Thiếp Định Chàng Rồi Quyết Chẳng Buông
-
Chương 41
Nguyên Tứ Nhàn đi hai bước, bị ánh mắt sáng quắc phía sau nhắc nhở, cúi đầu nhìn mới nhận ra Lục Thời Khanh còn nắm tay mình, tim không khỏi run lên.
Quào, nàng được đế sư tương lai nắm tay, thế này là cùng đi trên con đường tới tột đỉnh nhân sinh nhỉ.
Nguyên Tứ Nhàn kích động, tim đập hơi nhanh, nhìn gương mặt nghiêng nghiêng của Lục Thời Khanh, thấy y đường hoàng nghiêm chỉnh cứ như đang nắm tay dắt dê, nàng không kìm được muốn khiến y cũng dao động, thế là nàng cảm nhận lòng bàn tay hơi ẩm mồ hôi của y, nhỏ giọng nói:
– Lục thị lang hình như hơi căng thẳng?
Cơn sóng trong lòng Lục Thời Khanh đã dâng cao cả ngàn trượng, nhưng ngoài mặt y vẫn nhìn thẳng, nhàn nhạt đáp:
– Ừ, lần đầu tiên thấy nhiều bách tính như vậy, đúng là hơi căng thẳng.
Y hù ai à.
Nguyên Tứ Nhàn ba phải:
– Ta cũng là lần đầu tiên, trong lòng hơi xấu hổ.
Giọng nàng mờ ám, y đương nhiên nghe hiểu nhưng vẫn tỉnh bơ ra vẻ bình tĩnh:
– Ừ, sau này thấy nhiều là được.
Nguyên Tứ Nhàn thầm nhủ y nghĩ hay lắm, bèn tiếp tục dùng tiếng lóng trêu chọc y:
– Bách tính đáng yêu như vậy, trong lòng ngài cảm thấy thế nào, ngọt không?
Nàng càng nói càng quá mức, Lục Thời Khanh nghẹn, lòng bàn tay đổ càng nhiều mồ hôi, đáp tránh nặng tìm nhẹ:
– Không thấy đáng yêu.
– Nhưng ta thấy…
Nguyên Tứ Nhàn sáp đến bên tai y, sóng mắt dập dờn, hơi thở như lan:
– Rất đáng yêu mà.
Lục Thời Khanh đơ người, thật không biết mình về xe ngựa thế nào, một lòng chỉ nghĩ hễ buông tay là mình thua, nên mặc nàng thổi gió hướng nào, y vẫn lù lù bất động.
Kỳ thực công phu ngoài mặt của y không tệ, chẳng hạn trước đó ở trước mặt bách tính, một người xưa nay vô cùng lãnh đạm như y nháy mắt là có thể diễn ra bộ dạng rất thân thiện với dân, thế mà gặp phải chùy công thành của Nguyên Tứ Nhàn đánh mạnh vào là tai y như ù hết, tim gan run rẩy.
Cho nên chờ lưu dân tản đi hết, xe ngựa rẽ vào tòa dinh thự do thứ sử Thư Châu an bài, y vẫn không nói một lời, bình tĩnh đi về phòng.
Nguyên Tứ Nhàn cũng hài lòng vui vẻ chạy đi tắm, vừa tắm vừa nghĩ đến trận ầm ĩ ban nãy trước cổng thành.
Lục Thời Khanh bỏ qua hành vi của môn lại có thể nói là làm rất đẹp. Một là vào lúc người người bất an, y thể hiện được nhân đức của triều đình, vỗ về dân tâm. Hai là thả dây dài câu cá lớn, nhờ đó lần theo bắt được kẻ chủ mưu.
Đương nhiên, từ câu nói y chất vấn môn lại kia lúc đó, Nguyên Tứ Nhàn đoán chuyện này e không thoát khỏi quan hệ với đầu lĩnh xứ Hoài Nam là Bình vương, nên không cần quá phí công đi điều tra.
Có lẽ có ý nghĩ sẵn như vậy, nên mấy ngày sau, Bình vương từ Dương Châu phía đông tới bàn bạc công việc cứu trợ sau thiên tai với Lục Thời Khanh, nàng vô thức sinh ra vài phần phòng bị.
Đặc biệt là hôm sau, Lục Thời Khanh ra ngoài xem xét tình hình mực nước, về muộn, Bình vương một mình tìm nàng đánh cờ vây, nàng liền sinh lòng cảnh giác.
Nàng nhớ Từ Thiện từng nói, trên đường ông vào kinh phò tá Trịnh Trạc từng bị ám sát, suýt mất mạng. Lúc đó nàng vì lịch sự nên không hỏi nhiều, nhưng về sau nàng không chỉ một lần suy nghĩ chuyện này, có dạo nàng còn cho rằng, thích khách kia e là có dính dáng đến nhị hoàng tử hoặc tam hoàng tử trong triều, tức Bình vương.
Hiện tại Bình vương đánh cờ với nàng, liệu có ý gì khác không, có muốn thăm dò gì không?
Nàng không nắm được, nhưng cũng không thể từ chối thẳng thừng, bèn chơi cờ với Bình vương rất qua loa, sau đó mượn cớ buồn ngủ, ngáp vài cái rồi đi về phòng.
May mà nhân vật thoạt trông rất nguy hiểm này không ở lại lâu, qua vài ngày, tình hình thiên tai Thư Châu ổn định, Bình vương cũng quay về Dương Châu.
Lục Thời Khanh hơn nửa tháng nay đều đi sớm về muộn, Nguyên Tứ Nhàn không tiện quấy rầy y làm công vụ, chỉ tranh thủ chào y mỗi ngày vào buổi sáng và tối.
Lúc nhàn hạ ở phủ, nàng tình cờ nghe nói, hóa ra ban đầu ở phụ cận Thương Châu, y chưa từng kinh động đến quan lại địa phương là định che giấu hành tung để bắt mấy tham quan, kết quả vì nàng bị ám sát nên y không thể không gióng trống khua chiêng cả đường, đương nhiên cũng đã bứt dây động rừng. Cho nên sau đó, y mới dừng lại ba ngày ở Đường Châu – chỗ tiếp giáp Hoài Nam đạo và Sơn Nam đông đạo, mục đích là để bảo đảm việc vận chuyển vật tư cứu trợ thiên tai thuận lợi.
Nguyên Tứ Nhàn cảm thấy mình gây thêm phiền phức cho triều đình, trong lòng rất áy náy, lại thấy Lục Thời Khanh ngày ngày bận bịu vắt giò lên cổ, hiển nhiên là thời cơ tốt để xun xoe nịnh nọt, thế là mấy ngày tiếp theo nàng bắt đầu khổ luyện trù nghệ.
Sau khi chặt đứt tấm thớt thứ mười, khiến Tào Ám, Triệu Thuật, Thập Thúy, thậm chí cả Tiểu Hắc cũng không ngừng kêu khổ, nhìn thấy nàng bưng bát là quay đầu bỏ chạy, cuối cùng nàng đã có tiến bộ nhảy vọt, thành công làm ra một bát canh cải xanh đậu phụ đủ cả sắc hương vị.
Không sai, vì cùng ăn uống đạm bạc với dân nên nàng đã chọn nguyên liệu nấu ăn hàm súc như vậy.
Nhưng trời có phong vân bất trắc, người có họa phúc sớm chiều, Lục Thời Khanh cuối cùng vẫn chưa uống được bát canh đã qua ải khẳng định của quần chúng này, nguyên nhân là, Nguyên Tứ Nhàn trên đường đưa canh đã chặn được một phong thư.
Một phong thư từ Trường An gửi tới, viết cho Lục Thời Khanh, ký tên “Thiều Hòa”.
Nguyên Tứ Nhàn đi nửa đường thì vòng về, không đưa canh nữa mà đổ cho Tiểu Hắc uống, sau đó lén giấu thư quay về phòng.
Lục Thời Khanh nghe nói bữa khuya được ăn canh cải xanh đậu phụ, bèn đợi ở trong phòng hồi lâu, cuối cùng đợi được Nguyên Tứ Nhàn hai tay trống trơn đến. Nàng vô cùng tao nhã xông vào thư phòng y, vô cùng tao nhã rút từ tay áo ra một phong thư thảy lên bàn y:
– Lục thị lang, có thư của ngài.
Nàng nghĩ tới nghĩ lui, vẫn không làm được chuyện thất đức là lén mở thư ra nên vẫn đem trở về.
Lục Thời Khanh thoáng nhìn lạc khoản trên phong thư hoa văn cá chép, hơi sửng sốt, nói:
– Cô mượn tên Thiều Hòa công chúa viết thư cho ta làm gì?
Woa, phản ứng này đúng là hoàn mỹ, một câu nói đã phủi sạch sành sanh, phủ nhận tất cả khả năng thư từ qua lại của mình và Trịnh Quân trước đây.
Nguyên Tứ Nhàn suýt dao động, nhưng nhìn bốn chữ “Tử Chú thân khải” (1) thì cảm thấy không được dễ dàng tin Lục Thời Khanh. Nếu đây là lần đầu tiên họ thư từ qua lại thì xưng hô này thân mật quá đấy. Mặt dày như nàng còn chưa từng gọi y là “Tử Chú” nữa kìa.
(1) Thân khải: đích thân mở, thường dùng làm mở đầu thư cũng như nêu rõ tên người nhận thư thời cổ đại.
Nàng nhìn y dò xét, phủ nhận:
– Mấy ngày nay ta khổ luyện trù nghệ, làm gì có thời gian rảnh viết thư cho ngài? Ngài mở mắt nhìn cho kỹ, đây là chữ do tự tay Thiều Hòa công chúa viết.
Nguyên Tứ Nhàn lần này quả thực hiểu lầm Lục Thời Khanh, ban nãy y thực sự cho rằng nàng viết để đùa y, dù sao Trịnh Quân trước đây đúng là chưa từng viết thư cho y.
Y “ừ” một tiếng, nhận thư qua xem, thấy dấu niêm phong trên thư vẫn còn nguyên.
Nguyên Tứ Nhàn hừ nhẹ:
– Chưa hủy, khỏi kiểm tra.
Lục Thời Khanh liếc nàng:
– Muốn xem sao không hủy?
Ơ, có phải nàng nghe nhầm không, giọng điệu này sao nghe có cảm giác cưng chiều nhỉ. Nguyên Tứ Nhàn thầm vui trong bụng nhưng ngoài mặt giả vờ không phục:
– Ai bảo ta muốn xem?
Lục Thời Khanh cong khóe môi:
– May mà cô không muốn, nếu cô hủy là ta có thể báo quan bắt cô rồi.
– …
Nguyên Tứ Nhàn lần đầu tiên tưởng bở, tức giận nghiến răng, hít sâu kiềm chế.
Được, ván này xem như y thắng, ván sau nàng vẫn là hảo hán.
Lục Thời Khanh nói xong, cúi đầu hủy dấu niêm phong, không có ý bảo Nguyên Tứ Nhàn tránh đi, thoải mái mở thư ra trước mắt nàng.
Nhưng loại thời điểm này nàng cũng rất sĩ diện, đâu có chuyện nhìn chằm chằm hóng nội dung thư, ngược lại nàng hung dữ nhìn xà nhà trên đỉnh đầu, ra vẻ không hứng thú để tránh hiềm nghi.
Thư chỉ một trang, lác đác vài câu thăm hỏi, Lục Thời Khanh xem lướt qua, ngẩng đầu thấy nàng như vậy bèn đứng dậy bước tới.
Nguyên Tứ Nhàn sững sờ:
– Ngài đi đâu thế, không xem thư à?
Lục Thời Khanh nhàn nhạt đáp:
– Ta đi vệ sinh, cô cũng quản?
Nàng á khẩu, phóng cho y một ánh mắt dao găm, chờ y vào nhà vệ sinh thì rón ra rón rén vòng tới trước bàn, đọc thầm từng chữ từng câu của bức thư trên bàn một lượt, vừa đọc vừa chú ý động tĩnh xung quanh, không ngờ Lục Thời Khanh như rơi xuống hố xí vậy, cả buổi mới về.
Giờ này hiển nhiên đã đủ cho nàng đọc lá thư cả ba lần, từ lâu nàng đã lùi về vị trí cũ, tiếp tục đứng ì trước bàn của y nhìn trời.
Sau khi quay về chỗ cũ, Lục Thời Khanh nhìn nàng rồi ung dung nhấc bút nhúng mực, khoanh vòng một chữ trên thư.
Nguyên Tứ Nhàn bị động tác này thu hút, không chống đỡ nữa, cúi đầu nhìn, thấy đầu bút của y dừng lại, lại khoanh thêm một chữ, sau vài lần như vậy thì ghép thành một tin nhắn bốn chữ: đường về cẩn thận.
Nàng hơi sững sờ, kế đó hiểu ra đây là ám hiệu giấu trong thư liền phẫn nộ:
– Ngài còn ra vẻ không thư từ qua lại với Thiều Hòa, thế mà dùng ám hiệu lại thuần thục vậy đấy!
Lục Thời Khanh nhìn nàng:
– Ta tưởng trước tiên cô sẽ hỏi vì sao nàng ấy lại nhắc nhở ta đường về cẩn thận, liệu có phải có người muốn ám sát ta không.
Nguyên Tứ Nhàn nghẹn, càu nhàu:
– Ngài còn so đo mấy thứ này, dù sao ta với ngài về chung, ngài gặp nguy hiểm, ta chắc chắn sẽ quên mình chắn đao cho ngài!
Y cười nhạo, đại khái là không tin, giải thích câu hỏi trước đó của nàng:
– Không phải ám hiệu giữa ta và nàng ấy, có một lần ta cùng thập tam hoàng tử giải tàng đầu thi (2), nàng ấy ở bên cạnh, chắc là nghe được mà thôi.
(2) Tàng đầu thi: lối thơ ẩn ý vào những chữ đầu câu, ví dụ như bài này ẩn ý câu ‘Cụ Hồ muôn tuổi’:
CỤ già thong thả buông cần trúc
HỒ rộng, trời im, mặt nước hồng.
MUÔN vạn đài sen thơm bát ngát,
TUỔI già vui thú với non sông.
Nguyên Tứ Nhàn ồ lên:
– Thật hâm mộ…
Lục Thời Khanh cảm thấy buồn cười:
– Cô hâm mộ nàng ấy?
Những lời y và Trịnh Quân nói với nhau cả năm còn ít hơn y nói với nàng một ngày đấy.
– Phải.
Nguyên Tứ Nhàn nghiêm túc quả quyết:
– Ta thật lòng hâm mộ thập tam hoàng tử, còn nhỏ như thế mà có thể học tàng đầu thi (3).
(3) Trong tiếng Trung, từ “cô ấy” và “anh ấy” có phát âm giống nhau, nên chỉ nghe thì không phân biệt được giới tính.
– …
Trúng kế rồi.
Lục Thời Khanh nhướng mày, tiếp tục nghiên cứu ám hiệu trong thư.
Nguyên Tứ Nhàn trả đũa thành công một ván, tâm trạng tốt nên không khoe mẽ nữa, sáp lại bên cạnh cùng xem thư, xem xem còn tin tức gì khác không, nhưng hồi lâu cũng không phát hiện được chữ nào.
Nàng cau mày lẩm bẩm:
– Rốt cuộc là muốn ngài cẩn thận gì? Không thấy nói rõ.
Lục Thời Khanh đã nắm chắc đại khái trong lòng, khép thư lại, đưa tới ngọn nến đốt trụi, nói:
– Người muốn giết ta rất nhiều, nhưng dám ra tay thì chỉ có mấy người mà thôi.
Nguyên Tứ Nhàn thấy y có vẻ không xem là chuyện to tát nên không lo lắng nữa, chân thành nói:
– Ngài yên tâm, ta bảo đảm với ngài, lần này tạm thời ngài chưa chết được đâu.
– …
Nguyên Tứ Nhàn thật lòng, dù sao trong giấc mơ của nàng, y sống dai lắm.
Nhưng Lục Thời Khanh nghe lời này kiểu gì cũng thấy không thoải mái, bèn nói:
– Lần này chưa chết, lần sau chết hả?
Nàng tự biết mình dùng từ không thích hợp, bèn cười ngượng:
– Lần sau cũng không chết, hoài hoài không chết.
Vậy cũng không tốt lắm, thành yêu quái rồi.
Lục Thời Khanh không biết nên tức hay nên cười, khoát tay đuổi nàng đi:
– Không còn sớm nữa, ta muốn đi ngủ.
Nguyên Tứ Nhàn trước đó nấu canh vất vả, bây giờ cũng hơi mệt mỏi, gật gù ngáp một cái, xoay người bước tới cửa thì như nhớ ra gì đó, dừng lại hỏi y:
– Lục thị lang, sao Thiều Hòa lại gọi ngài là “Tử Chú”?
Lục Thời Khanh ngẩng đầu đáp:
– Gọi tên tự của ta có gì không được? Trên dưới Đại Chu, ngoại trừ tôn ti, bất luận nam nữ, đều có thể gọi ta như vậy.
Ý là, ám chỉ Nguyên Tứ Nhàn cũng có thể gọi.
Nhưng nàng há cam tâm gọi cùng xưng hô mà ngàn vạn người đều có thể gọi, bèn toét miệng cười giả dối:
– Vậy người gọi ngài là “Lục Thời Khanh” có phải ít hơn không?
Quào, nàng được đế sư tương lai nắm tay, thế này là cùng đi trên con đường tới tột đỉnh nhân sinh nhỉ.
Nguyên Tứ Nhàn kích động, tim đập hơi nhanh, nhìn gương mặt nghiêng nghiêng của Lục Thời Khanh, thấy y đường hoàng nghiêm chỉnh cứ như đang nắm tay dắt dê, nàng không kìm được muốn khiến y cũng dao động, thế là nàng cảm nhận lòng bàn tay hơi ẩm mồ hôi của y, nhỏ giọng nói:
– Lục thị lang hình như hơi căng thẳng?
Cơn sóng trong lòng Lục Thời Khanh đã dâng cao cả ngàn trượng, nhưng ngoài mặt y vẫn nhìn thẳng, nhàn nhạt đáp:
– Ừ, lần đầu tiên thấy nhiều bách tính như vậy, đúng là hơi căng thẳng.
Y hù ai à.
Nguyên Tứ Nhàn ba phải:
– Ta cũng là lần đầu tiên, trong lòng hơi xấu hổ.
Giọng nàng mờ ám, y đương nhiên nghe hiểu nhưng vẫn tỉnh bơ ra vẻ bình tĩnh:
– Ừ, sau này thấy nhiều là được.
Nguyên Tứ Nhàn thầm nhủ y nghĩ hay lắm, bèn tiếp tục dùng tiếng lóng trêu chọc y:
– Bách tính đáng yêu như vậy, trong lòng ngài cảm thấy thế nào, ngọt không?
Nàng càng nói càng quá mức, Lục Thời Khanh nghẹn, lòng bàn tay đổ càng nhiều mồ hôi, đáp tránh nặng tìm nhẹ:
– Không thấy đáng yêu.
– Nhưng ta thấy…
Nguyên Tứ Nhàn sáp đến bên tai y, sóng mắt dập dờn, hơi thở như lan:
– Rất đáng yêu mà.
Lục Thời Khanh đơ người, thật không biết mình về xe ngựa thế nào, một lòng chỉ nghĩ hễ buông tay là mình thua, nên mặc nàng thổi gió hướng nào, y vẫn lù lù bất động.
Kỳ thực công phu ngoài mặt của y không tệ, chẳng hạn trước đó ở trước mặt bách tính, một người xưa nay vô cùng lãnh đạm như y nháy mắt là có thể diễn ra bộ dạng rất thân thiện với dân, thế mà gặp phải chùy công thành của Nguyên Tứ Nhàn đánh mạnh vào là tai y như ù hết, tim gan run rẩy.
Cho nên chờ lưu dân tản đi hết, xe ngựa rẽ vào tòa dinh thự do thứ sử Thư Châu an bài, y vẫn không nói một lời, bình tĩnh đi về phòng.
Nguyên Tứ Nhàn cũng hài lòng vui vẻ chạy đi tắm, vừa tắm vừa nghĩ đến trận ầm ĩ ban nãy trước cổng thành.
Lục Thời Khanh bỏ qua hành vi của môn lại có thể nói là làm rất đẹp. Một là vào lúc người người bất an, y thể hiện được nhân đức của triều đình, vỗ về dân tâm. Hai là thả dây dài câu cá lớn, nhờ đó lần theo bắt được kẻ chủ mưu.
Đương nhiên, từ câu nói y chất vấn môn lại kia lúc đó, Nguyên Tứ Nhàn đoán chuyện này e không thoát khỏi quan hệ với đầu lĩnh xứ Hoài Nam là Bình vương, nên không cần quá phí công đi điều tra.
Có lẽ có ý nghĩ sẵn như vậy, nên mấy ngày sau, Bình vương từ Dương Châu phía đông tới bàn bạc công việc cứu trợ sau thiên tai với Lục Thời Khanh, nàng vô thức sinh ra vài phần phòng bị.
Đặc biệt là hôm sau, Lục Thời Khanh ra ngoài xem xét tình hình mực nước, về muộn, Bình vương một mình tìm nàng đánh cờ vây, nàng liền sinh lòng cảnh giác.
Nàng nhớ Từ Thiện từng nói, trên đường ông vào kinh phò tá Trịnh Trạc từng bị ám sát, suýt mất mạng. Lúc đó nàng vì lịch sự nên không hỏi nhiều, nhưng về sau nàng không chỉ một lần suy nghĩ chuyện này, có dạo nàng còn cho rằng, thích khách kia e là có dính dáng đến nhị hoàng tử hoặc tam hoàng tử trong triều, tức Bình vương.
Hiện tại Bình vương đánh cờ với nàng, liệu có ý gì khác không, có muốn thăm dò gì không?
Nàng không nắm được, nhưng cũng không thể từ chối thẳng thừng, bèn chơi cờ với Bình vương rất qua loa, sau đó mượn cớ buồn ngủ, ngáp vài cái rồi đi về phòng.
May mà nhân vật thoạt trông rất nguy hiểm này không ở lại lâu, qua vài ngày, tình hình thiên tai Thư Châu ổn định, Bình vương cũng quay về Dương Châu.
Lục Thời Khanh hơn nửa tháng nay đều đi sớm về muộn, Nguyên Tứ Nhàn không tiện quấy rầy y làm công vụ, chỉ tranh thủ chào y mỗi ngày vào buổi sáng và tối.
Lúc nhàn hạ ở phủ, nàng tình cờ nghe nói, hóa ra ban đầu ở phụ cận Thương Châu, y chưa từng kinh động đến quan lại địa phương là định che giấu hành tung để bắt mấy tham quan, kết quả vì nàng bị ám sát nên y không thể không gióng trống khua chiêng cả đường, đương nhiên cũng đã bứt dây động rừng. Cho nên sau đó, y mới dừng lại ba ngày ở Đường Châu – chỗ tiếp giáp Hoài Nam đạo và Sơn Nam đông đạo, mục đích là để bảo đảm việc vận chuyển vật tư cứu trợ thiên tai thuận lợi.
Nguyên Tứ Nhàn cảm thấy mình gây thêm phiền phức cho triều đình, trong lòng rất áy náy, lại thấy Lục Thời Khanh ngày ngày bận bịu vắt giò lên cổ, hiển nhiên là thời cơ tốt để xun xoe nịnh nọt, thế là mấy ngày tiếp theo nàng bắt đầu khổ luyện trù nghệ.
Sau khi chặt đứt tấm thớt thứ mười, khiến Tào Ám, Triệu Thuật, Thập Thúy, thậm chí cả Tiểu Hắc cũng không ngừng kêu khổ, nhìn thấy nàng bưng bát là quay đầu bỏ chạy, cuối cùng nàng đã có tiến bộ nhảy vọt, thành công làm ra một bát canh cải xanh đậu phụ đủ cả sắc hương vị.
Không sai, vì cùng ăn uống đạm bạc với dân nên nàng đã chọn nguyên liệu nấu ăn hàm súc như vậy.
Nhưng trời có phong vân bất trắc, người có họa phúc sớm chiều, Lục Thời Khanh cuối cùng vẫn chưa uống được bát canh đã qua ải khẳng định của quần chúng này, nguyên nhân là, Nguyên Tứ Nhàn trên đường đưa canh đã chặn được một phong thư.
Một phong thư từ Trường An gửi tới, viết cho Lục Thời Khanh, ký tên “Thiều Hòa”.
Nguyên Tứ Nhàn đi nửa đường thì vòng về, không đưa canh nữa mà đổ cho Tiểu Hắc uống, sau đó lén giấu thư quay về phòng.
Lục Thời Khanh nghe nói bữa khuya được ăn canh cải xanh đậu phụ, bèn đợi ở trong phòng hồi lâu, cuối cùng đợi được Nguyên Tứ Nhàn hai tay trống trơn đến. Nàng vô cùng tao nhã xông vào thư phòng y, vô cùng tao nhã rút từ tay áo ra một phong thư thảy lên bàn y:
– Lục thị lang, có thư của ngài.
Nàng nghĩ tới nghĩ lui, vẫn không làm được chuyện thất đức là lén mở thư ra nên vẫn đem trở về.
Lục Thời Khanh thoáng nhìn lạc khoản trên phong thư hoa văn cá chép, hơi sửng sốt, nói:
– Cô mượn tên Thiều Hòa công chúa viết thư cho ta làm gì?
Woa, phản ứng này đúng là hoàn mỹ, một câu nói đã phủi sạch sành sanh, phủ nhận tất cả khả năng thư từ qua lại của mình và Trịnh Quân trước đây.
Nguyên Tứ Nhàn suýt dao động, nhưng nhìn bốn chữ “Tử Chú thân khải” (1) thì cảm thấy không được dễ dàng tin Lục Thời Khanh. Nếu đây là lần đầu tiên họ thư từ qua lại thì xưng hô này thân mật quá đấy. Mặt dày như nàng còn chưa từng gọi y là “Tử Chú” nữa kìa.
(1) Thân khải: đích thân mở, thường dùng làm mở đầu thư cũng như nêu rõ tên người nhận thư thời cổ đại.
Nàng nhìn y dò xét, phủ nhận:
– Mấy ngày nay ta khổ luyện trù nghệ, làm gì có thời gian rảnh viết thư cho ngài? Ngài mở mắt nhìn cho kỹ, đây là chữ do tự tay Thiều Hòa công chúa viết.
Nguyên Tứ Nhàn lần này quả thực hiểu lầm Lục Thời Khanh, ban nãy y thực sự cho rằng nàng viết để đùa y, dù sao Trịnh Quân trước đây đúng là chưa từng viết thư cho y.
Y “ừ” một tiếng, nhận thư qua xem, thấy dấu niêm phong trên thư vẫn còn nguyên.
Nguyên Tứ Nhàn hừ nhẹ:
– Chưa hủy, khỏi kiểm tra.
Lục Thời Khanh liếc nàng:
– Muốn xem sao không hủy?
Ơ, có phải nàng nghe nhầm không, giọng điệu này sao nghe có cảm giác cưng chiều nhỉ. Nguyên Tứ Nhàn thầm vui trong bụng nhưng ngoài mặt giả vờ không phục:
– Ai bảo ta muốn xem?
Lục Thời Khanh cong khóe môi:
– May mà cô không muốn, nếu cô hủy là ta có thể báo quan bắt cô rồi.
– …
Nguyên Tứ Nhàn lần đầu tiên tưởng bở, tức giận nghiến răng, hít sâu kiềm chế.
Được, ván này xem như y thắng, ván sau nàng vẫn là hảo hán.
Lục Thời Khanh nói xong, cúi đầu hủy dấu niêm phong, không có ý bảo Nguyên Tứ Nhàn tránh đi, thoải mái mở thư ra trước mắt nàng.
Nhưng loại thời điểm này nàng cũng rất sĩ diện, đâu có chuyện nhìn chằm chằm hóng nội dung thư, ngược lại nàng hung dữ nhìn xà nhà trên đỉnh đầu, ra vẻ không hứng thú để tránh hiềm nghi.
Thư chỉ một trang, lác đác vài câu thăm hỏi, Lục Thời Khanh xem lướt qua, ngẩng đầu thấy nàng như vậy bèn đứng dậy bước tới.
Nguyên Tứ Nhàn sững sờ:
– Ngài đi đâu thế, không xem thư à?
Lục Thời Khanh nhàn nhạt đáp:
– Ta đi vệ sinh, cô cũng quản?
Nàng á khẩu, phóng cho y một ánh mắt dao găm, chờ y vào nhà vệ sinh thì rón ra rón rén vòng tới trước bàn, đọc thầm từng chữ từng câu của bức thư trên bàn một lượt, vừa đọc vừa chú ý động tĩnh xung quanh, không ngờ Lục Thời Khanh như rơi xuống hố xí vậy, cả buổi mới về.
Giờ này hiển nhiên đã đủ cho nàng đọc lá thư cả ba lần, từ lâu nàng đã lùi về vị trí cũ, tiếp tục đứng ì trước bàn của y nhìn trời.
Sau khi quay về chỗ cũ, Lục Thời Khanh nhìn nàng rồi ung dung nhấc bút nhúng mực, khoanh vòng một chữ trên thư.
Nguyên Tứ Nhàn bị động tác này thu hút, không chống đỡ nữa, cúi đầu nhìn, thấy đầu bút của y dừng lại, lại khoanh thêm một chữ, sau vài lần như vậy thì ghép thành một tin nhắn bốn chữ: đường về cẩn thận.
Nàng hơi sững sờ, kế đó hiểu ra đây là ám hiệu giấu trong thư liền phẫn nộ:
– Ngài còn ra vẻ không thư từ qua lại với Thiều Hòa, thế mà dùng ám hiệu lại thuần thục vậy đấy!
Lục Thời Khanh nhìn nàng:
– Ta tưởng trước tiên cô sẽ hỏi vì sao nàng ấy lại nhắc nhở ta đường về cẩn thận, liệu có phải có người muốn ám sát ta không.
Nguyên Tứ Nhàn nghẹn, càu nhàu:
– Ngài còn so đo mấy thứ này, dù sao ta với ngài về chung, ngài gặp nguy hiểm, ta chắc chắn sẽ quên mình chắn đao cho ngài!
Y cười nhạo, đại khái là không tin, giải thích câu hỏi trước đó của nàng:
– Không phải ám hiệu giữa ta và nàng ấy, có một lần ta cùng thập tam hoàng tử giải tàng đầu thi (2), nàng ấy ở bên cạnh, chắc là nghe được mà thôi.
(2) Tàng đầu thi: lối thơ ẩn ý vào những chữ đầu câu, ví dụ như bài này ẩn ý câu ‘Cụ Hồ muôn tuổi’:
CỤ già thong thả buông cần trúc
HỒ rộng, trời im, mặt nước hồng.
MUÔN vạn đài sen thơm bát ngát,
TUỔI già vui thú với non sông.
Nguyên Tứ Nhàn ồ lên:
– Thật hâm mộ…
Lục Thời Khanh cảm thấy buồn cười:
– Cô hâm mộ nàng ấy?
Những lời y và Trịnh Quân nói với nhau cả năm còn ít hơn y nói với nàng một ngày đấy.
– Phải.
Nguyên Tứ Nhàn nghiêm túc quả quyết:
– Ta thật lòng hâm mộ thập tam hoàng tử, còn nhỏ như thế mà có thể học tàng đầu thi (3).
(3) Trong tiếng Trung, từ “cô ấy” và “anh ấy” có phát âm giống nhau, nên chỉ nghe thì không phân biệt được giới tính.
– …
Trúng kế rồi.
Lục Thời Khanh nhướng mày, tiếp tục nghiên cứu ám hiệu trong thư.
Nguyên Tứ Nhàn trả đũa thành công một ván, tâm trạng tốt nên không khoe mẽ nữa, sáp lại bên cạnh cùng xem thư, xem xem còn tin tức gì khác không, nhưng hồi lâu cũng không phát hiện được chữ nào.
Nàng cau mày lẩm bẩm:
– Rốt cuộc là muốn ngài cẩn thận gì? Không thấy nói rõ.
Lục Thời Khanh đã nắm chắc đại khái trong lòng, khép thư lại, đưa tới ngọn nến đốt trụi, nói:
– Người muốn giết ta rất nhiều, nhưng dám ra tay thì chỉ có mấy người mà thôi.
Nguyên Tứ Nhàn thấy y có vẻ không xem là chuyện to tát nên không lo lắng nữa, chân thành nói:
– Ngài yên tâm, ta bảo đảm với ngài, lần này tạm thời ngài chưa chết được đâu.
– …
Nguyên Tứ Nhàn thật lòng, dù sao trong giấc mơ của nàng, y sống dai lắm.
Nhưng Lục Thời Khanh nghe lời này kiểu gì cũng thấy không thoải mái, bèn nói:
– Lần này chưa chết, lần sau chết hả?
Nàng tự biết mình dùng từ không thích hợp, bèn cười ngượng:
– Lần sau cũng không chết, hoài hoài không chết.
Vậy cũng không tốt lắm, thành yêu quái rồi.
Lục Thời Khanh không biết nên tức hay nên cười, khoát tay đuổi nàng đi:
– Không còn sớm nữa, ta muốn đi ngủ.
Nguyên Tứ Nhàn trước đó nấu canh vất vả, bây giờ cũng hơi mệt mỏi, gật gù ngáp một cái, xoay người bước tới cửa thì như nhớ ra gì đó, dừng lại hỏi y:
– Lục thị lang, sao Thiều Hòa lại gọi ngài là “Tử Chú”?
Lục Thời Khanh ngẩng đầu đáp:
– Gọi tên tự của ta có gì không được? Trên dưới Đại Chu, ngoại trừ tôn ti, bất luận nam nữ, đều có thể gọi ta như vậy.
Ý là, ám chỉ Nguyên Tứ Nhàn cũng có thể gọi.
Nhưng nàng há cam tâm gọi cùng xưng hô mà ngàn vạn người đều có thể gọi, bèn toét miệng cười giả dối:
– Vậy người gọi ngài là “Lục Thời Khanh” có phải ít hơn không?
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook