Thương Hải
-
Chương 51-3: Trùng phùng (3)
Cốc Chẩn bất giác thở một hơi khẩu khí dài....Nhìn thần thái gã, Thi Diệu Diệu không nhịn được, hỏi:
- Cốc Chẩn, huynh biết thanh y nhân đó là ai hả?
Cốc Chẩn đáp:
- Huynh biết, là Vạn Quy Tàng!
Thi Diệu Diệu ủ rũ nói:
- Đúng là lão! Tiếc thay, hồi gặp lão lần trước kia, muội còn nhỏ tuổi quá, vào lúc ấy, muội đã không nhìn ngay ra lão, nếu không, chết thì chết, muội cũng xông vào cản trở lão, tạo cơ hội cho Doanh gia gia đào tẩu.
Cốc Chẩn bảo:
- Muội khoan hãy tự trách thân! Vạn Quy Tàng tối thù ghét cao thủ luyện Quy kình, Doanh Vạn Thành mà đụng phải lão, nhất định sẽ không sao toàn mạng! Chỉ là bình thường, lão Doanh lủi nhanh như chuột, nghe phong thanh họ Vạn, là lão dông thiệt lẹ, đến tay lợi hại như Vạn Quy Tàng, chưa chắc đã đuổi theo kịp!Lần này, ma đưa lối, quỷ dẫn đường, tự lão đem thân đến chường ra trước mặt Vạn Quy Tàng, họ Vạn sẽ không sao hiểu nổi!
Thi Diệu Diệu than thở:
- Doanh gia gia nhất định cũng đã biết điều đó, khi Vạn Quy Tàng chưa nói hết câu, lão gia đã xoay mình chạy trốn, nhưng không còn kịp nữa, Vạn Quy Tàng vung tay lên, Doanh gia gia thân mình còn đang giữa chừng không, đã thấy thất khiếu phun ra toàn là máu, người lão gia chìm xuống, từ trên lầu té nằm phịch xuống giưã lòng đường, quẫy vài cái, rồi hết cục cựa. Muội thu hết can đảm chạy nhanh xuống dưới xem, xương sọ Doanh gia gia đã bị dập, chỉ còn thoi thóp thở, lão gia nhìn muội, định trối trăn gì đấy, nhưng lời chưa kịp thốt ra, lão gia đã thổ một đống máu, nhắm mắt, tắt thở!
Nàng kể đến đấy, tròng mắt thoáng đỏ hồng, hầu như muốn khóc!
Cốc Chẩn cũng hết sức rầu rĩ trong lòng, Doanh Vạn Thành dù yêu tiền tài hơn tính mạng, nhân cách lão đê tiện, dẫu sao cũng là bậc trưởng bối của cả hai, khi nghe cái chết của lão, gã không sao cầm lòng cho đặng.
Thi Diệu Diệu cố nuốt lệ, ngừng một hồi lâu, rồi nói tiếp:
- Lúc bấy giờ, muội thực vừa kinh hãi, vừa đau lòng, lại nghe phía sau có người cười cười, hỏi: "Coi bộ cô đây là truyền nhân của Thiên Lân thì phải?" Muội ngoảnh lại nhìn, Vạn Quy Tàng đang đứng ngay đàng sau, dòm muội, cười cười! Muội đứng ngay dậy, nắm chặt một con cá bạc, vụt vào lão, muội đâu có thể tưởng tượng nổi, tay lão khẽ kéo vào tà áo da hươu, cái vạt áo đó nó phồng lên, đầy trời cá chép bạc của muội từ từ chui tọt hết vào vạt áo. Muội phất thêm một cái nữa, bao nhiêu cá chép bạc của muội nó rơi linh tinh, lang tang đầy đất, rồi biến mất dạng ráo trọi, đúng là, lão chỉ nhẹ vung vẩy tà áo một chút, bao nhiêu Thiên Lân của muội bị lão phá sạch bách. Trong đời, muội chưa từng thấy loại võ công cao siêu như vậy,lòng muội lúc ấy cực kỳ hoảng loạn, bất chợt, lão vung tay lên, rồi một luồng kình lực từ tứ phía kích vào muội, thế như núi đổ, vây bọc chung quanh người muội, lồng ngực muội vụt bốc lửa, khí huyết trào lên đầu. Đúng lúc đó, có một cỗ kình lực từ đàng sau muội ào ạt tung đến, giúp muội trụ vững được luồng khí kình quái dị kia. Muội quay nhìn, chính là Lục đại ca, đại ca đưa tay đỡ muội, hỏi:
- Vạn Quy Tàng, ngươi là cao thủ số một đời nay, sao đi làm khó dễ một nữ hài như thế?
- Ả tấn công ta, ta chỉ phụng bồi thôi! - Vạn Quy Tàng cười, nói - Ta đã hứa tha ngươi ba lần, hiện thời, cơ hội này, tiểu tử, ta nói sao thì tính làm vậy, ngươi nghĩ cho kỹ đi. Lục đại ca suy nghĩ một chặp, rồi nói: "Nếu vậy, ta không đánh nhau với ngươi vì tính mạng ta nữa, ngươi đã hứa tha ba lần, cái lần tối hậu này, ta nhường cho vị cô nương đây." Vạn Quy Tàng dòm hắn một lúc, rồi hỏi: "Cô ấy là người trong mộng của ngươi chăng?" Lục đại ca đáp: "Không phải! Hồi còn ở Giang Tây, ta đã lầm lỡ một lần rồi, không muốn tái phạm lần nữa!" Nói xong, đại ca đưa mắt nhìn muội, thần sắc cực kỳ khổ sở, rồi bỗng nhắm nghiền mi mắt, từ khoé mắt hiện ra một ngấn lệ.
Cốc Chẩn nghe kể, suy nghĩ: "Lục Tiệm nhất định nghĩ là lúc đó, đã tự tay giết chết ta rồi!"
Rồi nghe Thi Diệu Diệu tiếp tục:
- Vạn Quy Tàng cứ cười cười, bảo: "Ta biết cả rồi, cô ấy nhất định là nữ tử hợp trúng khẩu vị của Cốc Chẩn, Thi Diệu Diệu cô nương đây mà. Thôi được, cái trò tính toán của ngươi xem chừng có bộ tân kỳ, ta là người giữ tín, ta tha mạng cô ta phen này. Chợt muội thấy toàn thân bủn rủn, chẳng hiểu lão đã làm gì, một cỗ hàn khí kích vào người muội, theo cánh tay lan tràn khắp cơ thể, rồi trong mình chẳng còn một chút khí lực, muội té quỵ xuống đấy, cái giỏ tre rớt xuống theo, cá chép bạc nằm la liệt khắp nơi. Muội chỉ nghe Lục đại ca nổi giận: "Ngươi hứa không giết cô ấy, sao lại còn ra tay?" Vạn Quy Tàng đáp: "Cô người Đông Đảo, có thể tha tội chết, nhưng tội sống không tha được. Ta không giết, nhưng cũng chẳng để cho cô ta ung dung ra đi được!" Lục đại ca vừa giận, vừa rối, bèn chuẩn bị xuất thủ đánh nhau.
Thi Diệu Diệu kể đến đấy, thoáng rùng mình, cặp mắt lộ vẻ bị doạ nạt khủng khiếp, nói tiếp: "Trước giờ, muội cứ tưởng võ công muội không tồi, nhưng đem so với lão, thấy mạng mình không bằng một con kiến trong tay lão. Lục đại ca và Vạn Quy Tàng từ nội trấn kéo nhau đi ra bên ngoài thị trấn, đến một chỗ đất trũng dưới chân núi. Lục đại ca võ công đúng là cực kỳ cao siêu, mà Vạn Quy Tàng còn lợi hại hơn, lão cánh tay phải nắm giữ chặt muội, chỉ dùng tay trái đánh nhau với Lục đại ca. Lục đại ca sớm bị lạc hạ phong, chẳng chống nổi, đấu hơn trăm hiệp, đã bị đánh thua.
Cốc Chẩn thở dài:
- Diệu Diệu muội không biết đấy thôi, đó là vì lão dùng một tay đánh nhau với Lục Tiệm, nếu lão dùng cả hai tay, sẽ không lợi hại đến mức đó đâu!
Thi Diệu Diệu lấy làm lạ:
- Sao thế?
Cốc Chẩn đáp:
- Lão nắm giữ muội trong tay, Lục Tiệm sợ vô ý đả thương phải muội, nên đã không đem hết sức mình ra chiến đấu, tất nhiên bị trói tay trói chân. Cao thủ giao đấu, quan trọng là khí thế, võ công Kim Cương môn chủ trương ở khí thế, giờ trong lòng Lục Tiệm bị ngần ngại, khí thế đã bị thua mất đi một nửa rồi, về lâu dài, hỏi sao không bại.
Thi Diệu Diệu tức thì sững người, phẫn nộ nói:
- Vạn Quy Tàng mang danh tuyệt đại cao thủ oai oai hách hách, sao lại đem cái trò hạ lưu đó đi đối phó một hậu bối!
Cốc Chẩn đáp:
- Vạn Quy Tàng chỉ nhắm vào thực dụng, chẳng bao giờ chịu hoang phí sức lực. Nếu lão đã chỉ cần thi thố một phần sức lực để giải quyết, là lão nhất quyết không dùng hai phần. Nếu một tay đủ thắng rồi, lão sẽ không dùng hai tay làm chi!
Thi Diệu Diệu nét mặt rầu rĩ, ảm đạm nhìn trăng sao trên biển, ý tứ mơ hồ bất định. Biết nàng lo lắng cho vận mệnh Đông Đảo, gã hít vào một chân khẩu khí, hỏi:
- Rồi sau đó Lục Tiệm ra sao?
Thi Diệu Diệu đáp:
- Có khi là Vạn Quy Tàng thủ hạ lưu tình, Lục đại ca tuy bị đánh thua, nhưng không có gì đáng ngại. Vạn Quy Tàng bảo: "Ngươi xả thân cho bạn bè, ai cũng bội phục, Vạn mỗ phá lệ, tha cho ngươi một lần này nữa. Đây là lần thứ tư, cũng là lần tối hậu, từ giờ trở đi, hai ta hết còn lấn cấn ân nghĩa!" Nói xong, lão cắp muội chạy đi, được một quãng, quay lại nhìn, đã thấy Lục đại ca đuổi theo đến. Vạn Quy Tàng dòm đại ca, cười cười, bảo: "Hài tử này, ngươi tinh tiến võ công lắm đấy. Thủ thuật điểm huyệt cuả ta xem chừng càng ngày càng chẳng thể phong trụ ngươi lâu". Lục đại ca vẻ mặt xám như chì, không đáp lời.
Vậy mà, một lúc sau, lão và muội bỏ đi, đại ca cũng vẫn đuổi theo, hai người muội dừng chân, đại ca cũng dừng chân.
Cốc Chẩn rầu rầu:
- Đại ca chẳng thể bỏ mặc muội được, cứ còn mong tìm cơ hội cứu muội.
Thi Diệu Diệu lặng lẽ gật đầu, rồi nói:
- Chỉ hận Vạn Quy Tàng bổn sự cực lớn, đại ca toàn không sao bằng lão được.
Cốc Chẩn cười nụ, đáp:
- Bây giờ đánh không lại, tương lai, chưa chắc! Thế rồi sau đó thì sao?
Thi Diệu Diệu đáp:
- Đi được nửa ngày, đang lúc nghỉ chân, có một ả bịt mặt cưỡi ngựa chạy, khi trông thấy Vạn Quy Tàng, ả xuống ngựa, đến quỳ trước mặt, thưa: "Tiểu nữ vâng lệnh chủ nhân đến gặp lão chủ nhân". Vạn Quy Tàng hỏi: "Chuyện gì vậy?", Nữ tử trả lời: "Chủ nhân nô tỳ sai tiểu nữ báo cáo với lão chủ nhân, chủ nhân đã cùng Cừu tiên sinh thống lĩnh vài vạn nhân mã, đến đóng tại vùng phụ cận An Khánh để ngăn chặn thuyền lương. Quân binh Nghĩa Ô đang gặp vây khổn, chỉ một hai ngày nữa sẽ bị phá tan, nên cầu xin lão chủ nhân cứ yên tâm". Vạn Quy Tàng vui vẻ bảo: "Phượng Hoàng Nhi quả thực có giỏi, đã không làm lão phu thất vọng!". Lục đại ca nghe được, rõ ràng sắc mặt tối sầm xuống, vụt đứng lên. Vạn Quy Tàng hỏi: "Ngươi định đi đâu?" Lục đại ca không thèm trả lời, nhắm hướng nam chạy vù đi. Vạn Quy Tàng giao muội cho nữ tử, bảo: "Đây là Thi cô nương, người thân thiết của Cốc Chẩn. Ngươi hãy đưa cô ta về Ma Long hạm, giam giữ cho thật cẩn thận, rồi nhắn Ngải Y Ti là ta nắm rõ quân tình, ta sẽ đến tìm nó sau". Xong rồi, lão cười ha hả, gọi lớn: "Lục Tiệm, ngươi định đi đâu vậy?", lão xông tới, tung ra một chưởng công vào Lục đại ca. Lục đại ca phải quay lại nghênh chưởng, hai người lại quyền cước giở ra... Muội bị nữ tử đem đi, giam giữ trên tầu. Chuyện sau đó ra sao, muội không rõ!
Cốc Chẩn sớm biết Vạn Quy Tàng cản trở Lục Tiệm, để hắn không cách nào đến giúp Thích Kế Quang, trận đấu đó xem ra lành ít dữ nhiều, nhưng tính theo thời gian, cho đến tận khi Cừu Thạch thua trận, quân sĩ hắn thảm bại, rồi Ngải Y Ti bị mình bức bách, thuỷ chung Vạn Quy Tàng vẫn không xuất hiện, lão khăng khăng muốn cản trở Lục Tiệm, có khi ngược lại, đã bị Lục Tiệm làm lão bó chân bó cẳng, không cách nào đến giúp tụi chúng một tay. Nghĩ thế, Cốc Chẩn trong lòng buồn vui lẫn lộn, buồn lo cho Lục Tiệm chưa địch lại Vạn Quy Tàng, vui vì khi Lục Tiệm có khả năng cản trở Vạn Quy Tàng, võ công hắn tất nhiên đã tiến triển nhiều. Tâm thần bất định, Cốc Chẩn suy nghĩ một lúc lâu, bất giác gã buông một tiếng thở dài! Cốc Chẩn khi nhíu mày, lúc vui vẻ, Thi Diệu Diệu đều thấy hết, khi nghe gã thở dài, nàng hỏi:
- Sao huynh thở dài?
Cốc Chẩn hỏi trở lại:
- Trong lúc muội lọt vào tay Ngải Y Ti, có bị ả ngược đãi chút nào không?
Thi Diệu Diệu lắc đầu, đáp:
- Ả đối xử tốt với muội, nhưng ánh mắt nhìn muội thật hết sức kỳ lạ. - nói đến đấy, nàng nguýt Cốc Chản một phát, trề môi, tiếp - chắc tại ả cũng bị vướng mắc một món nợ phong lưu với huynh!
Cốc Chẩn cãi:
- Oan thấu trời! Ta và ả sinh tử đối đầu, thù hận còn chưa tính hết, làm sao có vụ mắc nợ phong lưu đó!
Thi Diệu Diệu bảo:
- Huynh bảo là sinh tử đối đầu, người ngoài xem, chưa chắc đã là vậy! Đối đầu, sao ả đã chịu thả huynh ra!
Cốc Chẩn đáp:
- Ngay cả phải thả ta ra, trước đó, ả phiên bà nương cũng đã hành hạ ta một cách cực kỳ cổ quái mới lạ, làm người ta giận muốn điên luôn.
Thi Diệu Diệu dòm Cốc Chẩn một chặp, rồi than:
- Muội là nữ nhân, muội hiểu rõ tâm tình nữ nhân. Ả đối xử huynh như vậy, chẳng qua kiếm cách làm cho muội ghét bỏ huynh, từ đó buộc huynh phải khuất phục dưới tay ả. Trí thông minh cuả ả cực kỳ lợi hại, đến độ xem thường ngưởi khác, trong tình huống đó, bất kể huynh đã làm gì, muội đều không trách huynh.
Cốc Chẩn ấm áp trong lòng, gã nhìn chăm chú vào hàng mi nàng, trào dâng trong tim những tình cảm ngọt ngào, thắm thiết, gã đưa tay nhẹ vuốt vào mái tóc mượt mà của nàng, khe khẽ kêu:
- Diệu Diệu... Diệu Diệu!
Thi Diệu Diệu ngước mắt đắm đuối vào mắt gã, trong lòng thấy rộn rã, cả hai dù đang trải qua những giờ phút nguy nan, họ đều cảm giác chưa khi nao được sống hạnh phúc hơn lúc này.
Cốc Chẩn thẩm tra kinh mạch Thi Diệu Diệu, không rõ bằng cách nào Vạn Quy Tàng đã phong toả nội lực nàng. Gã bèn đem khẩu quyết truy bức Lục Hư độc truyền cho Thi Diệu Diệu, để nàng dùng thử, xong cũng vô hiệu. xem ra đấy không phải là Lục Hư độc.
Cốc Chẩn nghĩ bụng: "Nếu địch thủ không có bản sự ngang tầm Lục Tiệm, lão già dịch nhất quyết chẳng khi nao dùng độc cấy vào. Ta đã khử được độc đó trong ta, toàn nhờ vào một may mắn hết sức bất thường!
Gã nghĩ đến đấy, thoáng lộ một nét bực bội.
Thi Diệu Diệu đâu đã hay Cốc Chẩn vừa đạt được thần thông mới mẻ đó, nàng vốn không mấy hy vọng gã phá giải được cấm chế của Vạn Quy Tàng, huống hồ được trùng phùng Cốc Chẩn, nàng thấy mãn nguyện lắm rồi, gặp lại Cóc Chẩn là điều nàng hằng mong ước trong biết bao giấc mộng, giờ đây, được có chàng ở kế bên, chuyện còn nội công hay mất, nàng cũng không mấy quan tâm.
Vào lúc bình minh, trời nổi gió to, sóng bủa mạnh, chiếc tiểu thuyền bị sóng biển vùi dập, họ đang bị nguy cơ đắm thuyền.
Cốc Chẩn cực kỳ lo lắng, gã nghĩ: "Đi được tới đây rồi, chẳng lẽ lại chôn thân đáy biển?"
Gã đứng thẳng người, nhìn chăm chú vào nơi xa; trời cao, biển rộng, tuyệt không thấy bóng dáng đất liền. Cốc Chẩn bất giác ngồi xuống trở lại, chau mày suy nghĩ.
Từ khi Thi Diệu Diệu quen Cốc Chẩn đến giờ, nàng thấy gã coi nhẹ mọi chuyện đến mức cẩu thả, thật hiếm khi nào gã trầm tư mặc tưởng. Bây giờ, nhìn gã tập trung suy nghĩ giải pháp cho tình huống hiện tại, nàng lại thấy gã có phần khả ái. Phụ thân Thi Hạo Nhiên đối xử với ngươi luôn chừng mực, chính đính, là một bậc quân tử ở Đông Đảo. Từ nhỏ, Thi Diệu Diệu học theo cha, chưa khi nào nàng có ý nghĩ sẽ trọn đời thề ước với một gã lãng tử như Cốc Chẩn, chưyện đời đưa đẩy khiến nàng kết với gã, thật sự ngoài ý muốn, nàng gắng chấp nhận, nhưng thâm tâm vẫn giữ một thoáng ước mong Cốc Chẩn trở về chính đạo. Giờ đây, ngẫu nhiên thấy gã hành xử đứng đắn, nghiêm túc, nàng cảm giác trong lòng sung sướng khôn cùng.
Cốc Chẩn suy nghĩ thật lâu rồi mỉm cười, bảo:
- Diệu Diệu, ta muốn nhảy xuống biển thử nghiệm một lúc, vậy xảy ra bất cứ chuyện gì, muội chớ quá hoảng sợ nhé!
Thi Diệu Diệu chẳng hiểu gã định làm gì, đành gật đầu.
Cốc Chẩn cởi bỏ áo ngoài, lấy sợi xích sắt, buộc một đầu vào be thuyền, một đầu thắt vào ngang bụng, gã hít vào một hơi thở thật sâu, nhảy tòm xuống biển, rồi một lúc thật lâu sau, chẳng có động tịnh gì!
Thi Diệu Diệu dù biết gã giỏi thuỷ tính, nhưng chờ đợi tính ra cũng gần tàn ba nén hương, nàng không khỏi không run sợ, cầm sợi xích sắt giật mạnh, miệng hô hoán:
- Cốc Chẩn... Cốc Chẩn?
Lúc đó, thấy xuất hiện trên mặt biển một vũng nước xoáy, ban đầu, mảnh như màng nhện, rồi mỗi lúc một to dần, dường như dưới đáy biển có cái gì đang khuấy động nó, cái luồng xoáy mỗi lúc một rộng, lớn ngang cái quạt mo. Thi Diệu Diệu chăm chú nhìn từ giữa luồng xoáy đó xuống đáy, hốt nhiên thấy khuôn mặt Cốc Chẩn, đang tủm tỉm cười với nàng.
Thi Diệu Diệu giật mình, thét to một tiếng, lùi nhanh về đàng sau, chợt nghe tũm một tiếng, Cốc Chẩn đã từ dưới nước níu vào sợi xích sắt, tung người lên thuyền, gã tinh nghịch, cố sức giậm mạnh chân vào sàn thuyền, nội lực Thi Diệu Diệu đã mất, nàng đứng không vững, lập tức té nhào vào lòng gã. Cốc Chẩn thừa cơ ôm chặt lấy, cười hì hì. Thi Diệu Diệu luôn miệng thoá mạ, nhưng trong lòng vui mừng hớn hở, nàng sợ lật thuyền, vội dang tay ôm chặt vào ngang eo Cốc Chẩn, nghĩ bụng, ngày xưa, có nội công thì cũng tốt, nhưng giờ đây, tới đâu hay đó, nàng lại toàn tâm toàn ý muốn hưởng hạnh phúc trong vòng tay người yêu, trong sâu thẳm của con tim, nàng thấy một niềm ước muốn nội công không bao giờ phục hồi nữa, vĩnh viễn được Cốc Chẩn che chở cho nàng.
Cái ý niệm đó làm Thi Diệu Diệu vừa thẹn, vừa mừng, nàng lại nghe Cốc Chẩn vui vẻ hỏi:
- Diệu Diệu, muội thử đoán xem vừa rồi ta phát hiện được cái gì?
Thi Diệu Diệu hứ một tiếng, đáp:
- Ai mà biết huynh hí thần lộng quỷ những gì, có điều, làm người ta sợ gần chết!
Cốc Chẩn bảo:
- Ta hiểu được cách "Ngự Thủy" rồi. Từ giờ trở đi, chiếc thuyền này trôi nổi đến đâu thì đến, hai đứa mình không sợ chết vì đói, vì khát nưã đâu!
Thi Diệu Diệu nghe gã nói, nàng hết sức ngạc nhiên, Cốc Chẩn thấy thần sắc nàng ngơ ngẩn, gã bèn giải thích cặn kẽ. Nguyên Cốc Chẩn vốn đã biết Chu Lưu bát kì sẽ luôn luôn phản ứng mỗi khi tính mệnh chủ nhân nó lâm nguy, nó sẽ tự kích phát, cho đến giờ, mỗi lần gặp nguy hiểm chết người, chúng đã tự động phóng ra, nhưng thể thức vận hành ra sao, gã tuyệt không hiểu. Lúc này, trong giờ phút nguy nan này, Cốc Chẩn rán nặn óc suy nghĩ, thử tự mình tạo ra tình huống có chút đỉnh hiểm nguy, để thúc giục bát kình kích phát.
Gã vừa rồi lặn xuống nước, nín thở, đồng thời thi triển thuật "Thiên Tử vọng khí", theo dõi biến chuyển của bát kình, chẳng mấy chốc, hớp không khí trong phổi đã cạn, gã thở hít khó khăn, nước biển ồ ạt tràn vào miệng mũi, tư vị cũng không kém phần gian nan, đau đớn, nhưng Cốc Chẩn sớm đã lập kế hoạch, gã khổ công chịu đựng, nhất định không chịu trồi lên mặt nước, trái lại còn tập trung thần thức, quan sát biến chuyển của bát kình. Quả nhiên, như gã đã suy tính, vào lúc nội tức Cốc Chẩn gần đứt, thần thức sắp tiêu vong, Chu Lưu bát kình đột nhiên có biến hoá, thủy kình bốc mạnh, hợp cùng nước biển, nó cấp tốc xoay chuyển toàn bộ, làm cho vùng nước biển quanh gã cũng bị dao động theo, từ dưới đáy bốc lên trên, từ nhỏ trở thành lớn, tạo ra một trũng nước xoáy, xông phá lên mặt nước, cho thấy rõ miệng mũi Cốc Chẩn ở đầu luồng bên dưới.
Cốc Chẩn để ý, biến chuyển cực nhỏ bát kình gã vẫn chưa nắm bắt được, nhưng cái lúc mà gã bị tung lên khỏi mặt nước, gã minh bạch, bức bách cho thuỷ kình phát ra, chính là phương pháp ngự khí kình, gã bèn thuận miệng bảo Thi Diệu Diệu là môn "Ngự Thủy pháp".
Thi Diệu Diệu nghe gã giải thích trong cơ thể gã có được "Chu Lưu lục hư công" phù trợ, nàng ngơ ngác, há hốc miệng, nhưng khi nàng nhìn thần thái Cốc Chẩn, hiểu là hắn không nói xạo, trong lòng nàng chợt mừng rỡ đến phát điên cuồng, chỉ vì nàng đang hết sức lo cho vận mệnh Đông Đảo, bây giờ, bất ngờ thấy được một hy vọng lớn! Nàng hỏi gã:
- Cốc Chẩn, vậy bây giờ hai ta đi đâu?
Cốc Chẩn đếm đầu ngón tay, trầm ngâm, nói:
- Sắp đến mồng chín tháng chín rồi, ngày "Luận đạo diệt thần", là lúc quyết định sống còn của Đông đảo. Trong tình cảnh này, phải lo phòng bị sớm, vậy mình hãy trở về Đông Đảo.
Cái đó chính phù hợp ý muốn của Thi Diệu Diệu, nàng vui vẻ chịu lời. Cốc Chẩn vận chuyển bát kình, thúc đẩy thủy kình ra, định đưa xuống nước làm lực đẩy thuyền, không dè, gã cứ tưởng sẽ dễ dàng ngự thuỷ kình, sẽ bức bách thuỷ kình xuất phát, loay hoay một lúc, chẳng ăn thua, thủy kình khi có khi không, chẳng thể đưa ra ngoài theo ý muốn được. Cốc Chẩn vất vả cả nửa buổi, chiếc thuyền vẫn cứ đứng ỳ tại chỗ, không di dịch chút nào.
Cốc Chẩn vừa rồi lớn lối khoe khoang cùng ý trung nhân, bây giờ bất thành, nét mặt tuy vẫn kiên định không chịu thua, nhưng dục tốc bất đạt, gã càng rán sức, càng vô hiệu nhiều hơn, mồ hôi nhiều giọt lớn tuôn đọng trên vầng trán đỏ ửng.
Thi Diệu Diệu thấy gã bối rối, nàng vừa thương hại, vừa tức cười, nàng nghĩ thầm: "Cái gã xấu xa này, nếu không lớn lối làm cho mình vui sướng, thì lại hồ đồ! Chu Lưu lục hư công là môn thần thông số một, đâu phải cứ tuỳ tuỳ tiện tiện mà luyện cho thành công được ngay đâu! Ôi... chẳng lạ gì, bây giờ Vạn Quy Tàng xuất thế, Đảo vương quá cố rồi, Đông Đảo diệt vong là chuyện lo lắng chết thôi, lòng gã lo toan, đến trở thành si ngốc!" Nghĩ như vậy, rồi lại nghĩ đến Cốc Thần Thông cùng Doanh Vạn Thành, nàng chua xót trrong lòng, nước mắt tuôn ra.
Nàng thổn thức một hồi, thấy Cốc Chẩn vẫn còn nhăn mặt nhíu mày vận công, nàng đưa tay áo gạt lệ, bảo:
- Thôi đừng gấp gáp nữa, hãy ăn chút đỉnh gì đã!
Rồi đem thực phẩm Ngải Y Ti sắp sẵn ra. Thức ăn thịnh soạn, có cả hai hồ bồ đào mỹ tửu. Thi Diệu Diệu nghĩ thầm: "Ả di nữ này đúng là tri kỷ của Cốc Chẩn, thức ăn tốt, rượu ngon, toàn là những thứ chàng thích." Nghĩ vậy, thấy cũng có hơi ghen, nhưng khi nhìn vào đàng sau lưng Cốc Chẩn, nàng không ngăn được mừng vui hớn hở.
Cốc Chẩn dường như không nghe nàng nói, trước sau vẫn cứ tiếp tục nghĩ ngợi. Thi Diệu Diệu kêu gọi hoài không xong, nàng bèn lại ngồi bên cạnh, đưa thức ăn, thức uống vào tận miệng gã.
Rượu thịt vào đến mồm, Cốc Chẩn nhai nuốt, cứ như ăn thức ăn không mùi vị, được hai bận, gã chợt nói:
- Diệu Diệu, ta lại lặn xuống nước một lần nữa đây!
Nói xong, gã nhảy tùm xuống, lặn một lúc lâu, trên mặt biển chợt xuất hiện một vũng nước xoáy nhỏ, di động qua lại, không cố định ở một chỗ.
Thi Diệu Diệu thầm thán phục, nàng nhận thấy, nếu vẫn còn nội công, nàng cũng chẳng thể nào tạo được hiện tượng đó dưới đáy biển. Cái bổn sự cao siêu đó của Cốc Chẩn, xem ra không tệ, chỉ đáng tiếc một điều, đối diện cường địch, đem nó ra sử dụng để lặn lội thì được, nhưng để chống phá địch thủ, xem ra vô dụng.
Lần này, Cốc Chẩn nổi trở lên, về thuyền, gã cúi đầu ngẫm nghĩ. Thấy gã ướt mem, miệng lẩm nhẩm gì đó, dường như đang tụng cổ văn. Để ý nghe kỹ, thì là: "Biến động bất cư, Chu Lưu lục hư, thượng hạ vô thường, cương nhu tương dịch" (Tạm dịch: Đừng để ý tới biến động, Chu Lưu lục hư, lên lên xuống xuống, cương nhu cứ để cho chúng nhẹ nhàng với nhau")
Đông Đảo thừa hưởng toàn bộ của Thiên Cơ cung, món Tiên Thiên Dịch Số là môn học nhập môn của đa số đệ tử, Thi Hạo Nhiên lại là đại hành gia về Chu Dịch, từ tuổi lên mười, Thi Diệu Diệu đã thuộc nằm lòng "Chu Dịch". Mười sáu chữ Cốc Chẩn vừa lẩm nhẩm đó, chính là lấy từ "Chu Dịch", Thi Diệu Diệu trong lòng thắc mắc, bèn hỏi:
- Cốc Chẩn, huynh tụng "Chu Dịch" làm gì thế?
Cốc Chẩn vẫn chẳng trả lời, chỉ tiếp tục chống tay vào má, ngẫm nghĩ, dôi lúc dìm đầu xuống mước, đôi lúc chống tay lên gối, Thi Diệu Diệu thấy thế, nhớ đến hồi gã còn nhỏ, mỗi khi gặp vấn đề hắc búa, gã thường hay suy nghĩ, ngồi chống tay bó gối như vậy, không ngờ, bao nhiêu năm rồi, tập quán đó vẫn chẳng hề thay đổi.
Một phút sau, Thi Diệu Diệu trong lòng rộ lên tình cảm êm đềm, nàng bất giác cười hàm tiếu, lặng lẽ ngồi kế bên gã, xem gã làm trò. Một chặp sau, từ trên cao bỗng truyền xuống tiếng chim quang quác, nàng ngẩng trông, một con hải âu đang vỗ cánh bay lượn trên ấy. Ở lâu năm trên hải đảo, nghe tiếng chim, Thi Diệu Diệu biết con chim đang đói, nàng thương tình, nhón lấy một ít thức ăn vào bàn tay, miệng cũng kêu cô cô vài tiếng. Con hải âu nghe tiếng gọi, bèn đáp xuống, đậu vào tay nàng, mổ ăn hết sạch đồ ăn, rồi tung cánh bay đi. Nhìn theo bóng con chim, Thi Diệu Diệu cất tiếng mắng nho nhỏ:
- Đồ vô lương tâm gì đâu! Ăn hết rồi, cóc thèm nhìn nhõi gì đến người ta!
Nàng vừa mắng xong, chợt nghe tiếng Cốc Chẩn gọi to lên, hỏi:
- Muội nói gì vậy?
Thi Diệu Diệu hơi giật mình, quay lại nhìn, thấy hai mắt Cốc Chẩn tròn vo, đang chăm chăm ngó nàng, thần sắc thập phần khích động, nàng buột miệng gắt gã:
- Sao la lớn vậy, làm người ta giật mình, đứng tim luôn!
Cốc Chẩn nhảy phốc lại, hai tay nắm vào đôi vai nàng, gấp rút hỏi:
- Diệu Diệu, vừa rồi, muội đã nói gì thế?
Thi Diệu Diệu nguýt gã, hỏi lại:
- Nói gì đâu?
Thi Diệu Diệu vẫn sốt ruột thắc mắc, không hiểu trên đời này, công phu dưỡng khí như thế, chưa thấy sách vở nào đề cập đến, nàng bất giác hỏi gã:
- Dưỡng khí với lại dưỡng ưng (cho chim ăn), có gì dính dáng vào nhau đâu?
Cốc Chẩn đáp:
- Dưỡng khí kình bình thường thực ra chẳng dính dáng gì tới dưỡng ưng, nhưng dưỡng cái món Chu Lưu bát kình này, lại có tương tự trọng đại.
Nguyên là Chu Lưu bát kình khi chẳng có chuyện gì cấp kỳ, tự chúng "Tổn cường bổ nhược", nên khi chúng ở dạng quân bình, bát kình cứ xoắn xuýt vào nhau mà tự lo lấy cho nhau, chẳng cần gì đến tác động bên ngoài, giống như người ta cho chim hải âu ăn, cho chó ăn, khi chúng no nê rồi, sẽ chẳng thèm để ý đến người ta chút nào, chẳng để cho người ta sai bảo. Chỉ khi nào chúng đói bụng, thời mới chịu cho người ta sai khiến, đi thi hành yêu cầu của chủ.
Chu Lưu bát kình khác với nội công thiên hạ. Chúng tự đứng riêng ra thành một thể độc lập, tự lo cho nhau, tự cung tự cấp, khi chẳng có chuyện gì cấp bách xảy đến cho chủ nhân, sẽ chẳng để cho chủ nhân tuỳ tiện dùng chúng. Muốn điều khiển bát kình, chỉ có thể làm được vào lúc chúng lưu chuyển loạn xị, chưa tự quân bình được sự hỗn loạn giữa bản thân chúng. Nếu để bát kình cường nhược mất quân bình lâu mà không can thiệp vào, chúng sẽ loạn động trong cơ thể, đưa đến tẩu hoả nhập ma.
Cốc Chẩn hiểu rõ cái lẽ đó rồi, gã ngầm vận chân khí, phát hiện rằng muốn "ngự" bát kình, trừ khi lúc "Tổn cường bổ nhược" còn chưa làm xong, sớm một chút, bát kình cường nhược mất quân bình, dễ đưa đến tẩu hỏa nhập ma, trễ một chút, bát kình tự chúng đã lập lại quân bình rồi, sẽ không để cho mình "ngự" được chúng nữa. Thành ra, phải chộp đúng cái lúc mà chúng mất quân bình, khoảnh khắc đó cực kỳ ngắn ngủi, tỉ như chớp giựt, sấm động, thật khó nắm bắt cho chính xác.
Vì lý do đó, mỗi bận sử Chu Lưu lục hư công, người luyện kình đều bị nguy hiểm rất lớn, giống như đánh bạc, không những phải cực kỳ thận trọng, mà còn phải ứng biến thần tốc, nắm bắt đúng vào thời điểm, phát xuất lượng kình lực cần thiết; muốn vậy, phải can đảm hết mực, xem thường sinh tử, mỗi bận xuất thủ, coi sống chết như không. Nếu kình lực phát ra không đả thương được địch thủ, nó dội ngược trở về, đả thương chính mình, thành ra, mỗi lần sử dụng nó đối phó địch nhân, cũng không khác gì đặt tính mạng mình vào cuộc chiến.
Cái đạo lý xem qua thấy dễ dàng, tìm hiểu được nó mới thật cực kỳ khó khăn. Trong lòng Cốc Chẩn không nén nổi bồi hồi, gã chợt hiểu, tại sao hồi đó Lương Tư Cầm đã không muốn lưu truyền môn thần công này lại cho hậu thế, bởi môn thần công này, người thường thực sự không luyện được, phải là người không những có trí lực vượt bậc, kiến thức sâu rộng, mà còn phải quyết ý mong muốn đạt đến mức tối cao, hiểu rõ sinh tử. Cốc Chẩn đã có thể luyện võ công đó đến mức độ này, công nhận là nhờ ở cơ duyên, nhưng xét đến cội nguồn, thực sự do gã thiên tư vượt bực, trí óc thông minh đến mức phi phàm. Nếu đổi lại là Lục Tiệm, cho dù am hiểu tường tận thể thức tu luyện, Lục Tiệm cũng sẽ rất khó mà nhìn ra những biến hoá bên trong, khó tóm được cái cơ hội mong manh thoáng qua, lại còn thiếu cái quyết đoán cực kỳ nhanh nhẹn, nhạy bén của kẻ thường xuyên lăn lóc thương trường, cộng thêm với dũng khí dám lấy quyết định có tính cách sinh tử.
Trong lòng cảm khái một lúc lâu, rồi Cốc Chẩn ngầm vận thần thông, đưa bát kình đến chỗ "Tương mãn vị mãn, Thường nhược bất túc" (Đem đầy làm cho bớt đầy, biến chỗ yếu thành thiếu kém), Thủy kình bèn ồ ạt tuôn mạnh ra, kết hợp với dòng nước biển, lúc ban sơ có bộ lập cập, nhưng gã quen dần với thuỷ lưu, đã dùng kình khí điều khiển dòng thuỷ lưu, đưa dòng thuỷ lưu đẩy vào sau thuyền, chiếc thuyền bị giật mạnh, bị đẩy loạng choạng vài cái, rồi từ từ tiến tới.
Thi Diệu Diệu nhìn quang cảnh, nàng không khỏi không hết sức thán phục, chờ lúc Cốc Chẩn nghỉ mệt, nàng bèn hỏi cặn kẽ sự việc.
Cốc Chẩn thuật lại những gian nan mà hắn đã trải trong luyện tập, Thi Diệu Diệu nghe mà phát sợ, một lúc lâu sau mới bảo:
- Cái cách huynh luyện công phu đó, nó thực là quái gở, Tư Cầm tiên sinh chắc cũng chẳng thể nào liệu trước được!
Cốc Chẩn gật đầu đáp:
- Chắc tiên sinh không nghĩ ta sẽ dùng thể thức kinh doanh thương trường để luyện thành thần thông đó.
Thi Diệu Diệu hỏi:
- Vậy hồi đó, Tư Cầm tiên sinh đã dùng phương pháp nào?
Cốc Chẩn suy nghĩ một chút, rồi nói:
- Có khi là đạo trị quốc, hoặc giả dựa vào mấy thuật pháp của Tây Côn Lôn. Dưới trời này, những đạo lý nào đạt đến mức tuyệt đỉnh, hầu như đều ít có khác biệt.
Cốc Chẩn vận chuyển thần thông, ngày càng thuần thục. Nhưng hắn nội công thấp kém, đã không trì được lâu dài, đẩy thuyền đi được vài dặm, gã đã mệt nhoài. Nói đúng ra, nếu dùng bơi chèo mà chèo thuyền, có khi hay hơn! Cốc Chẩn thoạt đầu thất vọng to, nhưng rồi hắn hiểu, Chu Lưu lục hư công cũng giống như các môn võ công khác, cũng có mức độ cao thấp khác nhau, mà cũng không phải bất tận, dùng mãi cũng đến hồi bị cạn kiệt.
Nghỉ ngơi xong, Cốc Chẩn bèn xem xét các cấm chế trong kinh mạch Thi Diệu Diệu. Từ khi ngộ ra cách thức sử dụng Chu Lưu bát kình, kiến thức Cốc Chẩn về bát chủng chân khí đó trở thành sâu rộng. Gã nhận thấy thể nội của Thi Diệu Diệu, có sự tương thích với Chu Lưu thiên kình; trong mạch phổi, thấy có kình khí giống như Hỏa kình, mạch của thận có dấu vết của Thổ kình; mạch tim bị Thủy kình, mạch tì bị tắc tị do kình khí giống Điện kình.
Cốc Chẩn trầm ngâm một lúc lâu, chợt vui vẻ nói:
- Hoá ra là vậy!
Thấy thần sắc của gã, Thi Diệu Diệu chợt mừng rộ, nàng hỏi ngay:
- Huynh nghĩ ra được gì rồi?
Cốc Chẩn mỉm cười, hỏi trở lại:
- Diệu Diệu, muội có còn nhớ, hồi nhỏ, tụi mình được bố dạy về sự tương thích của ngũ hành đối với ngũ tạng cuả con ngươi không?
- Làm sao không nhớ! - Thi Diệu Diệu trả lời, - cái đó là căn bản của nội công mà! Ngũ tạng con người ta tương thích với ngũ hành, gan thuộc về Mộc, phổi là Kim, thận thuộc Thủy, tim là Hỏa, tì chiếu về Thổ.
Cốc Chẩn lại hỏi:
- Vậy tương quan bát quái với ngũ hành là sao?
Thi Diệu Diệu không rõ tại sao tự nhiên hắn truy bài nàng, nàng khẽ chau mày, giảng giải:
- Thiên, Trạch thuộc Kim, Địa, Sơn thuộc Thổ, Lôi, Phong thuộc Mộc, cho đến hai quái Thủy, Hỏa, cũng ứng về Thủy Hỏa của thiên nhiên.
Cốc Chẩn gật đầu, nói:
- Hiện thời, trong muội có năm đạo dị khí, nếu phân theo Chu Lưu bát kình, thì là Thiên, Hỏa, Thổ, Thủy và Điện, chiếu theo luật ngũ hành sinh khắc, Kim khắc Mộc, Hoả khắc Kim, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hoả, Mộc khắc Thổ, năm cái dị khí đó chia nhau ra khắc chế các nội tạng của muội là Gan, Phổi, Thận, Tim, và Tì. Năm tạng đó bị khắc, khí kình bị cản trở, tất nhiên không cho muội vận nội công lên được!
Thi Diệu Diệu thoáng biến sắc, nghĩ ngợi, rồi hỏi:
- Cái cách khắc chế đó, có độc địa lắm không?
Cốc Chẩn đáp:
- Hồi xưa, có vị tiền bối Độc La Sát, đã bào chế ra món độc dược tên "Ngũ Hành Tán", nổi danh thiên hạ đệ nhất kì độc. Cái đạo lý đó so với cấm chế trong muội cũng không khác nhau mấy, chính là dùng Phản Ngũ hành để khắc chế Chánh ngũ hành.
Thi Diệu Diệu nghe nói mà rầu, nàng than thở:
- Nói như vậy, từ giờ trở đi, muội không còn sử dụng được Thiên Lân nữa hay sao?
Võ công đó, nàng đã khó khăn lắm mới luyện thành, bây giờ nghĩ đến nỗi niềm nó bị phá huỷ, trong lòng nàng cảm thấy chua xót, tròng mắt chợt ửng hồng.
Cốc Chẩn tủm tỉm cười, ôm nàng vào lòng, đưa tay nhẹ vuốt tóc mai, nói:
- Xọa Ngư nhi, sao lại buồn rầu quá thế? Mình đã hiểu được đạo lý của cấm chế, có gì mà sợ không tìm ra được cách hoá giải nó!ị
Thi Diệu Diệu đổi buồn làm vui, ngẩng đầu, hỏi:
- Huynh có cách hoá giải nó rồi, phải vậy không?
Cốc Chẩn hôn nhẹ lên vầng trán của nàng, cười, nói:
- Vạn Quy Tàng đã dùng Phản ngũ hành để khắc chế Chánh ngũ hành, để đối phó, bây giờ, mình cứ dùng Chánh ngũ hành khống chế lại cái Phản ngũ hành đó, muội đừng quên, lão có Chu Lưu bát kình, ta đây cũng có Chu Lưu bát kình vậy.
Thi Diệu Diệu mừng quá, nàng không nhịn được, cứ dang tay đấm thùm thụp vào đầu vai Cốc Chẩn.
Cốc Chẩn la lên:
- Diệu Diệu, sao muội đánh ta?
Thi Diệu Diệu bảo:
- Ai biểu dám loạn động hun vào người người ta!
Cốc Chẩn cãi:
- Muội là tức phụ nhân của ta (vợ chưa cưới về), là ta loạn động vào người muội,chứ có ai khác dám đi hun muội?
Thi Diệu Diệu vừa bực, vừa buồn cười, lại cung tay, tức tối, đấm thêm cho hắn vài quyền nữa!
Cốc Chẩn chụp vào đầu quyền của nàng, hì hì, nói;
- Vậy ta thôi không giúp muội phục hồi võ công, như vậy, có đấm người ta, cũng ít đau hơn!
Thi Diệu Diệu nguýt hắn một cái, cười:
- Giờ mới biết sao? Lúc này muội không thừa dịp mà đấm, mai mốt sợ hết cơ hội để đánh nữa kia!
Cốc Chẩn thắc mắc:
- Giải cấm chế xong rồi, võ công muội cao, sao không đánh được nữa?
Thi Diệu Diệu ửng hồng gò má, cúi đầu, không trả lời.
Cốc Chẩn xoay chuyển ý nghĩ, cười bảo:
- Ta biết rồi, muội sợ khi võ công phục hồi rồi, ra tay mạnh quá, sẽ làm ta đau nhiều!
Thi Diệu Diệu chầm chậm ngẩng đầu, gò má đẫm lệ, rền rĩ nói:
- Cốc Chẩn, muội hồi trước nghi oan cho huynh, đã đánh đập huynh! Từ giờ trở đi, muội sẽ không làm thế nữa!
Cốc Chẩn cười ha hả!
Thi Diệu Diệu nổi đoá:
- Huynh cười cái gì? Muội nói đó là thực tâm, nếu cần, muội sẽ chỉ tay lên trời mà thề đó!
Cốc Chẩn dỗ dành:
- Xọa Ngư nhi, muội thực tình không đánh ta, sẽ khiến cho ta bị ngứa ngáy hoài sao? Nhưng có đánh, thì đánh nhè nhẹ thôi, đừng đánh đau là được!
Thi Diệu Diệu cười rũ rượi:
- Thứ mặt dày như huynh, ôi... đánh huynh đau rồi, thực tình muội cũng không chịu nổi!
Lời nói vừa buột ra, nàng thấy có mòi yếu thế, bèn nổi hung, không ngừng đấm thình thịch vào ngực Cốc Chẩn.
Sau đó, trao đổi thêm đôi câu, Cốc Chẩn bắt đầu thủ pháp hoá giải cấm chế cho Thi Diệu Diệu. Hai người ngồi đâu mặt, bốn lòng bàn tay ấp vào nhau. Cốc Chẩn vận Hỏa kình đem khắc chế Thiên kình của Vạn Quy Tàng, đem Thủy kình khắc chế Hỏa kình, lấy Điện kình hoá giải Thổ kình, lấy Thổ kình chống lại Thủy kình, và đem Thiên kình chế trụ Điện kình.
Thi Diệu Diệu chỉ cảm giác cơ thể khi nóng, khi lạnh, sau một quãng thời gian, những trì trệ trong kinh mạch nàng hoàn toàn triệt tiêu, chân khí lại vận chuyển thông suốt như xưa.
Thi Diệu Diệu hồi phục được thần thông, nàng mừng rỡ quá sức, lại được chứng kiến bản sự của Cốc Chẩn cao siêu nhường ấy, đã mừng lại mừng hơn, nàng cười hoài không thôi.
Thấy nàng vui sướng, gã cũng không nhịn nổi niềm hoan lạc trong lòng.
Hai người truyện trò, cười nói, không để ý thời gian trôi qua nhanh, mới đó đã hai ngày một đêm rồi, nước uống cạn hết. Ngày sau đó, cả hai đã phải bắt cá ăn sống. Chợt thấy xuất hiện nơi chân trời một chiếc tầu buồm, vải buồm trắng tinh, có thêu một con rồng vàng.
Hai người nhận ra đấy là tiêu ký cuả Đông Đảo, không khỏi không mừng rỡ.
Cốc Chẩn vận chuyển Thủy kình, đẩy chiếc tiểu thuyền đến gần. Một lúc sau, hai thuyền cập vào nhau.
Thi Diệu Diệu tinh mắt, nhận ra người trên tầu, nàng vui vẻ nói:
- Cốc Chẩn, đó là Dương đảo chủ của đảo Phi Yến.
- Cốc Chẩn, huynh biết thanh y nhân đó là ai hả?
Cốc Chẩn đáp:
- Huynh biết, là Vạn Quy Tàng!
Thi Diệu Diệu ủ rũ nói:
- Đúng là lão! Tiếc thay, hồi gặp lão lần trước kia, muội còn nhỏ tuổi quá, vào lúc ấy, muội đã không nhìn ngay ra lão, nếu không, chết thì chết, muội cũng xông vào cản trở lão, tạo cơ hội cho Doanh gia gia đào tẩu.
Cốc Chẩn bảo:
- Muội khoan hãy tự trách thân! Vạn Quy Tàng tối thù ghét cao thủ luyện Quy kình, Doanh Vạn Thành mà đụng phải lão, nhất định sẽ không sao toàn mạng! Chỉ là bình thường, lão Doanh lủi nhanh như chuột, nghe phong thanh họ Vạn, là lão dông thiệt lẹ, đến tay lợi hại như Vạn Quy Tàng, chưa chắc đã đuổi theo kịp!Lần này, ma đưa lối, quỷ dẫn đường, tự lão đem thân đến chường ra trước mặt Vạn Quy Tàng, họ Vạn sẽ không sao hiểu nổi!
Thi Diệu Diệu than thở:
- Doanh gia gia nhất định cũng đã biết điều đó, khi Vạn Quy Tàng chưa nói hết câu, lão gia đã xoay mình chạy trốn, nhưng không còn kịp nữa, Vạn Quy Tàng vung tay lên, Doanh gia gia thân mình còn đang giữa chừng không, đã thấy thất khiếu phun ra toàn là máu, người lão gia chìm xuống, từ trên lầu té nằm phịch xuống giưã lòng đường, quẫy vài cái, rồi hết cục cựa. Muội thu hết can đảm chạy nhanh xuống dưới xem, xương sọ Doanh gia gia đã bị dập, chỉ còn thoi thóp thở, lão gia nhìn muội, định trối trăn gì đấy, nhưng lời chưa kịp thốt ra, lão gia đã thổ một đống máu, nhắm mắt, tắt thở!
Nàng kể đến đấy, tròng mắt thoáng đỏ hồng, hầu như muốn khóc!
Cốc Chẩn cũng hết sức rầu rĩ trong lòng, Doanh Vạn Thành dù yêu tiền tài hơn tính mạng, nhân cách lão đê tiện, dẫu sao cũng là bậc trưởng bối của cả hai, khi nghe cái chết của lão, gã không sao cầm lòng cho đặng.
Thi Diệu Diệu cố nuốt lệ, ngừng một hồi lâu, rồi nói tiếp:
- Lúc bấy giờ, muội thực vừa kinh hãi, vừa đau lòng, lại nghe phía sau có người cười cười, hỏi: "Coi bộ cô đây là truyền nhân của Thiên Lân thì phải?" Muội ngoảnh lại nhìn, Vạn Quy Tàng đang đứng ngay đàng sau, dòm muội, cười cười! Muội đứng ngay dậy, nắm chặt một con cá bạc, vụt vào lão, muội đâu có thể tưởng tượng nổi, tay lão khẽ kéo vào tà áo da hươu, cái vạt áo đó nó phồng lên, đầy trời cá chép bạc của muội từ từ chui tọt hết vào vạt áo. Muội phất thêm một cái nữa, bao nhiêu cá chép bạc của muội nó rơi linh tinh, lang tang đầy đất, rồi biến mất dạng ráo trọi, đúng là, lão chỉ nhẹ vung vẩy tà áo một chút, bao nhiêu Thiên Lân của muội bị lão phá sạch bách. Trong đời, muội chưa từng thấy loại võ công cao siêu như vậy,lòng muội lúc ấy cực kỳ hoảng loạn, bất chợt, lão vung tay lên, rồi một luồng kình lực từ tứ phía kích vào muội, thế như núi đổ, vây bọc chung quanh người muội, lồng ngực muội vụt bốc lửa, khí huyết trào lên đầu. Đúng lúc đó, có một cỗ kình lực từ đàng sau muội ào ạt tung đến, giúp muội trụ vững được luồng khí kình quái dị kia. Muội quay nhìn, chính là Lục đại ca, đại ca đưa tay đỡ muội, hỏi:
- Vạn Quy Tàng, ngươi là cao thủ số một đời nay, sao đi làm khó dễ một nữ hài như thế?
- Ả tấn công ta, ta chỉ phụng bồi thôi! - Vạn Quy Tàng cười, nói - Ta đã hứa tha ngươi ba lần, hiện thời, cơ hội này, tiểu tử, ta nói sao thì tính làm vậy, ngươi nghĩ cho kỹ đi. Lục đại ca suy nghĩ một chặp, rồi nói: "Nếu vậy, ta không đánh nhau với ngươi vì tính mạng ta nữa, ngươi đã hứa tha ba lần, cái lần tối hậu này, ta nhường cho vị cô nương đây." Vạn Quy Tàng dòm hắn một lúc, rồi hỏi: "Cô ấy là người trong mộng của ngươi chăng?" Lục đại ca đáp: "Không phải! Hồi còn ở Giang Tây, ta đã lầm lỡ một lần rồi, không muốn tái phạm lần nữa!" Nói xong, đại ca đưa mắt nhìn muội, thần sắc cực kỳ khổ sở, rồi bỗng nhắm nghiền mi mắt, từ khoé mắt hiện ra một ngấn lệ.
Cốc Chẩn nghe kể, suy nghĩ: "Lục Tiệm nhất định nghĩ là lúc đó, đã tự tay giết chết ta rồi!"
Rồi nghe Thi Diệu Diệu tiếp tục:
- Vạn Quy Tàng cứ cười cười, bảo: "Ta biết cả rồi, cô ấy nhất định là nữ tử hợp trúng khẩu vị của Cốc Chẩn, Thi Diệu Diệu cô nương đây mà. Thôi được, cái trò tính toán của ngươi xem chừng có bộ tân kỳ, ta là người giữ tín, ta tha mạng cô ta phen này. Chợt muội thấy toàn thân bủn rủn, chẳng hiểu lão đã làm gì, một cỗ hàn khí kích vào người muội, theo cánh tay lan tràn khắp cơ thể, rồi trong mình chẳng còn một chút khí lực, muội té quỵ xuống đấy, cái giỏ tre rớt xuống theo, cá chép bạc nằm la liệt khắp nơi. Muội chỉ nghe Lục đại ca nổi giận: "Ngươi hứa không giết cô ấy, sao lại còn ra tay?" Vạn Quy Tàng đáp: "Cô người Đông Đảo, có thể tha tội chết, nhưng tội sống không tha được. Ta không giết, nhưng cũng chẳng để cho cô ta ung dung ra đi được!" Lục đại ca vừa giận, vừa rối, bèn chuẩn bị xuất thủ đánh nhau.
Thi Diệu Diệu kể đến đấy, thoáng rùng mình, cặp mắt lộ vẻ bị doạ nạt khủng khiếp, nói tiếp: "Trước giờ, muội cứ tưởng võ công muội không tồi, nhưng đem so với lão, thấy mạng mình không bằng một con kiến trong tay lão. Lục đại ca và Vạn Quy Tàng từ nội trấn kéo nhau đi ra bên ngoài thị trấn, đến một chỗ đất trũng dưới chân núi. Lục đại ca võ công đúng là cực kỳ cao siêu, mà Vạn Quy Tàng còn lợi hại hơn, lão cánh tay phải nắm giữ chặt muội, chỉ dùng tay trái đánh nhau với Lục đại ca. Lục đại ca sớm bị lạc hạ phong, chẳng chống nổi, đấu hơn trăm hiệp, đã bị đánh thua.
Cốc Chẩn thở dài:
- Diệu Diệu muội không biết đấy thôi, đó là vì lão dùng một tay đánh nhau với Lục Tiệm, nếu lão dùng cả hai tay, sẽ không lợi hại đến mức đó đâu!
Thi Diệu Diệu lấy làm lạ:
- Sao thế?
Cốc Chẩn đáp:
- Lão nắm giữ muội trong tay, Lục Tiệm sợ vô ý đả thương phải muội, nên đã không đem hết sức mình ra chiến đấu, tất nhiên bị trói tay trói chân. Cao thủ giao đấu, quan trọng là khí thế, võ công Kim Cương môn chủ trương ở khí thế, giờ trong lòng Lục Tiệm bị ngần ngại, khí thế đã bị thua mất đi một nửa rồi, về lâu dài, hỏi sao không bại.
Thi Diệu Diệu tức thì sững người, phẫn nộ nói:
- Vạn Quy Tàng mang danh tuyệt đại cao thủ oai oai hách hách, sao lại đem cái trò hạ lưu đó đi đối phó một hậu bối!
Cốc Chẩn đáp:
- Vạn Quy Tàng chỉ nhắm vào thực dụng, chẳng bao giờ chịu hoang phí sức lực. Nếu lão đã chỉ cần thi thố một phần sức lực để giải quyết, là lão nhất quyết không dùng hai phần. Nếu một tay đủ thắng rồi, lão sẽ không dùng hai tay làm chi!
Thi Diệu Diệu nét mặt rầu rĩ, ảm đạm nhìn trăng sao trên biển, ý tứ mơ hồ bất định. Biết nàng lo lắng cho vận mệnh Đông Đảo, gã hít vào một chân khẩu khí, hỏi:
- Rồi sau đó Lục Tiệm ra sao?
Thi Diệu Diệu đáp:
- Có khi là Vạn Quy Tàng thủ hạ lưu tình, Lục đại ca tuy bị đánh thua, nhưng không có gì đáng ngại. Vạn Quy Tàng bảo: "Ngươi xả thân cho bạn bè, ai cũng bội phục, Vạn mỗ phá lệ, tha cho ngươi một lần này nữa. Đây là lần thứ tư, cũng là lần tối hậu, từ giờ trở đi, hai ta hết còn lấn cấn ân nghĩa!" Nói xong, lão cắp muội chạy đi, được một quãng, quay lại nhìn, đã thấy Lục đại ca đuổi theo đến. Vạn Quy Tàng dòm đại ca, cười cười, bảo: "Hài tử này, ngươi tinh tiến võ công lắm đấy. Thủ thuật điểm huyệt cuả ta xem chừng càng ngày càng chẳng thể phong trụ ngươi lâu". Lục đại ca vẻ mặt xám như chì, không đáp lời.
Vậy mà, một lúc sau, lão và muội bỏ đi, đại ca cũng vẫn đuổi theo, hai người muội dừng chân, đại ca cũng dừng chân.
Cốc Chẩn rầu rầu:
- Đại ca chẳng thể bỏ mặc muội được, cứ còn mong tìm cơ hội cứu muội.
Thi Diệu Diệu lặng lẽ gật đầu, rồi nói:
- Chỉ hận Vạn Quy Tàng bổn sự cực lớn, đại ca toàn không sao bằng lão được.
Cốc Chẩn cười nụ, đáp:
- Bây giờ đánh không lại, tương lai, chưa chắc! Thế rồi sau đó thì sao?
Thi Diệu Diệu đáp:
- Đi được nửa ngày, đang lúc nghỉ chân, có một ả bịt mặt cưỡi ngựa chạy, khi trông thấy Vạn Quy Tàng, ả xuống ngựa, đến quỳ trước mặt, thưa: "Tiểu nữ vâng lệnh chủ nhân đến gặp lão chủ nhân". Vạn Quy Tàng hỏi: "Chuyện gì vậy?", Nữ tử trả lời: "Chủ nhân nô tỳ sai tiểu nữ báo cáo với lão chủ nhân, chủ nhân đã cùng Cừu tiên sinh thống lĩnh vài vạn nhân mã, đến đóng tại vùng phụ cận An Khánh để ngăn chặn thuyền lương. Quân binh Nghĩa Ô đang gặp vây khổn, chỉ một hai ngày nữa sẽ bị phá tan, nên cầu xin lão chủ nhân cứ yên tâm". Vạn Quy Tàng vui vẻ bảo: "Phượng Hoàng Nhi quả thực có giỏi, đã không làm lão phu thất vọng!". Lục đại ca nghe được, rõ ràng sắc mặt tối sầm xuống, vụt đứng lên. Vạn Quy Tàng hỏi: "Ngươi định đi đâu?" Lục đại ca không thèm trả lời, nhắm hướng nam chạy vù đi. Vạn Quy Tàng giao muội cho nữ tử, bảo: "Đây là Thi cô nương, người thân thiết của Cốc Chẩn. Ngươi hãy đưa cô ta về Ma Long hạm, giam giữ cho thật cẩn thận, rồi nhắn Ngải Y Ti là ta nắm rõ quân tình, ta sẽ đến tìm nó sau". Xong rồi, lão cười ha hả, gọi lớn: "Lục Tiệm, ngươi định đi đâu vậy?", lão xông tới, tung ra một chưởng công vào Lục đại ca. Lục đại ca phải quay lại nghênh chưởng, hai người lại quyền cước giở ra... Muội bị nữ tử đem đi, giam giữ trên tầu. Chuyện sau đó ra sao, muội không rõ!
Cốc Chẩn sớm biết Vạn Quy Tàng cản trở Lục Tiệm, để hắn không cách nào đến giúp Thích Kế Quang, trận đấu đó xem ra lành ít dữ nhiều, nhưng tính theo thời gian, cho đến tận khi Cừu Thạch thua trận, quân sĩ hắn thảm bại, rồi Ngải Y Ti bị mình bức bách, thuỷ chung Vạn Quy Tàng vẫn không xuất hiện, lão khăng khăng muốn cản trở Lục Tiệm, có khi ngược lại, đã bị Lục Tiệm làm lão bó chân bó cẳng, không cách nào đến giúp tụi chúng một tay. Nghĩ thế, Cốc Chẩn trong lòng buồn vui lẫn lộn, buồn lo cho Lục Tiệm chưa địch lại Vạn Quy Tàng, vui vì khi Lục Tiệm có khả năng cản trở Vạn Quy Tàng, võ công hắn tất nhiên đã tiến triển nhiều. Tâm thần bất định, Cốc Chẩn suy nghĩ một lúc lâu, bất giác gã buông một tiếng thở dài! Cốc Chẩn khi nhíu mày, lúc vui vẻ, Thi Diệu Diệu đều thấy hết, khi nghe gã thở dài, nàng hỏi:
- Sao huynh thở dài?
Cốc Chẩn hỏi trở lại:
- Trong lúc muội lọt vào tay Ngải Y Ti, có bị ả ngược đãi chút nào không?
Thi Diệu Diệu lắc đầu, đáp:
- Ả đối xử tốt với muội, nhưng ánh mắt nhìn muội thật hết sức kỳ lạ. - nói đến đấy, nàng nguýt Cốc Chản một phát, trề môi, tiếp - chắc tại ả cũng bị vướng mắc một món nợ phong lưu với huynh!
Cốc Chẩn cãi:
- Oan thấu trời! Ta và ả sinh tử đối đầu, thù hận còn chưa tính hết, làm sao có vụ mắc nợ phong lưu đó!
Thi Diệu Diệu bảo:
- Huynh bảo là sinh tử đối đầu, người ngoài xem, chưa chắc đã là vậy! Đối đầu, sao ả đã chịu thả huynh ra!
Cốc Chẩn đáp:
- Ngay cả phải thả ta ra, trước đó, ả phiên bà nương cũng đã hành hạ ta một cách cực kỳ cổ quái mới lạ, làm người ta giận muốn điên luôn.
Thi Diệu Diệu dòm Cốc Chẩn một chặp, rồi than:
- Muội là nữ nhân, muội hiểu rõ tâm tình nữ nhân. Ả đối xử huynh như vậy, chẳng qua kiếm cách làm cho muội ghét bỏ huynh, từ đó buộc huynh phải khuất phục dưới tay ả. Trí thông minh cuả ả cực kỳ lợi hại, đến độ xem thường ngưởi khác, trong tình huống đó, bất kể huynh đã làm gì, muội đều không trách huynh.
Cốc Chẩn ấm áp trong lòng, gã nhìn chăm chú vào hàng mi nàng, trào dâng trong tim những tình cảm ngọt ngào, thắm thiết, gã đưa tay nhẹ vuốt vào mái tóc mượt mà của nàng, khe khẽ kêu:
- Diệu Diệu... Diệu Diệu!
Thi Diệu Diệu ngước mắt đắm đuối vào mắt gã, trong lòng thấy rộn rã, cả hai dù đang trải qua những giờ phút nguy nan, họ đều cảm giác chưa khi nao được sống hạnh phúc hơn lúc này.
Cốc Chẩn thẩm tra kinh mạch Thi Diệu Diệu, không rõ bằng cách nào Vạn Quy Tàng đã phong toả nội lực nàng. Gã bèn đem khẩu quyết truy bức Lục Hư độc truyền cho Thi Diệu Diệu, để nàng dùng thử, xong cũng vô hiệu. xem ra đấy không phải là Lục Hư độc.
Cốc Chẩn nghĩ bụng: "Nếu địch thủ không có bản sự ngang tầm Lục Tiệm, lão già dịch nhất quyết chẳng khi nao dùng độc cấy vào. Ta đã khử được độc đó trong ta, toàn nhờ vào một may mắn hết sức bất thường!
Gã nghĩ đến đấy, thoáng lộ một nét bực bội.
Thi Diệu Diệu đâu đã hay Cốc Chẩn vừa đạt được thần thông mới mẻ đó, nàng vốn không mấy hy vọng gã phá giải được cấm chế của Vạn Quy Tàng, huống hồ được trùng phùng Cốc Chẩn, nàng thấy mãn nguyện lắm rồi, gặp lại Cóc Chẩn là điều nàng hằng mong ước trong biết bao giấc mộng, giờ đây, được có chàng ở kế bên, chuyện còn nội công hay mất, nàng cũng không mấy quan tâm.
Vào lúc bình minh, trời nổi gió to, sóng bủa mạnh, chiếc tiểu thuyền bị sóng biển vùi dập, họ đang bị nguy cơ đắm thuyền.
Cốc Chẩn cực kỳ lo lắng, gã nghĩ: "Đi được tới đây rồi, chẳng lẽ lại chôn thân đáy biển?"
Gã đứng thẳng người, nhìn chăm chú vào nơi xa; trời cao, biển rộng, tuyệt không thấy bóng dáng đất liền. Cốc Chẩn bất giác ngồi xuống trở lại, chau mày suy nghĩ.
Từ khi Thi Diệu Diệu quen Cốc Chẩn đến giờ, nàng thấy gã coi nhẹ mọi chuyện đến mức cẩu thả, thật hiếm khi nào gã trầm tư mặc tưởng. Bây giờ, nhìn gã tập trung suy nghĩ giải pháp cho tình huống hiện tại, nàng lại thấy gã có phần khả ái. Phụ thân Thi Hạo Nhiên đối xử với ngươi luôn chừng mực, chính đính, là một bậc quân tử ở Đông Đảo. Từ nhỏ, Thi Diệu Diệu học theo cha, chưa khi nào nàng có ý nghĩ sẽ trọn đời thề ước với một gã lãng tử như Cốc Chẩn, chưyện đời đưa đẩy khiến nàng kết với gã, thật sự ngoài ý muốn, nàng gắng chấp nhận, nhưng thâm tâm vẫn giữ một thoáng ước mong Cốc Chẩn trở về chính đạo. Giờ đây, ngẫu nhiên thấy gã hành xử đứng đắn, nghiêm túc, nàng cảm giác trong lòng sung sướng khôn cùng.
Cốc Chẩn suy nghĩ thật lâu rồi mỉm cười, bảo:
- Diệu Diệu, ta muốn nhảy xuống biển thử nghiệm một lúc, vậy xảy ra bất cứ chuyện gì, muội chớ quá hoảng sợ nhé!
Thi Diệu Diệu chẳng hiểu gã định làm gì, đành gật đầu.
Cốc Chẩn cởi bỏ áo ngoài, lấy sợi xích sắt, buộc một đầu vào be thuyền, một đầu thắt vào ngang bụng, gã hít vào một hơi thở thật sâu, nhảy tòm xuống biển, rồi một lúc thật lâu sau, chẳng có động tịnh gì!
Thi Diệu Diệu dù biết gã giỏi thuỷ tính, nhưng chờ đợi tính ra cũng gần tàn ba nén hương, nàng không khỏi không run sợ, cầm sợi xích sắt giật mạnh, miệng hô hoán:
- Cốc Chẩn... Cốc Chẩn?
Lúc đó, thấy xuất hiện trên mặt biển một vũng nước xoáy, ban đầu, mảnh như màng nhện, rồi mỗi lúc một to dần, dường như dưới đáy biển có cái gì đang khuấy động nó, cái luồng xoáy mỗi lúc một rộng, lớn ngang cái quạt mo. Thi Diệu Diệu chăm chú nhìn từ giữa luồng xoáy đó xuống đáy, hốt nhiên thấy khuôn mặt Cốc Chẩn, đang tủm tỉm cười với nàng.
Thi Diệu Diệu giật mình, thét to một tiếng, lùi nhanh về đàng sau, chợt nghe tũm một tiếng, Cốc Chẩn đã từ dưới nước níu vào sợi xích sắt, tung người lên thuyền, gã tinh nghịch, cố sức giậm mạnh chân vào sàn thuyền, nội lực Thi Diệu Diệu đã mất, nàng đứng không vững, lập tức té nhào vào lòng gã. Cốc Chẩn thừa cơ ôm chặt lấy, cười hì hì. Thi Diệu Diệu luôn miệng thoá mạ, nhưng trong lòng vui mừng hớn hở, nàng sợ lật thuyền, vội dang tay ôm chặt vào ngang eo Cốc Chẩn, nghĩ bụng, ngày xưa, có nội công thì cũng tốt, nhưng giờ đây, tới đâu hay đó, nàng lại toàn tâm toàn ý muốn hưởng hạnh phúc trong vòng tay người yêu, trong sâu thẳm của con tim, nàng thấy một niềm ước muốn nội công không bao giờ phục hồi nữa, vĩnh viễn được Cốc Chẩn che chở cho nàng.
Cái ý niệm đó làm Thi Diệu Diệu vừa thẹn, vừa mừng, nàng lại nghe Cốc Chẩn vui vẻ hỏi:
- Diệu Diệu, muội thử đoán xem vừa rồi ta phát hiện được cái gì?
Thi Diệu Diệu hứ một tiếng, đáp:
- Ai mà biết huynh hí thần lộng quỷ những gì, có điều, làm người ta sợ gần chết!
Cốc Chẩn bảo:
- Ta hiểu được cách "Ngự Thủy" rồi. Từ giờ trở đi, chiếc thuyền này trôi nổi đến đâu thì đến, hai đứa mình không sợ chết vì đói, vì khát nưã đâu!
Thi Diệu Diệu nghe gã nói, nàng hết sức ngạc nhiên, Cốc Chẩn thấy thần sắc nàng ngơ ngẩn, gã bèn giải thích cặn kẽ. Nguyên Cốc Chẩn vốn đã biết Chu Lưu bát kì sẽ luôn luôn phản ứng mỗi khi tính mệnh chủ nhân nó lâm nguy, nó sẽ tự kích phát, cho đến giờ, mỗi lần gặp nguy hiểm chết người, chúng đã tự động phóng ra, nhưng thể thức vận hành ra sao, gã tuyệt không hiểu. Lúc này, trong giờ phút nguy nan này, Cốc Chẩn rán nặn óc suy nghĩ, thử tự mình tạo ra tình huống có chút đỉnh hiểm nguy, để thúc giục bát kình kích phát.
Gã vừa rồi lặn xuống nước, nín thở, đồng thời thi triển thuật "Thiên Tử vọng khí", theo dõi biến chuyển của bát kình, chẳng mấy chốc, hớp không khí trong phổi đã cạn, gã thở hít khó khăn, nước biển ồ ạt tràn vào miệng mũi, tư vị cũng không kém phần gian nan, đau đớn, nhưng Cốc Chẩn sớm đã lập kế hoạch, gã khổ công chịu đựng, nhất định không chịu trồi lên mặt nước, trái lại còn tập trung thần thức, quan sát biến chuyển của bát kình. Quả nhiên, như gã đã suy tính, vào lúc nội tức Cốc Chẩn gần đứt, thần thức sắp tiêu vong, Chu Lưu bát kình đột nhiên có biến hoá, thủy kình bốc mạnh, hợp cùng nước biển, nó cấp tốc xoay chuyển toàn bộ, làm cho vùng nước biển quanh gã cũng bị dao động theo, từ dưới đáy bốc lên trên, từ nhỏ trở thành lớn, tạo ra một trũng nước xoáy, xông phá lên mặt nước, cho thấy rõ miệng mũi Cốc Chẩn ở đầu luồng bên dưới.
Cốc Chẩn để ý, biến chuyển cực nhỏ bát kình gã vẫn chưa nắm bắt được, nhưng cái lúc mà gã bị tung lên khỏi mặt nước, gã minh bạch, bức bách cho thuỷ kình phát ra, chính là phương pháp ngự khí kình, gã bèn thuận miệng bảo Thi Diệu Diệu là môn "Ngự Thủy pháp".
Thi Diệu Diệu nghe gã giải thích trong cơ thể gã có được "Chu Lưu lục hư công" phù trợ, nàng ngơ ngác, há hốc miệng, nhưng khi nàng nhìn thần thái Cốc Chẩn, hiểu là hắn không nói xạo, trong lòng nàng chợt mừng rỡ đến phát điên cuồng, chỉ vì nàng đang hết sức lo cho vận mệnh Đông Đảo, bây giờ, bất ngờ thấy được một hy vọng lớn! Nàng hỏi gã:
- Cốc Chẩn, vậy bây giờ hai ta đi đâu?
Cốc Chẩn đếm đầu ngón tay, trầm ngâm, nói:
- Sắp đến mồng chín tháng chín rồi, ngày "Luận đạo diệt thần", là lúc quyết định sống còn của Đông đảo. Trong tình cảnh này, phải lo phòng bị sớm, vậy mình hãy trở về Đông Đảo.
Cái đó chính phù hợp ý muốn của Thi Diệu Diệu, nàng vui vẻ chịu lời. Cốc Chẩn vận chuyển bát kình, thúc đẩy thủy kình ra, định đưa xuống nước làm lực đẩy thuyền, không dè, gã cứ tưởng sẽ dễ dàng ngự thuỷ kình, sẽ bức bách thuỷ kình xuất phát, loay hoay một lúc, chẳng ăn thua, thủy kình khi có khi không, chẳng thể đưa ra ngoài theo ý muốn được. Cốc Chẩn vất vả cả nửa buổi, chiếc thuyền vẫn cứ đứng ỳ tại chỗ, không di dịch chút nào.
Cốc Chẩn vừa rồi lớn lối khoe khoang cùng ý trung nhân, bây giờ bất thành, nét mặt tuy vẫn kiên định không chịu thua, nhưng dục tốc bất đạt, gã càng rán sức, càng vô hiệu nhiều hơn, mồ hôi nhiều giọt lớn tuôn đọng trên vầng trán đỏ ửng.
Thi Diệu Diệu thấy gã bối rối, nàng vừa thương hại, vừa tức cười, nàng nghĩ thầm: "Cái gã xấu xa này, nếu không lớn lối làm cho mình vui sướng, thì lại hồ đồ! Chu Lưu lục hư công là môn thần thông số một, đâu phải cứ tuỳ tuỳ tiện tiện mà luyện cho thành công được ngay đâu! Ôi... chẳng lạ gì, bây giờ Vạn Quy Tàng xuất thế, Đảo vương quá cố rồi, Đông Đảo diệt vong là chuyện lo lắng chết thôi, lòng gã lo toan, đến trở thành si ngốc!" Nghĩ như vậy, rồi lại nghĩ đến Cốc Thần Thông cùng Doanh Vạn Thành, nàng chua xót trrong lòng, nước mắt tuôn ra.
Nàng thổn thức một hồi, thấy Cốc Chẩn vẫn còn nhăn mặt nhíu mày vận công, nàng đưa tay áo gạt lệ, bảo:
- Thôi đừng gấp gáp nữa, hãy ăn chút đỉnh gì đã!
Rồi đem thực phẩm Ngải Y Ti sắp sẵn ra. Thức ăn thịnh soạn, có cả hai hồ bồ đào mỹ tửu. Thi Diệu Diệu nghĩ thầm: "Ả di nữ này đúng là tri kỷ của Cốc Chẩn, thức ăn tốt, rượu ngon, toàn là những thứ chàng thích." Nghĩ vậy, thấy cũng có hơi ghen, nhưng khi nhìn vào đàng sau lưng Cốc Chẩn, nàng không ngăn được mừng vui hớn hở.
Cốc Chẩn dường như không nghe nàng nói, trước sau vẫn cứ tiếp tục nghĩ ngợi. Thi Diệu Diệu kêu gọi hoài không xong, nàng bèn lại ngồi bên cạnh, đưa thức ăn, thức uống vào tận miệng gã.
Rượu thịt vào đến mồm, Cốc Chẩn nhai nuốt, cứ như ăn thức ăn không mùi vị, được hai bận, gã chợt nói:
- Diệu Diệu, ta lại lặn xuống nước một lần nữa đây!
Nói xong, gã nhảy tùm xuống, lặn một lúc lâu, trên mặt biển chợt xuất hiện một vũng nước xoáy nhỏ, di động qua lại, không cố định ở một chỗ.
Thi Diệu Diệu thầm thán phục, nàng nhận thấy, nếu vẫn còn nội công, nàng cũng chẳng thể nào tạo được hiện tượng đó dưới đáy biển. Cái bổn sự cao siêu đó của Cốc Chẩn, xem ra không tệ, chỉ đáng tiếc một điều, đối diện cường địch, đem nó ra sử dụng để lặn lội thì được, nhưng để chống phá địch thủ, xem ra vô dụng.
Lần này, Cốc Chẩn nổi trở lên, về thuyền, gã cúi đầu ngẫm nghĩ. Thấy gã ướt mem, miệng lẩm nhẩm gì đó, dường như đang tụng cổ văn. Để ý nghe kỹ, thì là: "Biến động bất cư, Chu Lưu lục hư, thượng hạ vô thường, cương nhu tương dịch" (Tạm dịch: Đừng để ý tới biến động, Chu Lưu lục hư, lên lên xuống xuống, cương nhu cứ để cho chúng nhẹ nhàng với nhau")
Đông Đảo thừa hưởng toàn bộ của Thiên Cơ cung, món Tiên Thiên Dịch Số là môn học nhập môn của đa số đệ tử, Thi Hạo Nhiên lại là đại hành gia về Chu Dịch, từ tuổi lên mười, Thi Diệu Diệu đã thuộc nằm lòng "Chu Dịch". Mười sáu chữ Cốc Chẩn vừa lẩm nhẩm đó, chính là lấy từ "Chu Dịch", Thi Diệu Diệu trong lòng thắc mắc, bèn hỏi:
- Cốc Chẩn, huynh tụng "Chu Dịch" làm gì thế?
Cốc Chẩn vẫn chẳng trả lời, chỉ tiếp tục chống tay vào má, ngẫm nghĩ, dôi lúc dìm đầu xuống mước, đôi lúc chống tay lên gối, Thi Diệu Diệu thấy thế, nhớ đến hồi gã còn nhỏ, mỗi khi gặp vấn đề hắc búa, gã thường hay suy nghĩ, ngồi chống tay bó gối như vậy, không ngờ, bao nhiêu năm rồi, tập quán đó vẫn chẳng hề thay đổi.
Một phút sau, Thi Diệu Diệu trong lòng rộ lên tình cảm êm đềm, nàng bất giác cười hàm tiếu, lặng lẽ ngồi kế bên gã, xem gã làm trò. Một chặp sau, từ trên cao bỗng truyền xuống tiếng chim quang quác, nàng ngẩng trông, một con hải âu đang vỗ cánh bay lượn trên ấy. Ở lâu năm trên hải đảo, nghe tiếng chim, Thi Diệu Diệu biết con chim đang đói, nàng thương tình, nhón lấy một ít thức ăn vào bàn tay, miệng cũng kêu cô cô vài tiếng. Con hải âu nghe tiếng gọi, bèn đáp xuống, đậu vào tay nàng, mổ ăn hết sạch đồ ăn, rồi tung cánh bay đi. Nhìn theo bóng con chim, Thi Diệu Diệu cất tiếng mắng nho nhỏ:
- Đồ vô lương tâm gì đâu! Ăn hết rồi, cóc thèm nhìn nhõi gì đến người ta!
Nàng vừa mắng xong, chợt nghe tiếng Cốc Chẩn gọi to lên, hỏi:
- Muội nói gì vậy?
Thi Diệu Diệu hơi giật mình, quay lại nhìn, thấy hai mắt Cốc Chẩn tròn vo, đang chăm chăm ngó nàng, thần sắc thập phần khích động, nàng buột miệng gắt gã:
- Sao la lớn vậy, làm người ta giật mình, đứng tim luôn!
Cốc Chẩn nhảy phốc lại, hai tay nắm vào đôi vai nàng, gấp rút hỏi:
- Diệu Diệu, vừa rồi, muội đã nói gì thế?
Thi Diệu Diệu nguýt gã, hỏi lại:
- Nói gì đâu?
Thi Diệu Diệu vẫn sốt ruột thắc mắc, không hiểu trên đời này, công phu dưỡng khí như thế, chưa thấy sách vở nào đề cập đến, nàng bất giác hỏi gã:
- Dưỡng khí với lại dưỡng ưng (cho chim ăn), có gì dính dáng vào nhau đâu?
Cốc Chẩn đáp:
- Dưỡng khí kình bình thường thực ra chẳng dính dáng gì tới dưỡng ưng, nhưng dưỡng cái món Chu Lưu bát kình này, lại có tương tự trọng đại.
Nguyên là Chu Lưu bát kình khi chẳng có chuyện gì cấp kỳ, tự chúng "Tổn cường bổ nhược", nên khi chúng ở dạng quân bình, bát kình cứ xoắn xuýt vào nhau mà tự lo lấy cho nhau, chẳng cần gì đến tác động bên ngoài, giống như người ta cho chim hải âu ăn, cho chó ăn, khi chúng no nê rồi, sẽ chẳng thèm để ý đến người ta chút nào, chẳng để cho người ta sai bảo. Chỉ khi nào chúng đói bụng, thời mới chịu cho người ta sai khiến, đi thi hành yêu cầu của chủ.
Chu Lưu bát kình khác với nội công thiên hạ. Chúng tự đứng riêng ra thành một thể độc lập, tự lo cho nhau, tự cung tự cấp, khi chẳng có chuyện gì cấp bách xảy đến cho chủ nhân, sẽ chẳng để cho chủ nhân tuỳ tiện dùng chúng. Muốn điều khiển bát kình, chỉ có thể làm được vào lúc chúng lưu chuyển loạn xị, chưa tự quân bình được sự hỗn loạn giữa bản thân chúng. Nếu để bát kình cường nhược mất quân bình lâu mà không can thiệp vào, chúng sẽ loạn động trong cơ thể, đưa đến tẩu hoả nhập ma.
Cốc Chẩn hiểu rõ cái lẽ đó rồi, gã ngầm vận chân khí, phát hiện rằng muốn "ngự" bát kình, trừ khi lúc "Tổn cường bổ nhược" còn chưa làm xong, sớm một chút, bát kình cường nhược mất quân bình, dễ đưa đến tẩu hỏa nhập ma, trễ một chút, bát kình tự chúng đã lập lại quân bình rồi, sẽ không để cho mình "ngự" được chúng nữa. Thành ra, phải chộp đúng cái lúc mà chúng mất quân bình, khoảnh khắc đó cực kỳ ngắn ngủi, tỉ như chớp giựt, sấm động, thật khó nắm bắt cho chính xác.
Vì lý do đó, mỗi bận sử Chu Lưu lục hư công, người luyện kình đều bị nguy hiểm rất lớn, giống như đánh bạc, không những phải cực kỳ thận trọng, mà còn phải ứng biến thần tốc, nắm bắt đúng vào thời điểm, phát xuất lượng kình lực cần thiết; muốn vậy, phải can đảm hết mực, xem thường sinh tử, mỗi bận xuất thủ, coi sống chết như không. Nếu kình lực phát ra không đả thương được địch thủ, nó dội ngược trở về, đả thương chính mình, thành ra, mỗi lần sử dụng nó đối phó địch nhân, cũng không khác gì đặt tính mạng mình vào cuộc chiến.
Cái đạo lý xem qua thấy dễ dàng, tìm hiểu được nó mới thật cực kỳ khó khăn. Trong lòng Cốc Chẩn không nén nổi bồi hồi, gã chợt hiểu, tại sao hồi đó Lương Tư Cầm đã không muốn lưu truyền môn thần công này lại cho hậu thế, bởi môn thần công này, người thường thực sự không luyện được, phải là người không những có trí lực vượt bậc, kiến thức sâu rộng, mà còn phải quyết ý mong muốn đạt đến mức tối cao, hiểu rõ sinh tử. Cốc Chẩn đã có thể luyện võ công đó đến mức độ này, công nhận là nhờ ở cơ duyên, nhưng xét đến cội nguồn, thực sự do gã thiên tư vượt bực, trí óc thông minh đến mức phi phàm. Nếu đổi lại là Lục Tiệm, cho dù am hiểu tường tận thể thức tu luyện, Lục Tiệm cũng sẽ rất khó mà nhìn ra những biến hoá bên trong, khó tóm được cái cơ hội mong manh thoáng qua, lại còn thiếu cái quyết đoán cực kỳ nhanh nhẹn, nhạy bén của kẻ thường xuyên lăn lóc thương trường, cộng thêm với dũng khí dám lấy quyết định có tính cách sinh tử.
Trong lòng cảm khái một lúc lâu, rồi Cốc Chẩn ngầm vận thần thông, đưa bát kình đến chỗ "Tương mãn vị mãn, Thường nhược bất túc" (Đem đầy làm cho bớt đầy, biến chỗ yếu thành thiếu kém), Thủy kình bèn ồ ạt tuôn mạnh ra, kết hợp với dòng nước biển, lúc ban sơ có bộ lập cập, nhưng gã quen dần với thuỷ lưu, đã dùng kình khí điều khiển dòng thuỷ lưu, đưa dòng thuỷ lưu đẩy vào sau thuyền, chiếc thuyền bị giật mạnh, bị đẩy loạng choạng vài cái, rồi từ từ tiến tới.
Thi Diệu Diệu nhìn quang cảnh, nàng không khỏi không hết sức thán phục, chờ lúc Cốc Chẩn nghỉ mệt, nàng bèn hỏi cặn kẽ sự việc.
Cốc Chẩn thuật lại những gian nan mà hắn đã trải trong luyện tập, Thi Diệu Diệu nghe mà phát sợ, một lúc lâu sau mới bảo:
- Cái cách huynh luyện công phu đó, nó thực là quái gở, Tư Cầm tiên sinh chắc cũng chẳng thể nào liệu trước được!
Cốc Chẩn gật đầu đáp:
- Chắc tiên sinh không nghĩ ta sẽ dùng thể thức kinh doanh thương trường để luyện thành thần thông đó.
Thi Diệu Diệu hỏi:
- Vậy hồi đó, Tư Cầm tiên sinh đã dùng phương pháp nào?
Cốc Chẩn suy nghĩ một chút, rồi nói:
- Có khi là đạo trị quốc, hoặc giả dựa vào mấy thuật pháp của Tây Côn Lôn. Dưới trời này, những đạo lý nào đạt đến mức tuyệt đỉnh, hầu như đều ít có khác biệt.
Cốc Chẩn vận chuyển thần thông, ngày càng thuần thục. Nhưng hắn nội công thấp kém, đã không trì được lâu dài, đẩy thuyền đi được vài dặm, gã đã mệt nhoài. Nói đúng ra, nếu dùng bơi chèo mà chèo thuyền, có khi hay hơn! Cốc Chẩn thoạt đầu thất vọng to, nhưng rồi hắn hiểu, Chu Lưu lục hư công cũng giống như các môn võ công khác, cũng có mức độ cao thấp khác nhau, mà cũng không phải bất tận, dùng mãi cũng đến hồi bị cạn kiệt.
Nghỉ ngơi xong, Cốc Chẩn bèn xem xét các cấm chế trong kinh mạch Thi Diệu Diệu. Từ khi ngộ ra cách thức sử dụng Chu Lưu bát kình, kiến thức Cốc Chẩn về bát chủng chân khí đó trở thành sâu rộng. Gã nhận thấy thể nội của Thi Diệu Diệu, có sự tương thích với Chu Lưu thiên kình; trong mạch phổi, thấy có kình khí giống như Hỏa kình, mạch của thận có dấu vết của Thổ kình; mạch tim bị Thủy kình, mạch tì bị tắc tị do kình khí giống Điện kình.
Cốc Chẩn trầm ngâm một lúc lâu, chợt vui vẻ nói:
- Hoá ra là vậy!
Thấy thần sắc của gã, Thi Diệu Diệu chợt mừng rộ, nàng hỏi ngay:
- Huynh nghĩ ra được gì rồi?
Cốc Chẩn mỉm cười, hỏi trở lại:
- Diệu Diệu, muội có còn nhớ, hồi nhỏ, tụi mình được bố dạy về sự tương thích của ngũ hành đối với ngũ tạng cuả con ngươi không?
- Làm sao không nhớ! - Thi Diệu Diệu trả lời, - cái đó là căn bản của nội công mà! Ngũ tạng con người ta tương thích với ngũ hành, gan thuộc về Mộc, phổi là Kim, thận thuộc Thủy, tim là Hỏa, tì chiếu về Thổ.
Cốc Chẩn lại hỏi:
- Vậy tương quan bát quái với ngũ hành là sao?
Thi Diệu Diệu không rõ tại sao tự nhiên hắn truy bài nàng, nàng khẽ chau mày, giảng giải:
- Thiên, Trạch thuộc Kim, Địa, Sơn thuộc Thổ, Lôi, Phong thuộc Mộc, cho đến hai quái Thủy, Hỏa, cũng ứng về Thủy Hỏa của thiên nhiên.
Cốc Chẩn gật đầu, nói:
- Hiện thời, trong muội có năm đạo dị khí, nếu phân theo Chu Lưu bát kình, thì là Thiên, Hỏa, Thổ, Thủy và Điện, chiếu theo luật ngũ hành sinh khắc, Kim khắc Mộc, Hoả khắc Kim, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hoả, Mộc khắc Thổ, năm cái dị khí đó chia nhau ra khắc chế các nội tạng của muội là Gan, Phổi, Thận, Tim, và Tì. Năm tạng đó bị khắc, khí kình bị cản trở, tất nhiên không cho muội vận nội công lên được!
Thi Diệu Diệu thoáng biến sắc, nghĩ ngợi, rồi hỏi:
- Cái cách khắc chế đó, có độc địa lắm không?
Cốc Chẩn đáp:
- Hồi xưa, có vị tiền bối Độc La Sát, đã bào chế ra món độc dược tên "Ngũ Hành Tán", nổi danh thiên hạ đệ nhất kì độc. Cái đạo lý đó so với cấm chế trong muội cũng không khác nhau mấy, chính là dùng Phản Ngũ hành để khắc chế Chánh ngũ hành.
Thi Diệu Diệu nghe nói mà rầu, nàng than thở:
- Nói như vậy, từ giờ trở đi, muội không còn sử dụng được Thiên Lân nữa hay sao?
Võ công đó, nàng đã khó khăn lắm mới luyện thành, bây giờ nghĩ đến nỗi niềm nó bị phá huỷ, trong lòng nàng cảm thấy chua xót, tròng mắt chợt ửng hồng.
Cốc Chẩn tủm tỉm cười, ôm nàng vào lòng, đưa tay nhẹ vuốt tóc mai, nói:
- Xọa Ngư nhi, sao lại buồn rầu quá thế? Mình đã hiểu được đạo lý của cấm chế, có gì mà sợ không tìm ra được cách hoá giải nó!ị
Thi Diệu Diệu đổi buồn làm vui, ngẩng đầu, hỏi:
- Huynh có cách hoá giải nó rồi, phải vậy không?
Cốc Chẩn hôn nhẹ lên vầng trán của nàng, cười, nói:
- Vạn Quy Tàng đã dùng Phản ngũ hành để khắc chế Chánh ngũ hành, để đối phó, bây giờ, mình cứ dùng Chánh ngũ hành khống chế lại cái Phản ngũ hành đó, muội đừng quên, lão có Chu Lưu bát kình, ta đây cũng có Chu Lưu bát kình vậy.
Thi Diệu Diệu mừng quá, nàng không nhịn được, cứ dang tay đấm thùm thụp vào đầu vai Cốc Chẩn.
Cốc Chẩn la lên:
- Diệu Diệu, sao muội đánh ta?
Thi Diệu Diệu bảo:
- Ai biểu dám loạn động hun vào người người ta!
Cốc Chẩn cãi:
- Muội là tức phụ nhân của ta (vợ chưa cưới về), là ta loạn động vào người muội,chứ có ai khác dám đi hun muội?
Thi Diệu Diệu vừa bực, vừa buồn cười, lại cung tay, tức tối, đấm thêm cho hắn vài quyền nữa!
Cốc Chẩn chụp vào đầu quyền của nàng, hì hì, nói;
- Vậy ta thôi không giúp muội phục hồi võ công, như vậy, có đấm người ta, cũng ít đau hơn!
Thi Diệu Diệu nguýt hắn một cái, cười:
- Giờ mới biết sao? Lúc này muội không thừa dịp mà đấm, mai mốt sợ hết cơ hội để đánh nữa kia!
Cốc Chẩn thắc mắc:
- Giải cấm chế xong rồi, võ công muội cao, sao không đánh được nữa?
Thi Diệu Diệu ửng hồng gò má, cúi đầu, không trả lời.
Cốc Chẩn xoay chuyển ý nghĩ, cười bảo:
- Ta biết rồi, muội sợ khi võ công phục hồi rồi, ra tay mạnh quá, sẽ làm ta đau nhiều!
Thi Diệu Diệu chầm chậm ngẩng đầu, gò má đẫm lệ, rền rĩ nói:
- Cốc Chẩn, muội hồi trước nghi oan cho huynh, đã đánh đập huynh! Từ giờ trở đi, muội sẽ không làm thế nữa!
Cốc Chẩn cười ha hả!
Thi Diệu Diệu nổi đoá:
- Huynh cười cái gì? Muội nói đó là thực tâm, nếu cần, muội sẽ chỉ tay lên trời mà thề đó!
Cốc Chẩn dỗ dành:
- Xọa Ngư nhi, muội thực tình không đánh ta, sẽ khiến cho ta bị ngứa ngáy hoài sao? Nhưng có đánh, thì đánh nhè nhẹ thôi, đừng đánh đau là được!
Thi Diệu Diệu cười rũ rượi:
- Thứ mặt dày như huynh, ôi... đánh huynh đau rồi, thực tình muội cũng không chịu nổi!
Lời nói vừa buột ra, nàng thấy có mòi yếu thế, bèn nổi hung, không ngừng đấm thình thịch vào ngực Cốc Chẩn.
Sau đó, trao đổi thêm đôi câu, Cốc Chẩn bắt đầu thủ pháp hoá giải cấm chế cho Thi Diệu Diệu. Hai người ngồi đâu mặt, bốn lòng bàn tay ấp vào nhau. Cốc Chẩn vận Hỏa kình đem khắc chế Thiên kình của Vạn Quy Tàng, đem Thủy kình khắc chế Hỏa kình, lấy Điện kình hoá giải Thổ kình, lấy Thổ kình chống lại Thủy kình, và đem Thiên kình chế trụ Điện kình.
Thi Diệu Diệu chỉ cảm giác cơ thể khi nóng, khi lạnh, sau một quãng thời gian, những trì trệ trong kinh mạch nàng hoàn toàn triệt tiêu, chân khí lại vận chuyển thông suốt như xưa.
Thi Diệu Diệu hồi phục được thần thông, nàng mừng rỡ quá sức, lại được chứng kiến bản sự của Cốc Chẩn cao siêu nhường ấy, đã mừng lại mừng hơn, nàng cười hoài không thôi.
Thấy nàng vui sướng, gã cũng không nhịn nổi niềm hoan lạc trong lòng.
Hai người truyện trò, cười nói, không để ý thời gian trôi qua nhanh, mới đó đã hai ngày một đêm rồi, nước uống cạn hết. Ngày sau đó, cả hai đã phải bắt cá ăn sống. Chợt thấy xuất hiện nơi chân trời một chiếc tầu buồm, vải buồm trắng tinh, có thêu một con rồng vàng.
Hai người nhận ra đấy là tiêu ký cuả Đông Đảo, không khỏi không mừng rỡ.
Cốc Chẩn vận chuyển Thủy kình, đẩy chiếc tiểu thuyền đến gần. Một lúc sau, hai thuyền cập vào nhau.
Thi Diệu Diệu tinh mắt, nhận ra người trên tầu, nàng vui vẻ nói:
- Cốc Chẩn, đó là Dương đảo chủ của đảo Phi Yến.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook