Thương Mấy Cũng Là Người Dưng
-
Chương 2: Quen để rồi quên
Người ta thường bảo, lãng quên cũng là một dạng thức của hạnh phúc. Bởi chỉ khi chúng ta chấp nhận buông tay với quá khứ và cam tâm tình nguyện bước tới phía trước không một lần ngoảnh lại phía sau, thì khi ấy, hạnh phúc mới thực sự mỉm cười. Cũ đi mới tới. Đạo lý đơn giản đó, âu là ai lớn rồi cũng phải hiểu.
Nhưng có thật sự đúng là vậy không?
Tôi và người thương chia tay. Như bao câu chuyện xốc nổi của tuổi trẻ. Lý do chẳng có gì to tát ngoại trừ hai chữ "giận nhau". Chỉ vậy thôi. Là buông tay, là từ bỏ, là nhân danh "trả tự do cho nhau" để mỗi đứa rời đi về những khung trời khác.
Và quên-như-chưa-bao-giờ-quen.
Đôi lúc giật mình trong một sát-na mỏng manh giao nhau của quên - nhớ chập chùng, tôi tự hỏi: Vậy rốt cục những người yêu nhau gặp nhau, quen nhau, thương nhau để làm gì, khi mà tất cả rồi cũng quy về một chữ duy nhất là "Quên"?
Nếu duyên số đã buộc chúng ta phải chia rời, thì ngay từ đầu, tại sao cũng chính duyên số dẫn lối cho tụi mình biết tới nhau?
Chẳng phải là một sự hoài công và uổng phí tơ hồng hay sao?
Và chưa kể còn rất... chóng mặt! Vì chúng ta cứ phải quanh đi quẩn lại trong cái vòng tròn khép kín điểm đầu điểm cuối giống hệt nhau: Quen rồi Quên, Thương rồi Lạ, mới đó còn thân gần mà bước thêm một bước là người dưng nước lã, thiết tha trở thành xót xa.
Như thể phận sự chúng ta trong tình yêu này chỉ gói gọn nhiêu đó. Có cưỡng cầu cũng chẳng thế níu dài một tình cảm đã được định sẵn chỉ ngắn ngủi vừa một bàn tay.
Thế là hết Quen.
Và chuyển sang Quên.
Nhưng liệu có hạnh phúc hơn như người ta vẫn nói? Hay cuối cùng, lãng quên cũng là một thứ hư cấu hão huyền? Ai cũng huênh hoang nói tới bằng giọng điệu cao ngạo đinh ninh, nhưng thực chất, chưa từng có người chứng kiến tận mắt cái gọi là "lãng quên".
Vì thật ra, làm gì có thể quên?! Làm gì có thể hạnh phúc hơn nếu như cái người-từng-quen kia vẫn luôn là một phần đời không thể thoái thác của chính mình?!
Chẳng có khái niệm quên nhau. Chỉ có khái niệm gặp lại nhau mà không còn cảm thấy đau lòng.
Nên là xin đừng đổ lỗi cho "chữ Quen liền với chữ Quên một vần". Đừng bắt em phải quên một người từng thương, cũng như đừng bắt anh phải quen một người mới khác để quên đi một ai đó cũ xưa.
Tình cảm, không bao giờ có thể lý giải và phân tách rạch ròi. Là nhớ hay quên? Là ngày cũ hay phía mới? Là giả ý hay chân tình? Chúng ta đều khó lòng thấu hết.
Chỉ khi trải qua trọn vẹn thăng trầm phức cảm của những người yêu nhau, chúng ta mới biết đâu thật là bình yên cho lòng mình nương náu, và đâu là bình địa cho tim yêu chẳng thể quay đầu hồi sinh.
Và dẫu kết quả ra sao, mong rằng chúng ta cũng không phải chua chát thở dài "Quen chi rồi Quên?". Bởi dù có quen có quên, có yêu thương lầm đường hay chẳng tròn duyên nợ thì ít nhiều, chẳng phải chúng ta vẫn-đã-từng-được-yêu đó sao?
Vậy nên hãy cứ an nhủ lòng, lãng quên cũng là một trạng thái của hạnh phúc và cô đơn biết đâu lại là dạng thức cuối cùng của sự viên mãn.
Thôi đừng yêu nữa! Buồn tênh...
Chữ Quen liền với chữ Quên một vần.
Nhưng có thật sự đúng là vậy không?
Tôi và người thương chia tay. Như bao câu chuyện xốc nổi của tuổi trẻ. Lý do chẳng có gì to tát ngoại trừ hai chữ "giận nhau". Chỉ vậy thôi. Là buông tay, là từ bỏ, là nhân danh "trả tự do cho nhau" để mỗi đứa rời đi về những khung trời khác.
Và quên-như-chưa-bao-giờ-quen.
Đôi lúc giật mình trong một sát-na mỏng manh giao nhau của quên - nhớ chập chùng, tôi tự hỏi: Vậy rốt cục những người yêu nhau gặp nhau, quen nhau, thương nhau để làm gì, khi mà tất cả rồi cũng quy về một chữ duy nhất là "Quên"?
Nếu duyên số đã buộc chúng ta phải chia rời, thì ngay từ đầu, tại sao cũng chính duyên số dẫn lối cho tụi mình biết tới nhau?
Chẳng phải là một sự hoài công và uổng phí tơ hồng hay sao?
Và chưa kể còn rất... chóng mặt! Vì chúng ta cứ phải quanh đi quẩn lại trong cái vòng tròn khép kín điểm đầu điểm cuối giống hệt nhau: Quen rồi Quên, Thương rồi Lạ, mới đó còn thân gần mà bước thêm một bước là người dưng nước lã, thiết tha trở thành xót xa.
Như thể phận sự chúng ta trong tình yêu này chỉ gói gọn nhiêu đó. Có cưỡng cầu cũng chẳng thế níu dài một tình cảm đã được định sẵn chỉ ngắn ngủi vừa một bàn tay.
Thế là hết Quen.
Và chuyển sang Quên.
Nhưng liệu có hạnh phúc hơn như người ta vẫn nói? Hay cuối cùng, lãng quên cũng là một thứ hư cấu hão huyền? Ai cũng huênh hoang nói tới bằng giọng điệu cao ngạo đinh ninh, nhưng thực chất, chưa từng có người chứng kiến tận mắt cái gọi là "lãng quên".
Vì thật ra, làm gì có thể quên?! Làm gì có thể hạnh phúc hơn nếu như cái người-từng-quen kia vẫn luôn là một phần đời không thể thoái thác của chính mình?!
Chẳng có khái niệm quên nhau. Chỉ có khái niệm gặp lại nhau mà không còn cảm thấy đau lòng.
Nên là xin đừng đổ lỗi cho "chữ Quen liền với chữ Quên một vần". Đừng bắt em phải quên một người từng thương, cũng như đừng bắt anh phải quen một người mới khác để quên đi một ai đó cũ xưa.
Tình cảm, không bao giờ có thể lý giải và phân tách rạch ròi. Là nhớ hay quên? Là ngày cũ hay phía mới? Là giả ý hay chân tình? Chúng ta đều khó lòng thấu hết.
Chỉ khi trải qua trọn vẹn thăng trầm phức cảm của những người yêu nhau, chúng ta mới biết đâu thật là bình yên cho lòng mình nương náu, và đâu là bình địa cho tim yêu chẳng thể quay đầu hồi sinh.
Và dẫu kết quả ra sao, mong rằng chúng ta cũng không phải chua chát thở dài "Quen chi rồi Quên?". Bởi dù có quen có quên, có yêu thương lầm đường hay chẳng tròn duyên nợ thì ít nhiều, chẳng phải chúng ta vẫn-đã-từng-được-yêu đó sao?
Vậy nên hãy cứ an nhủ lòng, lãng quên cũng là một trạng thái của hạnh phúc và cô đơn biết đâu lại là dạng thức cuối cùng của sự viên mãn.
Thôi đừng yêu nữa! Buồn tênh...
Chữ Quen liền với chữ Quên một vần.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook