Thu Vũ Vi Lương (Mưa Thu Chớm Lạnh)
-
Chương 5: Tạm biệt a phát
A Phát nhấp một ngụm bia, lại tiếp tục đề tài vừa nãy. “Nói đến biển mới nhớ, hôm trước lúc đang ăn tối, có một cô gái lại hỏi tôi có phải người Đài Loan không, vì nghe giọng rất giống. Tôi nói phải, thế là cô ấy bảo ở Đài Loan thật tốt, bốn bề đều giáp biển, cô ấy cả đời chưa từng nhìn thấy biển…”
Nội tâm Khưu Thiên chợt nảy lên một cái, như vừa nghe thấy chuyện gì vô cùng khó tin. Anh không ngờ rằng trên đời này lại có người chưa từng trông thấy biển. Bốn bề của chúng ta chẳng phải đều là biển hay sao? Vậy mà có người chưa bao giờ thấy biển?
Hóa ra có rất nhiều sự trên đời, không phải không biết, mà là không nghĩ tới.
Khưu Thiên im lặng nghiền ngẫm xung động vừa nảy lên trong lòng, chợt nhớ đến lời Lý Dĩ Thành từng nói “Đi du lịch có thể khiến đầu óc và tâm hồn con người rộng mở”, vào giây phút ấy, Khưu Thiên bỗng cảm thấy nhân sinh thật nhỏ bé vô thường.
“… Cô ấy hỏi tôi biển trông như thế nào, tôi suy nghĩ nửa ngày cũng không biết phải miêu tả ra sao, anh có biết cách nào để diễn đạt không?” Lúc A Phát nói những lời này, hình dung về biển trong Khưu Thiên đã choáng đầy tâm trí.
Đại dương mênh mông vô bờ.
Nhưng với một người chưa từng trông thấy biển, làm sao để hình dung bốn chữ “mênh mông vô bờ”? Khưu Thiên chống cằm suy tư. “Chậc, đúng là hơi khó nhỉ, thường thì người ta so sánh vạn vật với biển cả, giờ ngược lại, phải so sánh biển cả với một hình dung cụ thể… Để tôi nghĩ thử xem sao, nếu nghĩ ra sẽ nói cho anh biết.”
“Được đấy, anh cố gắng lên.” A Phát bật cười, bắt đầu tấn công nồi lẩu.
Cả hai vừa ăn vừa chuyện phiếm, Khưu Thiên kể với A Phát việc anh bị Thái hậu ném vào nhà trọ bình dân để trải nghiệm, trong hai ngày phải tự mình đi thăm một thắng cảnh nào đó ở ngoại ô rồi mới được phép quay về hoàng cung của chị. A Phát nghe xong không nhịn được cười, miếng thịt đang nhai dở chạy tọt xuống yết hầu, Khưu Thiên phải vội vàng rót bia cho A Phát chữa nghẹn.
“Thế anh đã nghĩ ra sẽ đi đâu chưa?” A Phát vừa ho vừa hỏi.
“Chị ấy chỉ bảo ra ngoại thành mà tìm. Anh có biết đó là chỗ nào không?” Khưu Thiên ôm trán.
“Vậy chắc là di tích Tam Tinh rồi. Tí nữa về phòng tôi sẽ chỉ anh cách bắt xe, đơn giản lắm.” A Phát vừa nói xong, Khưu Thiên lại muốn phun ra câu “người tốt” một lần nữa.
Cả hai bắt đầu bàn về những thắng cảnh và đặc sản mình đã thử trong mấy ngày qua, A Phát đặc biệt giới thiệu món cháo đậu. “Món đó người Thành Đô dùng để ăn sáng, rắc thêm ít hạt tiêu, tôi rất muốn ăn thử, tiếc là chưa có dịp.” A Phát lộ ra vẻ mặt mong mỏi.
Buổi sáng mà ăn cháo đậu với tiêu, chắc cái dạ dày Khưu Thiên sẽ đi tong luôn.
“Tôi ở Thành Đô đã năm ngày, chùa chiền núi non bốn phía đều xem cả rồi, ngày mai sẽ lên xe đi Khang Định, phải tranh thủ thời gian, tôi chỉ có hai tuần thôi.” A Phát nói.
“Khang Định cũng hay, tôi có nghe bà chị khuyên nên đi thử, ai ngờ chưa gì chị ấy đã đá tôi ra khỏi nhà.” Khưu Thiên hãy còn ôm mộng được lẩu cay cứu vớt mỗi ngày, biết đâu Thái hậu đã thẳng tay đuổi người.
“Tôi chỉ ở Khang Định một ngày thôi, thật ra là đi ngang qua nên ghé lại, còn nơi tôi muốn đến là Tháp Công, nơi đó rất đẹp.”
“Vậy tôi đợi kết quả đi thăm của anh, nếu là một nơi đáng xem như thế, tôi cũng muốn đi.” Khưu Thiên đề nghị, dù sao anh cũng đang rảnh rỗi.
“Hơi phiêu lưu đấy, Tháp Công ở độ cao 3800m so với mực nước biển, nếu anh không quen có thể bị sốc độ cao. Tôi đã ăn lá cảnh thiên suốt hai tuần, còn mua theo một đống thuốc dự phòng, hạ quyết tâm dù thế nào cũng phải đi.”
“… Thế thôi tôi ở nhà chơi với gấu trúc cho an toàn.” Khưu Thiên tỏ vẻ không mấy hứng thú với du lịch mạo hiểm, A Phát nghe xong lăn ra cười, bèn chỉ cho anh địa điểm có nhiều gấu trúc nhất.
Hai người rời khỏi quán, chậm rãi đi bộ về phía nhà trọ, vừa ngắm cảnh đêm vừa giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn. Trong không khí lạnh buốt của Thành Đô, những ngọn đèn soi bóng xuống mặt đường loang loáng nước, tiếng người nói chuyện bằng giọng Tứ Xuyên vang vang trên phố, một chiếc xe đạp đâu đó chạy vụt qua, làm rộ lên bọt nước tung tóe giữa mặt đường.
Về phòng, A Phát chỉ cho Khưu Thiên hành trình đi xe đến Tam Tinh, xong đâu đấy hai người trùm áo lông chạy lên sân thượng, vừa cạn bia trong cái lạnh ngây ngất của buổi đêm vừa ngắm những dòng xe qua lại bên dưới.
Khưu Thiên nghe A Phát kể lại chi tiết những điều đã gặp trên đường du lịch, này núi non chùa chiền, này ngồi xe đi tàu, từ những chuyện thú vị ven đường đến việc trả giá một món đồ từ 180 đồng xuống còn 25 đồng ra sao… A Phát vừa nói vừa hoa tay diễn tả, hai mảnh trăng non cứ thế lấp lánh trong đêm, khiến Khưu Thiên không kìm được mà nở nụ cười. Đêm về khuya, hai kẻ chuếnh choáng trong cơn say dìu nhau về căn phòng số 213, trên hai chiếc giường cách nhau một sải tay, cùng chúc đối phương ngủ ngon mơ đẹp.
Trong lúc nửa tỉnh nửa mê, Khưu Thiên chợt nghĩ đến Lý Dĩ Thành, có lẽ trên những chặng đường cậu từng đi qua cũng có những chuyện như thế này, chỉ là không bao giờ cậu kể với anh mà thôi. Trước khi chìm hẳn vào giấc ngủ, Khưu Thiên rút ra kết luận: anh không phải là đối tượng để Tiểu Thành chia sẻ những điều đó.
Hừ, nhất định là cậu chỉ kể cho tên khốn nạn kia thôi chứ gì, đồ bội tình bạc nghĩa, theo trai bỏ bạn, uổng công năm xưa người ta vì cậu mà đi đánh người… Khưu Thiên lầm bầm trong cơn mơ ngủ.
Hôm sau tỉnh lại, A Phát đã đi.
Khưu Thiên nhìn chiếc giường trống không bên cạnh, khẽ thì thầm, “Tạm biệt”. Nhớ lại lời dặn của Lý Dĩ Thành, những người bạn đường gặp nhau trong chuyến đi sẽ không nói chuyện công việc, không kể chuyện riêng tư, hôm nay còn anh tôi chén tạc chén thù, hôm sau đã chào nhau mỗi người một ngả. Vì thế, những gì A Phát để lại cho anh chỉ có một cái tên và một đôi mắt lấp lánh như trăng trời. Còn ấn tượng của anh trong mắt A Phát, có lẽ là một thiếu gia nhà giàu “bị trưởng bối quăng ra ngoài trải nghiệm” mà thôi.
Khưu Thiên chợt cảm thấy trong lòng buồn bã, chuyện với A Phát không hiểu sao lại giống chuyện tình một đêm đến thế, nhưng anh không buồn được bao lâu đã vội đón xe đến Tam Tinh ngắm cảnh.
Điểm mạnh thứ hai của Khưu Thiên chính là, không bao giờ buồn phiền quá lâu. Nếu nói nỗi buồn của Lý Dĩ Thành như sợi tơ kéo hoài không dứt, thì nỗi buồn của Khưu Thiên chỉ như một ánh chớp ngang trời, vụt qua vội vã trong thoáng chốc.
Hai ngày sau, Khưu Thiên từ Tam Tinh trở về, lành lặn từ đầu đến chân, khoan khoái từ trong ra ngoài, ưỡn ngực tự hào mang quà lưu niệm cho Thái hậu. Thái hậu trợn mắt cho anh “bình thân” rồi hỏi. “Cậu mua hết bao nhiêu?”
“Hét 80, trả 40.” Khưu Thiên đắc ý rung đùi.
“Xùy, lần trước chị trả có 20.” Thái hậu phun một câu làm Khưu Thiên thiếu điều nhảy qua cửa sổ.
“Sao, có trải nghiệm gì mới không?” Thái hậu hỏi.
“Có.” Khưu Thiên lồm cồm từ cửa sổ bò lại. “Tạ ơn Thái hậu.”
“Trẻ ngoan.” Thái hậu vỗ vỗ vai Khưu Thiên. “Thế có muốn ở ngoài kia thêm vài ngày không?”
“Không cần đâu.” Khưu Thiên lập tức trả lời. “Thần nguyện hầu hạ dưới gối Thái hậu.”
—————————
T/N: Mùa Thu à, mưa đã rơi rồi đó…
Nội tâm Khưu Thiên chợt nảy lên một cái, như vừa nghe thấy chuyện gì vô cùng khó tin. Anh không ngờ rằng trên đời này lại có người chưa từng trông thấy biển. Bốn bề của chúng ta chẳng phải đều là biển hay sao? Vậy mà có người chưa bao giờ thấy biển?
Hóa ra có rất nhiều sự trên đời, không phải không biết, mà là không nghĩ tới.
Khưu Thiên im lặng nghiền ngẫm xung động vừa nảy lên trong lòng, chợt nhớ đến lời Lý Dĩ Thành từng nói “Đi du lịch có thể khiến đầu óc và tâm hồn con người rộng mở”, vào giây phút ấy, Khưu Thiên bỗng cảm thấy nhân sinh thật nhỏ bé vô thường.
“… Cô ấy hỏi tôi biển trông như thế nào, tôi suy nghĩ nửa ngày cũng không biết phải miêu tả ra sao, anh có biết cách nào để diễn đạt không?” Lúc A Phát nói những lời này, hình dung về biển trong Khưu Thiên đã choáng đầy tâm trí.
Đại dương mênh mông vô bờ.
Nhưng với một người chưa từng trông thấy biển, làm sao để hình dung bốn chữ “mênh mông vô bờ”? Khưu Thiên chống cằm suy tư. “Chậc, đúng là hơi khó nhỉ, thường thì người ta so sánh vạn vật với biển cả, giờ ngược lại, phải so sánh biển cả với một hình dung cụ thể… Để tôi nghĩ thử xem sao, nếu nghĩ ra sẽ nói cho anh biết.”
“Được đấy, anh cố gắng lên.” A Phát bật cười, bắt đầu tấn công nồi lẩu.
Cả hai vừa ăn vừa chuyện phiếm, Khưu Thiên kể với A Phát việc anh bị Thái hậu ném vào nhà trọ bình dân để trải nghiệm, trong hai ngày phải tự mình đi thăm một thắng cảnh nào đó ở ngoại ô rồi mới được phép quay về hoàng cung của chị. A Phát nghe xong không nhịn được cười, miếng thịt đang nhai dở chạy tọt xuống yết hầu, Khưu Thiên phải vội vàng rót bia cho A Phát chữa nghẹn.
“Thế anh đã nghĩ ra sẽ đi đâu chưa?” A Phát vừa ho vừa hỏi.
“Chị ấy chỉ bảo ra ngoại thành mà tìm. Anh có biết đó là chỗ nào không?” Khưu Thiên ôm trán.
“Vậy chắc là di tích Tam Tinh rồi. Tí nữa về phòng tôi sẽ chỉ anh cách bắt xe, đơn giản lắm.” A Phát vừa nói xong, Khưu Thiên lại muốn phun ra câu “người tốt” một lần nữa.
Cả hai bắt đầu bàn về những thắng cảnh và đặc sản mình đã thử trong mấy ngày qua, A Phát đặc biệt giới thiệu món cháo đậu. “Món đó người Thành Đô dùng để ăn sáng, rắc thêm ít hạt tiêu, tôi rất muốn ăn thử, tiếc là chưa có dịp.” A Phát lộ ra vẻ mặt mong mỏi.
Buổi sáng mà ăn cháo đậu với tiêu, chắc cái dạ dày Khưu Thiên sẽ đi tong luôn.
“Tôi ở Thành Đô đã năm ngày, chùa chiền núi non bốn phía đều xem cả rồi, ngày mai sẽ lên xe đi Khang Định, phải tranh thủ thời gian, tôi chỉ có hai tuần thôi.” A Phát nói.
“Khang Định cũng hay, tôi có nghe bà chị khuyên nên đi thử, ai ngờ chưa gì chị ấy đã đá tôi ra khỏi nhà.” Khưu Thiên hãy còn ôm mộng được lẩu cay cứu vớt mỗi ngày, biết đâu Thái hậu đã thẳng tay đuổi người.
“Tôi chỉ ở Khang Định một ngày thôi, thật ra là đi ngang qua nên ghé lại, còn nơi tôi muốn đến là Tháp Công, nơi đó rất đẹp.”
“Vậy tôi đợi kết quả đi thăm của anh, nếu là một nơi đáng xem như thế, tôi cũng muốn đi.” Khưu Thiên đề nghị, dù sao anh cũng đang rảnh rỗi.
“Hơi phiêu lưu đấy, Tháp Công ở độ cao 3800m so với mực nước biển, nếu anh không quen có thể bị sốc độ cao. Tôi đã ăn lá cảnh thiên suốt hai tuần, còn mua theo một đống thuốc dự phòng, hạ quyết tâm dù thế nào cũng phải đi.”
“… Thế thôi tôi ở nhà chơi với gấu trúc cho an toàn.” Khưu Thiên tỏ vẻ không mấy hứng thú với du lịch mạo hiểm, A Phát nghe xong lăn ra cười, bèn chỉ cho anh địa điểm có nhiều gấu trúc nhất.
Hai người rời khỏi quán, chậm rãi đi bộ về phía nhà trọ, vừa ngắm cảnh đêm vừa giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn. Trong không khí lạnh buốt của Thành Đô, những ngọn đèn soi bóng xuống mặt đường loang loáng nước, tiếng người nói chuyện bằng giọng Tứ Xuyên vang vang trên phố, một chiếc xe đạp đâu đó chạy vụt qua, làm rộ lên bọt nước tung tóe giữa mặt đường.
Về phòng, A Phát chỉ cho Khưu Thiên hành trình đi xe đến Tam Tinh, xong đâu đấy hai người trùm áo lông chạy lên sân thượng, vừa cạn bia trong cái lạnh ngây ngất của buổi đêm vừa ngắm những dòng xe qua lại bên dưới.
Khưu Thiên nghe A Phát kể lại chi tiết những điều đã gặp trên đường du lịch, này núi non chùa chiền, này ngồi xe đi tàu, từ những chuyện thú vị ven đường đến việc trả giá một món đồ từ 180 đồng xuống còn 25 đồng ra sao… A Phát vừa nói vừa hoa tay diễn tả, hai mảnh trăng non cứ thế lấp lánh trong đêm, khiến Khưu Thiên không kìm được mà nở nụ cười. Đêm về khuya, hai kẻ chuếnh choáng trong cơn say dìu nhau về căn phòng số 213, trên hai chiếc giường cách nhau một sải tay, cùng chúc đối phương ngủ ngon mơ đẹp.
Trong lúc nửa tỉnh nửa mê, Khưu Thiên chợt nghĩ đến Lý Dĩ Thành, có lẽ trên những chặng đường cậu từng đi qua cũng có những chuyện như thế này, chỉ là không bao giờ cậu kể với anh mà thôi. Trước khi chìm hẳn vào giấc ngủ, Khưu Thiên rút ra kết luận: anh không phải là đối tượng để Tiểu Thành chia sẻ những điều đó.
Hừ, nhất định là cậu chỉ kể cho tên khốn nạn kia thôi chứ gì, đồ bội tình bạc nghĩa, theo trai bỏ bạn, uổng công năm xưa người ta vì cậu mà đi đánh người… Khưu Thiên lầm bầm trong cơn mơ ngủ.
Hôm sau tỉnh lại, A Phát đã đi.
Khưu Thiên nhìn chiếc giường trống không bên cạnh, khẽ thì thầm, “Tạm biệt”. Nhớ lại lời dặn của Lý Dĩ Thành, những người bạn đường gặp nhau trong chuyến đi sẽ không nói chuyện công việc, không kể chuyện riêng tư, hôm nay còn anh tôi chén tạc chén thù, hôm sau đã chào nhau mỗi người một ngả. Vì thế, những gì A Phát để lại cho anh chỉ có một cái tên và một đôi mắt lấp lánh như trăng trời. Còn ấn tượng của anh trong mắt A Phát, có lẽ là một thiếu gia nhà giàu “bị trưởng bối quăng ra ngoài trải nghiệm” mà thôi.
Khưu Thiên chợt cảm thấy trong lòng buồn bã, chuyện với A Phát không hiểu sao lại giống chuyện tình một đêm đến thế, nhưng anh không buồn được bao lâu đã vội đón xe đến Tam Tinh ngắm cảnh.
Điểm mạnh thứ hai của Khưu Thiên chính là, không bao giờ buồn phiền quá lâu. Nếu nói nỗi buồn của Lý Dĩ Thành như sợi tơ kéo hoài không dứt, thì nỗi buồn của Khưu Thiên chỉ như một ánh chớp ngang trời, vụt qua vội vã trong thoáng chốc.
Hai ngày sau, Khưu Thiên từ Tam Tinh trở về, lành lặn từ đầu đến chân, khoan khoái từ trong ra ngoài, ưỡn ngực tự hào mang quà lưu niệm cho Thái hậu. Thái hậu trợn mắt cho anh “bình thân” rồi hỏi. “Cậu mua hết bao nhiêu?”
“Hét 80, trả 40.” Khưu Thiên đắc ý rung đùi.
“Xùy, lần trước chị trả có 20.” Thái hậu phun một câu làm Khưu Thiên thiếu điều nhảy qua cửa sổ.
“Sao, có trải nghiệm gì mới không?” Thái hậu hỏi.
“Có.” Khưu Thiên lồm cồm từ cửa sổ bò lại. “Tạ ơn Thái hậu.”
“Trẻ ngoan.” Thái hậu vỗ vỗ vai Khưu Thiên. “Thế có muốn ở ngoài kia thêm vài ngày không?”
“Không cần đâu.” Khưu Thiên lập tức trả lời. “Thần nguyện hầu hạ dưới gối Thái hậu.”
—————————
T/N: Mùa Thu à, mưa đã rơi rồi đó…
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook