tượng trong phòng, nhìn bộ đồ giường nhàu nát, máu trên đùi Nghi và bà đỡ vốn đã bó tay, rồi sai lập một bàn thờ khác.
Thầy mang ra ba mảnh bùa giấy vàng, rộng bảy phân và dài gần một thước. Một mảnh treo trên cánh cửa phòng ngủ để ngăn những linh hồn xấu xa; một mảnh quấn quanh cổ Nghi; mảnh thứ ba đốt đi, hòa tro với nước và bắt Nghi uống. Rồi ông ta đốt tiền vàng, ngâm nga và đập mạnh vào mặt bàn trong nửa giờ.
Nhưng đứa trẻ vẫn phải chịu đựng. Nó đang bị cái gì đó, một thứ mà không ai trong chúng tôi có thể nhìn thấy và ngăn cản được, giữ lại. Tôi đã cố gắng rất nhiều để trao món quà này cho chồng mình. Chẳng phải là tôi đã làm mọi điều có thể ư? Khi thầy toán mệnh bảo, “Đứa trẻ đã nắm lấy ruột mẹ.
Nó là một linh hồn xấu xa đang cố cướp đi cuộc sống của vợ cậu”, giống hệt những lời thầy đã nói bên giường Trắc, tôi biết mình phải thử làm gì đó quyết liệt và nguy hiểm. Tôi lệnh cho thầy toán mệnh đọc lại những lời cầu kinh và thần chú, lệnh cho Ngô phu nhân chà xát bụng Nghi bằng nước nóng, lệnh cho Liễu Nhi ngồi phía sau Nghi để đỡ nó dậy và lệnh cho bà đỡ xoa bóp để mở đường sinh.
Rồi tôi ngược vào bên trong cho tới khi đến đối mặt với con trai Nhân. Dây rốn quấn quanh cổ nó. Sau mỗi cơn co bóp, dây lại thít chặt hơn một chút. Tôi cầm một đầu dây rốn và kéo nó lỏng. Có cái gì đó kéo lại và người đứa trẻ giật mạnh để phản ứng. Ở trong đây lạnh lẽo, chẳng ấm áp một chút nào.
Tôi trượt xuống dưới dây rốn, giảm bớt áp lực lên cổ đứa trẻ, và rồi tôi túm lấy đầu kia dây rốn và gắng hết sức kéo mạnh để làm nó bật ra khỏi bất cứ cái gì đang giữ chặt nó. Chúng tôi bắt đầu di chuyển chậm rãi về phía lối ra. Tôi hấp thu từng cơn co bóp mới, bảo vệ con trai của Nhân cho tới khi chúng tôi trượt vào tay bà đỡ.
Nhưng niềm vui của chúng tôi bị nén lại. Sau khi đứa trẻ hít hơi đầu tiên và được đặt lên ngực mẹ, nó vẫn xanh xao và lịm đi. Không nghi ngờ gì nữa, đứa trẻ đang bị phơi trần ra trước những yếu tố chẳng lành, và tôi sợ rằng nó sẽ không sống nổi. Tôi không phải là người duy nhất lo lắng về điều này.
Ngô phu nhân, Liễu Nhi và bà mối giúp thầy toán mệnh làm thêm bốn lễ cầu hộ mệnh nữa. Ngô phu nhân đem chiếc quần của con trai mình tới treo lên phía chân giường. Rồi bà ngồi xuống bên bàn và viết bốn chữ có nghĩa Mọi điều bất lợi sẽ vào trong chiếc quần này lên một tờ giấy đỏ và nhét nó vào trong đũng quần.
Sau đó Ngô phu nhân và bà đỡ buộc bàn chân và tay đứa trẻ bằng những sợi dây đỏ lỏng lẻo có móc một đồng xu. Đồng xu có tác dụng như một thứ bùa chú chống lại cái xấu xa còn buộc dây là để ngăn đứa trẻ khỏi hư đốn hay không vâng lời trong kiếp sống này và mọi kiếp về sau.
Liễu Nhi lấy tờ giấy vàng đang quấn quanh cổ Nghi gập thành một chiếc mũ đội lên đầu đứa trẻ để duy trì sự bảo vệ của người mẹ dành cho con. Trong khi đó, thầy toán mệnh gỡ tờ giấy trên cánh cửa xuống, đốt đi và hòa tro vào nước. Ba ngày sau, nước đó được dùng để tắm cho đứa trẻ lần đầu tiên.
Sau khi được tắm rửa, vẻ xanh xao chết chóc biến mất, nhưng hơi thở nó vẫn còn thoi thóp. Con trai của Nhân cần thêm nhiều bùa chú hơn nữa, và tôi cố sức đảm bảo rằng người ta tập hợp chúng lại một chỗ, buộc vào trong túi và treo ngoài cánh cửa: tóc quét ra từ những góc tối để ngăn tiếng chó mèo làm nó sợ, than để làm nó gan dạ, hành để làm nó nhanh trí, cùi cam để mang lại thành công và may mắn.
Mẹ con Nghi sống sót sau bốn tuần lễ đầu tiên và bữa tiệc đầy tháng được tổ chức với rất nhiều trứng đỏ và bánh ngọt. Những người phụ nữ “ô ô a a” với đứa trẻ. Đám đàn ông vỗ lưng Nhân và uống rượu mạnh. Bàn tiệc được bày ra, rồi những người phụ nữ lui về nội đường, ở đó họ túm tụm xung quanh Nghi và đứa bé mà thì thào về chuyến thăm Hàng Châu đầu tiên của vua Khang Hy.
“Hoàng thượng muốn gây ấn tượng với mọi người bằng tình yêu nghệ thuật của mình nhưng mỗi bước trong hành trình của ngài khiến dân chúng cả nước lại tốn thêm một lạng bạc,” Lý Thư phàn nàn. “Con đường ngài đi lát màu vàng của hoàng gia. Những bức tường và lan can đá nơi ngài dạo bước được chạm khắc hình rồng.” “Hoàng thượng tổ chức một lễ hội ngoạn mục,” Hồng Chí Trạch nói thêm.
Tôi lấy là vui khi thấy con gái Hồng Thăng đã lớn lên thành một thi sĩ xinh đẹp và thành công nhờ vào khả năng của chính mình. “Ông ta vừa phi trên lưng ngựa qua cánh đồng vừa bắn tên. Mũi nào cũng trúng đích. Ngay cả khi con ngựa lồng lên hoàng thượng vẫn bắn trúng mục tiêu. Việc này đã khuấy động cái gì đó trong phu quân em.
Đêm đó, các mũi tên của phu quân em cũng trúng đích.” Điều này gợi hứng cho những phụ nữ khác tiết lộ rằng kỳ tích đầy nam tính của hoàng thượng cũng đã làm thay đổi chồng họ. “Đừng có ngạc nhiên nếu trong mười tháng nữa nhà nào cũng nhộn nhịp tổ chức tiệc đầy tháng cho con,” một phụ nữ nói và những người khác đồng tình.
Lý Thư giơ tay lên để dừng trận cười. Cô cúi người về phía trước, hạ giọng tiết lộ, “Hoàng thượng nói rằng đây là sự khởi đầu của một thời kỳ thịnh vượng nhưng tôi thì rất lo. Ngài rất phản đối Mẫu Đơn Đình. Ngài bảo rằng nó là sự sa đọa của các cô gái và nhấn mạnh quá nhiều vào tình.
Các nhà luân lý đã chộp lấy ý này và đang thêm phân mình vào làm thối um phố xá.” Những người phụ nữ cố khích lệ nhau bằng lời lẽ can đảm nhưng giọng họ run run ngập ngừng. Điều đã khởi đầu như một lời bình luận đó đây của một ông chồng nào đó giờ đã trở thành chính sách của hoàng đế.
“Tôi bảo rằng không ai có thể ngăn chúng ta đọc Mẫu Đơn Đình hay bất cứ cái gì khác,” Lý Thư nói với vẻ chắc chắn mà không ai tin cả. “Nhưng trong bao lâu ạ?” Nghi buồn rầu hỏi. “Em thậm chí còn chưa đọc nó.” “Nàng sẽ đọc,” Nhân đứng bên cánh cửa. Chàng sải bước qua phòng, bế lấy con trai từ tay vợ, giơ nó lên cao một lúc rồi lại hạ xuống cho nằm trong vòng tay mình.
Vào những đêm có sấm, chớp, nguyệt thực hay động đất đe dọa, tôi khiến Nghi nhức đầu. Nhưng những đêm đó hiếm hoi, vì thế phần lớn các buổi tối, ngay khi tiếng sột soạt của chăn nệm đã yên ắng, tôi trượt qua khe cửa sổ vào phòng. Tôi thu mình lại rất nhỏ, vào trong người Nghi và khởi sự, tìm hạt giống thích hợp rồi mang đến trứng.
Tạo ra một đứa trẻ thì không phải cứ mây mưa với nhau là được, mặc dầu từ những tiếng khúc khích và rền rĩ nghe thấy khi ở ngoài cửa sổ, tôi biết Nhân và Nghi đã vui thích và mang cho nhau khoái lạc. Nó còn là sự kết hợp của hai linh hồn nhằm mang một linh hồn khác trở lại từ thế giới bên kia để bắt đầu một cuộc đời mới ở trần gian.
Tôi lùng sục, lùng sục mãi trong một biển bơi lội điên cuồng cho tới mấy tháng sau rốt cuộc cũng tìm thấy hạt giống mình cần. Tôi dẫn đường nó cho nó bơi tới trứng của Nghi và vào trong. Tôi còn thu mình lại nhỏ hơn để có thể an ủi linh hồn mới khi nó đến ngôi nhà tạm thời của mình.
Tôi ở bên nó cho tới khi nó đi xuống thành tử cung của Nghi và làm tổ. Giờ khi nó được an toàn, tôi có những vấn đề thực tế khác để quan tâm. Khi kinh nguyệt của Nghi không xuất hiện, một niềm hạnh phúc lớn lao lan khắp gia đình. Tuy nhiên ngay đằng sau niềm vui đó, nỗi lo âu cũng trườn đến.
Người phụ nữ mang bầu gần đây nhất trong trang viên này đã chết, khiến cả nhà e sợ rằng có những linh hồn xấu xa đã theo sau cô. Mọi người đều đồng ý rằng Nghi, với thể trạng yếu đuối như thế, đặc biệt dễ bị thương tổn trước những tai ương mà các giống loài ở âm ty tạo ra.
“Cẩn thận với những người vợ trước chưa bao giờ là thừa cả,” Triệu đại phu nói khi ông và thầy toán mệnh đến trong một lần hội chẩn thường lệ. Tôi đồng tình nhưng tự an ủi vì biết rằng Trắc đang ở Tụ Huyết Trì. Tuy nhiên điều thầy toán mệnh nói tiếp theo khiến tôi ớn lạnh.
“Đặc biệt là khi một trong số họ không được làm lễ cưới đúng nghi thức ngay từ đầu,” thầy lầm bầm vẻ lo ngại, chỉ đủ lớn để mọi người nghe được. Nhưng tôi yêu Nghi. Tôi sẽ không đời nào làm gì khiến nó tổn thương! Ngô phu nhân siết chặt bàn tay, “Tôi đồng ý,” bà bảo.
“Tôi cũng đã lo lắng về cô gái đó. Nó đã trả thù Trắc và đứa bé. Cũng phải thôi, có lẽ vậy, nhưng điều đó là một mất mát nặng nề đối với con trai tôi. Hãy nói xem chúng tôi phải làm gì?” Lần đầu tiên trong nhiều năm, tôi ngượng đỏ mặt. Tôi đã không biết rằng mẹ chồng trách cứ tôi về chuyện đã xảy ra với Trắc.
Tôi phải giành lại sự tôn trọng của bà. Cách tốt nhất là bảo vệ Nghi và con nó khỏi những nỗi sợ đang tràn ngập gia đình. Không may là công việc của tôi gặp nhiều khó khăn hơn bởi những chỉ dẫn mà đại phu và thầy toán mệnh để lại và bởi bệnh nhân gan lì không sẵn sàng hợp tác dù thể trạng yếu đuối.
Gia nhân làm những thứ bùa chú và phương thuốc đặc biệt, nhưng Nghi quá tử tế nên không chịu nhận đồ từ những người có ít hơn mình. Ngô phu nhân cố gắng giữ Nghi ở trên giường nhưng Nghi quá tận tâm và lễ phép nên không thể ngừng việc pha trà và nấu ăn cho mẹ chồng, giặt giũ và khâu vá áo quần, giám sát việc dọn dẹp phòng bà hay mang nước nóng khi bà tắm.
Nhân cố nâng niu chiều chuộng vợ bằng cách gắp thức ăn cho nó, xoa lưng và đỡ gối cho nó song Nghi không ngồi yên trước lòng tốt của chàng. Từ góc nhìn của mình, là một hồn ma sống ở thế giới ma quỷ và các giống loài khác có thể gây hại, tôi có thể thấy rằng những việc đó chẳng giúp ích hay bảo vệ nó.
Chúng có tác dụng, tuy nhiên lại khiến Nghi lúng túng và lo lắng. Rồi một chiều cuối xuân trong đợt rét đột ngột trái mùa, tôi nản chí đến nỗi sau khi thầy toán mệnh đẩy Nghi ra khỏi giường để di chuyển đồ đạc nhằm xây một hàng rào giữa nó và tôi, khiến nó nôn nao trong dạ bằng cách đốt rất nhiều hương cùng một lúc nhằm xua đuổi linh hồn tôi ra khỏi phòng, và bấm ngón tay lên đầu nó để kích hoạt các điểm châm cứu có thể giúp ngăn ngừa tôi, đến nỗi làm Nghi đau đầu dữ dội, tôi liền hét lên phẫn nộ: “Ôi chao! Sao thầy không thu xếp một đám cưới ma và để cho nó yên?” Nghi giật mình, chớp chớp mắt vài lần và nhìn quanh phòng.
Thầy toán mệnh, người chưa bao giờ cảm nhận được sự hiện diện của tôi, bèn gói ghém đồ nghề, cúi chào và bỏ đi. Tôi ở lại bên cửa sổ và suốt cả ngày lên kế hoạch giữ vị trí của mình để bảo vệ hai người tôi yêu hơn tất cả. Suốt buổi chiều, Nghi nằm trên giường. Nó mân mê tấm chăn trong các ngón tay, chìm sâu vào suy nghĩ.
Đến lúc gia nhân mang bữa tối đến, Nghi có vẻ đã tìm ra một giải pháp nào đó. Khi cuối cùng Nhân tới phòng ngủ, Nghi nói, “Nếu mọi người rất lo rằng chị Đồng muốn làm hại em thì chàng với chị ấy nên được tác thành bằng một đám cưới ma để chị ấy có thể khôi phục lại vị trí làm vợ cả của mình.” Tôi sửng sốt đến nỗi thoạt tiên không hiểu hàm ý trong lời nói của nó.
Tôi đã đề xuất ý tưởng trong một lúc vô cùng bực mình. Tôi không hề nảy ra ý nghĩ rằng nó sẽ nghe thấy hay coi điều đó là nghiêm chỉnh. “Đám cưới ma ư?” Nhân lắc đầu. “Ta không sợ ma.” Tôi nhìn chằm chằm vào Nhân nhưng không đọc được ý nghĩ trong đầu chàng. Mười bốn năm trước, khi Trắc sắp mất, Nhân đã bảo chàng không tin có ma.
Lúc đó tôi cho rằng chàng đang cố giữ cho Trắc bình tĩnh. Nhưng liệu chàng có thực sự không sợ hay không tin có ma không? Thế khi tôi đã tới thăm chàng trong mộng thì sao? Thế khi tôi đã cho chàng một người bạn chăn gối và một người vợ biết vâng lời như Trắc? Và chàng nghĩ nỗi cô đơn của chàng đã được chữa lành như thế nào? Chàng có nghĩ rằng điều kỳ diệu về Nghi là chuyện số phận định trước không? Tôi có thể có những ngờ vực về Nhân nhưng Nghi thì không.
Nó mỉm cười bao dung với chàng. “Chàng nói rằng chàng không sợ ma,” nó bảo, “nhưng em cảm thấy nỗi sợ của chàng. Em nhìn quanh và thấy sự sợ hãi ở khắp nơi.” Nhân trở dậy tới bên cửa sổ. “Tất cả những hoang mang này không tốt cho con trai chúng ta,” Nghi nói tiếp. “Hãy sắp xếp một đám cưới ma.
Việc đó sẽ giúp những người khác bình tĩnh. Nếu họ nguôi đi, em sẽ có thể nuôi con trong yên bình.” Niềm hy vọng áp đảo những cảm giác thương tổn của tôi. Nghi, Nghi xinh đẹp và tốt bụng của tôi. Phải chăng thực ra nó đề xuất điều này không phải cho bản thân mà là để mang lại bình yên cho gia đình? Sẽ chẳng có điều gì xảy ra cho đứa bé, điều đó thì tôi chắc chắn.
Nhưng đám cưới ma ư? Cuối cùng nó sắp đến ư? Bàn tay Nhân nắm chặt lấy bậu cửa sổ. Chàng có vẻ đăm chiêu, thậm chí là lạc quan. Chàng có cảm thấy tôi không? Chàng có biết rằng tôi vẫn yêu chàng nhiều thế nào không? “Ta nghĩ nàng đúng,” cuối cùng chàng nói, giọng như cất lên từ dĩ vãng xa xưa.
“Mẫu Đơn lẽ ra đã làm vợ cả của ta.” Đây là lần đầu tiên chàng gọi tên thật của tôi trong hai mươi ba năm qua. Tôi choáng váng và sung sướng ngây ngất. “Sau khi cô ấy mất, lẽ ra bọn ta phải thành hôn theo lối nàng vừa đề nghị. Đã có... những vấn đề, và lễ cưới đã không diễn ra.
Mẫu Đơn... Cô ấy...” Chàng bỏ tay ra khỏi bậu cửa sổ, quay mặt về phía vợ mà bảo, “Cô ấy sẽ không làm hại nàng đâu. Ta biết điều đó, và nàng cũng nên biết. Nhưng nàng đã đúng về những người khác. Chúng ta hãy tổ chức một đám cưới ma nhằm loại bỏ những trở ngại mà những người khác nghĩ là đang vây quanh nàng.” Tôi ôm lấy mặt lặng lẽ khóc trong cảm giác biết ơn.
Tôi đã chờ đợi, đã mong mỏi, một đám cưới ma gần như ngay từ lúc tôi chết. Nếu điều này xảy ra, bài vị của tôi sẽ được mang khỏi chỗ giấu. Ai đó sẽ thấy nó chưa được điểm và cuối cùng sẽ hoàn thiện những nét còn thiếu. Khi điều đó xảy ra, tôi sẽ không còn là ma đói nữa, tôi sẽ hoàn tất hành trình của mình tới cõi âm và được thờ trong từ đường, người vợ cả danh giá và được tôn kính của thứ nam nhà họ Ngô.
Được người chị em chung chồng đề xuất điều này khiến lòng tôi tràn ngập hạnh phúc chưa từng nghĩ tới. Được Nhân, chàng thi nhân của tôi, tình yêu của tôi, cuộc đời của tôi, đồng ý cũng giống như được những hạt ngọc đổ vào tim. Tôi bám vào bà mối và đi cùng bà tới nhà họ Trần để theo dõi việc thương lượng quà dẫn cưới ma của tôi.
Cha tôi cuối cùng đã từ quan và trở về nhà, nơi ông có thể vui thú điền viên cùng các cháu trai. Trông ông vẫn kiêu hãnh và tự tin, nhưng ngay dưới vẻ ngoài đó, tôi cảm thấy rằng cái chết của tôi vẫn tiếp tục ám ảnh ông. Mặc dù ông không thể thấy tôi, tôi quỳ xuống trước ông rạp mình thi lễ, hy vọng rằng phần nào đó trong con người ông sẽ nhận lấy lời tạ tội của tôi vì đã từng nghi ngờ ông.
Khi hành lễ xong, tôi ngồi lên và lắng nghe ông thương lượng về một món quà dẫn cưới mới, cao giá hơn món quà ông đã đồng ý khi tôi còn sống, ban đầu tôi không hiểu sao lại như vậy. Bà mối cố đòi một món quà dẫn cưới thấp hơn bằng cách gợi lên cảm xúc của ông về chư tình.
“Con gái lão gia và con trai thứ nhà họ Ngô có Bát Tự rất phù hợp. Họ là một cặp trời sinh. Lão gia không nên đòi nhiều thế.” “Ta giữ nguyên giá.” “Nhưng con gái lão gia chết rồi mà,” bà mối lý sự. “Cứ coi đó là phần lãi tăng lên trong thời gian qua.” Đương nhiên việc thương lượng thất bại và tôi lấy làm thất vọng.
Ngô phu nhân cũng không thích thông báo của bà mối. “Gọi kiệu cho ta,” bà cáu kỉnh nói. “Chúng ta sẽ trở lại đó hôm nay.” Khi họ tới trang viên nhà họ Trần và bước khỏi kiệu vào An Tọa Đường, gia nhân vội vã mang trà và khăn mát để họ lau mặt cho tỉnh táo sau hành trình vòng quanh hồ.
Rồi hai người phụ nữ được dẫn qua các khoảng sân để tới thư phòng của cha tôi, ông đang nằm dài trên trường kỷ với thằng cháu trai bé nhất và em họ nó. Chúng trèo lên người ông như những con hổ con. Ông sai gia nhân dẫn bọn trẻ đi, sải bước về bàn giấy và ngồi xuống. Ngô phu nhân ngồi vào đúng chiếc ghế phía bên kia bàn mà tôi vẫn hay ngồi.
Bà mối đứng ngay sau vai phải phu nhân trong khi một gia nhân tới đứng bên cánh cửa chờ cha tôi sai bảo. Ông vuốt trán và lướt tay xuống dọc đuôi sam như ông vẫn thường làm khi tôi còn là một cô gái trẻ. “Ngô phu nhân,” ông bảo. “Đã quá nhiều năm rồi.” “Tôi không còn đi du ngoạn nữa,” bà đáp lại.
“Khuôn phép đã thay đổi. Nhưng ngay cả khi tôi đi thì ông biết rằng việc gặp gỡ với đàn ông cũng chẳng hay ho gì đối với tôi cả.” “Về điểm này, phu nhân đã đối xử tốt với chồng mình đồng thời là bạn cũ của tôi.” “Hôm nay, tình bằng hữu và lòng trung thành đã đưa tôi tới đây.
Hình như lão gia đã quên mình đã hứa với chồng tôi là hai nhà sẽ kết thông gia.” “Tôi chưa bao giờ quên điều đó. Nhưng tôi có thể làm gì được? Con gái tôi chết rồi.” “Làm sao tôi không biết điều này, Trần lão gia? Tôi đã thấy con trai mình chịu đựng nỗi mất mát này hàng ngày trong hơn hai mươi năm.” Bà ngả người về phía trước và gõ một ngón tay xuống mặt bàn khi nói.
“Tôi đã cử người làm mối tới lão gia với niềm tin tốt đẹp còn lão gia thì đuổi bà ấy về bằng những đòi hỏi lạ đời.” Cha tôi lơ đễnh ngả lưng trên ghế. “Từ đầu lão gia đã biết chuyện gì cần phải thực hiện,” bà nói thêm. “Trước đây, tôi đã đến gặp ông nhiều lần để thương lượng chuyện này rồi.” Bà đã tới ư? Sao tôi lại bỏ lỡ việc đó? “Con gái tôi giá trị hơn là bà đã đề nghị,” cha tôi nói.
“Nếu muốn có nó, phu nhân phải trả giá cho nó.” Tôi thở dài khi hiểu ra. Cha vẫn nghĩ tôi rất giá trị. “Được thôi,” Ngô phu nhân nói. Bà bĩu môi và mắt bà nheo lại. Tôi đã thấy bà bực mình với Trắc nhưng phụ nữ không được phép cáu giận với đàn ông. “Chỉ biết rằng lần này tôi sẽ không đi chừng nào lão gia chưa đồng ý.” Bà hít một hơi rồi bảo, “Nếu lão gia muốn quà dẫn cưới cao hơn thì tôi sẽ cần thêm một vài thứ vào của hồi môn của nó.” Đây dường như đúng là điều cha tôi muốn.
Họ đổi chác. Họ buôn bán. Ông đòi quà dẫn cưới cao hơn; Ngô phu nhân đáp lại bằng một món của hồi môn thậm chí còn lạ lùng hơn. Cả hai hình như rất quen với việc ra giá, điều đó làm tôi sửng sốt, vì thế có nghĩa rằng họ đã đối thoại kiểu này nhiều lần trước đây. Nhưng rồi tất cả khiến tôi sửng sốt... khiến tôi ngạc nhiên và thích thú.
Khi có vẻ như cuối cùng họ đã tiến tới một thỏa thuận, cha tôi đột ngột đưa ra một món mới. “Hai mươi con ngỗng còn sống giao trong vòng mười ngày kể từ bây giờ,” ông bảo, “nếu không tôi sẽ không đồng ý cuộc hôn nhân này.” Cái này không là gì cả nhưng Ngô phu nhân muốn thêm nữa để đổi lại.
“Tôi vẫn nhớ rằng con gái lão gia sẽ tới cùng a hoàn của nó. Ngay cả bây giờ vẫn phải có ai đó chăm nom bài vị khi nó tới nhà tôi.” Cha tôi để mình nở một nụ cười. “Tôi đang chờ phu nhân hỏi câu đó.” Ông ra hiệu cho gã gia nhân đứng bên cánh cửa. Hắn rời phòng và một chốc sau trở lại với một người đàn bà.
Cô ta tiến lên, quỳ gối và cúi lạy Ngô phu nhân. Khi cô ta nhìn lên, tôi thấy một khuôn mặt bị hoàn cảnh cực nhọc tàn phá. Đó là Liễu Nhi. “Ả a hoàn này mới trở lại nhà chúng tôi. Tôi đã lầm khi bán nó đi nhiều năm trước. Giờ tôi đã rõ, số phận của nó luôn là chăm sóc cho con gái tôi.” “Cô ta già rồi,” Ngô phu nhân nói.
“Tôi sẽ làm gì với cô ta chứ?” “Liễu Nhi ba mươi chín tuổi. Nó có ba đứa con trai. Chúng ở với chủ nhân trước của nó. Vợ ông ta muốn con trai và nó đã sinh ra chúng. Nhìn Liễu Nhi có thể không đáng giá nhiều,” cha tôi nói một cách thực tế, “nhưng nó có thể làm thiếp nếu phu nhân cần.
Tôi có thể bảo đảm rằng nó sẽ sinh cháu trai cho phu nhân.” “Để đổi lấy hai mươi con ngỗng ư?” Cha tôi gật đầu. Bà mối cười toe toét. Bà ta có thể thu lời lớn từ vụ này. Liễu Nhi bò qua sàn và dập trán lên đôi bàn chân bó của Ngô phu nhân. “Tôi sẽ chấp nhận đề nghị của lão gia với một điều kiện,” Ngô phu nhân nói.
“Tôi muốn hỏi lão gia một câu. Tại sao trước đây ông không tổ chức cho con gái mình một đám cưới ma? Một cô gái đã chết vì lão gia từ chối xem xét đề nghị của tôi. Giờ đây cuộc sống của người mang cháu trai tôi trong mình đang bị đe dọa. Đây là điều dễ dàng sửa chữa. Một đám cưới ma cũng là chuyện bình thường.
Nó sẽ giảm bớt rất nhiều phiền toái...” “Nhưng việc đó chẳng giúp gì được tôi cả,” cha thú nhận. “Tôi không thể để Mẫu Đơn đi. Suốt từ đó đến nay, tôi đã mong mỏi có nó bên cạnh. Khi giữ bài vị của nó trong nhà họ Trần, tôi cảm thấy mình vẫn liên lạc với nó.” Nhưng tôi chưa bao giờ ở đây với ông! Mắt cha tôi nhòa đi.
“Suốt những năm qua, tôi đã hy vọng có thể cảm thấy sự hiện diện của nó nhưng chưa bao giờ thấy cả. Hôm nay khi phu nhân cử bà mối đến, tôi quyết định rằng đã đến lúc để con gái đi. Mẫu Đơn đã được trời định sẽ ở bên con trai phu nhân. Và giờ đây... Thật lạ lùng, cuối cùng tôi đã cảm thấy nó ở bên tôi.” Ngô phu nhân bất giác sụt sịt.
“Lão gia cần làm điều đúng cho con gái mình nhưng lão gia đã không làm. Hai mươi ba năm là một khoảng thời gian dài, Trần lão gia, một khoảng thời gian rất dài.” Nói đoạn, bà đứng lên và xoay người ra khỏi phòng. Tôi ở lại để có thể sửa soạn. Đám cưới ma không lộng lẫy, phức tạp và mất nhiều thời gian như đám cưới khi cả cô dâu chú rể còn sống.
Cha tôi thu xếp việc chuyển đồ đạc, tiền bạc và thực phẩm làm của hồi môn; Ngô phu nhân đáp lại bằng những thứ đã được thỏa thuận làm quà dẫn cưới. Tôi chải và kẹp tóc, vuốt phẳng y phục cũ rách của mình. Tôi muốn bó chân bằng vải bó sạch nhưng kể từ khi rời Vọng Hương Đài tôi đã không có mảnh nào mới.
Tôi đã sẵn sàng hết mức. Thách thức thật sự duy nhất là cần phải tìm thấy bài vị của tôi. Không có nó, sẽ không thể làm được người nộm cô dâu và tôi sẽ không thể kết hôn. Nhưng bài vị của tôi đã bị giấu đi lâu đến nỗi không ai nhớ chuyện gì đã xảy ra với nó. Sự thực là là chỉ có một người duy nhất biết nó ở đâu: vú Thiệu, nhũ mẫu lâu năm cho gia đình tôi.
Đương nhiên là vú không còn là vú em nữa; vú cũng gần như không thể làm người giữ trẻ. Vú đã rụng hết răng, gần hết tóc và mất phần lớn ký ức. Vú quá già không bán đi được và cũng quá rẻ không thể cho về quê được. Bà chẳng có ích gì trong việc xác định vị trí bài vị của tôi.
“Cái vật gở đó đã bị ném đi nhiều năm trước,” vú bảo. Một giờ sau, vú lại đổi ý. “Nó ở trong từ đường cạnh bài vị của mẹ tiểu thư.” Hai tiếng sau, một ký ức khác xuất hiện. “Tôi đã đặt nó dưới gốc mai như trongMẫu Đơn Đình. Đó là nơi Mẫu Đơn muốn.” Ba ngày sau, sau khi nhiều gia nhân, Bảo và thậm chí là cha tôi năn nỉ, đề nghị và yêu cầu vú Thiệu nói cho họ biết chỗ giấu bài vị, vú kêu lên như một bà già hoảng sợ và bạc nhược.
“Tôi không biết nó ở đâu cả,” vú cáu kỉnh líu lô. “Sao mà các người cứ hỏi về cái vật gở đó mãi thế?” Nếu vú không thể nhớ được chỗ đã giấu bài vị của tôi, chắc chắn bà ta cũng không nhớ ra rằng chính bà đã khiến nó không được điểm. Tôi đã tới được đây.
Tôi không thể để mọi thứ đổ vỡ vì một bà già không thể nhớ mình từng giấu một vật gở sau bình củ cải muối trên giá trong nhà kho. Tôi tới phòng vú Thiệu. Giờ là giữa buổi chiều, bà ta đang ngủ. Tôi ngồi xuống cạnh giường, nhìn chăm chăm vào vú Thiệu. Tôi thò tay ra lay vú thức dậy nhưng cánh tay tôi không chịu chạm vào người bà ta.
Ngay cả bây giờ, khi sắp được giải thoát khỏi kiếp ma này, tôi không thể làm gì để giúp bài vị của mình được điểm. Tôi cố gắng, cố gắng mãi nhưng tôi bất lực. Rồi tôi cảm thấy một bàn tay đặt trên vai mình. “Để bọn ta làm việc đó,” một giọng cất lên. Tôi quay ra thì thấy mẹ và bà nội.
“Mẹ đến rồi!” tôi kêu lên. “Nhưng bằng cách nào thế?” “Con là máu mủ ruột rà của ta,” mẹ trả lời. “Làm sao ta có thể nhìn đám cưới của con gái mình từ xa được?” “Bọn ta đã hỏi xin các phán quan ở cõi âm và được phép trở lại trần gian một lần,” bà nội giải thích.
Thêm những hạt ngọc đổ vào tim tôi. Chúng tôi chờ vú Thiệu thức dậy. Rồi bà nội và mẹ đến hai bên bà ta, nắm lấy khuỷu tay và dẫn bà ta đi qua trang viên tới nhà kho, vú Thiệu tìm thấy bài vị ở đấy. Mẹ và bà nội buông vú Thiêu ra và để bà ta bước đi. Người đàn bà già nua chải sạch tấm bài vị.
Mặc dù thị lực của vú Thiệu đã rất kém, tôi chắc chắn rằng vú sẽ nhận ra những nét còn thiếu và đưa bài vị thẳng tới chỗ cha tôi. Khi điều đó không xảy ra, tôi nhìn mẹ và bà nội. “Hãy giúp con làm bà ấy thấy đi ạ,” tôi năn nỉ. “Bọn ta không thể,” mẹ buồn rầu nói.
“Bọn ta chỉ được phép làm đến vậy thôi.” Vú Thiệu đem bài vị về buồng cũ của tôi. Ở giữa sàn bày một hình nhân làm bằng rơm, giấy, gỗ và vải, các gia nhân đã ghép chúng lại để đại diện cho tôi trong lễ cưới. Nó nằm ngửa phơi bụng ra. Liễu Nhi đã vẽ hai con mắt thô thiển, một cái mũi và cặp môi lên một mảnh giấy rồi dùng hồ dán vào mặt tân nương.
Vú Thiệu quỳ gối và nhét bài vị của tôi vào bên trong hình nhân nhanh đến nỗi Liễu Nhi không có cơ hội trông thấy nó. A hoàn cũ của tôi xâu kim và khâu bụng hình nhân. Khi xong việc, nó tới bên một chiếc rương và mở ra. Bên trong là đồ cưới của tôi. Lẽ ra nó đã bị vứt đi cùng với mọi thứ khác thuộc về tôi.
“Mẹ giữ đồ cưới của con ư?” tôi hỏi mẹ. “Dĩ nhiên rồi. Ta đã tin rằng những thứ này sẽ lại được đặt vào đúng chỗ một ngày nào đó.” “Và bọn ta cũng mang đến vài món quà,” bà nội nói thêm. Bà cho tay vào trong áo dài lấy ra đồ bó chân sạch và đôi hài mới.
Mẹ mở túi lấy váy và áo dài ra. Những đồ vàng mã rất đẹp, và khi bà và mẹ mặc cho tôi, đám gia nhân làm theo, họ luồn hình nhân vào trong một chiếc váy lót theo sau là váy lụa đỏ với những ly xếp nhỏ thêu hình hoa, mây và những biểu tượng may mắn lồng vào nhau. Họ xỏ áo dài vào và cài tất cả các nút viền.
Họ bó hai bàn chân bằng rơm bằng loại vải mỏng chuyên dùng để bó chân, siết đi siết lại cho tới khi bàn chân nhỏ vừa với đôi hài cưới màu đỏ của tôi. Rồi họ dựng hình nhân dựa vào tường, đặt khăn trùm lên đầu nó và phủ tấm mạng mờ đỏ lên khuôn mặt kỳ cục ấy. Nếu bài vị của tôi được điểm, tôi đã có thể ở hẳn trong hình nhân của mình.
Đám gia nhân bỏ đi. Tôi quỳ bên hình nhân. Tôi sờ vào lớp lụa và chạm vào những chiếc lá vàng trên tấm khăn trùm đầu. Lẽ ra tôi phải cảm thấy hạnh phúc nhưng tôi không thấy thế. Tôi sắp đi đúng được con đường của mình, nhưng khi nào bài vị chưa được điểm thì lễ cưới sẽ chẳng có ý nghĩa gì.
“Giờ ta hiểu mọi điều,” mẹ nói. “Ta xin lỗi. Ta xin lỗi vì đã quá đau khổ nên không thể điểm bài vị cho con. Ta xin lỗi vì đã để vú Thiệu lấy nó khỏi ta. Ta xin lỗi vì chưa bao giờ hỏi cha con về nó. Ta cứ nghĩ rằng ông ấy mang bài vị ở bên mình...” “Cha đã không mang nó theo...” “Ông ấy không nói với ta, ta không hỏi và con không nói với ta khi ta chết.
Ta phát hiện ra khi tới Vọng Hương Đài. Tại sao con không nói với ta?” “Con không biết nên nói thế nào ạ. Mẹ thì rối bời. Và vú Thiệu chính là người...” “Con không thể trách vú ấy được,” mẹ bảo, xua ý nghĩ ấy đi như thể nó thật tầm thường. “Cha con và ta cảm thấy dằn vặt vì cái chết của con đến nỗi từ bỏ trách nhiệm của mình.
Cha con tự trách bản thân vì bệnh tương tư và cái chết của con. Giá ông ấy không gieo ý tưởng về bệnh tương tư vào đầu óc con bằng những câu chuyện về Hiểu Khánh và Lệ Nương... Giá ông ấy không khuyến khích con đọc, suy nghĩ và viết...” “Nhưng những thứ đó biến con thành chính con,” tôi kêu lên.
“Chính vậy,” bà nội bảo. “Mẹ im đi nào,” mẹ tôi đề nghị không lễ phép lắm. “Mẹ đã khiến con bé này đủ đau lòng và bối rối rồi.” Bà nội bạnh hàm, vừa quay đi vừa bảo, “Và ta rất tiếc vì điều đó. Ta không biết...” Mẹ chạm vào ống tay áo của mẹ chồng để ngăn bà nói thêm.
“Mẫu Đơn,” mẹ tiếp tục, “nếu con chỉ nghe mỗi mình ta, con sẽ không là cô con gái mà ta lấy làm tự hào của ngày hôm nay. Tất cả các bà mẹ đều lo lắng cho con gái mình, nhưng ta thì thấy khiếp sợ. Ta chỉ có thể nghĩ tới tất cả những điều khủng khiếp có thể xảy ra. Nhưng điều gì mới là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra? Điều đã xảy đến với ta ở Dương Châu ư? Không.
Điều tồi tệ nhất là mất con. Nhưng hãy nhìn xem con đã làm gì những năm qua. Hãy nhìn xem tình yêu của con dành cho Nhân đã khiến thứ gì nảy sinh bên trong con. Ta đã viết một bài thơ lên tường trong sợ hãi và đau khổ. Khi ta làm điều đó, ta khép mình trước mọi thứ khác đã khiến ta hạnh phúc.
Bà nội con và ta, cùng rất nhiều phụ nữ khác, đã muốn được người khác nghe thấy mình. Bọn ta ra ngoài và điều đó bắt đầu xảy đến với bọn ta. Rồi cái lần ta thực sự được người khác nghe thấy, bài thơ trên tường đó, ta đã muốn chết. Nhưng con thì khác. Trong cái chết, con đã lớn lên thành một người phụ nữ đáng khâm phục.
Và rồi có công trình của con.” Tôi lùi lại theo bản năng. Mẹ đã đốt sách của tôi và phản đối tình yêu của tôi dành cho Mẫu Đơn Đình. “Có rất nhiều thứ con đã không nói với ta, Mẫu Đơn,” bà thở dài buồn bã. “Chúng ta đã mất rất nhiều thời gian.” Chúng tôi đã mất và sẽ không có cách lấy lại được.
Tôi chớp mắt ngăn những giọt lệ hối tiếc lại. Mẹ cầm tay tôi vỗ về an ủi. “Khi còn sống, ta đã nghe nói về bản bình chú Mẫu Đơn Đình của Nhân,” bà nói. “Khi đọc nó, ta nghĩ mình đã nghe thấy giọng con. Ta biết điều đó là không thể nên ta tự nhủ mình chỉ là một người mẹ đang đau buồn.
Chỉ đến khi bà nội con gặp ta ở Vọng Hương Đài thì ta mới biết được sự thật, tất cả sự thật. Và dĩ nhiên bà cũng biết được vài điều từ ta.” “Nói nữa đi,” bà nội giục giã. “Hãy bảo cho nó biết lý do thực sự chúng ta ở đây.” Mẹ hít một hơi sâu. “Con cần phải hoàn thành công trình của mình,” bà bảo.
“Đó không phải là thứ nguệch ngoạc trên tường của một người phụ nữ tuyệt vọng. Cha con và ta, bà nội con, cả gia đình ta, những người trên trần gian và các thế hệ tổ tiên đang theo dõi con, sẽ tự hào về con.” Tôi nghĩ về điều mẹ nói. Bà nội đã muốn được chồng mình nghe và hiểu rõ giá trị mình, nhưng chỉ bị đẩy tới một cái chết vì nghĩa giả tạo.
Mẹ tôi đã muốn được nghe thấy chỉ để đánh mất bản thân. Tôi muốn được nghe thấy, nhưng chỉ bởi một người đàn ông duy nhất. Nhân đã đòi hỏi điều đó ở tôi tại Vọng Nguyệt Đình. Chàng muốn thế. Chàng đã cho tôi cơ hội, khi thế gian, xã hội và ngay cả cha mẹ tôi muốn tôi giữ im lặng.
“Nhưng làm sao con có thể lại tiếp tục nó sau khi mọi thứ...” “Ta gần như chết để viết bài thơ của mình; con đã chết khi viết những lời bình chú,” mẹ nói. “Ta bị cắt đến xương tủy và bị nhiều gã đàn ông chiếm đoạt thân xác để viết được những lời lên bức tường ấy.
Ta thấy con ốm yếu gầy mòn đi khi ngôn từ làm hao mòn khí huyết. Từ rất lâu ta đã nghĩ, Có lẽ sự hy sinh này là điều cần thiết đối với chúng ta. Chỉ sau khi theo dõi con ở cùng Nghi những năm vừa qua, ta mới nhận ra rằng có lẽ sáng tác không đòi hỏi sự hy sinh. Có lẽ nó là một năng khiếu, để có thể trải nghiệm cảm xúc bằng bút, bằng giấy và bằng mực.
Ta viết vì buồn bã, sợ hãi và căm hận. Con viết vì khao khát, niềm vui và tình yêu. Mỗi chúng ta đều trả giá đắt để nói lên suy nghĩ của mình, để bộc lộ trái tim mình, để cố gắng sáng tạo, nhưng điều đó là đáng giá, có phải không con gái?” Tôi không có cơ hội đáp lại. Tôi nghe thấy tiếng cười ở hành lang.
Cánh cửa rung rinh mở ra và các thím tôi, Chổi, Phong Lan, Liên cùng con gái chúng bước vào. Bọn họ đã được cha tôi triệu tập về để đảm bảo rằng tôi được đối xử như một tân nương thực sự. Họ chỉnh sửa lại hình nhân, chỉnh lại các nếp gấp trên tấm váy, vuốt phẳng lụa áo dài và dùng vài chiếc trâm bằng lông chim bói cá để giữ cho tấm khăn trùm đầu ở đúng vị trí.
“Mau lên!” bà nội tôi nói khi chiêng kêu lanh lảnh và trống gõ thình thình. “Cháu phải khẩn trương lên.” “Nhưng bài vị của cháu...” “Giờ hãy quên nó đi,” bà ra lệnh. “Hãy gắng sức mà trải nghiệm đám cưới của mình bởi vì nó sẽ không xảy ra lần nữa, ít nhất là không theo cách cháu tưởng tượng ra khi cháu cô đơn trên giường bao nhiêu năm trước đây.” Bà nhắm mắt lại một lúc và láu lỉnh mỉm cười với chính mình.
Rồi bà mở mắt và vỗ tay đôm đốp. “Giờ khẩn trương lên!” Tôi nhớ mọi điều mình phải làm. Tôi khấu đầu lạy tạ mẹ ba lần và cảm ơn vì tất cả những gì bà đã làm cho tôi. Tôi khấu đầu lạy tạ bà nội ba lần và cảm ơn. Mẹ và bà nội hôn tôi rồi dẫn tôi tới bên cạnh hình nhân.
Vì bài vị của tôi chưa được điểm, tôi không thể bước vào bên trong nên tôi ôm quanh nó. Bà nội nói đúng. Tôi phải hưởng thụ điều này hết mức có thể và điều đó không khó. Các thím bảo rằng tôi xinh đẹp. Mấy đứa em họ xin lỗi vì cách cư xử của chúng thời con gái. Con gái chúng nói với tôi rằng bọn chúng tiếc là chưa bao giờ gặp tôi.
Thím hai và thím tư nhấc tôi lên, đặt vào một chiếc ghế và mang ra khỏi buồng. Mẹ và bà nội tham gia đám rước của các phụ nữ nhà họ Trần qua hành lang qua những chiếc đình, ao và non bộ tới từ đường. Phía trên bàn thờ, bên cạnh các cuộn chân dung ông bà nội có treo một bức tranh mẹ tôi.
Da dẻ mẹ được vẽ theo kiểu mờ mờ, tóc mẹ cặp lên như một tân nương trẻ trung, môi mẹ đầy đặn và phúc hậu. Chắc hẳn mẹ đã trông như thế này khi mẹ thành thân với cha. Có lẽ mẹ không dọa cho ai phải cư xử tốt nhưng mẹ sẽ tạo cảm hứng cho họ. Trên bàn thờ mọi thứ được nhóm lại theo số lẻ để thể hiện rằng đây không phải là một đám cưới điển hình.
Trong mỗi lư có bảy nén hương. Bàn tay cha run run khi ông rót chín ly rượu cho các vị thần tiên khác nhau rồi ba ly rượu cho mỗi vị tổ tiên. Ông bày ra năm trái đào và mười một trái dưa. Rồi chiếc ghế được nhấc lên và tôi được mang tới phong hỏa môn. Đã từ rất lâu, tôi mong ước được qua cánh cổng này tới nhà chồng và giờ điều đó đang xảy ra.
Theo truyền thống chỉ có trong đám cưới ma, Liễu Nhi giơ một chiếc sàng thóc trên đầu tôi để che tôi khỏi cái nhìn từ thiên đình. Người ta đặt tôi vào một chiếc kiệu xanh chứ không phải kiệu đỏ. Phu khênh kiệu mang tôi vòng quanh hồ lên núi Vu Sơn, qua ngôi đền tới nhà chồng tôi.
Rèm kiệu vén lên, và tôi được mang ra đặt lên một chiếc ghế khác. Mẹ và bà nội đứng cạnh Ngô phu nhân trên bậc thềm, bà ra đón tôi theo phong tục. Rồi bà quay sang đón cha tôi. Trong các đám cưới ma, cha mẹ thường sung sướng khi thấy vật gở rời khỏi nhà mình đến nỗi họ ở lại sau để ăn mừng một cách kín đáo, nhưng cha tôi đã đi cùng tôi, ngồi kiệu theo sau chiếc kiệu xanh của tôi, để khắp Hàng Châu biết rằng con gái ông, con gái của một trong những gia tộc đáng kính trọng và giàu có nhất thành, cuối cùng đã xuất giá.
Khi tôi được mang qua ngưỡng cửa nhà họ Ngô, trái tim tôi đã đầy đến nỗi những hạt ngọc tràn ra và đổ ngập Ngô phủ niềm hạnh phúc của tôi. Đám rước của cả người sống lẫn người chết đi tới từ đường của nhà họ Ngô, bóng những cây nến đỏ điểm lốm đốm trên tường.
Nhân đã đợi ở đó, và khi thấy chàng lòng tôi tràn đầy xúc cảm. Chàng mặc bộ trang phục cưới tôi đã làm cho chàng. Trong con mắt hồn ma của tôi, chàng thật tuấn tú. Điều duy nhất khiến chàng khác với các tân lang khác là đôi găng tay đen, thứ nhắc nhở mọi người có mặt rằng hôn lễ này, dẫu vui tươi là thế đối với tôi, được giao kết bằng bóng tối và bí mật.
Hôn lễ được cử hành. Gia nhân nhấc ghế của tôi lên và nghiêng nó đi, để tôi có thể cùng chồng cúi lạy trước các vị tổ tiên mới. Bằng việc đó, tôi chính thức rời gia đình cha mẹ đẻ và gia nhập nhà chồng. Một bữa tiệc no nê và thịnh soạn diễn ra. Các chú thím tôi, con gái họ cùng chồng con đến ngồi kín hết bàn này đến bàn kia.
Bảo, vẫn mập mạp và cặp mắt vẫn nhỏ như hạt đậu, đang ngồi cùng vợ và các con trai mình, cả họ cũng mập lùn và có cặp mắt ti hí. Ngay cả các tỳ thiếp nhà họ Trần cũng đến, mặc dù họ được đưa ra ngồi riêng tại một chiếc bàn ở cuối sảnh. Họ ríu ran nói chuyện tầm phào với nhau, sung sướng vì được ra ngoài một chuyến.
Tôi được dành cho vị trí nổi bật. Nhân ngồi cạnh tôi ở một bên và cha ngồi ở phía kia. “Đã từng có người trong gia đình ta nghĩ rằng ta gả con gái mình cho một người ở tầng lớp thấp hơn,” cha tôi nói với Nhân khi món cuối cùng trong mười ba món ăn được bày lên bàn. “Và đúng là tiền và địa vị không ngang bằng, nhưng ta yêu quý và kính trọng cha con.
Ông ấy là người tốt. Khi ta theo dõi con và Mẫu Đơn lớn lên, ta biết rằng hai con hoàn toàn xứng đôi vừa lứa. Nó lẽ ra đã hạnh phúc với con.” “Con lẽ ra cũng đã hạnh phúc với nàng,” Nhân đáp lại. Chàng nâng ly lên nhấp một chút trước khi nói thêm, “Giờ nàng sẽ ở bên con mãi mãi.” “Hãy chăm sóc nó cho tốt.” “Vâng, vâng.” Sau bữa tiệc, Nhân và tôi được dẫn tới phòng cưới.
Hình nhân tân nương được đặt lên giường và rồi mọi người lùi gót. Lòng bồn chồn, tôi nằm xuống cạnh hình nhân và quan sát Nhân cởi bỏ y phục. Chàng nhìn gương mặt tô vẽ của hình nhân một hồi lâu, rồi chàng lên giường với chúng tôi. “Ta chưa bao giờ thôi nghĩ về nàng,” chàng thì thào.
“Nàng là người vợ của lòng ta.” Rồi chàng choàng cánh tay qua hình nhân và kéo nó lại gần. Đến sáng, Liễu Nhi gõ nhè nhẹ lên cánh cửa. Nhân đã trở dậy và ngồi bên cửa sổ, chàng gọi nó vào. Liễu Nhi bước vào, theo sau là mẹ và bà nội tôi. Nó đặt xuống một chiếc khay với trà, cốc và một con dao.
Nó rót trà cho Nhân rồi tới bên giường. Liễu Nhi nghiêng mình trên hình nhân và bắt đầu cởi nút áo dài. Nhân nhảy dựng lên. “Ngươi đang làm cái gì thế?” “Con đến để cắt lấy bài vị của tiểu thư,” Liễu Nhi ngoan ngoãn nói, đầu cúi xuống. “Nó cần phải được đặt lên bàn thờ gia đình ta.” Nhân bước vụt qua căn phòng, cầm lấy con dao bỏ vào túi.
“Ta không muốn cắt cô ấy ra.” Chàng nhìn chăm chăm vào tân nương hình nhân. “Ta đã đợi một thời gian dài để có Mẫu Đơn ở bên. Ta muốn giữ nguyên cô ấy như bây giờ. Hãy chuẩn bị một căn phòng. Chúng ta sẽ thờ cô ấy ở đó.” Tôi xúc động trước ý tưởng của chàng nhưng điều này không thể xảy ra được.
Tôi quay lại phía mẹ và bà nội. “Thế bài vị của con thì sao?” tôi hỏi. Họ giơ tay lên đầy bất lực rồi tan biến đi. Cùng lúc đó, đám cưới và khoảnh khắc tột cùng hạnh phúc của tôi đã qua. Đúng như Nghi tiên đoán, đám cưới ma đã làm dịu nỗi sợ trong gia đình. Mọi người trở lại với công việc thường ngày, để Nghi nuôi đứa trẻ trong yên bình.
Nhân sắp xếp một căn phòng nhìn ra vườn cho tân nương hình nhân, và Liễu Nhi sẽ chăm lo cho nó ở đó. Chàng tới thăm hàng ngày, thi thoảng ở chừng một giờ để đọc hoặc viết. Nghi tuân theo phong tục bằng cách đối xử với tôi như một người vợ cả chính thức bằng cách làm đồ cúng và cầu kinh, nhưng sâu thẳm bên trong, tôi khóc thầm lặng lẽ.
Tôi yêu gia đình này và họ đã thực hiện mong ước của tôi bằng một đám cưới ma, nhưng bài vị, vật gở ấy, vẫn chưa được điểm, tôi vẫn chỉ là một hồn ma đói với bộ y phục, hài và đồ bó chân mới của mẹ và bà nội tặng. Và dĩ nhiên là tôi không nghĩ tới yêu cầu của mẹ và bà nội rằng tôi phải hoàn thành công trình, ít nhất là không nghĩ tới chừng nào Nghi chưa sinh nở.
Tháng cuối cùng trong thai kỳ của Nghi đã đến. Nghi kiêng gội đầu suốt hai mươi tám ngày như người ta khuyên. Tôi đảm bảo nó được nghỉ ngơi thư giãn, không trèo thang và ăn uống nhẹ nhàng. Gần đến kỳ sinh, Ngô phu nhân tổ chức một nghi lễ đặc biệt để cầu xin thiện ý của lũ ma quỷ thích hủy hoại cuộc sống của phụ nữ lúc sinh nở.
Bà bày những đĩa thức ăn, hương, nến, hoa, tiền vàng và hai con cua sống lên bàn, và đọc thần chú bảo vệ. Khi nghi lễ xong xuôi, Ngô phu nhân và Liễu Nhi bắt những con cua ném ra phố, biết rằng chúng sẽ mang theo lũ ma quỷ khi bò đi. Tàn hương được gói trong giấy và treo phía trên giường Nghi, người ta sẽ để nó ở đấy trong vòng ba mươi ngày sau khi đứa trẻ chào đời để bảo vệ người mẹ khỏi bị tới Tụ Huyết Trì.
Dù đã làm tất cả những việc ấy, chuyện sinh nở của Nghi không dễ dàng. “Một linh hồn ác đang cản trở đứa trẻ bước vào thế giới này,” bà đỡ nói. “Đây là một loại ma quỷ đặc biệt, có lẽ ai đó từ kiếp trước đã trở lại để đòi một món nợ chưa trả.” Tôi rời căn phòng vì sợ rằng đó có thể là mình, nhưng khi những tiếng thét của Nghi trở nên kinh khiếp hơn, tôi quay lại.
Nó bình tĩnh lại ngay khi tôi trở vào phòng. Khi bà đỡ lau trán nó, tôi nhìn khắp nơi. Tôi không thấy gì, không thấy ai nhưng cảm thấy có cái gì đó, xấu xa và ở ngay ngoài tầm nhìn của mình. Nghi yếu đi. Khi nó bắt đầu gọi mẹ, Nhân đi tìm thầy toán mệnh, ông ta quan sát cảnh tượng trong phòng, nhìn bộ đồ giường nhàu nát, máu trên đùi Nghi và bà đỡ vốn đã bó tay, rồi sai lập một bàn thờ khác.
Thầy mang ra ba mảnh bùa giấy vàng, rộng bảy phân và dài gần một thước. Một mảnh treo trên cánh cửa phòng ngủ để ngăn những linh hồn xấu xa; một mảnh quấn quanh cổ Nghi; mảnh thứ ba đốt đi, hòa tro với nước và bắt Nghi uống. Rồi ông ta đốt tiền vàng, ngâm nga và đập mạnh vào mặt bàn trong nửa giờ.
Nhưng đứa trẻ vẫn phải chịu đựng. Nó đang bị cái gì đó, một thứ mà không ai trong chúng tôi có thể nhìn thấy và ngăn cản được, giữ lại. Tôi đã cố gắng rất nhiều để trao món quà này cho chồng mình. Chẳng phải là tôi đã làm mọi điều có thể ư? Khi thầy toán mệnh bảo, “Đứa trẻ đã nắm lấy ruột mẹ.
Nó là một linh hồn xấu xa đang cố cướp đi cuộc sống của vợ cậu”, giống hệt những lời thầy đã nói bên giường Trắc, tôi biết mình phải thử làm gì đó quyết liệt và nguy hiểm. Tôi lệnh cho thầy toán mệnh đọc lại những lời cầu kinh và thần chú, lệnh cho Ngô phu nhân chà xát bụng Nghi bằng nước nóng, lệnh cho Liễu Nhi ngồi phía sau Nghi để đỡ nó dậy và lệnh cho bà đỡ xoa bóp để mở đường sinh.
Rồi tôi ngược vào bên trong cho tới khi đến đối mặt với con trai Nhân. Dây rốn quấn quanh cổ nó. Sau mỗi cơn co bóp, dây lại thít chặt hơn một chút. Tôi cầm một đầu dây rốn và kéo nó lỏng. Có cái gì đó kéo lại và người đứa trẻ giật mạnh để phản ứng. Ở trong đây lạnh lẽo, chẳng ấm áp một chút nào.
Tôi trượt xuống dưới dây rốn, giảm bớt áp lực lên cổ đứa trẻ, và rồi tôi túm lấy đầu kia dây rốn và gắng hết sức kéo mạnh để làm nó bật ra khỏi bất cứ cái gì đang giữ chặt nó. Chúng tôi bắt đầu di chuyển chậm rãi về phía lối ra. Tôi hấp thu từng cơn co bóp mới, bảo vệ con trai của Nhân cho tới khi chúng tôi trượt vào tay bà đỡ.
Nhưng niềm vui của chúng tôi bị nén lại. Sau khi đứa trẻ hít hơi đầu tiên và được đặt lên ngực mẹ, nó vẫn xanh xao và lịm đi. Không nghi ngờ gì nữa, đứa trẻ đang bị phơi trần ra trước những yếu tố chẳng lành, và tôi sợ rằng nó sẽ không sống nổi. Tôi không phải là người duy nhất lo lắng về điều này.
Ngô phu nhân, Liễu Nhi và bà mối giúp thầy toán mệnh làm thêm bốn lễ cầu hộ mệnh nữa. Ngô phu nhân đem chiếc quần của con trai mình tới treo lên phía chân giường. Rồi bà ngồi xuống bên bàn và viết bốn chữ có nghĩa Mọi điều bất lợi sẽ vào trong chiếc quần này lên một tờ giấy đỏ và nhét nó vào trong đũng quần.
Sau đó Ngô phu nhân và bà đỡ buộc bàn chân và tay đứa trẻ bằng những sợi dây đỏ lỏng lẻo có móc một đồng xu. Đồng xu có tác dụng như một thứ bùa chú chống lại cái xấu xa còn buộc dây là để ngăn đứa trẻ khỏi hư đốn hay không vâng lời trong kiếp sống này và mọi kiếp về sau.
Liễu Nhi lấy tờ giấy vàng đang quấn quanh cổ Nghi gập thành một chiếc mũ đội lên đầu đứa trẻ để duy trì sự bảo vệ của người mẹ dành cho con. Trong khi đó, thầy toán mệnh gỡ tờ giấy trên cánh cửa xuống, đốt đi và hòa tro vào nước. Ba ngày sau, nước đó được dùng để tắm cho đứa trẻ lần đầu tiên.
Sau khi được tắm rửa, vẻ xanh xao chết chóc biến mất, nhưng hơi thở nó vẫn còn thoi thóp. Con trai của Nhân cần thêm nhiều bùa chú hơn nữa, và tôi cố sức đảm bảo rằng người ta tập hợp chúng lại một chỗ, buộc vào trong túi và treo ngoài cánh cửa: tóc quét ra từ những góc tối để ngăn tiếng chó mèo làm nó sợ, than để làm nó gan dạ, hành để làm nó nhanh trí, cùi cam để mang lại thành công và may mắn.
Mẹ con Nghi sống sót sau bốn tuần lễ đầu tiên và bữa tiệc đầy tháng được tổ chức với rất nhiều trứng đỏ và bánh ngọt. Những người phụ nữ “ô ô a a” với đứa trẻ. Đám đàn ông vỗ lưng Nhân và uống rượu mạnh. Bàn tiệc được bày ra, rồi những người phụ nữ lui về nội đường, ở đó họ túm tụm xung quanh Nghi và đứa bé mà thì thào về chuyến thăm Hàng Châu đầu tiên của vua Khang Hy.
“Hoàng thượng muốn gây ấn tượng với mọi người bằng tình yêu nghệ thuật của mình nhưng mỗi bước trong hành trình của ngài khiến dân chúng cả nước lại tốn thêm một lạng bạc,” Lý Thư phàn nàn. “Con đường ngài đi lát màu vàng của hoàng gia. Những bức tường và lan can đá nơi ngài dạo bước được chạm khắc hình rồng.” “Hoàng thượng tổ chức một lễ hội ngoạn mục,” Hồng Chí Trạch nói thêm.
Tôi lấy là vui khi thấy con gái Hồng Thăng đã lớn lên thành một thi sĩ xinh đẹp và thành công nhờ vào khả năng của chính mình. “Ông ta vừa phi trên lưng ngựa qua cánh đồng vừa bắn tên. Mũi nào cũng trúng đích. Ngay cả khi con ngựa lồng lên hoàng thượng vẫn bắn trúng mục tiêu. Việc này đã khuấy động cái gì đó trong phu quân em.
Đêm đó, các mũi tên của phu quân em cũng trúng đích.” Điều này gợi hứng cho những phụ nữ khác tiết lộ rằng kỳ tích đầy nam tính của hoàng thượng cũng đã làm thay đổi chồng họ. “Đừng có ngạc nhiên nếu trong mười tháng nữa nhà nào cũng nhộn nhịp tổ chức tiệc đầy tháng cho con,” một phụ nữ nói và những người khác đồng tình.
Lý Thư giơ tay lên để dừng trận cười. Cô cúi người về phía trước, hạ giọng tiết lộ, “Hoàng thượng nói rằng đây là sự khởi đầu của một thời kỳ thịnh vượng nhưng tôi thì rất lo. Ngài rất phản đối Mẫu Đơn Đình. Ngài bảo rằng nó là sự sa đọa của các cô gái và nhấn mạnh quá nhiều vào tình.
Các nhà luân lý đã chộp lấy ý này và đang thêm phân mình vào làm thối um phố xá.” Những người phụ nữ cố khích lệ nhau bằng lời lẽ can đảm nhưng giọng họ run run ngập ngừng. Điều đã khởi đầu như một lời bình luận đó đây của một ông chồng nào đó giờ đã trở thành chính sách của hoàng đế.
“Tôi bảo rằng không ai có thể ngăn chúng ta đọc Mẫu Đơn Đình hay bất cứ cái gì khác,” Lý Thư nói với vẻ chắc chắn mà không ai tin cả. “Nhưng trong bao lâu ạ?” Nghi buồn rầu hỏi. “Em thậm chí còn chưa đọc nó.” “Nàng sẽ đọc,” Nhân đứng bên cánh cửa. Chàng sải bước qua phòng, bế lấy con trai từ tay vợ, giơ nó lên cao một lúc rồi lại hạ xuống cho nằm trong vòng tay mình.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook