Gọi là men bột, là lấy một khối bột nhỏ nhào xong đặt trong hũ kín.

Đợi qua đêm, mở vải ra ngửi thấy mùi chua là biết bột đã lên men.

Lấy khối men này nhào với bột mới có thể thay thế men hiện đại, làm thành "bánh bao men cũ".
Khối bột lên men tốt là như thế nào? Khi mở vải ra, ngửi thấy mùi rượu nhẹ, thấy bột nở gấp đôi ban đầu, có dạng tổ ong mới xem như đạt.
Hiện nay là cuối thu, thời tiết lạnh, tốc độ lên men chậm, thời gian chờ đợi lâu.

Nguyệt Nha Nhi dập lửa trong bếp, đặt xửng hấp lên nước ấm, mượn nhiệt độ nước để tăng tốc độ lên men.
Trong lúc chờ bột lên men, bụng nàng reo lên, đến giờ ăn tối rồi.
Ăn gì đây? Nguyệt Nha Nhi chợt nhớ đến chuyện đêm qua, quay lại lấy ra một hũ gạo rang lớn trong tủ.
Gạo rang không phải món ngon gì, nhưng tiện lợi, no lâu.

Bốc vài nắm nhét vào bụng là xem như đã ăn một bữa, vì vậy trong nhà nhỏ là vật dụng thiết yếu.

Hũ gạo rang lớn này là Mã thị nương Nguyệt Nha Nhi mất ba ngày rang ra.

Người khác trước khi xuất giá đều may váy cưới, riêng Mã thị lại rang gạo rang cho Nguyệt Nha Nhi.

Gạo là bà ấy tự đi chọn ở tiệm, gạo trắng tốt đã xay vỏ, nếu bị sâu ăn thì tuyệt đối không lấy.

Chọn đến khi nhân viên tiệm gạo gần phát hỏa, Mã thị mới bỏ ra gần hết tiền riêng, mua về gạo tẻ và chút gạo nếp.

Không biết bà ấy mượn từ đâu cái sàng lớn và cái xẻng sắt cán dài, vất vả rang chín gạo rang.
Nguyệt Nha Nhi ngồi trên ngưỡng cửa, ánh đèn dầu mờ chiếu lên hai nương con, bếp tỏa mùi thơm.

Mã thị tay cầm xẻng cán dài, đảo vài cái lại nghỉ một chút, nhưng vẫn không ngừng tay, liên tục đảo, cho đến khi tay nổi hai ba cái bọng nước to bằng hạt đậu mới rang xong hũ gạo rang lớn này.
Bà ấy ngồi cạnh Nguyệt Nha nhi, không xa lắm, chỉ quay lưng lại nàng.

Trong tiếng xẻng đảo, Nguyệt Nha Nhi rõ ràng thấy vai bà ấy run rẩy không ngừng.
Khói lửa quá lớn, xông bà ấy rơi lệ sao?
Một đám rước dâu đưa Mã thị đi, chỉ để lại một hũ gạo rang.
Nguyệt Nha nhi cúi đầu, nhẹ nhàng mở nắp, bốc hai nắm bỏ vào bát, dùng nước ấm pha ra, ăn sạch sẽ.
Lúc này, khối bột nhào lúc đầu cũng đã lên men.
Nguyệt Nha nhi nhào lại khối bột trắng, sau khi xả hết khí thì nắn thành hình trụ.

Đè dẹp, dùng cán bột dính bột mì cán thành tấm dài.

Khối bột xanh cũng làm tương tự, cán thành tấm dài.


Đặt hai tấm bột khác màu chồng lên nhau, màu trắng bên ngoài màu xanh bên trong, tiếp tục cán lớn.

Trong lớp xanh quét một lớp dầu, rắc chút muối và bột mì, gấp lại như gấp quạt.

Dùng dao cắt thành khối nhỏ bằng ngón tay cái, nắn thành hình hoa.

Bánh hoa quyển hai màu đã hoàn thành.
Cách nắn bánh hoa có nhiều kiểu, Nguyệt Nha nhi tùy ý, nắn vài cái hoa tú cầu, lại nắn vài cái hoa mẫu đơn, nhỏ xinh trông rất đẹp.
Thời gian vừa đủ, Nguyệt Nha Nhi bưng xửng hấp, xếp bánh hoa lần lượt rồi đậy nắp.

Lúc này không thể vội, nếu hấp ngay thì bánh hoa sẽ không nở đều.

Cần để yên một lúc, cho tổ chức bên trong kết hợp hoàn toàn.

Đợi mười phút, lên men lần hai xong mới đặt lên nước hấp.
Nguyệt Nha Nhi ngồi trên ghế nhỏ, một tay chống cằm, một tay quạt, canh chừng lửa, chờ đợi tin vui.
Đợi đến khi hơi trắng trên xửng hấp tan hết, bánh hoa đã chín.


Nhưng cũng cần đợi thêm năm phút để bánh ngấm hơi.
Nguyệt Nha Nhi đếm trong lòng, cầm khăn mở nắp.

Lập tức, hương lúa mì xen lẫn hương rau tỏa ra khiến người ta thèm ăn.

Dù đói bụng nhưng Nguyệt Nha Nhi vẫn nhịn, gắp ba bốn cái bánh hoa ra xếp gọn gàng rồi mới dùng đũa gắp ăn.
Hương vị thật không tệ.
Nguyệt Nha Nhi một hơi ăn hai cái, không nhịn được lại ăn thêm một cái.
Nàng chỉ hấp năm cái, còn lại hai cái, thế nào cũng không thể ăn nữa.

Hơn nữa, ăn không nổi.
Nguyệt Nha Nhi nhìn ra ngoài cửa sổ, thấy nhà bà Từ còn sáng đèn, bèn xếp bánh hoa hai màu vào hộp thức ăn, tay cầm đẩy cửa ra.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương