Tích Ý Kéo Dài
Chương 86: Ngoại truyện- Con là Lý Miêu Miêu

“Tên con là Lý Miêu Miêu, năm nay con ba tuổi.” Đây là lời giới thiệu mẹ dạy con nói vào buổi đầu tiên đi nhà trẻ. Mặc dù con không thích nơi này lắm, toàn những cái tên chỉ mới đọc thôi đã chảy nước miếng, và dù cũng hơi hơi nhung nhớ em gái mắt to tóc vàng nhà hàng xóm bên Mỹ vẫn gặp trên đường, nhưng mẹ lại bảo nơi này là Tổ quốc của con, nhà của con ở đây nên con nhất định phải trở về. (Thật ra nhìn bộ dáng của mẹ còn xúc động hơn cả con ấy chứ, được dịp về nước là vui mừng ra mặt); tuy rằng con không biết Tổ quốc là cái gì, nhưng vẫn thật háo hức trở về, bởi vì con phát hiện nơi này có nhiều em gái đáng yêu hơn, tuy dáng người hơi nhỏ một chút, nhưng xinh xắn hơn đám nhóc to xác bên kia.

Con từ trước đến giờ luôn ở Mỹ, cho nên nói chuyện đều mang khẩu âm tiếng Anh giọng Mỹ, bạn Hứa Tam ở nhà trẻ cứ phàn nàn rằng, nói chuyện như vậy thật chán. Con căn bản cũng không biết chán là gì, cứ mặc kệ nó.

Còn có chuyện rất kỳ quái, ở trong này bọn nhóc rất thích đi theo con, giống như một đám háo sắc theo đuổi con vậy, đương nhiên là chẳng thích tí nào. Còn có cả bạn trai cũng tặng quà cho con, dũng cảm nói, “Tên Miêu Miêu nghe thật đáng yêu, giống như con gái vậy.”, vẻ mặt cậu ta thật là khó hiểu. Bố dạy con trả lời cậu ta là “Cậu mới ẻo lả ấy, tớ là đàn ông đích thực trên người có kiếm”. Con hỏi bố rằng kiếm ở đâu, bố bảo là ở trên người, nhưng con cởi sạch quần áo của mình cũng không tìm được, lúc tắm cùng cũng không tìm được kiếm của bố ở đâu, vì thế con đi hỏi mẹ, mẹ nghiêm mặt lôi bố vào phòng, khóa cửa lại.

Nói đến bố của con, ai da (thở dài), sự tích huy hoàng của bố có kể mười ngày mười đêm cũng không hết. Nghe mẹ nói, lúc sinh ra con, mới nhìn thấy đầu con ra đã mất vẻ háo hức, buồn bã ỉu xìu cắt cuống rốn cho con. Bố nói bố muốn có con gái, nhưng lại sinh con trai, khuôn mặt lại thế này. Con soi gương thấy mình nhìn cũng không giống con gái, bộ dạng vẫn là một nam nhi thực thụ. Sau này bà nội thường ôm con, bảo rằng con giống bố hồi bé như đúc, cứ như hai bố con cùng được làm ra từ cùng một khuôn vậy. Ha ha, bố à, sao bố không phản đối nữa đi.

Ông bà nội yêu thương con lắm, nhưng mẹ bảo ông bà nhiều việc bề bộn, cho nên bình thường cũng chỉ được nhìn thấy ông bà trên tivi, cũng không cho con nhắc đến tên ông nội với người khác. Cả ông lẫn bà đều chiều con, vừa nhìn thấy con liền ôm ấp thật chặt. Đặc biệt là ông nội, vừa thấy con, thì dù bố có làm ông tức giận đến nhăn nhúm mặt mày như bị băng bó cũng lập tức đổi thành tươi cười hớn hở, còn thường cho con ăn cái gì thật ngon nữa.

Một thời gian dài con cứ thắc mắc muốn biết tên của bố thật ra là gì, ông bà nội và bác đều gọi bố là Tịch Tử, mẹ thì thật kỳ quái, gọi tên bố tùy hứng mỗi lúc một khác. Lúc vui vẻ gọi là Tịch Qua, Lý tiểu ngư, Lý Cục Cưng (Hứ, con mới là “cục cưng” chứ), lúc cần nhờ vả lại nịnh nọt gọi là Nhị Gia, …, nhưng có một cái tên con nghĩ mãi cũng chưa hiểu được, mẹ rốt cuộc gọi ai là Tiểu nhị. Cái tên này thực ra con ngẫu nhiên nghe lén được, nhưng sau này tổng kết ra một quy luật là, mỗi lần bố đi công tác trở về lại ôm lấy mẹ nói “Tiểu nhị đói bụng”. Sau đó hai người về phòng đóng cửa lại không biết làm cái gì trong đó. Con từng thật trịnh trọng nói chuyện cùng bố mẹ, ghi lại như sau:

“Mẹ ơi, bố gọi là Lý nhị, thì con chính là Tiểu nhị đúng không?”

“Không đúng, Tiểu nhị là “em trai” của bố con.”

“Nhưng bố không có em trai mà? Con gọi anh trai của bố là bác, em gái của bố là cô, chưa bao giờ thấy chú cả… Hơn nữa, em trai của bố phải gọi là Lý Tam chứ?

Sau đó mẹ mặc kệ con, không nói gì nữa. Thật mất hứng, bố mẹ hai người thật hợp nhau, luôn ở những thời điểm mấu chốt không thèm để ý tới con, may mắn là còn có thể hỏi được Qua Loa. Qua Loa là chị của con, đúng hơn là con gái của bác cả, nhưng khi con gọi điện hỏi, ngay cả chị cũng không biết, bảo là để chị hỏi bác xem sao, nếu bác cũng không biết có thể hỏi ông nội, bởi vì ông nội không có việc gì là không làm được. Con cũng không tin không tìm hiểu được Tiểu Nhị là ai.

Con thật hâm mộ chị Qua Loa được ở Bắc Kinh, bởi vì chị có thể thường xuyên đến thăm nhà ông nội. Nhà ông thật lớn, ngày hội yêu nước, nhà trẻ tổ chức cho các bạn đi Bắc kinh chơi xuân, cô giáo đưa chúng con đi qua nhà ông nội từ ngoài tường nhìn vào ai cũng kích động, còn chỉ vào đồng chí gác cổng bảo rằng đó là chú giải phóng quân uy nghiêm nữa chứ… Con ngáp sái quai hàm rồi cô giáo mới thu lại ánh mắt kích động, con lặng lẽ bảo người anh em thân thiết Hứa Tam rằng “Thực ra tớ thường xuyên dạo chơi ở trong đó…”

Không ngờ rằng cậu ta thật không có nghĩa khí, mách với cô giáo châm chọc con, cô lại phê bình, bảo con rằng trẻ con không được nói dối. Con về nhà ấm ức nói với bố việc này, bố an ủi bảo với con là “Thanh giả tự thanh”, như bố thường bị mẹ mắng oan, cuối cùng vẫn được làm sáng tỏ đấy thôi. Kỳ thực con cảm thấy bố thật thảm, bố không chỉ sợ ông nội, sợ bác cả, có đôi khi còn sợ cả mẹ nữa. Bởi vì ông bà nội, bác cả và mẹ đều nhất trí không cho bố lái xe, mỗi lần muốn đi, bố luôn phải lén lút cầm chìa khóa xe, lấm lét ra gara lái xe. Có khi bố còn phải nhờ con phân tán sự chú ý của mẹ nữa, sau mấy lần như vậy con thấy thật là khó xử, bởi mẹ không thích điều đó. Con từng thực trịnh trọng đề nghị bố “Bố à, hay là bố mua loại xe không phát ra tiếng động đi… Xe đạp chẳng hạn.” Nhưng rồi con nhìn thấy ánh mắt thê lương của bố lại cảm thấy thương quá, bởi vì chân bố không tốt, không thể đi xe đạp được. Mỗi lần bố lộ ra vẻ mặt này, là hai mẹ con đều không thể cầm lòng được. Sau đó, một đôi lần mẹ còn giấu ông bà nội và bác cả dung túng cho bố lái xe, con cũng vài lần giúp bố đánh lạc hướng mẹ nữa. Thật là mệt quá đi mất, nhưng chẳng còn cách nào khác, ai bảo đó là người bố mà con yêu nhất, người chồng mà mẹ con yếu nhất, và đứa con trai mà ông bà nội yêu nhất chứ

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương