Thịnh Thế Diên Ninh
-
Chương 26: Đào Công Soạn
Dùng cơm xong Lê Bang Cơ có chút lưu luyến hiền đệ, thế nhưng triều đình vẫn còn nhiều việc, hắn không thể không quay trở về, đến thăm Nguyễn Vô Niệm một buổi sáng e rằng công việc trong triều đã sớm chất thành núi, hoàng đế như hắn khá bận rộn, làm việc một ngày sáu giờ (12 tiếng) là chuyện quá bình thường.
Trở về hoàng cung Lê Bang Cơ cũng không thay quần áo, gọi Lê Khang vào bên trong ngự thư phòng để bàn chuyện. Lê Bang Cơ đối với việc cá cược của Lê Khang và Nguyễn Vô Niệm tỏ ra không hề hài lòng chút nào, hoàng đế trách mắng.
- Vô Niệm còn trẻ, nhưng khanh thân là Thượng thư lệnh của triều đình chẳng lẽ lại không biết rằng muốn phát triển một châu miền núi là khó đến cỡ nào, huống chi đây lại chỉ là một xã La Hiên nhỏ bé thưa dân, một đứa bé làm sao có thể trong vòng ba năm phát triển được La Hiên trở nên trù phú. Chẳng phải là muốn đưa thằng bé vào chỗ chết sao.
Đối với sự tức giận của hoàng đế Lê Khang vẫn hiểu được, hắn nhìn ra rõ ràng hoàng đế đối với Nguyễn Vô Niệm không chỉ có lòng ái tài mà thực sự xem Nguyễn Vô Niệm như anh em, nhìn mối quan hệ bên trong hoàng gia lúc này thực sự đáng buồn, gần đây mùi thuốc súng ngày càng nồng nặc, có lẽ hoàng đế tìm được ở Nguyễn Vô Niệm một chút nào đó là hương vị tình thân đi. Tuy nhiên Lê Khang cá cược với Nguyễn Vô Niệm là có cái lý của hắn, Lê Khang nói.
- Bệ hạ, Nguyễn Vô Niệm còn trẻ, nhưng tâm tính đã vô cùng trưởng thành, trong đầu luôn có những tư tưởng cấp tiến kỳ lạ, hơn hẳn những đại thần đi theo lối mòn cũ. Hắn cho rằng La Hiên có thể phát triển tức là trong đầu cũng đã có kế hoạch, tại sao triều định không tạo điều kiện cho hắn để hắn có thể thoả sức bộc lộ tài năng của mình. Nếu thành công, cả nước có thể lấy tấm gương đó mà học tập làm theo, còn nếu như thất bại cũng có thể xem như là một lần rèn luyện, mài dũa tâm tính tự cao của tuổi trẻ, như vậy đối với quan lộ sau này của Nguyễn Vô Niệm cũng sẽ tốt hơn rất nhiều.
Nghe Lê Khang nói xong Lê Bang Cơ không khỏi suy nghĩ. Quả thực quan tâm quá sẽ bị loạn, bất giác Lê Bang Cơ lại xem Nguyễn Vô Niệm như em trai mình cần bảo bọc mà quên đi rằng Nguyễn Vô Niệm trong người vẫn có tài hoa, cần có sân khấu để được biểu diễn. Một hồi sau Lê Bang Cơ lại nói.
- Khanh nói cũng có lý, thế nhưng hiện tại vẫn không phù hợp. Vô Niệm được phong hầu đã khiến trong triều có nhiều tranh cãi, danh khí quá thịnh, nếu như bây giờ hắn lại còn được phong làm tướng quân cai quản La Hiên chắc chắn sẽ trở thành mục tiêu cho nhiều người chỉ trích. Huống chi hiện giờ Vô Niệm vẫn còn trẻ, Trẫm muốn hắn lịch luyện trong quân ít lâu, rõ ràng phép tắc, khi đó lại phái hắn đi La Hiên vẫn không muộn.
Lê Bang Cơ cuối cùng vẫn là suy nghĩ đến con đường tốt nhất cho Nguyễn Vô Niệm, quan trường nước quá sâu, cây to đón gió đó là đạo lý dễ hiểu, Nguyễn Vô Niệm còn quá nhỏ, không cẩn thận sẽ bị dòng nước xoáy này dìm cho chết đuối. Lê Khang biết rõ liền bái nói.
- Bệ hạ thánh minh!
Lê Bang Cơ gật đầu nói.
- Được rồi, khanh hiện tại trở về Thượng thư sảnh chuẩn bị, việc phong thưởng cho Nguyễn Vô Niệm lại không thể kéo dài lâu. Kiếm thêm cho hắn một toà phủ đệ, không cần quá to lớn, cứ theo định lệ mà làm, nhưng phải đầy đủ, lại thưởng thêm cho một tư.
Theo quy định của triều định, thổ trạch của cấp bậc bá tước được thưởng rộng 2 mẫu, tìm trong kinh thành cũng không phải là việc khó. Tư ở đây có thể hiểu như là một bậc của quan lại, đồng thời cũng là “thang điểm” để triều đình đánh giá hiệu suất, năng lực làm việc của một quan lại trong triều để sau một thời gian xem xét thăng giáng, thưởng phạt. Nguyễn Vô Niệm vốn được phong làm Ngự tiền vũ sĩ trật bát phẩm thuộc hàng Hạ tự: bốn tư, phía trên hắn quan chức Tòng thất phẩm cũng chỉ là Hạ ban: năm tư mà thôi. Nếu như hiện tại xét thành tích, Nguyễn Vô Niệm có thể xem xét được thăng lên làm Tòng thất phẩm hoặc được thưởng tiền. Do đó đối với quan lại chỉ cần được ban thưởng 1 tư thì đã là một ban thưởng lớn, còn nếu bị phạt 1, 2 tư chính là một hình phạt khá nặng.
Buổi chiều, Lê Bang Cơ đang ngủ trưa thì Đào Biểu đi vào bên trong nói.
- Bẩm bệ hạ, đã đến giờ đến Kinh diên nghe giảng.
Kinh diên là nơi vua cùng các vương gia, hoàng tử nghe giảng bài. Lê Bang Cơ từ nhỏ có thói quen đến Kinh diên nghe Lễ bộ thượng thư Đào Công Soạn giảng. Đào Công Soạn là bậc đại nho làm quan từ triều Thái tổ đến giờ, Thái Hoà năm thứ hai (1444) Đào Công Soạn xin được cáo lão hồi hương, chỉ là không được Thái hậu Nguyễn Thị Anh chấp thuận, để Đào Công Soạn làm nhập nội Kinh diên chuyên giảng cho hoàng đế.
Lê Bang Cơ lúc này đổi sang thường phục, đầu đội kim quan ngồi kiệu đi sang toà Kinh Diên. Một tháng sáu lần giảng Lê Bang Cơ mặc kệ nắng mưa, chưa từng bỏ bữa nào. Toà Kinh diên là nơi thị giảng, chỉ có hai tầng lầu, tầng trên trống trải bốn bề, không có cửa mà chỉ có những tấm mành để che nắng chiều, bên trên mái ngói hai tầng che nắng mưa, bên trong có hai bộ bàn ghế, thị giảng ngồi phía trên còn hoàng đế lại ngồi ở phía dưới bày tỏ sự “tôn sư”.
Đào Công Soạn đã chờ hoàng đế từ lâu, sau khi hoàng đế vào chỗ hắn liền bắt đầu giảng. Ngày hôm nay Đào Công Soạn giảng cho vua nghe về Luận ngữ, hắn chậm rãi đọc.
- Người trên phải giữ mình cho ngay chính, làm việc gì cũng phải giữ cái danh cho đúng. Một hôm Tử Lộ hỏi Khổng Tử: “Giá như vua nước Vệ cậy thầy sửa việc chính trị, thì thầy làm gì trước? – Không Tử trả lời: Tất dã chính danh hồ (sửa cái danh cho mình)…
Đào Công Soạn đột nhiên nhìn thấy Lê Bang Cơ dường như không tập trung liền dừng lại. Đào Công Soạn vốn có giọng nói trầm thấp, du dương, ánh nắng chiều xuân cùng gió bắc tương đối mát mẻ, không khí xung quanh thoải mái thực sự thích hợp để… ngủ. Nhưng hoàng đế vốn là một người hiếu học, suốt mười hai năm giảng ở Kinh diên Đào Công Soạn chưa bao giờ thấy hoàng đế mất tập trung như thế. Đào Công Soạn mới hỏi.
- Bệ hạ hôm nay không tập trung, có phải là có điều đang quấy rối lòng ngài. Nếu không ngại có thể để thần cùng nghe.
Lê Bang Cơ lúc này mới hơi tỉnh người, vừa rồi hắn cứ mãi nghĩ đến điều mà Nguyễn Vô Niệm nói buổi sáng, bất giác lại quên mất mình đang ở Kinh diên. Đối với “đế sư” Lê Bang Cơ vẫn rất tôn trọng, hắn tỏ vẻ có lỗi nói.
- Trẫm vừa rồi đúng là có nghĩ đến một số điều, lại không để ý đến khanh giảng. Buổi sáng Trẫm cùng Thượng thư lệnh có gặp một người. Hắn cùng Thượng thư lệnh cùng nói đến việc nông – thương, tư tưởng hai bên lại trái ngược lẫn nhau. Người thường nói “dĩ nông vi bản, dĩ thương vi mạc”, thế nhưng Trẫm sau khi nghe người kia nói lại không khỏi cảm thấy có lý vô cùng. Nhưng tư tưởng cũng vì vậy mà bị quấy nhiễu không thông, nay khanh cùng Trẫm nghĩ xem việc nông – thương phải như thế nào mới đúng.
Đào Công Soạn đối với người có thể đối đáp với Thượng thư lệnh cũng không khỏi tò mò liền nói.
- Mời bệ hạ nói, thần xin lắng nghe.
Lê Bang Cơ liền thuật lại những điều mà Nguyễn Vô Niệm cùng Lê Khang nói. Đào Công Soạn nghe xong cũng không khỏi hơi bất ngờ. Những điều Nguyễn Vô Niệm nói đều là những đạo lý đơn giản, nhưng vô cùng thực tế nhưng nó đồng thời cũng khác biệt với những quan niệm thâm căn cố đế của người đương thời. Đào Công Soạn đã lớn tuổi, thời Minh thuộc hắn lại đi khắp nơi tìm nghĩa quân tụ nghĩa, lúc hoà bình hắn lại đi sứ đến tận Bắc Kinh, có thể nói là người đi nhiều, thấy nhiều thứ, lại sống lâu cũng dần dần đúc kết được kinh nghiệm, Đào Công Soạn cũng thấy rõ ràng điều mà Nguyễn Vô Niệm nói hoàn toàn có khả năng xảy ra.
- Khanh nói xem, nếu Trẫm khuyến thương liệu có hợp với lòng dân, liệu có đem đến cho quốc gia một hồi thịnh trị hay không?
Lê Bang Cơ lúc này sợ nhất chính là một bước đi sai lầm của hắn sẽ làm cho cơ nghiệp của tiên tổ sụp đổ trong nháy mắt, tội đó hắn gánh không nổi, huống chi khuyến thương chính là một việc chưa từng có tiền lệ. Đào Công Soạn nói.
- Dân chi sở hiếu, hiếu chi; dân chi sở ố, ố chi. Thử chi vị dân chi phụ mẫu (phải thích cái của dân thích, phải ghét cái ghét của dân. Thế mới gọi là cha mẹ của dân). Bệ hạ phải xem xét liệu rằng dân chúng có thích kinh thương hay là thích làm nông, nông hay thương cũng đều là tốt, nông dân hay thương nhân cũng đều là con dân của bệ hạ. Dân lấy vua làm tâm, vua lấy dân làm thân thể, tâm trang chí thì thân thể thư thái, tâm nghiêm túc thì dung mạo cung kính, tâm thích cái gì thân thể ắt yên vui c.ái ấy; vua thích cái gì, dân ắt là muốn c.ái ấy. Tâm nhờ thân thể mà toàn, cũng vì thân thể mà nguy; vua nhờ dân mà còn, cũng vì dân mà mất. Chỉ cần bệ hạ lo làm lợi cho dân thì không sợ đất nước bạo loạn. Như vậy bệ hạ nghĩ dân muốn gì đây?
Lê Bang Cơ suy nghĩ một chút liền nói.
- Dân dĩ thực vi thiên. Bọn hắn đương nhiên muốn có cuộc sống ấm no.
Đào Công Soạn gật đầu nói.
- Không sai, dân muốn chính là được ấm no. Như vậy làm nông cũng tốt, làm thợ thủ công càng tốt, đi kinh thương cũng tốt. Vậy thì bệ hạ cớ chi phải lo ngại khuyến thương có hợp lòng dân hay không. Chỉ cần có cơm no áo ấm dân ắt sẽ làm.
main cực kỳ bá đạo, phong cách cơ bắp dùng lực phục người, tay xé hằng tinh
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook