Tiếng Cười Trong Bóng Tối
-
Chương 29
Trên đường về nhà, ông ghé vào một quán bar kiêm tạp hóa để mua thuốc lá, và khi dùng mu bàn tay đẩy tấm rèm làm bằng trúc và ngọc trai tuôn chảy lanh canh, ông xô người vào vị đại tá người Pháp vốn ngồi ăn tối ngay cạnh họ hai ba hôm nay. Albinus bước lùi trở lại lề đường ly.
“Xin lỗi ông,” vị đại tá nói (ông ta là một người niềm nở). “Một buổi sáng đẹp, phải không nào?”
“Vâng, rất đẹp,” Albinus đồng tình.
“Thế đôi nhân tình hôm nay đi đâu vậy?” vị đại tá hỏi thăm.
“Ý ông nói gì?” Albinus hỏi.
“Hừm, thì những kẻ mà cứ xoắn xít lấy nhau ở mọi góc (qui se pelotent dans tous les coins) thì được gọi như thế, có phải không nào?” vị đại tá nói, và đôi mắt màu xanh sứ đỏ ngầu của ông ta ánh lên vẻ mà người Pháp gọi là goguenard[1]. “Tôi chỉ mong,” ông ta nói thêm, “họ đừng có làm thế trong vườn ngay dưới cửa sổ phòng tôi. Việc đó làm cho một lão già phải ghen tị.”
[1. Tiếng Pháp: giễu cợt.]
“Ý ông nói gì?” Albinus nhắc lại.
“Tôi không nghĩ mình đủ khả năng nhắc lại được bằng tiếng Đức mọi chuyện vừa nói,” vị đại tá phá lên cười. “Xin tạm biệt, ngài thân mến của tôi.”
Ông ta bỏ đi. Albinus bước vào cửa hàng.
“Thật nhảm nhí!” ông kêu lên, mắt nhìn chằm chặp người phụ nữ ngồi trên chiếc ghế đẩu đằng sau quầy bán hàng.
“Comment, Monsieur?[2]” bà ta hỏi.
[2. Tiếng Pháp, nghĩa là: “Sao ạ, thưa ông?”]
“Thật hết sức nhảm nhí,” ông nhắc lại khi dừng chân ở góc đường và đứng đó nhíu mày, ngay giữa lối đi của người qua lại. Ông có một cảm giác mù mờ rằng tất cả bỗng dưng đảo lộn, khiến ông phải nhìn mọi thứ theo chiều ngược lại nếu mà ông muốn hiểu được. Đó là một cảm giác không có sự đau đớn hay kinh ngạc nào. Đó chỉ là cái gì đó tối tăm với cái bóng to lớn lù lù, nhưng uyển chuyển và không một tiếng động, đang tiến đến gần ông; còn ông thì đứng đó trong trạng thái sững sờ lơ mơ bất lực, thậm chí không hề cố tránh cú va chạm ma quái đó, cứ như thể đó là một hiện tượng kỳ lạ không gây hại gì cho ông chừng nào trạng thái sững sờ vẫn còn kéo dài.
“Không thể thế được,” ông bỗng nói – và một ý nghĩ kỳ quặc méo mó đến trong đầu; ông theo dõi dao động và đường bay giần giật kỳ quái giống loài dơi của ý nghĩ đó, như thể, một lần nữa, nó là một đối tượng để nghiên cứu chứ không phải sợ hãi. Rồi ông quay người lại, suýt xô ngã một cô bé mặc váy yếm đen, và vội vã đi ngược lại con đường lúc trước.
Conrad đang viết trong vườn, ông đi vào phòng làm việc ở ngay tầng một để lấy cuốn sổ mình cần, và trong khi đang tìm trên chiếc bàn cạnh cửa sổ thì ông thấy đầu Albinus ngó vào nhìn ông từ bên ngoài. “Lão này phiền hà thật,” ông thoáng nghĩ. “Bây giờ lão ta có cho mình yên không đây? – cứ từ trên trời rơi xuống ấy.”)
“Này, anh Udo,” Albinus nói, giọng ông nhịu lại nghe lạ hoắc. “Tôi quên hỏi anh một chuyện. Họ nói gì trên xe buýt vậy?”
“Xin lỗi, anh nói gì cơ?” Conrad nói.
“Hai người đó nói chuyện gì trên xe buýt vậy? Anh nói đó là một trải nghiệm lý thú.”
“Ơ, cái gì?” Conrad hỏi. “À, vâng, tôi hiểu rồi. Hừm, lý thú theo một kiểu nào đó. Vâng, đúng vậy. Tôi muốn đưa ra một ví dụ cách người Đức cư xử khi họ nghĩ không ai hiểu họ nói gì. Có phải anh muốn nói chuyện đó không?”
Albinus gật đầu.
“Hừm,” Conrad nói, “đó là mấy lời tình tự dớ dẩn, rẻ tiền nhất, ầm ĩ nhất, tục tĩu nhất mà tôi từng được nghe trong đời. Hai người bạn đó của anh cứ thoải mái bày tỏ tình yêu của họ cứ như chỉ có mình họ trên Thiên đàng, mà tôi e là một chốn Thiên đàng hơi phàm tục.”
“Anh Udo,” Albinus nói, “anh thề đã nói đúng sự thật chứ?”
“Xin lỗi, anh nói gì cơ?”
“Anh có hoàn toàn, hoàn toàn chắc chắn về những điều anh vừa nói không?”
“Sao vậy? Vâng. Ý gì đây? Đợi chút, tôi đi ra vườn đây. Qua cái cửa sổ này tôi không nghe rõ được từ nào cả.”
Ông tìm thấy cuốn sổ ghi chép và đi ra ngoài. “Anh bạn ơi, anh ở đâu rồi?” ông hét gọi. Nhưng Albinus đã biến mất. Conrad bước ra con đường làng. Nhưng ông kia đã mất hút.
“Mình tự hỏi thầm,” Conrad lầm rầm, “mình tự hỏi thầm hình như mình có nói gì lầm (... chậc cái vần kinh tởm, thật thế! ‘Có phải, mình tự hỏi thầm, a-la, la – gì lầm?’ Thật kinh khủng!).”
“Xin lỗi ông,” vị đại tá nói (ông ta là một người niềm nở). “Một buổi sáng đẹp, phải không nào?”
“Vâng, rất đẹp,” Albinus đồng tình.
“Thế đôi nhân tình hôm nay đi đâu vậy?” vị đại tá hỏi thăm.
“Ý ông nói gì?” Albinus hỏi.
“Hừm, thì những kẻ mà cứ xoắn xít lấy nhau ở mọi góc (qui se pelotent dans tous les coins) thì được gọi như thế, có phải không nào?” vị đại tá nói, và đôi mắt màu xanh sứ đỏ ngầu của ông ta ánh lên vẻ mà người Pháp gọi là goguenard[1]. “Tôi chỉ mong,” ông ta nói thêm, “họ đừng có làm thế trong vườn ngay dưới cửa sổ phòng tôi. Việc đó làm cho một lão già phải ghen tị.”
[1. Tiếng Pháp: giễu cợt.]
“Ý ông nói gì?” Albinus nhắc lại.
“Tôi không nghĩ mình đủ khả năng nhắc lại được bằng tiếng Đức mọi chuyện vừa nói,” vị đại tá phá lên cười. “Xin tạm biệt, ngài thân mến của tôi.”
Ông ta bỏ đi. Albinus bước vào cửa hàng.
“Thật nhảm nhí!” ông kêu lên, mắt nhìn chằm chặp người phụ nữ ngồi trên chiếc ghế đẩu đằng sau quầy bán hàng.
“Comment, Monsieur?[2]” bà ta hỏi.
[2. Tiếng Pháp, nghĩa là: “Sao ạ, thưa ông?”]
“Thật hết sức nhảm nhí,” ông nhắc lại khi dừng chân ở góc đường và đứng đó nhíu mày, ngay giữa lối đi của người qua lại. Ông có một cảm giác mù mờ rằng tất cả bỗng dưng đảo lộn, khiến ông phải nhìn mọi thứ theo chiều ngược lại nếu mà ông muốn hiểu được. Đó là một cảm giác không có sự đau đớn hay kinh ngạc nào. Đó chỉ là cái gì đó tối tăm với cái bóng to lớn lù lù, nhưng uyển chuyển và không một tiếng động, đang tiến đến gần ông; còn ông thì đứng đó trong trạng thái sững sờ lơ mơ bất lực, thậm chí không hề cố tránh cú va chạm ma quái đó, cứ như thể đó là một hiện tượng kỳ lạ không gây hại gì cho ông chừng nào trạng thái sững sờ vẫn còn kéo dài.
“Không thể thế được,” ông bỗng nói – và một ý nghĩ kỳ quặc méo mó đến trong đầu; ông theo dõi dao động và đường bay giần giật kỳ quái giống loài dơi của ý nghĩ đó, như thể, một lần nữa, nó là một đối tượng để nghiên cứu chứ không phải sợ hãi. Rồi ông quay người lại, suýt xô ngã một cô bé mặc váy yếm đen, và vội vã đi ngược lại con đường lúc trước.
Conrad đang viết trong vườn, ông đi vào phòng làm việc ở ngay tầng một để lấy cuốn sổ mình cần, và trong khi đang tìm trên chiếc bàn cạnh cửa sổ thì ông thấy đầu Albinus ngó vào nhìn ông từ bên ngoài. “Lão này phiền hà thật,” ông thoáng nghĩ. “Bây giờ lão ta có cho mình yên không đây? – cứ từ trên trời rơi xuống ấy.”)
“Này, anh Udo,” Albinus nói, giọng ông nhịu lại nghe lạ hoắc. “Tôi quên hỏi anh một chuyện. Họ nói gì trên xe buýt vậy?”
“Xin lỗi, anh nói gì cơ?” Conrad nói.
“Hai người đó nói chuyện gì trên xe buýt vậy? Anh nói đó là một trải nghiệm lý thú.”
“Ơ, cái gì?” Conrad hỏi. “À, vâng, tôi hiểu rồi. Hừm, lý thú theo một kiểu nào đó. Vâng, đúng vậy. Tôi muốn đưa ra một ví dụ cách người Đức cư xử khi họ nghĩ không ai hiểu họ nói gì. Có phải anh muốn nói chuyện đó không?”
Albinus gật đầu.
“Hừm,” Conrad nói, “đó là mấy lời tình tự dớ dẩn, rẻ tiền nhất, ầm ĩ nhất, tục tĩu nhất mà tôi từng được nghe trong đời. Hai người bạn đó của anh cứ thoải mái bày tỏ tình yêu của họ cứ như chỉ có mình họ trên Thiên đàng, mà tôi e là một chốn Thiên đàng hơi phàm tục.”
“Anh Udo,” Albinus nói, “anh thề đã nói đúng sự thật chứ?”
“Xin lỗi, anh nói gì cơ?”
“Anh có hoàn toàn, hoàn toàn chắc chắn về những điều anh vừa nói không?”
“Sao vậy? Vâng. Ý gì đây? Đợi chút, tôi đi ra vườn đây. Qua cái cửa sổ này tôi không nghe rõ được từ nào cả.”
Ông tìm thấy cuốn sổ ghi chép và đi ra ngoài. “Anh bạn ơi, anh ở đâu rồi?” ông hét gọi. Nhưng Albinus đã biến mất. Conrad bước ra con đường làng. Nhưng ông kia đã mất hút.
“Mình tự hỏi thầm,” Conrad lầm rầm, “mình tự hỏi thầm hình như mình có nói gì lầm (... chậc cái vần kinh tởm, thật thế! ‘Có phải, mình tự hỏi thầm, a-la, la – gì lầm?’ Thật kinh khủng!).”
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook