Thời Không Lụi Tàn
-
Chương 116-2: Phụ Chương 4: Chính phủ và thời đại mạt thế
Cảnh báo: Bài viết mang quan điểm cá nhân của tác giả, cảnh báo Spoiler cho các bạn chưa đọc các chương trước của truyện.
Bài viết bên dưới sẽ phân tích về mô hình chính trị - xã hội của Hiến Quốc Namuh và Cộng Hòa Namuh để bạn đọc được thêm hiểu rõ là tại sao một cuộc đảo chính như vậy lại có thể xảy ra. Bài viết không đóng góp bất cứ một chi tiết nào cho cốt truyện chính, bởi vậy các bạn độc giả không thích hoàn toàn có thể bỏ qua mà không có vấn đề gì.
Trước hết để mở đầu, lướt qua nhiều cuốn truyện/ phim ảnh hiện nay, độc giả có thể dễ dàng thấy được những câu chuyện về mạt thế. Thường chúng sẽ có một số motif chung nhất định. Thứ nhất là Zombie (Xác sống) lan tràn ra toàn bộ thế giới. Thứ hai là thế giới bị hủy diệt bởi người ngoài hành tinh. Thứ ba là thế giới bị hủy diệt bởi thảm họa môi trường/ chiến tranh. Thứ tư là thế giới bị hủy diệt bởi nhân tố bất thường không giải thích được.
Đó là những motif điển hình để bắt đầu cho một câu chuyện về mạt thế. Một trong những điểm chung lớn nhất của chúng chính là sự bất lực hoàn toàn của chính phủ các nước trong việc kiểm soát mối nguy cơ đó và nhân vật chính/ nhóm nhân vật chính trở thành người hùng giải cứu thế giới.
Câu hỏi tác giả muốn đặt ra ở đây là. Có thật như vậy không? Vì sao nhất thiết mạt thế thì không có chính phủ? Trong khi bản thân chính phủ trước mạt thế là những người nắm giữ thiết bị, vũ khí cùng khả năng sống sót lớn nhất trong tình cảnh mạt thế chứ không phải là một nhân vật chính vốn chẳng có bất kỳ khả năng gì ngoại trừ “hào quang nhân vật chính”.
Để đến nỗi nhiều khi nhân vật chính chỉ là học sinh, viên chức ăn lương, người thất nghiệp bình thường nào đó nhưng khi mạt thế tới thì đột nhiên hành xử bá đạo tới mức cứ như họ là đặc vụ chuyên nghiệp được quốc gia đào tạo vậy.
Và đặt lại câu chuyện, nếu có chính phủ thì mô hình tồn tại của một chính phủ trong thời đại mạt thế như thế nào mới tốt?
Lưu Từ Hân là một nhà văn tác giả rất yêu thích vì những liên hệ của truyện Lưu Từ Hân với khoa học thực tế và lối hành văn sâu sắc trong từng câu thoại mà tác giả rất muốn học tập (vẫn chưa được) cùng với những liên hệ gần gũi với phương Đông mà khó có thể tìm thấy trong các tác phẩm viễn tưởng phương Tây. Gần đây, tác giả mới có điều kiện xem bộ phim Địa Cầu Lưu Lạc dựa trên tác phẩm cùng tên của nhà văn họ Lưu.
Điểm tích cực của bộ phim là kỹ xảo vô cùng đẹp mắt, hoàn toàn có thể sánh vai với nhiều phim cùng thể loại của phương Tây dù cho kinh phí làm phim tương đối khiêm tốn.
Điểm hạn chế của nó cũng rất rõ ràng, đó là một cốt truyện cực kỳ thiếu chặt chẽ mà những người có chút hiểu biết gì về khoa học sẽ phải lắc đầu ngao ngán vì sự phi logic mà bộ phim mang lại.
Bỏ qua những việc như tại sao lại phải tốn năng lượng khổng lồ đẩy toàn bộ Trái Đất đi hay những tuyên truyền về chính trị đầy rẫy của Trung Quốc cả công khai và ẩn giấu ở trong thời lượng ngắn ngủi 2 tiếng đồng hồ của phim, sự bất lực và ba phải của chính phủ liên hiệp toàn cầu (Đối lập với sự anh hùng của các cá nhân Trung Quốc) thực sự làm cho tác giả cảm thấy ngao ngán.
Rõ ràng là người Trung Quốc không giỏi làm phim về chủ nghĩa anh hùng cá nhân. Tuy họ rất giỏi về chi phối cảm xúc bằng âm nhạc và hình ảnh, đặc biệt là lúc anh chàng phi hành gia vũ trụ hi sinh, nhưng điểm yếu trong cốt truyện thực sự đã làm cho giá trị của nó giảm đi rất nhiều.
Trong một xã hội mà vai trò chi phối của tập thể là vô cùng lớn, chủ nghĩa anh hùng cá nhân bỗng trở nên hết sức lạc lõng và cải lương. Nếu các bạn học về tâm lý học hay kinh tế sẽ biết về khái niệm 6 chiều văn hóa của Hofstede, trong đó đặc biệt là khái niệm collectivism (Chủ nghĩa tập thể) đối nghịch lại với individualism (Chủ nghĩa cá nhân).
Trong xã hội phương Đông, chủ nghĩa tập thể rất được đề cao, trong khi trong những xã hội phương Tây, chủ nghĩa cá nhân đóng vai trò chủ chốt. So sánh đơn giản chỉ số Hofstede về chủ nghĩa cá nhân của Trung Quốc và Hoa Kỳ lần lượt là 20 và 91. Có nghĩa là có sự lệch tông không hề nhẹ ở vấn đề này trong xã hội các quốc gia.
Chính bởi vì vậy, những vấn đề mà người Mỹ cho là “vi phạm nhân quyền”, “tự do ngôn luận” ở Hong Kong, Tân Cương,… thì người Trung Quốc cho là bình thường và chẳng mấy quan tâm tới nó.
Lưu ý, phân biệt chủ nghĩa tập thể/ chủ nghĩa cá nhân với khái niệm tả khuynh/ hữu khuynh hay chủ nghĩa tư bản/ chủ nghĩa xã hội ở trong chính trị. Chúng, dù có liên hệ mật thiết, không hoàn toàn là các khái niệm giống nhau.
Quay trở lại với câu chuyện của chúng ta. Hiểu biết này đóng góp được gì cho hiểu biết về mô hình chính trị xã hội của nền văn minh Namuh?
Trước hết, đặc điểm chính của Hiến Quốc Namuh là gì? Vai trò quyết định của tập thể được đề cao. Thông qua những khảo sát của Peaky, dù dưới dạng trực tiếp hay tái hiện tiềm thức, người Namuh trực tiếp quyết định toàn bộ những vấn đề mà họ cho là hệ trọng đối với đất nước. Thậm chí có thể can thiệp trực tiếp vào tự do cá nhân để đảm bảo được những quyết định là có lợi nhất cho tập thể.
Tác giả sẽ không đánh giá điều này là đúng hay sai, nhưng thực tế rằng, có rất nhiều người không thể chấp nhận được điều này và cảm thấy có nhiều chuyện thuộc về tự do cá nhân của họ và hoàn toàn không phải là thứ mà tập thể có thể quyết định thay họ.
Đặc điểm khác của Hiến Quốc Namuh đó chính là sự hi sinh của mỗi cá nhân nếu điều đó mang lại lợi ích cho tập thể, thể hiện qua cái chết của rất nhiều người bị đánh giá là không có đóng góp cho sự tồn tại và phát triển của Hiến Quốc về sau này. Điều này nếu đi theo hướng cực đoan hoàn toàn có thể dẫn tới xu hướng phân loại chủng tộc, lựa chọn những chủng tộc thượng đẳng hơn để cho phép tồn tại giống như phát xít Đức khi trước.
Dễ thấy rằng trong những quyết định cụ thể, Hiến Quốc Namuh hoàn toàn có thể ngả qua lại giữa hai xu hướng chính trị tả và hữu, tùy thuộc vào cách lý giải nào phù hợp nhất đối với chủ nghĩa tập thể của họ, một đặc điểm rất phù hợp với bản chất của nền tảng chính trị thế giới trong thời hiện đại. Cách phân biệt cánh tả và cánh hữu đang thực sự trở nên dần lỗi thời.
Ở trong đó, thứ đóng vai trò quyết định nhất đối với sự sống còn của chính quyền lại trở thành truyền thông. Ở Namuh, tuy sự xuất hiện của truyền thông chỉ là thoáng qua, nhưng hai đại diện lớn nhất của chúng thực ra đã ở đó từ lâu, mặc dù chưa bao giờ được gắn dưới cái mác truyền thông. Đó chính là Peaky và Giáo Hội Mada.
Chúng ta được biết rằng Peaky sẽ truyền trực tiếp những thông tin tới đầu người dân để thu lấy ý kiến biểu quyết của họ về một vấn đề cụ thể nào đó. Hoặc là tái hiện lại lịch sử hành vi của người đó để làm một bộ não ảo trả lời kết quả phiếu bầu.
Tuy nhiên, quá trình này hoàn toàn không được miêu tả cụ thể ở trong truyện và cũng không thấy nhân vật chính nhận được những câu hỏi như vậy bao giờ.
Cứ cho là quá trình kiểm đếm kết quả của Peaky là công bằng đi vì bản thân chúng chỉ là những con số. Song, làm sao có thể biết chính xác được quá trình mà thông tin truyền từ Peaky tới những người dân là thật sự công bằng? Kể cả khi hai người dân nhận được thông tin hoàn toàn giống nhau, cách lý giải của họ về những luồng thông tin đó thậm chí có thể hoàn toàn trái nghịch nhau tùy vào trải nghiệm của mỗi người.
Giáo Hội Mada cũng đáng sợ chẳng kém. Nó có thể dựa vào việc không có bất kỳ một ai biết được Mada thực sự có còn tồn tại hay không để tiêm nhiễm vào đầu người dân một điều dối trá cho rằng Mada vẫn còn sống và đang chờ đợi họ ở vũ trụ mới.
Ở đây, phải hiểu rõ bản chất của nền Cộng Hòa Namuh không phải là một bản nghịch lại với Hiến Quốc Namuh. Nó không đề cao chủ nghĩa cá nhân mà ngược lại, lợi dụng chủ nghĩa cá nhân để tái xây dựng lại mô hình tổ chức của riêng nó. Dạng chính phủ của Cộng Hòa Namuh gọi chính xác hơn là một quốc gia Cộng Hòa Tôn Giáo, nơi thần quyền trở thành công cụ lập pháp thay cho pháp luật.
Hay nói cách khác, nó là một sản phẩm dị tật của chủ nghĩa tập thể.
Ở một nước Cộng Hòa Tôn Giáo, người dân bị những luồng thông tin sai lệch dẫn dắt tin theo một nhân vật được thần thánh hóa rằng họ đang đi theo lý tưởng của người đó. Trong khi thực tế, thứ nhất, người đó chưa chắc đã là thần thánh mà cũng chỉ là người phàm và thứ hai, chính quyền chưa chắc đã có thể đại diện cho người được thần thánh hóa đó.
Tuy nhiên, bản thân người dân ở đó lại tự xem mình là có đầy đủ những quyền tự do của chủ nghĩa cá nhân. Lý do là vì, chỉ cần họ vẫn còn tin vào Mada, chính quyền sẽ không cấm cản mà thậm chí khuyến khích họ làm điều đó. Tất nhiên, đó là một khi họ vẫn tin vào Mada.
Khái niệm này được đề cập tới trong cuốn sách “Erasmus, Contarini, and the Religious Republic of Letters” của tác giả C. M. Furey nói về sự chuyển giao thời kỳ trung đại từ một xã hội thần quyền sang một xã hội pháp quyền và vô thần. Nội dung xoay quanh châu Âu thời kỳ trung cổ với những đối lập âm ỉ giữa những nhà tư tưởng và Giáo Hội Công Giáo La Mã.
George Washington, người sáng lập ra Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ cũng có một tầm nhìn như thế về nước Mỹ ở thời đại của ông. “Trong tất cả những khuynh hướng và thói quen dẫn tới sự thịnh vượng chính trị, tôn giáo và đạo đức là hai thứ không thể bỏ qua được.” – Ông nói. Cụm từ được sử dụng ở đây lại hơi khác một chút – Faithful Republic.
Tất nhiên xã hội của George Washington sống là một xã hội mà cải cách tôn giáo gây ảnh hưởng lớn với thế giới. Sau cuộc chiến tranh 30 năm (1618 – 1648) với hòa ước Westphalia, rất nhiều người theo đạo kháng cách đã giong thuyền vượt biển sang tân thế giới để tìm kiếm nơi có thể thực hiện theo niềm tin tôn giáo riêng của họ.
Tư tưởng về nước Cộng Hòa Tôn Giáo ấy của Washington đã không bao giờ có thể trở thành hiện thực vì nhiều nhân tố mà tác giả sẽ không đề cập tới ở đây.
Tóm lại, mô hình xã hội của Hiến Quốc Namuh là một mô hình chủ nghĩa tập thể đặc trưng còn mô hình xã hội của Cộng Hòa Namuh là một mô hình chủ nghĩa tập thể cực đoan, dị tật. Dễ thấy ở trong thời đại mạt thế. Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa anh hùng giống như ở trong nhiều câu chuyện, phim ảnh rất khó, thậm chí là không hề có đất để tồn tại.
Lý do cũng rất đơn giản và dễ hiểu. Không có bất kỳ con người nào có thể tài giỏi tuyệt đối, thứ gì cũng giỏi. Đó là hệ quả của quá trình phân chia lao động xã hội trải qua hàng ngàn năm phát triển của văn minh loài người.
Nếu ở trong thời đại bình thường, xã hội có vẻ hoàn toàn không hề quan trọng, cá nhân có thể thích làm gì thì làm, chủ nghĩa cá nhân được đề cao, vậy thì ở trong hoàn cảnh mạt thế, con người sẽ cần có nhau hơn bao giờ hết. Những xã hội với chủ nghĩa cá nhân cao sẽ dễ dàng bị hủy hoại hơn ở trong mạt thế.
Đối chiếu với dịch Covid-19 đang xảy ra hiện giờ, các quốc gia mà chủ nghĩa cá nhân càng cao thì lại càng dễ bị tổn thương hơn các quốc gia đi theo đường hướng chủ nghĩa tập thể. Ví dụ dễ thấy nhất là Việt Nam so với Hoa Kỳ/ Âu Châu. Điều này cũng có một phần liên quan tới chính trị nhưng chủ yếu nhất vẫn là do yếu tố xã hội.
Mặt khác, khi nhìn vào cùng một mô hình chủ nghĩa tập thể ở tận thế của Hiến Quốc Namuh và Cộng Hòa Namuh cho thấy điều gì? Có phải là trong thời đại mạt thế, xã hội loài người sẽ đi dần tới hướng hoàn toàn cực đoan?
Điều dễ thấy nhất ở đây chính là sự chủ động trong cách tiếp cận của người dân ở hai mô hình xã hội. Trong khi xã hội của Hiến Quốc Namuh, người dân được trực tiếp nhìn nhận, đánh giá vấn đề và trực tiếp biểu quyết riêng rẽ cho chúng, ở Cộng Hòa Namuh, mọi việc đều được quyết định dưới danh nghĩa ý chí của Mada.
Ý chí của Mada đơn giản là một khái niệm không thể giải thích được. Nó chỉ mang tính thời điểm và phụ thuộc vào cách nhìn chung của mọi người ở trong đó về việc ý chí của Mada là thứ như thế nào.
Như vậy, từ việc chủ động tiếp cận và nhìn nhận vấn đề, con người dần dần đẩy việc quyết định số phận của cuộc đời họ cho một thế lực hư vô thậm chí không chắc có tồn tại hay không gọi là Mada cùng với những kẻ đại diện cho điều đó.
Xã hội vận động và biến chuyển từ Hiến Quốc Namuh sang Cộng Hòa Namuh không phải là một sự chuyển biến từ cái bình thường sang cái cực đoan, mà nhiều hơn là thể hiện sự bất lực của con người trong quyết định vận mệnh của chính bản thân mình.
Người Namuh đã quá mệt mỏi vì thế giới tận thế. Họ đã quá mệt mỏi vì hàng loạt những quyết sách mà bọn họ chính tay đề ra, chính tay thực hiện nhưng thế giới chỉ ngày càng chuyển biến theo chiều hướng tồi tệ hơn mà thôi. Quái Thú Vũ Trụ uy hiếp, Hỏa Giới xâm lược, các vị thần Nogard nhìn trộm Namuh.
Ở trong hoàn cảnh đó, họ nhanh chóng mất niềm tin vào bản thân, mất niềm tin vào quyền tự quyết số phận của mình, phó mặc tất cả cho thứ niềm tin tôn giáo mà họ hi vọng sẽ có ai đó đến và cứu rỗi họ. Nó là một bước chuyển biến lớn nhưng tất yếu của tính cách con người. Thể hiện rằng người Namuh đã chính thức đầu hàng trong cuộc chiến chống lại định mệnh.
Số phận của người Namuh rồi sẽ đi về đâu? Các bạn độc giả hãy theo dõi tiếp để biết nhé.
Truyện về bác sĩ, nghề y. Cvt Ép Tiên Sinh làm, cái tên có làm mấy lão xao xuyến...hehe. Mời đọc
Bài viết bên dưới sẽ phân tích về mô hình chính trị - xã hội của Hiến Quốc Namuh và Cộng Hòa Namuh để bạn đọc được thêm hiểu rõ là tại sao một cuộc đảo chính như vậy lại có thể xảy ra. Bài viết không đóng góp bất cứ một chi tiết nào cho cốt truyện chính, bởi vậy các bạn độc giả không thích hoàn toàn có thể bỏ qua mà không có vấn đề gì.
Trước hết để mở đầu, lướt qua nhiều cuốn truyện/ phim ảnh hiện nay, độc giả có thể dễ dàng thấy được những câu chuyện về mạt thế. Thường chúng sẽ có một số motif chung nhất định. Thứ nhất là Zombie (Xác sống) lan tràn ra toàn bộ thế giới. Thứ hai là thế giới bị hủy diệt bởi người ngoài hành tinh. Thứ ba là thế giới bị hủy diệt bởi thảm họa môi trường/ chiến tranh. Thứ tư là thế giới bị hủy diệt bởi nhân tố bất thường không giải thích được.
Đó là những motif điển hình để bắt đầu cho một câu chuyện về mạt thế. Một trong những điểm chung lớn nhất của chúng chính là sự bất lực hoàn toàn của chính phủ các nước trong việc kiểm soát mối nguy cơ đó và nhân vật chính/ nhóm nhân vật chính trở thành người hùng giải cứu thế giới.
Câu hỏi tác giả muốn đặt ra ở đây là. Có thật như vậy không? Vì sao nhất thiết mạt thế thì không có chính phủ? Trong khi bản thân chính phủ trước mạt thế là những người nắm giữ thiết bị, vũ khí cùng khả năng sống sót lớn nhất trong tình cảnh mạt thế chứ không phải là một nhân vật chính vốn chẳng có bất kỳ khả năng gì ngoại trừ “hào quang nhân vật chính”.
Để đến nỗi nhiều khi nhân vật chính chỉ là học sinh, viên chức ăn lương, người thất nghiệp bình thường nào đó nhưng khi mạt thế tới thì đột nhiên hành xử bá đạo tới mức cứ như họ là đặc vụ chuyên nghiệp được quốc gia đào tạo vậy.
Và đặt lại câu chuyện, nếu có chính phủ thì mô hình tồn tại của một chính phủ trong thời đại mạt thế như thế nào mới tốt?
Lưu Từ Hân là một nhà văn tác giả rất yêu thích vì những liên hệ của truyện Lưu Từ Hân với khoa học thực tế và lối hành văn sâu sắc trong từng câu thoại mà tác giả rất muốn học tập (vẫn chưa được) cùng với những liên hệ gần gũi với phương Đông mà khó có thể tìm thấy trong các tác phẩm viễn tưởng phương Tây. Gần đây, tác giả mới có điều kiện xem bộ phim Địa Cầu Lưu Lạc dựa trên tác phẩm cùng tên của nhà văn họ Lưu.
Điểm tích cực của bộ phim là kỹ xảo vô cùng đẹp mắt, hoàn toàn có thể sánh vai với nhiều phim cùng thể loại của phương Tây dù cho kinh phí làm phim tương đối khiêm tốn.
Điểm hạn chế của nó cũng rất rõ ràng, đó là một cốt truyện cực kỳ thiếu chặt chẽ mà những người có chút hiểu biết gì về khoa học sẽ phải lắc đầu ngao ngán vì sự phi logic mà bộ phim mang lại.
Bỏ qua những việc như tại sao lại phải tốn năng lượng khổng lồ đẩy toàn bộ Trái Đất đi hay những tuyên truyền về chính trị đầy rẫy của Trung Quốc cả công khai và ẩn giấu ở trong thời lượng ngắn ngủi 2 tiếng đồng hồ của phim, sự bất lực và ba phải của chính phủ liên hiệp toàn cầu (Đối lập với sự anh hùng của các cá nhân Trung Quốc) thực sự làm cho tác giả cảm thấy ngao ngán.
Rõ ràng là người Trung Quốc không giỏi làm phim về chủ nghĩa anh hùng cá nhân. Tuy họ rất giỏi về chi phối cảm xúc bằng âm nhạc và hình ảnh, đặc biệt là lúc anh chàng phi hành gia vũ trụ hi sinh, nhưng điểm yếu trong cốt truyện thực sự đã làm cho giá trị của nó giảm đi rất nhiều.
Trong một xã hội mà vai trò chi phối của tập thể là vô cùng lớn, chủ nghĩa anh hùng cá nhân bỗng trở nên hết sức lạc lõng và cải lương. Nếu các bạn học về tâm lý học hay kinh tế sẽ biết về khái niệm 6 chiều văn hóa của Hofstede, trong đó đặc biệt là khái niệm collectivism (Chủ nghĩa tập thể) đối nghịch lại với individualism (Chủ nghĩa cá nhân).
Trong xã hội phương Đông, chủ nghĩa tập thể rất được đề cao, trong khi trong những xã hội phương Tây, chủ nghĩa cá nhân đóng vai trò chủ chốt. So sánh đơn giản chỉ số Hofstede về chủ nghĩa cá nhân của Trung Quốc và Hoa Kỳ lần lượt là 20 và 91. Có nghĩa là có sự lệch tông không hề nhẹ ở vấn đề này trong xã hội các quốc gia.
Chính bởi vì vậy, những vấn đề mà người Mỹ cho là “vi phạm nhân quyền”, “tự do ngôn luận” ở Hong Kong, Tân Cương,… thì người Trung Quốc cho là bình thường và chẳng mấy quan tâm tới nó.
Lưu ý, phân biệt chủ nghĩa tập thể/ chủ nghĩa cá nhân với khái niệm tả khuynh/ hữu khuynh hay chủ nghĩa tư bản/ chủ nghĩa xã hội ở trong chính trị. Chúng, dù có liên hệ mật thiết, không hoàn toàn là các khái niệm giống nhau.
Quay trở lại với câu chuyện của chúng ta. Hiểu biết này đóng góp được gì cho hiểu biết về mô hình chính trị xã hội của nền văn minh Namuh?
Trước hết, đặc điểm chính của Hiến Quốc Namuh là gì? Vai trò quyết định của tập thể được đề cao. Thông qua những khảo sát của Peaky, dù dưới dạng trực tiếp hay tái hiện tiềm thức, người Namuh trực tiếp quyết định toàn bộ những vấn đề mà họ cho là hệ trọng đối với đất nước. Thậm chí có thể can thiệp trực tiếp vào tự do cá nhân để đảm bảo được những quyết định là có lợi nhất cho tập thể.
Tác giả sẽ không đánh giá điều này là đúng hay sai, nhưng thực tế rằng, có rất nhiều người không thể chấp nhận được điều này và cảm thấy có nhiều chuyện thuộc về tự do cá nhân của họ và hoàn toàn không phải là thứ mà tập thể có thể quyết định thay họ.
Đặc điểm khác của Hiến Quốc Namuh đó chính là sự hi sinh của mỗi cá nhân nếu điều đó mang lại lợi ích cho tập thể, thể hiện qua cái chết của rất nhiều người bị đánh giá là không có đóng góp cho sự tồn tại và phát triển của Hiến Quốc về sau này. Điều này nếu đi theo hướng cực đoan hoàn toàn có thể dẫn tới xu hướng phân loại chủng tộc, lựa chọn những chủng tộc thượng đẳng hơn để cho phép tồn tại giống như phát xít Đức khi trước.
Dễ thấy rằng trong những quyết định cụ thể, Hiến Quốc Namuh hoàn toàn có thể ngả qua lại giữa hai xu hướng chính trị tả và hữu, tùy thuộc vào cách lý giải nào phù hợp nhất đối với chủ nghĩa tập thể của họ, một đặc điểm rất phù hợp với bản chất của nền tảng chính trị thế giới trong thời hiện đại. Cách phân biệt cánh tả và cánh hữu đang thực sự trở nên dần lỗi thời.
Ở trong đó, thứ đóng vai trò quyết định nhất đối với sự sống còn của chính quyền lại trở thành truyền thông. Ở Namuh, tuy sự xuất hiện của truyền thông chỉ là thoáng qua, nhưng hai đại diện lớn nhất của chúng thực ra đã ở đó từ lâu, mặc dù chưa bao giờ được gắn dưới cái mác truyền thông. Đó chính là Peaky và Giáo Hội Mada.
Chúng ta được biết rằng Peaky sẽ truyền trực tiếp những thông tin tới đầu người dân để thu lấy ý kiến biểu quyết của họ về một vấn đề cụ thể nào đó. Hoặc là tái hiện lại lịch sử hành vi của người đó để làm một bộ não ảo trả lời kết quả phiếu bầu.
Tuy nhiên, quá trình này hoàn toàn không được miêu tả cụ thể ở trong truyện và cũng không thấy nhân vật chính nhận được những câu hỏi như vậy bao giờ.
Cứ cho là quá trình kiểm đếm kết quả của Peaky là công bằng đi vì bản thân chúng chỉ là những con số. Song, làm sao có thể biết chính xác được quá trình mà thông tin truyền từ Peaky tới những người dân là thật sự công bằng? Kể cả khi hai người dân nhận được thông tin hoàn toàn giống nhau, cách lý giải của họ về những luồng thông tin đó thậm chí có thể hoàn toàn trái nghịch nhau tùy vào trải nghiệm của mỗi người.
Giáo Hội Mada cũng đáng sợ chẳng kém. Nó có thể dựa vào việc không có bất kỳ một ai biết được Mada thực sự có còn tồn tại hay không để tiêm nhiễm vào đầu người dân một điều dối trá cho rằng Mada vẫn còn sống và đang chờ đợi họ ở vũ trụ mới.
Ở đây, phải hiểu rõ bản chất của nền Cộng Hòa Namuh không phải là một bản nghịch lại với Hiến Quốc Namuh. Nó không đề cao chủ nghĩa cá nhân mà ngược lại, lợi dụng chủ nghĩa cá nhân để tái xây dựng lại mô hình tổ chức của riêng nó. Dạng chính phủ của Cộng Hòa Namuh gọi chính xác hơn là một quốc gia Cộng Hòa Tôn Giáo, nơi thần quyền trở thành công cụ lập pháp thay cho pháp luật.
Hay nói cách khác, nó là một sản phẩm dị tật của chủ nghĩa tập thể.
Ở một nước Cộng Hòa Tôn Giáo, người dân bị những luồng thông tin sai lệch dẫn dắt tin theo một nhân vật được thần thánh hóa rằng họ đang đi theo lý tưởng của người đó. Trong khi thực tế, thứ nhất, người đó chưa chắc đã là thần thánh mà cũng chỉ là người phàm và thứ hai, chính quyền chưa chắc đã có thể đại diện cho người được thần thánh hóa đó.
Tuy nhiên, bản thân người dân ở đó lại tự xem mình là có đầy đủ những quyền tự do của chủ nghĩa cá nhân. Lý do là vì, chỉ cần họ vẫn còn tin vào Mada, chính quyền sẽ không cấm cản mà thậm chí khuyến khích họ làm điều đó. Tất nhiên, đó là một khi họ vẫn tin vào Mada.
Khái niệm này được đề cập tới trong cuốn sách “Erasmus, Contarini, and the Religious Republic of Letters” của tác giả C. M. Furey nói về sự chuyển giao thời kỳ trung đại từ một xã hội thần quyền sang một xã hội pháp quyền và vô thần. Nội dung xoay quanh châu Âu thời kỳ trung cổ với những đối lập âm ỉ giữa những nhà tư tưởng và Giáo Hội Công Giáo La Mã.
George Washington, người sáng lập ra Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ cũng có một tầm nhìn như thế về nước Mỹ ở thời đại của ông. “Trong tất cả những khuynh hướng và thói quen dẫn tới sự thịnh vượng chính trị, tôn giáo và đạo đức là hai thứ không thể bỏ qua được.” – Ông nói. Cụm từ được sử dụng ở đây lại hơi khác một chút – Faithful Republic.
Tất nhiên xã hội của George Washington sống là một xã hội mà cải cách tôn giáo gây ảnh hưởng lớn với thế giới. Sau cuộc chiến tranh 30 năm (1618 – 1648) với hòa ước Westphalia, rất nhiều người theo đạo kháng cách đã giong thuyền vượt biển sang tân thế giới để tìm kiếm nơi có thể thực hiện theo niềm tin tôn giáo riêng của họ.
Tư tưởng về nước Cộng Hòa Tôn Giáo ấy của Washington đã không bao giờ có thể trở thành hiện thực vì nhiều nhân tố mà tác giả sẽ không đề cập tới ở đây.
Tóm lại, mô hình xã hội của Hiến Quốc Namuh là một mô hình chủ nghĩa tập thể đặc trưng còn mô hình xã hội của Cộng Hòa Namuh là một mô hình chủ nghĩa tập thể cực đoan, dị tật. Dễ thấy ở trong thời đại mạt thế. Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa anh hùng giống như ở trong nhiều câu chuyện, phim ảnh rất khó, thậm chí là không hề có đất để tồn tại.
Lý do cũng rất đơn giản và dễ hiểu. Không có bất kỳ con người nào có thể tài giỏi tuyệt đối, thứ gì cũng giỏi. Đó là hệ quả của quá trình phân chia lao động xã hội trải qua hàng ngàn năm phát triển của văn minh loài người.
Nếu ở trong thời đại bình thường, xã hội có vẻ hoàn toàn không hề quan trọng, cá nhân có thể thích làm gì thì làm, chủ nghĩa cá nhân được đề cao, vậy thì ở trong hoàn cảnh mạt thế, con người sẽ cần có nhau hơn bao giờ hết. Những xã hội với chủ nghĩa cá nhân cao sẽ dễ dàng bị hủy hoại hơn ở trong mạt thế.
Đối chiếu với dịch Covid-19 đang xảy ra hiện giờ, các quốc gia mà chủ nghĩa cá nhân càng cao thì lại càng dễ bị tổn thương hơn các quốc gia đi theo đường hướng chủ nghĩa tập thể. Ví dụ dễ thấy nhất là Việt Nam so với Hoa Kỳ/ Âu Châu. Điều này cũng có một phần liên quan tới chính trị nhưng chủ yếu nhất vẫn là do yếu tố xã hội.
Mặt khác, khi nhìn vào cùng một mô hình chủ nghĩa tập thể ở tận thế của Hiến Quốc Namuh và Cộng Hòa Namuh cho thấy điều gì? Có phải là trong thời đại mạt thế, xã hội loài người sẽ đi dần tới hướng hoàn toàn cực đoan?
Điều dễ thấy nhất ở đây chính là sự chủ động trong cách tiếp cận của người dân ở hai mô hình xã hội. Trong khi xã hội của Hiến Quốc Namuh, người dân được trực tiếp nhìn nhận, đánh giá vấn đề và trực tiếp biểu quyết riêng rẽ cho chúng, ở Cộng Hòa Namuh, mọi việc đều được quyết định dưới danh nghĩa ý chí của Mada.
Ý chí của Mada đơn giản là một khái niệm không thể giải thích được. Nó chỉ mang tính thời điểm và phụ thuộc vào cách nhìn chung của mọi người ở trong đó về việc ý chí của Mada là thứ như thế nào.
Như vậy, từ việc chủ động tiếp cận và nhìn nhận vấn đề, con người dần dần đẩy việc quyết định số phận của cuộc đời họ cho một thế lực hư vô thậm chí không chắc có tồn tại hay không gọi là Mada cùng với những kẻ đại diện cho điều đó.
Xã hội vận động và biến chuyển từ Hiến Quốc Namuh sang Cộng Hòa Namuh không phải là một sự chuyển biến từ cái bình thường sang cái cực đoan, mà nhiều hơn là thể hiện sự bất lực của con người trong quyết định vận mệnh của chính bản thân mình.
Người Namuh đã quá mệt mỏi vì thế giới tận thế. Họ đã quá mệt mỏi vì hàng loạt những quyết sách mà bọn họ chính tay đề ra, chính tay thực hiện nhưng thế giới chỉ ngày càng chuyển biến theo chiều hướng tồi tệ hơn mà thôi. Quái Thú Vũ Trụ uy hiếp, Hỏa Giới xâm lược, các vị thần Nogard nhìn trộm Namuh.
Ở trong hoàn cảnh đó, họ nhanh chóng mất niềm tin vào bản thân, mất niềm tin vào quyền tự quyết số phận của mình, phó mặc tất cả cho thứ niềm tin tôn giáo mà họ hi vọng sẽ có ai đó đến và cứu rỗi họ. Nó là một bước chuyển biến lớn nhưng tất yếu của tính cách con người. Thể hiện rằng người Namuh đã chính thức đầu hàng trong cuộc chiến chống lại định mệnh.
Số phận của người Namuh rồi sẽ đi về đâu? Các bạn độc giả hãy theo dõi tiếp để biết nhé.
Truyện về bác sĩ, nghề y. Cvt Ép Tiên Sinh làm, cái tên có làm mấy lão xao xuyến...hehe. Mời đọc
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook