Tiểu Đàn - Mang Củ Cải Dụ Thỏ Ra
Chương 26: Phiên ngoại bốn: Bí mật Thiên Cơ (HOÀN)

1.

Trước khi Chiên Nhi xuất phát đi Vị Nhạc tìm Tiểu Đàn --

Các chủ: "Chiên Nhi, nếu người ta hỏi thân thế của con thì phải nói như nào?"

Chiên Chiên: "Cha con vừa hung dữ vừa nghiện rượu, mẹ tức giận bỏ đi mất rồi, cha đem con đi bán lấy tiền."

Các chủ: "Mấy cái này nghe nặng lắm... Có thể đổi cái khác được không?"

Chiên Chiên: "Cha con chăn nuôi gà có một hôm đi chăn gà trên núi thấy mẹ con đang tắm sông cha lấy quần áo của mẹ sau đó họ yêu nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên sau này cha con gặp một đạo sĩ đạo sĩ nói mẹ con là yêu quái ông ấy tin rồi lập tức ly hôn với mẹ mẹ buồn biến thành chim bay đi mất lúc đó cha mới biết mẹ là thần tiên nhưng bây giờ đã bay về mặt trăng về sau chỉ mỗi độ trung thu hàng năm cha ngẩng đầu nhìn lên trời mới thấy mẹ con đang chặt cây trên cung trăng cha quăng đại quả trứng mà mẹ để lại vào ổ gà cho tụi nó ấp rồi nở ra con đây.

(Dịch lời bé con ver có dấu: "Cha con chăn nuôi gà, có một hôm đi chăn gà trên núi thấy mẹ con đang tắm sông, cha lấy quần áo của mẹ, sau đó họ yêu nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên. Sau này cha con gặp một đạo sĩ, đạo sĩ nói mẹ con là yêu quái, ông ấy tin rồi lập tức ly hôn với mẹ. Mẹ buồn biến thành chim bay đi mất, lúc đó cha mới biết mẹ là thần tiên nhưng bây giờ đã bay về mặt trăng. Về sau chỉ mỗi độ trung thu hàng năm, cha ngẩng đầu nhìn lên trời mới thấy mẹ con đang chặt cây trên cung trăng. Cha quăng đại quả trứng mà mẹ để lại vào ổ gà cho tụi nó ấp rồi nở ra con đây.")

Các chủ: "..."

Chiên Chiên: "Sau này nữa cha nghiện rượu nên đem cả gà và con đi bán để đổi tiền."

Các chủ: "... Thôi cứ nói thẳng là cha nghiện rượu đi."

2.

Từ khi vừa chào đời Chiên Nhi đã nghe người xung quanh cứ nói "Thiên Cơ các" này "Thiên Cơ các" nọ.

Lúc bé con được hơn một tuổi, lần đầu tiên được Các chủ đưa đến lầu Phi Vũ để xem chim bồ câu đưa thư.

Chiên Nhi hưng phấn chỉ trỏ: "Gà! Thiên Gà*!"

(*Chữ gà (鸡) và chữ cơ (机) trong Thiên Cơ đều đọc là Jī nên Chiên Nhi nghe lộn.)

Tiểu Đàn: "Thế nên vì vậy mà nó mới nói chàng nuôi gà à?"

Các chủ: "Ừm."

Tiểu Đàn: "Vậy còn em tại sao lại bay lên mặt trăng chứ?"

Các chủ: "Lần đầu khi mà Chiên Nhi tới hỏi ta "Mẹ con là ai", ta cho nó xem một bức vẽ chân dung của em."

Tiểu Đàn: "Hử?!"

Các chủ: "Lúc đó họa sĩ kia... Hồi trước chuyên vẽ tranh Hằng Nga bay lên cung trăng."

Tiểu Đàn: "Đưa cho em xem!!!"

3.

Đến sinh nhật bốn tuổi của Tiểu Các chủ Thiên Cơ các, thế lực khắp mọi phương đều đưa lễ vật tới.

Trong đó có một hộp quà vô danh, trong hộp quà chỉ chứa một phương thuốc viết tay mỏng mảnh.

Sau khi Tiết Lan Hạc xem qua thì nhận ra là nét chữ của Tiết Ngân Phù, Quái Y kiểm tra xong cũng khẳng định đây đúng là thuốc giải độc trên người Chiên Nhi.

"Có phương thuốc này cộng thêm thuốc mà thằng bé vẫn luôn uống, chỉ cần kiên trì dùng trong một năm là cơ thể của đứa nhỏ sẽ có thể khỏe mạnh lại, không khác gì người thường cả."

Tiết Lan Hạc và Tiểu Đàn nghe vậy không nhịn được mà đỏ mắt.

Chiên Nhi bị hai người cha ôm lấy cũng rưng rưng nước mắt:

"Từ nay về sau con có thể ăn kẹo đúng không ạ? Cha và phụ thân hai người lén lút ăn kẹo trong phòng, con nghe thấy nhiều lần lắm, cha còn nói gì mà "Ngọt lắm", ưm --"

Bé con cùng lúc bị hai người cha bịt kín miệng.

4.

Tuyết Sanh từng cho rằng mình tên là "Thỏ Thỏ", bởi vì cha nuôi của cô bé gọi cô bé là "Con nhãi ranh", còn nói với người khác rằng sau này cô bé lớn lên chỉ để làm "Thỏ*" cho người ta chơi thôi. Cho nên tuy cái tên này nghe rất đáng yêu nhưng Lê Triều vẫn kiên quyết sửa lại tên gọi cho cô bé.

(Từ "Thỏ Nhi Gia" có nghĩa là mại dâm nam, như nữ thì gọi là “gà”, nam thì kêu là “thỏ”.)

Tuyết Sanh ra đời vào giữa mùa tuyết rơi, nên gọi là "Tuyết Sinh".

Lê Triều không biết đứa nhỏ này mai sau muốn làm nữ hay là nam, thế nên bèn đổi chữ "Sinh" thành chữ "Sanh" mà nam nữ đều có thể dùng.

Tuy nhiên, người khác không biết rằng cái tên này còn có một hàm nghĩa khác, một khi trời có tuyết rơi thì lá phong đã sớm điêu tàn khô héo --

"Tuyết sinh chẳng gặp phong."

Lê Triều không để đứa nhỏ mang họ của mình, cũng không mang họ của Đàm Phong, y hy vọng cô bé sẽ như làn tuyết kia, sạch sẽ, không hề dính dáng gì tới những ân oán tình thù giữa hai người họ.

5.

Ngay từ đầu Sanh Sanh không gọi Lê Triều là "Mẹ".

Lúc trước Lê Triều chỉ vào mình dạy cho cô bé: "Sau này con tên là Sanh Sanh, còn ta chính là sư huynh."

Cô bé ngoan ngoan gọi một tiếng: "Sư huynh ạ."

Nhưng sau đó lại rồi lại không chịu mở miệng gọi nữa.

Có một hôm Lê Triều dẫn cô bé xuống núi mua quần áo, khi dì chủ quán đo kích cỡ cho cô bé, Sanh Sanh bỗng thốt ra một câu với dì: "Mẹ ơi?".

Sau đó nữa cô bé còn kêu sư tỷ chải đầu cho mình là mẹ; đầu bếp nữ phụ trách thêm cơm là mẹ; nữ công giao quần áo tắm rửa là mẹ...

Chưa có ai nói với Thỏ Thỏ mới hai tuổi rằng "Mẹ" là gì cả, cô bé chỉ biết "Mẹ" sẽ cho mình cơm để ăn, sẽ cho mình đồ để mặc, sẽ chải đầu giúp mình, sẽ ôm mình vào lòng hôn hôn lên mặt mình...



Mẹ nuôi của cô bé cũng từng làm vậy với con trai ruột của mình, khi ấy Thỏ Thỏ hâm mộ lắm, cô bé cũng bước tới gọi một tiếng "Mẹ", rồi sau đó bị ghét bỏ xô ra.

Cho nên cô bé đang tìm "Mẹ" của mình.

Lê Triều ngồi xổm xuống bên cạnh bé con vẫn còn mãi lưu luyến nhìn theo bóng dáng của nữ công giặt quần áo ra về.

"Con thật sự rất muốn mẹ sao?"

"Thỏ Thỏ muốn lắm, Thỏ Thỏ sẽ ngoan mà."

- Đây là câu nói dài nhất mà cô bé cố gắng nói ra được.

"Được rồi..." Lê Triều nói.

"Vậy con có thể gọi ta như vậy."

"Lúc nào chỉ có hai chúng ta... Con cứ kêu ta là thế."

6.

Lúc Tuyết Sanh tròn ba tuổi, nét mặt xanh xao vàng vọt vì thiếu dinh dưỡng khi xưa đã biến mất, đường nét trên khuôn mặt của cô bé ngày càng nở nang, càng ngày càng giống một con búp bê được tạc từ hồng ngọc.

Trong Thiên Cơ các bắt đầu xuất hiện một vài tin đồn:

"Ngươi có cảm thấy Tuyết Sanh sư muội càng lớn càng có vài phần tương tự với Đàm Liễu sư phu* không?"

(*Hình như là gọi phu của sư phụ - chồng sư phụ:v)

"Nào có vài phần, ta thấy ít nhất cũng đến bảy phần, đến tiểu Các chủ cũng không giống đến thế."

"Đúng rồi! Lúc tiểu sư muội vừa đến đây, ta còn từng nghe muội ấy khẽ gọi sư phu là "mẹ" nữa."

"Ồ!"

Bọn họ nhẩm tính, tiểu sư muội Tuyết Sanh nhỏ hơn tiểu Các chủ một tuổi, năm ra đời là thời điểm Đàm Liễu không ở Thiên Cơ các...

Kể từ đó, ánh mắt khi đệ tử Thiên Cơ nhìn Tiết Lan Hạc có thêm vài phần thương hại.

Đợi đến lúc Tuyết Sanh thêm một tuổi nữa, các đệ tử ở Thiên Cơ các lại có phát hiện mới.

"Có ngươi có nhận thấy không, thật ra tiểu sư muội cũng trông rất giống Lê sư huynh ấy."

"Càng nhìn càng giống, ta thấy giống đến năm phần lận."

"Chậc! Các ngươi không nói ta cũng quên mất, năm ngoái khi mà tiểu sư muội bị bệnh đó, chẳng phải Lê sư huynh canh chừng muội ấy suốt đêm sao? Ta đi tiểu đêm đi ngang qua nghe được huynh ấy lẩm bẩm gì đó trước giường tiểu sư muội, gì mà "Cha có lỗi với con"."

"!!!!"

Bọn họ lại nhẩm tính, trước một năm mà tiểu sư muội ra đời, hình như Lê sư huynh cũng không có mặt ở Thiên Cơ các...

Từ đó đệ tử Thiên Cơ ngoại trừ thương hại Tiết Lan Hạc còn có thêm một tia kính trọng đối với Lê Triều.

Mãi cho đến mấy năm sau, Đàm Phong chính thức đến bái phỏng.

Đàm Liễu giới thiệu với mọi người: Vị này chính là anh trai Đàm Phong của cậu, đến từ Vị Nhạc môn.

Đệ tử Thiên Cơ chuyên hóng hớt nhìn mặt hắn rồi lại nghĩ đến kẻ mấy hôm trước viện cớ trốn xuống núi là Lê Triều, đột nhiên bừng tỉnh hoàn toàn.

Bể rồi bể hết rồi, là cháu ngoại chứ không phải con gái ngoài giá thú.

"Nhưng mà --" lại có người hỏi tiếp.

"Lê sư huynh và Đàm Phong sư huynh, rốt cuộc ai là cha ai là mẹ nhỉ?"

"Đàm Phong sư huynh và Đàm Liễu sư phu là anh em ruột, chẳng lẽ cũng... Có thể chất giống nhau?"

Đây đúng là một vấn đề khá hay, mọi người sôi nổi tỏ vẻ: Ngươi muốn bàn về cái này á, ta sẵn sàng tám đến cùng.

Dù gì cũng là đệ tử của Thiên Cơ, nếu không tràn trề lòng hiếu kỳ đến thế thì lấy đâu ra tin tình báo nhiều như vậy.

7.

Tín vật chim nhỏ của nhiều đời Các chủ Thiên Cơ các đều là tự mình ấp ra, tên của con chim này sẽ được lấy theo ngày sinh của chủ nhân.

Thật ra Tuyết Sanh rất thích con chim nhỏ tên Mão Mão kia của Chiên Nhi.

Cô bé muốn chơi cùng nó, Chiên Nhi nói, "Sanh Sanh gọi ca ca đi, gọi ca ca rồi huynh sẽ cho muội chơi ~"

Sanh Sanh: "( •́, •̀ )..."

Sau đó cô nhóc quay đầu đi mất tiêu.

Nhưng sau này bé con không còn hâm mộ nữa, vì cha cô bé cũng có một con.

Cô bé cài một bông hoa nho nhỏ vào đầu Truy Tuất rồi đem đến khoe cho Chiên Nhi xem.

Chiên Nhi: "Oa, hóa ra Sanh Sanh là con gái sao?"

Mão Mão: "Ông nội!"

Truy Tuất: "Ơi!"

Chiên Nhi: "?!!!"

Sanh Sanh: "Không phải vậy đâu ( ◉ ‿ ◉ )."



8.

Do trước hai tuổi Sanh Sanh không được dạy vỡ lòng tốt nên hồi nhỏ tính cách đặc biệt hướng nội, không thích nói chuyện, đến bước đi cũng nhẹ nhàng nốt.

Có một lần Lê Triều đang nấu canh gừng, lúc nhấc nồi xuống y quay người thì bất thình lình đụng phải thứ gì đó, nước canh nóng hổi trào ra ngoài hơn phân nửa, đứa nhỏ bị bỏng khẽ kêu lên một tiếng "A", mu bàn tay sưng đỏ một mảng lớn, nước mắt rưng rưng mà hít hà từng miệng khí.

Bởi thế nên Lê Triều mới biết Sanh Sanh dính theo sau lưng y đến nhà bếp, lúc y nấu canh gừng cô bé vẫn luôn im hơi lặng tiếng đứng phía sau y cả buổi.

Từ lần đó trở đi, Lê Triều bèn đính rất nhiều chuông nhỏ trên quần áo của Sanh Sanh. Lần đầu tiên đứa nhỏ mặc quần áo có gắn chuông vào, rồi lắc lắc tay, nghe thấy tiếng kêu "leng keng leng keng", cô bé cười hết sức thích thú rồi còn nhún nhảy tại chỗ giống hệt thỏ con vậy. Sau đấy mọi người cứ nghe thấy tiếng lục lạc kêu vang là biết Sanh Sanh đang đi tới.

Về sau Đàm Phong biết chuyện này, hắn sờ lên vết sẹo nơi cổ tay của con gái mà đau lòng rất lâu.

Sau nữa hắn quay về Vị Nhạc trước, để lại Truy Tuất cho Sanh Sanh.

Truy Tuất đậu trên vai Sanh Sanh kể từ khi ấy.

Cũng chẳng biết Đàm Phong đã nói gì với nó...

"Tiểu sư muội tới rồi đây! Mọi người nhường đường chút nào! Mọi người nhường đường chút nào!"

"Chào vị sư tỷ này, mong ngài hãy thưởng thức dây buộc tóc mới của sư muội."

"Không cần cái này, không cần cái này! Sanh Sanh thích màu đỏ cơ, cho cô bé cái chén màu đỏ ấy, không có là không ăn đâu."

...

Sanh Sanh đỏ mặt bóp cái mỏ của Truy Tuất lại.

Sau đó cô bé chỉ đành mở miệng cướp lời trước khi Truy Tuất há mỏ.

Dần dà cái tật xấu lầm lì không nói chuyện cũng hết rồi.

9.

Vị sư tỷ luôn chải đầu cho Sanh Sanh trong Thiên Cơ các dạo gần đây phải về quê thăm người thân.

Sáng sớm tinh mơ, Sanh Sanh cầm dây buộc tóc màu đỏ trông mong nhìn Lê Triều.

Lê Triều: "Để ta thử xem nha!"

Sau một nén nhang --

Cô bé nhìn nhìn hình ảnh của mình trong gương: "↑ ( •́ _ •̀) ↓"

Đàm Phong bước đến: "Để ta làm cho!"

Kết quả là chưa đầy một tách trà, hắn đã buộc xong búi tóc đôi cho con gái, thậm chí độ dài của nơ bướm rũ xuống hai bên cũng vừa phải.

Lê Triều: "! Sao huynh làm nhuần nhuyễn vậy?"

Đàm Phong: "Hồi Tiểu Liễu còn nhỏ bị cha mẹ bắt trang điểm thành con gái, ta thường phải chải tóc cho nó."

Lê Triều: "Đàm sư huynh ~ huynh dạy cho ta đi."

...

Đến tối, Tiểu Đàn và Các chủ một người ôm theo mạt chược còn một người xách theo bàn tới tìm hai người này, vừa tới cửa bỗng nghe được vài âm thanh vụn vặt vang lên từ trong phòng.

- "Để tay ở chỗ này, đúng rồi."

- "Xong rồi quấn vòng quanh như thế này rồi cột lại."

- "Ò..."

- "Tiểu Triều, chặt quá, thả lỏng ra chút nào."

Tiểu Đàn: "Theo như mấy lời thoại trong thoại bản thường thấy thì chắc hẳn là ca ca đang dạy cho Lê Triều chải đầu."

Tiểu Đàn: (Lén nhìn)

Tiểu Đàn: "Đi lẹ lên, em đoán sai rồi."

10.

Đệ tử ở Vị Nhạc có lưu truyền một truyền thuyết đáng sợ.

Tương truyền rằng mỗi khi có một đệ tử nào đó bị cấm túc, ban đêm trong phòng tạm giam sẽ vang lên tiếng hét thảm thiết, sáng hôm sau ra xem lại thì tinh thần người nọ hết sức hoảng hốt, cho dù người khác có hỏi chuyện đêm qua đã xảy ra chuyện gì đều sẽ không trả lời.

Nhưng vẫn cứ có người không tin chuyện ma quái muốn lấy thân nghiệm chứng.

Ví dụ như vị đệ tử Vị Nhạc mới nhập môn này cố ý phạm vào lỗi nhỏ, bị phạt phải vào phòng tạm giam tự suy ngẫm.

Vào canh ba, điều mà cậu ta chờ được không phải là thế lực lạ lùng cuồng loạn nào đó, mà là Đàm Phong sư huynh mang theo một dây buộc tóc và một cây trâm cài bước vào.

Đàm sư huynh cũng không nhiều lời, chỉ là giục cậu ta tiếp tục đọc thầm môn quy, sau đó mới gỡ búi tóc của cậu ta ra bắt đầu mày mò.

Kiểu hai búi, thắt bím, bới cao... Đều luyện tập trên đầu tất cả đệ tử ở đây.

Mãi đến rạng sáng ngày hôm sau, Đàm sư huynh khôi phục búi tóc của cậu ta lại như cũ rồi mới gật đầu hài lòng rời đi.

Có ai mà ngờ được rằng, Đàm sư huynh bề ngoài lạnh lùng, lãnh đạm thế mà sau lưng lại là người cha luôn chăm chỉ học hành khổ luyện chải đầu để chiều lòng con gái đâu chứ.

HOÀN TOÀN VĂN

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương