Thường Nga
-
Chương 7
7. Đi xa
Đầu hạ, mưa nói rơi là rơi mà chẳng buồn đánh tiếng một câu, mới nãy nắng hãy còn chói chang, chỉ chốc lát đã ùn ùn mây đen kéo tới, mưa to như trút nước. Trấn Bạch Thủy gà bay chó sủa, đàn ông đàn bà cuống quít tìm mái hiên tránh mưa như bầy kiến vỡ tổ, ngoài nhà vọng vào tiếng mẹ Tống Nhị oang oang kêu Tống Nhị mau rút quần áo phơi trong sân.
Tạ Bất Hối ở nhà một mình.
Sau bữa bắt gặp mẹ và Trần Phượng Sinh rủ rỉ trong buồng, cha không còn về nhà nữa, đêm nào cũng ngủ lại tiêu cục Tứ Hải. Mẹ như cảm nhận được gì, thời gian ở nhà dài hơn những ngày qua đôi chút, song vẫn kiên trì ngày ngày đến quán trà nghe Trần Phượng Sinh thuyết thư.
Căn nhà vốn quạnh quẽ lại càng thêm tĩnh lặng, sát vách, lúc Tống Nhị hãy còn đang cuống quít lấy quần áo phơi đầy sào trúc thì Tạ Bất Hối đã thu dọn xong dăm manh áo manh quần, đứng dưới mái hiên tránh mưa.
Giữa hè oi bức mà ẩm thấp, màn mưa như thác đổ, trong lòng Tạ Bất Hối như đè nặng một tảng đá khổng lồ, ngột ngạt như sắp nghẹt thở.
Trong tầm mắt chợt xuất hiện một bóng người lảo đảo, chân phải tựa hồ bị thương, sẩy chân ngã xuống rồi lại bò dậy tiếp tục đi về phía này. Tạ Bất Hội vốn hơi đờ đẫn, đợi người ta lại gần hơn rồi mới nhận ra dáng hình này rất quen mắt, nheo mắt nhìn hồi lâu mới giật nảy trong lòng: Người này là mẹ!
Vội vàng về phòng lấy ô giấy dầu chạy vào màn mưa, gương mặt xương xương của mẹ bị mưa táp trắng bệch, bàn tay tóm lấy cánh tay nó yếu ớt mà bải hoải, có lúc Tạ Bất Hối còn tưởng ngay khắc sau thôi mẹ sẽ ngất xỉu.
Cũng chính trong lúc dìu mẹ, Tạ Bất Hối mới thốt nhiên phát hiện người mẹ vốn mảnh mai của mình nay lại gầy đi không ít, vai gầy đến mức chỉ còn lại khung xương, chạm vào vô cùng cấn tay.
Đỡ người mẹ khập khiễng, Tạ Bất Hối không nhịn được cất tiếng: “Chân mẹ…”
Mẹ lại hỏi một đằng đáp một nẻo: “Trần Phượng Sinh chuẩn bị rời đi rồi.”
Gánh thuyết thư kia đã nán lại trấn Bạch Thủy quá lâu, cảm giác mới lạ phai nhạt, quán trà hiện giờ đã chẳng còn chật kín người như lúc ban đầu, hẳn là đã đến lúc nên đi.
Tạ Bất Hối bưng bát trà gừng mới đun xong ra, thấy mẹ đã thay một bộ váy áo sạch sẽ khác tựa vào bệ cửa sổ, đang thất thần nhìn màn mưa như châu rơi ngoài phòng.
Trà gừng mới đun bốc hơi nóng hổi, ngón tay giữ trôn bát bỏng rẫy phát đau.
Trong tiếng mưa rơi tí tách, mẹ thình lình mở miệng: “Mười năm trước lúc mẹ quyết ý cùng cha con bỏ trốn, trời cũng đang đầu hạ thế này, ngày ấy cũng mưa, nào ngờ cha con lại bị ông ngoại con cố tình gây sự quấn chân. Cả đời này mẹ cũng chẳng quên được đêm ấy, vô ý đánh mất ô giấy dầu, bị mưa xối cho ướt lướt thướt, váy áo dính đầy bùn đất, sống ngần ấy năm mà mẹ chưa nhếch nhác như vậy bao giờ. Mãi sau mưa mới ngớt, đã đến giờ hẹn trước với cha con, thế mà đợi sao cũng chẳng chờ được người, nhất thời sốt ruột, trượt chân ngã vào hố đá. Khoảnh khắc đó mẹ nghe thấy một tiếng ‘cách’ rõ ràng, chân phải đau đớn khôn xiết, đợi đến khi người trong nhà đón mẹ về, mới biết là ngã gãy chân.”
Tạ Bất Hối không kìm được ngắt lời: “Hôm nay vết thương cũ của mẹ tái phát ạ?”
Mẹ nở nụ cười rất nhạt, như đang cười nó không rành thế sự, lại như đang cười bản thân thời niên thiếu không rành thế sự: “Con nghe mẹ kể nốt đã. Khi ấy sở dĩ mẹ muốn bỏ trốn cùng cha con là bởi không có cách nào giải trừ hôn ước trên thân, sau khi ngã gãy chân, có một khoảng thời gian không sao đứng dậy được, vị hôn phu xuất thân danh gia vọng tộc, hôn sự này đương nhiên là vứt. Sau nữa, Lạc Dương đại loạn, buộc phải ly tán với người nhà, rời đi cùng cha con, con đoán xem thế nào?”
Mẹ cười một tiếng cơ hồ xảo quyệt: “Gần như đại phu nà cũng nói cái chân phải này què chắc rồi, lúc ở Lạc Dương quả đúng là thế, trước sau thương thế không mảy may chuyển biến tốt. Nhưng rời Lạc Dương rồi, tuy không có đại phu ngày ngày chăm sóc nhưng vết thương lại dần lành lại, sau ba tháng đã có thể hành động không khác gì trước đây.”
“Nhưng ban nãy,” Mẹ quay đầu nhìn mưa rơi ngoài cửa sổ, “Chân phải mẹ chưa từng tái phát suốt nhiều năm nay, ngay khi Trần Phượng Sinh báo với mẹ hắn sắp phải đi, lại chợt đau nhức dữ dội, y như… y như cơn đau lúc ngã gãy chân mười năm trước vậy.”
Người đưa tay vuốt ve bầu má Tạ Bất Hối, ánh mắt bình lặng mà thương xót, tựa như Quán Thế Âm Bồ Tát tay cầm nhành dương liễu tay cầm bình Ngọc Tịnh: “Mẹ nghĩ chứ, nhất định là ở đâu có thứ gì đó khiến lòng mẹ bài xích, không ưa, mới có thể khiến cái chân này đau trở lại.”
“Lồng giam…” Mẹ chậm rãi gằn từng chữ, như đang ngẫm kĩ xem từ này có thỏa đáng hay chăng, lặp lại một lần nữa, “Hiện giờ nơi này đối với mẹ chẳng khác nào lồng giam.”
Nửa đêm, nhịp tim Tạ Bất Hối bỗng đập gấp gáp, thốt nhiên choàng tỉnh khỏi giấc nồng, áo ướt đẫm mồ hôi.
Tỉnh táo lại mới nhận ra trời đã tạnh mưa, ngoài khe cửa lấp ló tia sáng, đẩy cửa ra, trên mặt bàn đặt một ngọn nến đã cháy nửa cây. Tạ Bất Hối lấy làm bất ngờ, phải biết rằng đã lâu rồi cha không về nhà, cũng đã lâu rồi mẹ không để đèn cho cha.
Lại gần mới phát hiện chân nến chặn một tờ giấy, trên giấy là bài thơ mẹ chép: “Nến tỏ bình phong bóng triền miên, sông Ngân dần cạn đốm sao chìm. Thường Nga ắt hối trộm linh dược, trời xanh nước biếc quạnh nỗi niềm.”1
1 Bài “Thường Nga” của Lý Thương Ẩn, đời Đường.
Nỗi khủng hoảng và bất an to lớn đột ngột cuốn phăng Tạ Bất Hối, cơn ngái ngủ tắt phụt, nó gần như bò lăn vào phòng cha mẹ, đúng như dự đoán, người đi nhà trống. Chỉ còn lại chăn gối phẳng phiu sạch sẽ và ánh trăng lạnh lẽo vung vãi, chừng như chưa từng có ai xuất hiện.
Tạ Bất Hối tìm từ canh hai đến canh năm, lùng sục khắp trấn Bạch Thủy mà không thấy bóng dáng mẹ đâu.
Trời hửng sáng, nó đến trước cửa khách điếm Trần Phượng Sinh trọ ngồi chờ, người đầu tiên đi ra bị nó dọa cho hết hồn: “Nhóc con, làm cái gì đấy?”
Tạ Bất Hối nhận ra người này cũng là người thuyết thư cùng gánh với Trần Phượng Sinh: “Trần Phượng Sinh đâu ạ?”
“Cậu tìm Trần tiên sinh à?” Người kia đáp, “Không khéo rồi, đêm qua có việc gấp, anh ta đã rời đi.”
Tạ Bất Hối không nhớ nổi mình đã tìm đến cha như thế nào, có lẽ khóc lóc nức nở, có lẽ hồn lạc phách bay, nói chung là vô cùng thảm hại.
Lúc đó cha đang tựa bên cửa sổ lau thanh kiếm ba thước ôm trong lòng, nghe nó nói chuyện mẹ bỏ đi, động tác tay khựng lại, vẻ mặt lại chẳng có vẻ gì là quá bất ngờ.
Chỉ cười khổ: “Tào Ngọc Doanh… Chính vì như thế, nàng mới là Tào Ngọc Doanh. Bao nhiêu năm nay, ta đã thay đổi, nhưng nàng vẫn là nàng khi xưa.”
Đầu hạ, mưa nói rơi là rơi mà chẳng buồn đánh tiếng một câu, mới nãy nắng hãy còn chói chang, chỉ chốc lát đã ùn ùn mây đen kéo tới, mưa to như trút nước. Trấn Bạch Thủy gà bay chó sủa, đàn ông đàn bà cuống quít tìm mái hiên tránh mưa như bầy kiến vỡ tổ, ngoài nhà vọng vào tiếng mẹ Tống Nhị oang oang kêu Tống Nhị mau rút quần áo phơi trong sân.
Tạ Bất Hối ở nhà một mình.
Sau bữa bắt gặp mẹ và Trần Phượng Sinh rủ rỉ trong buồng, cha không còn về nhà nữa, đêm nào cũng ngủ lại tiêu cục Tứ Hải. Mẹ như cảm nhận được gì, thời gian ở nhà dài hơn những ngày qua đôi chút, song vẫn kiên trì ngày ngày đến quán trà nghe Trần Phượng Sinh thuyết thư.
Căn nhà vốn quạnh quẽ lại càng thêm tĩnh lặng, sát vách, lúc Tống Nhị hãy còn đang cuống quít lấy quần áo phơi đầy sào trúc thì Tạ Bất Hối đã thu dọn xong dăm manh áo manh quần, đứng dưới mái hiên tránh mưa.
Giữa hè oi bức mà ẩm thấp, màn mưa như thác đổ, trong lòng Tạ Bất Hối như đè nặng một tảng đá khổng lồ, ngột ngạt như sắp nghẹt thở.
Trong tầm mắt chợt xuất hiện một bóng người lảo đảo, chân phải tựa hồ bị thương, sẩy chân ngã xuống rồi lại bò dậy tiếp tục đi về phía này. Tạ Bất Hội vốn hơi đờ đẫn, đợi người ta lại gần hơn rồi mới nhận ra dáng hình này rất quen mắt, nheo mắt nhìn hồi lâu mới giật nảy trong lòng: Người này là mẹ!
Vội vàng về phòng lấy ô giấy dầu chạy vào màn mưa, gương mặt xương xương của mẹ bị mưa táp trắng bệch, bàn tay tóm lấy cánh tay nó yếu ớt mà bải hoải, có lúc Tạ Bất Hối còn tưởng ngay khắc sau thôi mẹ sẽ ngất xỉu.
Cũng chính trong lúc dìu mẹ, Tạ Bất Hối mới thốt nhiên phát hiện người mẹ vốn mảnh mai của mình nay lại gầy đi không ít, vai gầy đến mức chỉ còn lại khung xương, chạm vào vô cùng cấn tay.
Đỡ người mẹ khập khiễng, Tạ Bất Hối không nhịn được cất tiếng: “Chân mẹ…”
Mẹ lại hỏi một đằng đáp một nẻo: “Trần Phượng Sinh chuẩn bị rời đi rồi.”
Gánh thuyết thư kia đã nán lại trấn Bạch Thủy quá lâu, cảm giác mới lạ phai nhạt, quán trà hiện giờ đã chẳng còn chật kín người như lúc ban đầu, hẳn là đã đến lúc nên đi.
Tạ Bất Hối bưng bát trà gừng mới đun xong ra, thấy mẹ đã thay một bộ váy áo sạch sẽ khác tựa vào bệ cửa sổ, đang thất thần nhìn màn mưa như châu rơi ngoài phòng.
Trà gừng mới đun bốc hơi nóng hổi, ngón tay giữ trôn bát bỏng rẫy phát đau.
Trong tiếng mưa rơi tí tách, mẹ thình lình mở miệng: “Mười năm trước lúc mẹ quyết ý cùng cha con bỏ trốn, trời cũng đang đầu hạ thế này, ngày ấy cũng mưa, nào ngờ cha con lại bị ông ngoại con cố tình gây sự quấn chân. Cả đời này mẹ cũng chẳng quên được đêm ấy, vô ý đánh mất ô giấy dầu, bị mưa xối cho ướt lướt thướt, váy áo dính đầy bùn đất, sống ngần ấy năm mà mẹ chưa nhếch nhác như vậy bao giờ. Mãi sau mưa mới ngớt, đã đến giờ hẹn trước với cha con, thế mà đợi sao cũng chẳng chờ được người, nhất thời sốt ruột, trượt chân ngã vào hố đá. Khoảnh khắc đó mẹ nghe thấy một tiếng ‘cách’ rõ ràng, chân phải đau đớn khôn xiết, đợi đến khi người trong nhà đón mẹ về, mới biết là ngã gãy chân.”
Tạ Bất Hối không kìm được ngắt lời: “Hôm nay vết thương cũ của mẹ tái phát ạ?”
Mẹ nở nụ cười rất nhạt, như đang cười nó không rành thế sự, lại như đang cười bản thân thời niên thiếu không rành thế sự: “Con nghe mẹ kể nốt đã. Khi ấy sở dĩ mẹ muốn bỏ trốn cùng cha con là bởi không có cách nào giải trừ hôn ước trên thân, sau khi ngã gãy chân, có một khoảng thời gian không sao đứng dậy được, vị hôn phu xuất thân danh gia vọng tộc, hôn sự này đương nhiên là vứt. Sau nữa, Lạc Dương đại loạn, buộc phải ly tán với người nhà, rời đi cùng cha con, con đoán xem thế nào?”
Mẹ cười một tiếng cơ hồ xảo quyệt: “Gần như đại phu nà cũng nói cái chân phải này què chắc rồi, lúc ở Lạc Dương quả đúng là thế, trước sau thương thế không mảy may chuyển biến tốt. Nhưng rời Lạc Dương rồi, tuy không có đại phu ngày ngày chăm sóc nhưng vết thương lại dần lành lại, sau ba tháng đã có thể hành động không khác gì trước đây.”
“Nhưng ban nãy,” Mẹ quay đầu nhìn mưa rơi ngoài cửa sổ, “Chân phải mẹ chưa từng tái phát suốt nhiều năm nay, ngay khi Trần Phượng Sinh báo với mẹ hắn sắp phải đi, lại chợt đau nhức dữ dội, y như… y như cơn đau lúc ngã gãy chân mười năm trước vậy.”
Người đưa tay vuốt ve bầu má Tạ Bất Hối, ánh mắt bình lặng mà thương xót, tựa như Quán Thế Âm Bồ Tát tay cầm nhành dương liễu tay cầm bình Ngọc Tịnh: “Mẹ nghĩ chứ, nhất định là ở đâu có thứ gì đó khiến lòng mẹ bài xích, không ưa, mới có thể khiến cái chân này đau trở lại.”
“Lồng giam…” Mẹ chậm rãi gằn từng chữ, như đang ngẫm kĩ xem từ này có thỏa đáng hay chăng, lặp lại một lần nữa, “Hiện giờ nơi này đối với mẹ chẳng khác nào lồng giam.”
Nửa đêm, nhịp tim Tạ Bất Hối bỗng đập gấp gáp, thốt nhiên choàng tỉnh khỏi giấc nồng, áo ướt đẫm mồ hôi.
Tỉnh táo lại mới nhận ra trời đã tạnh mưa, ngoài khe cửa lấp ló tia sáng, đẩy cửa ra, trên mặt bàn đặt một ngọn nến đã cháy nửa cây. Tạ Bất Hối lấy làm bất ngờ, phải biết rằng đã lâu rồi cha không về nhà, cũng đã lâu rồi mẹ không để đèn cho cha.
Lại gần mới phát hiện chân nến chặn một tờ giấy, trên giấy là bài thơ mẹ chép: “Nến tỏ bình phong bóng triền miên, sông Ngân dần cạn đốm sao chìm. Thường Nga ắt hối trộm linh dược, trời xanh nước biếc quạnh nỗi niềm.”1
1 Bài “Thường Nga” của Lý Thương Ẩn, đời Đường.
Nỗi khủng hoảng và bất an to lớn đột ngột cuốn phăng Tạ Bất Hối, cơn ngái ngủ tắt phụt, nó gần như bò lăn vào phòng cha mẹ, đúng như dự đoán, người đi nhà trống. Chỉ còn lại chăn gối phẳng phiu sạch sẽ và ánh trăng lạnh lẽo vung vãi, chừng như chưa từng có ai xuất hiện.
Tạ Bất Hối tìm từ canh hai đến canh năm, lùng sục khắp trấn Bạch Thủy mà không thấy bóng dáng mẹ đâu.
Trời hửng sáng, nó đến trước cửa khách điếm Trần Phượng Sinh trọ ngồi chờ, người đầu tiên đi ra bị nó dọa cho hết hồn: “Nhóc con, làm cái gì đấy?”
Tạ Bất Hối nhận ra người này cũng là người thuyết thư cùng gánh với Trần Phượng Sinh: “Trần Phượng Sinh đâu ạ?”
“Cậu tìm Trần tiên sinh à?” Người kia đáp, “Không khéo rồi, đêm qua có việc gấp, anh ta đã rời đi.”
Tạ Bất Hối không nhớ nổi mình đã tìm đến cha như thế nào, có lẽ khóc lóc nức nở, có lẽ hồn lạc phách bay, nói chung là vô cùng thảm hại.
Lúc đó cha đang tựa bên cửa sổ lau thanh kiếm ba thước ôm trong lòng, nghe nó nói chuyện mẹ bỏ đi, động tác tay khựng lại, vẻ mặt lại chẳng có vẻ gì là quá bất ngờ.
Chỉ cười khổ: “Tào Ngọc Doanh… Chính vì như thế, nàng mới là Tào Ngọc Doanh. Bao nhiêu năm nay, ta đã thay đổi, nhưng nàng vẫn là nàng khi xưa.”
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook