Thiên Sơn Mộ Tuyết
-
Chương 5
Trên thềm bãi tập, anh đưa tôi miếng sandwich bên trong giấu chiếc nhẫn
làm bằng nắp lon bia, lúc bỏ vào miệng suýt thì cứa vào lưỡi, làm tôi
hết hồn. Anh trịnh trọng lồng chiếc nhẫn vào ngón tay tôi.
- Tốt nghiệp xong, em lấy anh nhé!
Rất lỗi thời đúng không? Dù vài năm trước đây ti vi phải chiếu n lần những tình tiết rập khuôn kiểu này, thế nhưng lúc đó tôi thấy thật hạnh phúc, chỉ vì người đó là anh.
Tôi khấp khởi mừng thầm, nhưng ngoài miệng vẫn nói:
- Ai thèm lấy anh? Em còn phải thi đại học chứ!
- Thế tốt nghiệp đại học xong, mình cưới nhé! – Nét mặt tươi cười của anh rạng ngời hạnh phúc. – Không được muộn hơn đâu, không thì anh già mất.
Thời cấp ba, tôi và anh cứ ngỡ tốt nghiệp đại học hẳn là chuyện của rất lâu sau này. Đợi tới lúc tốt nghiệp đại học, chúng tôi đã là những người trưởng thành, có thể kết hôn được rồi.
Tuổi trẻ những năm mười sáu, mười bảy tuổi, vài ba năm mà cứ ngỡ như trọn đời, trọn kiếp.
Tôi và anh nào có ngờ, hai đứa đã chóng vánh chia tay ngay khi lễ tốt nghiệp cấp ba còn chưa tới.
Từ đó đến nay, dửng dưng như khách qua đường, với anh, tôi đã là một người xa lạ mất rồi.
Đang lúc ngẩn ngơ, bỗng có người vỗ tôi một cái, thì ra là Mộ Chấn Phi. Anh ta cầm đĩa bánh đưa cho tôi:
- Cho em này!
Chiếc bánh to bự, lúc chia ra ai cũng được phần to đùng. Tôi cắn vội một miếng bánh xốp mềm, mặc kệ cho kem nhoe nhoét quanh khóe miệng. Giờ mà không ăn, tối nay sợ mình sẽ bật khóc ngay tại chỗ. Thấy tôi ăn ngấu nghiến, Mộ Chấn Phi bèn nhường cho tôi cả suất của anh ta:
- Chưa bao giờ thấy em ăn như chết đói kiểu này.
Mồm miệng đang nhồm nhoàm toàn bánh với kem, tôi lúng búng nói:
- Ngon mà.
Thực sự rất ngon, ngọt đến phát ngấy, mà cũng đắng đến xót xa, còn có cảm giác bỏng rát xộc lên từ mí dưới nữa. Tôi ăn không biết ngừng nghỉ, chị sợ bây giờ mà ngừng lại, sẽ không ngăn được bản thân quay đầu tháo chạy.
Chủ khách ai nấy đều vui phơi phới. Đầu tiên, Triệu Cao Hưng và Duyệt Oánh song ca hai bài, tiếp đó mọi người đua nhau chọn nhạc. Mic truyền từ tay người này sang tay người kia, không ai chịu nhường ai, về sau không rõ bạn nào chọn bài Cười ha ha, mọi người cùng đồng thanh hát theo. Nhiều người góp giọng nên nghe chẳng giống hát tẹo nào, như đang hét thì đúng hơn.
Tiêu Sơn không hát, dù sở trường của anh là nhạc Châu Kiệt Luân. Còn tôi vẫn cố bon chen mấy bài, Duyệt Oánh biết tôi là chuyên gia giữ mic, cô nàng chọn hộ tôi toàn những bài tủ. Tôi hát liền tù tì mấy bài, tâm tưởng chỉ dồn vào hát, hát rất nhập tâm, hát đến rát cả cổ họng, Mộ Chấn Phi mang cho tôi một cốc nước hoa quả, tôi uống ừng ực, thế rồi giọng cũng khàn đặc luôn.
Hôm đó, mọi người vui chơi thả phanh đến tận khuya, lúc xuống cầu thang, ai nấy đều say ngà ngà, người ta hơi say men, chúng tôi hát say lời ca. Đại sảnh chỉ còn lưa thưa vài người khách, cây đàn dương cầm ba chân màu trắng kê chính giữa sàn kính, được ánh đèn phủ lên một lớp màu lung linh huyền ảo. Hôm nay xem ra Triệu Cao Hưng rất vui, cậu ta lăng xăng chạy lại gần, lật nắp phím đàn, trầy trật mãi mới đàn được bài Hai con hổ với giai điệu đứt quãng, làm bọn tôi cười ngặt nghẽo. Cậu ấy đang hăng say lướt phím, Duyệt Oánh liền nói:
- Mất mặt ban đại diện quá đấy, có nghệ sĩ piano cấp mười ở đây, anh dám múa rìu qua mắt thợ à?
Hai mắt cậu ấy ánh lên đầy ngưỡng mộ:
- Không ngờ em là nghệ sĩ piano đấy?
Duyệt Oánh lại nói:
- Chẳng dám.
Rồi ngoảnh đầu í ới gọi tôi:
- Đồng Tuyết, cậu lại đây đàn cho anh ấy biết tay đi.
Cười suốt một buổi tối đến nỗi gò mà tôi mỏi nhừ, bây giờ lại thấy má mình thêm tê rần:
- Mấy năm rồi không đụng tới đàn, tớ cũng quên gần hết rồi. Về thôi, muộn rồi đấy!
Duyệt Oánh vẫn cố nài nỉ:
- Hồi đón tân sinh viên, cậu còn thể hiện cơ mà, thôi đừng giấu nghề nữa, mau đàn bài tủ của cậu đi.
Tôi không dám ngước lên, may có Mộ Chấn Phi đứng cạnh, tôi cố gắng thu mình núp sau cái bong dong dỏng cao của anh ta, nói năng chẳng đâu vào đâu:
- Muộn rồi, không về mau là ký túc xá đóng cửa đấy.
Tôi chẳng nhớ nổi sau đó mình ra khỏi cửa thế nào, lúc ấy tôi chỉ cố né tránh ánh mắt của Tiêu Sơn và bảo mình thôi đừng run nữa. Biết đâu tất cả chỉ là do tôi tưởng tượng, chứ từ đầu tới cuối, ánh mắt anh chẳng hề nhìn về phía tôi, hoặc anh vốn không bận tâm tôi và Duyệt Oánh nói gì.
Tối hôm đó chúng tôi về muộn, ký túc xá đã tắt đèn. Duyệt Oánh tắm rửa xong, leo lên giường ngủ rồi, tôi mới lọ mọ mò vào nhà vệ sinh đánh răng, rửa mặt. Bọt kem đánh răng đưa vị bạc hà làn khắp khoang miệng. Tay tôi máy móc lùa bàn chải, nhớ lại khoảnh khắc tạm biệt ngoài cổng Tây. Đám Triệu Cao Hưng học khác trường tôi và Duyệt Oanh, chúng tôi chia tay, đường ai nấy đi ở đoạn cổng Tây. Lúc sắp bước chân qua cổng, tôi ngoái đầu lại, dõi mắt nhìn theo nhóm Triệu Cao Hưng đã mất hút từ lâu. Giữa ánh đèn sáng tỏ trên con đường cổng Tây, hàng quán hai ven đường bán đầy các loại đồ nước, đồ ăn vặt, sách lậu… khói mù mịt khắp nơi, bóng đèn quầy này nối tiếp quầy kia, chạy dài khắp cả con đường, sáng trưng như một dòng chảy nhộn nhịp, bóng Tiêu Sơn tan biến trong ánh sáng ở bờ bên kia. Dường như đêm nay vẫn chỉ là một giấc mơ tôi hằng thấy, cho đến tận giây phút này, anh chưa từng xuất hiện.
Cả tối nay, tôi cứ bồn chồn, bất an nên thành ra nhiều lời, bình thường Mộ Chấn Phi vẫn bảo tôi ít nói, tối nay thể nào anh ta cũng nhận ra sự ồn ào khác thường của tôi. Nói thật, suốt buổi tối, tôi vừa hoảng loạn vừa lo lắng, chỉ sợ người ta biết tôi xử sự không giống với thường ngày. Thế mà tôi vẫn cứ hành động điên rồ, tôi diễn quá đà mất rồi. Tay chân tôi bắt đầu lóng ngóng kể từ lúc Tiêu Sơn xuất hiện, con tim như bị bóp chặt khi nhóm anh và Triệu Cao Hưng rẽ sang đường khác nơi con phố đèn đuốc sáng trưng.
Tốn bao nhiêu sức lực cho việc đánh răng, đang nghĩ ngợi vẩn vơ, tay trái bất giác nhấc chiếc cốc súc miệng lên. Đèn đường lúc tỏ, lúc mờ, đủ để trông thấy chiếc cốc run lên bần bật, nước bắn tung tóe. Tôi đặt vội cốc nước xuống, chỉ sợ lát nữa sẽ run tay, đánh rơi chiếc cốc xuống bồn rửa mặt.
Tôi đứng trước bồn rửa mặt, đèn đường hắt hiu đỏ bóng tôi trong gương chỉ còn là một hình ảnh nhòe nhoẹt. Tay phải vô tình lần mò chuỗi hạt đeo ở cổ tay trái, cả phòng ký túc xá đều biết chuỗi đá vỏ trai này là bùa hộ mệnh của tôi, lúc tắm rửa cũng không nỡ tháo ra. Nhưng trên thực tế, chiếc vòng này vốn để che giấu một bí mật, bởi lẽ nó giúp tôi che đi vết sẹo nơi cổ tay trái.
Cổ tay trái tôi có một vết sẹo dài. Lúc đó, vết thương sâu đến nỗi gần như đứt lìa toàn bộ dây thần kinh ở cổ tay trái của tôi. Nghe nói, bác sĩ ngoại khoa giỏi nhất thành phố này đã làm phẫu thuật nối ghép cho tôi, nhưng đến tận bây giờ, tay trái tôi vẫn rất yếu, có cốc nước cũng cầm không xong.
Năm mười bốn tuổi, tôi thi dương cầm cấp mười. Lúc đó, mẹ rất thích nghe bài Cavatina do tôi đàn. Rất lâu về trước, tôi và Tiêu Sơn đã lẻn vào phòng dạy nhạc của trường, tôi từng đàn bài Thanksgiving cho anh nghe.
Thế nhưng, cả quãng đời sau này, tôi không thể chơi dương cầm được nữa.
Tôi vẫn nhớ như in buổi tối hôm ấy, trong phòng bệnh, những ngón tay lạnh lẽo của Mạc Thiệu Khiêm sờ lên động mạch cổ của tôi. Thậm chí ánh mắt hắn cũng trở nên lạnh toát, vậy mà nghe giọng vẫn rất thản nhiên. Hắn mơn trớn chỗ động mạch đang gióng nhịp dồn dập trên cổ tôi, nở nụ cười khinh khỉnh:
- Sao không thử rạch ở đây này? Muốn cắt thì cũng phải cắt ở chỗ này. Thể nào máu cũng phun thành vòi dài đến hai mét, thậm chí bắn lên tận trần nhà, chưa quá năm phút là đủ để em chết rồi, làm vậy có phải nhanh gọn hơn bao nhiêu không?
Cuộc phẫu thuật dài lê thê ngày đó đã vắt kiệt sức lực của tôi, tôi chẳng còn hơi phản kháng, hoặc có lẽ bởi lần thử nghiệm cuối cùng đó vẫn rơi vào tuyệt vọng. Tôi nhìn hắn bằng ánh mắt vơi bớt thù hằn và ghê tởm, nếu số tôi đã vậy, tôi đành phải chấp nhận thôi.
Tôi cam chịu, thôi thì cứ vô tư mà tiếp tục sống, buông xuôi ước mơ đoàn tụ với bố mẹ ở chốn Cửu tuyền. Tôi chấp nhận, thôi thì cứ mặt trơ trán bóng mà làm tình nhân của Mạc Thiệu Khiêm. Tôi chấp nhận sắm vai một cô sinh viên tưởng như gương mẫu đứng đắn, ngây thơ để tiếp tục cuộc đời đại học giả dối.
Tôi thấy mình thật may mắn vì ngày ấy đã kịp chia tay với Tiêu Sơn, ít nhất cũng không kéo anh dính vào mối quan hệ bẩn thỉu này.
Hai chữ “Tiêu Sơn” ấy thốt ra thật nhẹ nhàng, tựa làn gió xuân dịu dàng, ấm áp. Mỗi lần tôi thì thầm hai chữ ấy trong câm lặng, tiếng thốt ra nhẹ đến nỗi chẳng một ai trên đời này có thể nghe được.
Anh là châu báu duy nhất của đời tôi, là điều tuyệt vời nhất tôi từng có.
Nhưng giờ thì hết rồi, bất kể thể nào đi chăng nữa, đều hết thật rồi.
Anh cũng giống như bố mẹ tôi, bất kể tôi khóc lóc, bù lu bù loa ra sao, thương tâm tuyệt vọng đủ kiểu thì họ vẫn chẳng thể trở về bên tôi được nữa, chẳng còn ai an ủi, chăm lo, cho tôi một chỗ dựa vững chắc.
Cuộc gặp gỡ tình cờ với Tiêu Sơn khiến tôi trải qua một tuần ủ rũ. Cả ngày chỉ quanh quẩn trong phòng, chẳng thiết đi đâu trừ lên lớp. Ở ký túc, tôi tập trung làm hết nửa già quyển đề thi toán cao cấp dành cho nghiên cứu sinh. Chỉ những lúc chú tâm học hành, tôi mới thực sự tìm thấy bình yên trong lòng, chỉ những lúc làm bài mới khiến tôi vợi bớt cảm giác bơ vơ. Tay đưa ngòi bút viết phép tính sột soạt trên trang giấy, kéo tôi trở về quãng thời gian đứng trước bảng đen những năm cấp ba. Tôi biết có một người đang đứng cạnh mình, tiếng phấn trắng ken két nghiến vào bảng đen, hai đứa viết ra từng hàng công thức nối tiếp từng hàng tính toán. Tôi biết anh ở ngay bên cạnh, chúng tôi sát cánh bên nhau, cùng nhau viết ra một kết quả.
Cuối tuần, Mộ Chấn Phi hẹn tôi đi ăn lẩu dê, tôi từ chối nhưng vẫn bị Duyệt Oánh sống chết kéo đi bằng được. Từ ngày gặp lại Tiêu Sơn, mỗi lần đụng mặt Mộ Chấn Phi và Triệu Cao Hưng, tôi luôn mang tâm lý sợ sệt, tôi sợ đi cùng họ thể nào cũng gặp phải Tiêu Sơn. Thực sự gặp Tiêu Sơn rồi tôi mới biết gan mình bé đến thế, cứ đinh ninh với một trái tim chằng chịt vết sẹo, mình sẽ không sao cả, thế mà nó vẫn tan vỡ kể từ lần Tiêu Sơn xuất hiện.
Một tiếng “rắc” rất nhỏ, khẽ vang lên từ trái tim rồi lan ra xương cốt, chạm tới từng thớ thịt, khiến tôi nứt vụn thành từng mảnh, đau đớn, quay quắt từng hồi.
Ba năm, hóa ra ba năm qua tôi vẫn không quên được anh. Anh nói chia tay, tôi đồng ý. Mãi đến tận bây giờ, tôi vẫn nhớ những lời nói tự an ủi hão huyền ngày đó, rằng chẳng qua cũng chỉ là chia tay thôi chứ gì? Liệu thứ tình yêu tuổi mười sáu có ăn đời ở kiếp với mình được không? Bao giờ lên đại học, nhất định mình sẽ quên được anh.
Ấy thế mà, tôi không thể nào quên được anh.
Đến quán lẩu dê cùng Duyệt Oánh, tim tôi thoắt cái đã biến thành cục đá, rơi tọt xuống vực sâu không đáy. Không chỉ gặp Tiêu Sơn mà tôi còn thấy cả Lâm Tư Nhàn đang ngồi cạnh anh, bao năm không gặp, cô ấy càng đẹp hơn, còn phảng phất nét yêu kiều, mê hoặc. Chân tôi chẳng biết phải cất bước thế nào, nếu không có Duyệt Oánh đỡ, có lẽ tôi đã đổ sụp xuống đất như một viên đường gặp ẩm.
Lâm Tư Nhàn thấy tôi, liền đứng dậy, vồn vã bắt tay, cử chỉ vô cùng phóng khoáng. Lúc đó Mộ Chấn Phi mới biết tôi, Tiêu Sơn và Lâm Tư Nhàn là bạn học cấp ba, anh ta tỏ ra hào hứng đánh giá ba người bọn tôi. Trong ba người, tôi là đứa lắm mồm nhất, tôi khen Lâm Tư Nhàn có chiếc túi xách rất đẹp, không hổ là mẫu thiết kế tiêu biểu của nhà thiết kế nổi tiếng, tiếp đó tôi còn khen chiếc khăn quàng cổ của cô ấy, hàng Burberry đúng là luôn cổ điển mà chẳng bao giờ lỗi thời. Một tràng những tính từ, danh từ thi nhau buột khỏi chót lưỡi đầu môi, tôi thấy mình nhiều lời chẳng khác nào mấy giảng viên hở một tí lại làm công tác tư tưởng, thậm chí còn dài dòng văn tự hơn cả mấy bà cô quản lý thư viện đang độ mãn kinh. Bởi vì tôi không biết, một khi miệng mình ngừng nói, nó sẽ thốt ra những điều gì. Tôi cố tỏ vẻ mối quan hệ qua loa giữa tôi và Lâm Tư Nhàn tốt đẹp hơn bao giờ hết, cho dù là từ ngày tốt nghiệp đến giờ, chúng tôi chưa gặp mặt nhau lấy một lần.
Đến Duyệt Oánh còn bị tôi qua mặt trót lọt, cô ấy tưởng tôi gặp bạn cũ nên phấn khích quá đà. Duyệt Oánh gắp ít thịt dê đặt vào đĩa của tôi:
- Này, ăn mau đi, chẳng khác nào sông Hoàng Hà, cứ thao thao bất tuyệt thôi!
Tôi toét miệng cười, gắp thịt dê bỏ vào miệng. Tiêu Sơn cũng nhúng cho Lâm Tư Nhàn một muôi thịt, Lâm Tư Nhàn nũng nịu nói:
- Mỡ thế này… làm sao em ăn được?
Tiêu Sơn cầm đũa lựa từng miếng thịt mỡ bỏ ra cho cô nàng. Tôi vẫn cắm cúi vào món kiệu muối, bỗng Triệu Cao Hưng lên tiếng:
- Anh, anh nhìn Tiêu Sơn với bạn gái cậu ấy kìa, người ta đằm thắm thế chứ, còn anh chỉ biết ăn cho ấm cái thân mình thôi, chẳng quan tâm đến chị dâu gì cả.
Tôi suýt chết nghẹn vì củ kiệu đó, Mộ Chấn Phi lườm Triệu Cao Hưng nhưng vẫn tủm tỉm cười khoe hàm răng trắng bóng và má lúm đồng tiền đẹp mê hồn:
- Chú khích anh chơi trò xun xoe, bợ đỡ hả, anh không dại đâu.
Triệu Cao Hưng liền phá ra cười, rồi nhanh tay vớt cho Duyệt Oánh một muôi thịt dê:
- Anh không xun xoe thì để em xun xoe vậy!
Duyệt Oánh dùng đũa gõ vào chiếc thìa phát ra tiếng tinh tinh tang tang vui tai, cả bọn ăn uống tưng bừng, cười nói rôm rả.
Trong cả cuộc đời tôi, đây là bữa ăn mệt mỏi nhất, tôi dồn toàn bộ sức lực vào việc ăn, đồng thời ép mình không được nghĩ ngợi lung tung nữa.
Sau đó, Triệu Cao Hưng gợi ý đi hát karaoke, hình như Tiêu Sơn và Lâm Tư Nhàn cũng hào hứng muốn đi. Chỉ mình tôi là bải hoải, không muốn gắng gượng thêm nữa, bèn kiếm cớ thứ Hai có bài báo cáo thí nghiệm cần nộp, phải về để làm cho xong.
Mọi người nhất trí đi hát, riêng Mộ Chấn Phi tiễn tôi về. Lúc đầu tôi còn từ chối, bảo mình tôi về được rồi nhưng Duyệt Oánh một mực nói:
- Thôi, để anh ấy đưa cậu về.
Lại thêm Triệu Cao Hưng cũng nói góp vào, tôi chẳng còn hơi sức để tranh cãi, bèn theo Mộ Chấn Phi đi về.
Cuối tuần, trong trường vẫn nhộn nhịp. Qua cổng Tây, chúng tôi chọn con đường tắt vắt qua một khoảng đồi. Trên đồi trồng toàn cây mai, phần lớn được trồng từ những năm đầu mới thành lập trường từ thời Dân quốc. Cứ đền mùa hoa mai nở, hương thơm ngào ngạt khắp núi đồi, thậm chí nhiều đoàn du lịch còn chọn nơi này làm địa điểm tham quan. Bước sang mùa hoa nở, hầu như ngày nào cũng thấy hướng dẫn viên du lịch giơ cờ, dẫn rất nhiều đoàn khách du lịch tấp nập đổ về trường, thưởng ngoạn cảnh mai nở.
Buổi tối, con đường trở nên vắng lặng, xa lắm mới gặp ánh đèn đường, lối nhỏ quanh co, khúc khuỷu, đi được một lúc, cả người tôi đã đẫm mồ hôi, may mà nơi đỉnh đồi xa xa có đình nghỉ chân. Trong đình đặt đôi câu đối do một vị học sĩ đề, nét chưa hao hao lối viết thảo răn rỏi của Chúc Hy Triết[1], cây cột trụ bằng gỗ đăng đôi câu đối ngày xưa mới được trường cải tạo thành đá cẩm thạch từ hai năm trước. Thời kỳ Cách mạng Văn hóa, vị học sĩ này không chịu nổi phê đấu[2], sau trầm mình tự tử ở hồ Minh Nguyệt dưới chân đồi nên mỗi lần ngắm hàng câu đối cuồng thảo: “Gió mát trăng thanh hẵng chiếu rọi”, phần lớn học sinh đều có cảm giác thần bí mà thê lương. Nơi đây còn được mệnh danh là ngọn đồi tình nhân của trường, một nơi lý tưởng cho việc hẹn hò. Tôi cực kỳ nghi ngờ nam sinh trường mình thích rủ bạn gái lên đây để kế mấy chuyện ma quái, dọa mất cô nàng thần hồn nát thần tính, sau đó tranh thủ gần gũi người đẹp.
[1] Chúc Doãn Minh (1460-1526): tên chữ là Hy Triết, hiệu Chi Sơn, là một thư pháp gia kiệt xuất đứng đầu Thư phái vùng Ngô trung, mọi người nhận định ông là thư pháp gia đệ nhất triều Minh.
[2] Phê đấu: một thuật ngữ phổ biến trong thời kỳ “đại cách mạng văn hóa của Trung Quốc”, viết tắt của “phê phán” và “đấu tranh”.
Ban đầu tôi đi rất chậm, Mộ Chấn Phi cũng tà tà nối gót theo tôi, lê từng bước chậm chạp.
Trông bộ dạng lề mề của tôi, anh ta lại tưởng tôi đã thấm mệt, liền nói:
- Hay nghỉ một chút nhé!
Thực ra từ bấy đến giờ, tôi luôn có cảm giác lồng ngực mình căng phồng, Mộ Chấn Phi vừa dứt lời, toàn bộ chân khí trong tôi tiêu tan như một kẻ luyện võ. Tôi ngồi phịch xuống hàng ghế trên đình nghỉ chân, sau lưng là lan can gỗ lim cứng ngắc. Trường tôi có tuổi đời hơn trăm năm, trăm năm qua biết bao người đã từng ngồi ở đây. Thời trẻ sôi nổi, việc nước phê bình, văn chương chiến đấu[3] nhưng chung quy ai mà chẳng phải về với cát bụi.
[3] Hai câu thơ trích trong Thấm viên xuân – Trường Sa của Mao Trạch Đông.
Mộ Chấn Phi ngồi xuống cạnh tôi, rút bao thuốc, lịch sự hỏi:
- Anh hút thuốc được không?
Chưa bao giờ tôi thấy Mộ Chấn Phi hút thuốc, nhưng thỉnh thoảng cũng thấy Mạc Thiệu Khiêm hút một điếu. Lúc ấy mà có tôi ở bên, hắn thường lịch thiệp hỏi:
- Được không?
Giờ tôi mới để ý, thì ra Mộ Chấn Phi cũng là con nhà gia giáo, tử tế. Nghĩ lại mới thấy anh ta làm gì cũng chắc chắn, từ tốn, tự tin, chắc hẳn gia đình anh ta phải thuộc tầng lớp trung lưu trở lên. Sở dĩ trước kia tôi không hay để ý là bởi lần nào tụ tập cũng chèo kéo theo cả đám người nên tôi cũng không rảnh để săm soi.
Nhận được cái gật đầu của tôi, Mộ Chấn Phi mới châm lửa. Khói thuốc nhè nhẹ bay, bốc lên dìu dịu, anh ta ngồi cuối chiều gió, cách tôi khá xa. Mùi thuốc lá đem lại cho tôi một cảm giác quen thuộc mà bải hoải, hình như có lần đang ngủ say chợt choàng tỉnh giữa đêm thâu, thấy đèn vẫn sáng, bèn dụi mắt đẩy cánh cửa thư phòng, tôi thấy Mạc Thiệu Khiêm vẫn ngồi chăm chú trước máy tính hoặc đang làm gì đó mà tôi không rõ, ngón tay hắn vẫn kẹp một điếu thuốc đang cháy dở, thay cho tách cà phê giúp tinh thần tỉnh táo.
Tôi thấy cơ thể mình rệu rã, bèn ướm hỏi Mộ Chấn Phi:
- Em mượn vai anh dựa một lúc được không?
Anh ta dập tắt điếu thuốc, ngồi xuống cạnh tôi, tôi thả lỏng người tựa vào vai anh ta. Mộ Chấn Phi nói:
- Đừng có khóc nhè đấy nhé, em mà khóc là anh thu thêm tiền đấy!
Tôi bật cười, trong đầu nghĩ tình bạn này vững như kiềng ba chân, may thay anh ta biết mình chẳng có ý đồ gì. Tối nay, tôi chỉ cần tìm một chỗ dựa, đã tóm được Mộ Chấn Phi rồi, nhịn anh ta đôi câu cũng đáng.
Trên trời lác đác xuất hiện vài ngôi sao, ở những nơi hiện đại hóa đến mức trầm trọng như thành phố, bầu trời luôn bị ô nhiễm, vào ban đêm, vòm trời lúc nào cũng ửng sắc đỏ nên những ngôi sao chỉ còn là những đốm tù mù, nhợt nhạt, lưa thưa, mỗi nơi một ít như những hạt vừng vương vãi.
Mộ Chấn Phi hỏi tôi:
- Sao em cứ ủ rũ thế nhỉ?
Tôi toét miệng cười:
- Thế á?
Thay vì nhìn tôi, anh ta lại đưa mắt ngước nhìn những vì sao, giọng lạnh nhạt:
- Thậm chí lúc đang cười mà mắt em cũng buồn buồn.
Tôi nổi cả da gà, túm ngay lấy cổ áo anh ta, nói:
- Anh trai ơi, anh là nhân tài khoa Tự động hóa, tương lai sẽ là cha đẻ của robot, là trụ cột của dân tộc, là niềm tự hào của quốc gia, là tấm gương vươn lên không ngừng của trường, anh bỗng dưng phun ra mấy lời sến súa ấy, thực khiến em cảm thấy buồn nôn không tả nổi.
Anh ta thoáng lườm tôi:
- Giọng Đài Loan đấy của em mới buồn nôn ấy!
Tôi phì cười, chỉnh lại cổ áo anh ta thật phẳng phiu:
- Này, sao anh không yêu ai đi, anh mà yêu, thể nào cũng hành con nhà người ta sống dở chết dở cho mà xem.
Anh ta nói:
- Sao lại sống dở chết dở? Chẳng phải tình yêu luôn khiến người ta hạnh phúc đó sao?
Tôi lắc đầu như trống bỏi:
- Anh phải làm mấy cô ấy đau khổ tột cùng vào, có thế người ta mới nhớ tới anh trọn đời trọn kiếp, lúc nào cũng hướng về anh, nghĩ đến anh khiến họ phải căm hờn mà nghiến răng, gặp anh là bụng dạ nhộn nhạo khó chịu, cả đời yêu anh mà vẫn không hay biết, sướng nhé!
Mộ Chấn Phi cười lớn, để lộ lúm đồng tiền chết người:
- Nếu thực sự yêu ai đó, anh sẽ mang lại hạnh phúc cho cô ấy, thà mình anh sống dở chết dở, thà mình anh trọn đời nhớ cô ấy, nghĩ đến cô ấy là nghiến răng nghiến lợi, thấy cô ấy là trong lòng nhộn nhạo khó chịu, trọn đời yêu cô ấy trong thầm lặng còn hơn.
Ôi! Một người đàn ông như thế này biết tìm ở đâu đây? Tôi ứa nước mắt mất thôi.
Tôi túm lấy Mộ Chấn Phi, trơ trẽn nói:
- Thế anh yêu em ngay đi, xin anh đấy!
Mộ Chấn Phi cũng đã từng trải nhiều rồi, anh ta chẳng nói chẳng rằng, gạt tay tôi ra, buông một câu nhẹ bẫng:
- Mơ đi em!
Mười giờ tối, Duyệt Oánh đã có mặt ở ký túc xá. Lúc cô ấy về, tôi đang nằm ườn trên giường làm bài tập tiếng Anh. Duyệt Oánh mua cánh gà nướng cho tôi, tôi liền bật dậy ăn cánh gà. Vừa bỏ miếng cánh gà đầu tiên vào miệng đã thấy tê rát lưỡi, cay quá! Nàng này lại chọn cho tôi loại cực cay rồi.
Duyệt Oánh nhìn tôi nước mắt lưng tròng, bực bội nói:
- Khóc à? Sao không lấy động lực gào to lên đi?
Tôi im im gặm nốt cánh gà.
Cô nàng cốc vào trán tôi:
- Nhìn cậu kìa, chẳng qua người ta mới chỉ dẫn bạn gái đến thôi, thế mà cậu đã như sắp ngã vật ra đấy rồi!
Chưa bao giờ tôi kể cho Duyệt Oánh nghe về Tiêu Sơn, thậm chí cũng không hề nhắc đến hai chữ Tiêu Sơn trước mặt cô ấy. Chẳng rõ tại sao cô nàng lại biết, nàng ta xơi xơi mắng tôi:
- May lúc đấy không có cái lỗ, tớ nghĩ nếu có, chắc cậu cũng nên đâm đầu xuống đấy đi thì hơn. Lúc ấy chỉ muốn ném cho cậu cái gương, để cậu tự soi cái mặt thộn của mình. Chẳng qua cũng chỉ là bạn học cấp ba, bây giờ dẫn theo một cô bạn gái xinh xẻo thôi mà, năm xưa cậu thầm thương trộm nhớ hắn bao năm hay từng ăn phải bả của hắn mà tự dưng mọc ra cái vẻ mất hồn, mất vía ấy hả?
Không hổ là người đã ngốn mấy vạn cuốn tiểu thuyết, thật không ngờ chút chuyện tối nay của tôi không qua được con mắt tinh tường của Duyệt Oánh. Tôi tẽn tò hỏi:
- Sao cậu biết?
- Hứ! Mù cũng thấy, nhìn cái bộ dạng quýnh quáng của cậu, cứ như cố diễn kịch không bằng. Cậu tưởng cậu là Tô San San à, tưởng diễn linh tinh cũng giật được giải quốc tế hả?
Tôi chẳng màng việc cô ấy dám so sánh mình với Tô San San, tôi chỉ muốn nằm vật xuống giường, rầu rĩ nói:
- Có đến nỗi thế không? Tớ cứ tưởng mình đã tỏ ra cực kỳ bình tĩnh và lý trí rồi chứ.
- Quá xấu hổ, thật bẽ mặt!
Duyệt Oánh nghiến răng nghiến lợi, nửa cười khẩy, nửa giận dỗi:
- Nếu thực sự không quên được gã đấy, sao cậu không giành hắn lại? Học ngoại ngữ ư? Hừm, trường mình năm xưa xét điểm đầu vào còn cao hơn hẳn trường bọn họ những một trăm điểm cơ đấy! Thua thế nào được cái ngữ con gái ấy?
Rốt cuộc là cái nào đi với cái nào đây?
Tình yêu với điểm xét tuyển mắc mớ gì tới nhau, cũng chẳng liên quan đến chuyện nào cả.
Giả dụ tôi yêu Tiêu Sơn, thì đấy là việc của tôi, không phải việc của Tiêu Sơn, càng không dính dáng gì đến Lâm Tư Nhàn.
Tôi mải miết gặm cánh gà. Duyệt Oánh vẫn tiếp tục thẩm vấn, truy hỏi chuyện năm đó bằng được thì thôi, tôi không thể im ỉm cho xong, đành ậm ừ mấy câu lấy lệ:
- Ngày xưa từng yêu nhau… nhưng lúc đấy còn trẻ… Mà chính anh ấy nói chia tay chứ ai… Tớ thấy chia tay cũng đúng thôi… Hai đứa không hợp nhau… Suốt ngày hục hặc cãi vã… Cả hai đều cảm thấy mệt mỏi… Tình đầu nên hơi khó quên… Thật ra bây giờ tớ hết yêu anh ấy rồi… Thật đấy… Tớ dám lấy học vị ra thề đấy…
Duyệt Oánh bực bội, đập tay xuống bàn:
- Cậu biến đi cho đỡ nhức mắt! Cậu không yêu nữa hả? Không yêu nữa mà cậu vật vã sống dở chết dở từ hôm sinh nhật tớ ấy hả? Đừng có khinh nhau nhé! Hôm đó hắn cũng tới góp mặt chứ gì?
Duyệt Oánh bực thật rồi, chỉ những khi tức điên lên, cô ấy mới văng tục, chứ bình thường cô ấy cũng giữ hình tượng, đóng vai nữ sinh thanh lịch, hệt như tôi đây, chỉ khi điên lên mới lôi mười tám đời tổ tông nhà Mạc Thiệu Khiêm ra chửi. Bỏ bụng món cánh gà xong, tôi bình tĩnh nói:
- Cậu nói đúng, nhưng tớ không có duyên với anh ấy, thật đấy, thế nên muốn đến với nhau cũng khó. Cậu cứ nghĩ mà xem, anh ấy có bạn gái, tớ cũng có bạn trai, bây giờ cả hai đều đã có nơi có chốn rồi, giữ lại cho nhau chút kỉ niệm cũng tốt chứ sao? Rồi chín, mười năm sau, biết đây tớ sẽ nhớ đến anh ấy hơn cả bây giờ, dẫu sao cũng là mối tình đầu mà. Đến lúc đấy, không chừng tớ đã chồng con đề huề rồi, sau này tớ sẽ ôm con gái mà thủ thỉ với nó:
“Mối tình đầu của mẹ ấy à, mới cấp ba đã cao một mét tám lăm… cao to đẹp trai cực kỳ… học môn Toán rất giỏi… đã thế tiếng Anh lại cực siêu… vừa biết chơi bóng rổ, vừa biết hát nhạc Châu Kiệt Luân…” Châu Kiệt Luân lúc này vô cùng nổi tiếng, nhưng lúc đó con gái tớ không biết đấy là ai thì sao nhỉ…?
Nghe tôi nói một tràng mấy câu nhảm nhí, Duyệt Oánh bỗng hết giận, thay vào đó, cô ấy ngồi ì một chỗ, thở dài thườn thượt, hình như đã bị tôi lừa rồi cũng nên.
Thực ra, tôi thường xuyên dỗ dành mình như thế, tôi bảo mình hãy dằn lòng, rồi sẽ qua thôi, dằn lòng là quên được, chỉ cần dằn lòng… Cứ dằn lòng đi… Giống năm xưa, cái chết của bố mẹ đến quá đường đột, bao lần tôi choàng tỉnh giữa đêm khuya với gương mặt đẫm nước mắt nhưng ban ngày, khi đứng trước mặt mọi người, tôi phải nén lòng mình lại, đau đớn mấy tôi cũng cố dằn lòng. Từ nay đã không còn bố mẹ bên mình, có đau đớn mấy cũng đành nén chịu. Không một ai hay tôi đã từng nếm trải điều gì. Bao lần tôi lừa mị chính mình, tôi bảo mình đừng buồn nữa, rồi tất cả sẽ qua, và tôi cứ tiếp tục đày đọa chính mình… Thế nên, có đắng cay hơn nữa thì tôi vẫn gồng gánh được, đời còn tệ hại đến mức nào nữa? Chuyện kinh khủng nhất cũng trải qua rồi còn đâu…
Diệc Thư[4] từng nói: “Bao giờ không nén nổi lòng mình thì hãy cố quay đầu mà nén thêm lần nữa.” Nếu không nén được lòng, tôi đã chẳng sống tới ngày hôm nay, nếu không nén lòng, ba năm trước tôi đã bỏ mạng lâu rồi.
[4] Diệc Thư: tên đầy đủ là Nghe Diệc Thư, sinh năm 1946 tại Thượng Hải, là em gái của tác gia nổi tiếng Nghê Khuông, cùng với Kim Dung và anh trai được xem là “tam đại kỳ tích” của giới văn đàn Hương Cảng.
Chắc ánh mắt của tôi đã khiến Duyệt Oánh giật mình. Rất lâu trước đây, mỗi lần soi gương, tôi cũng thường thảng thốt trước ánh mắt thấm đẫm nỗi buồn của mình, vậy mà hôm nay, cái nhìn đau đáu ấy lại lần nữa được bộc lộ. Duyệt Oánh bỗng ôm chầm lấy tôi, nói:
- Đồng Tuyết này, nếu cậu cảm thấy buồn thì cứ khóc đi! Khóc một trận cho thỏa.
Tôi nhoẻn miệng cười:
- Tớ không buồn, thật đấy!
Cô ấy đấm vào lưng tôi:
- Cậu cứ thế này mới gọi là buồn, làm tớ thêm bực bội trong lòng, của nợ ạ!
- Tốt nghiệp xong, em lấy anh nhé!
Rất lỗi thời đúng không? Dù vài năm trước đây ti vi phải chiếu n lần những tình tiết rập khuôn kiểu này, thế nhưng lúc đó tôi thấy thật hạnh phúc, chỉ vì người đó là anh.
Tôi khấp khởi mừng thầm, nhưng ngoài miệng vẫn nói:
- Ai thèm lấy anh? Em còn phải thi đại học chứ!
- Thế tốt nghiệp đại học xong, mình cưới nhé! – Nét mặt tươi cười của anh rạng ngời hạnh phúc. – Không được muộn hơn đâu, không thì anh già mất.
Thời cấp ba, tôi và anh cứ ngỡ tốt nghiệp đại học hẳn là chuyện của rất lâu sau này. Đợi tới lúc tốt nghiệp đại học, chúng tôi đã là những người trưởng thành, có thể kết hôn được rồi.
Tuổi trẻ những năm mười sáu, mười bảy tuổi, vài ba năm mà cứ ngỡ như trọn đời, trọn kiếp.
Tôi và anh nào có ngờ, hai đứa đã chóng vánh chia tay ngay khi lễ tốt nghiệp cấp ba còn chưa tới.
Từ đó đến nay, dửng dưng như khách qua đường, với anh, tôi đã là một người xa lạ mất rồi.
Đang lúc ngẩn ngơ, bỗng có người vỗ tôi một cái, thì ra là Mộ Chấn Phi. Anh ta cầm đĩa bánh đưa cho tôi:
- Cho em này!
Chiếc bánh to bự, lúc chia ra ai cũng được phần to đùng. Tôi cắn vội một miếng bánh xốp mềm, mặc kệ cho kem nhoe nhoét quanh khóe miệng. Giờ mà không ăn, tối nay sợ mình sẽ bật khóc ngay tại chỗ. Thấy tôi ăn ngấu nghiến, Mộ Chấn Phi bèn nhường cho tôi cả suất của anh ta:
- Chưa bao giờ thấy em ăn như chết đói kiểu này.
Mồm miệng đang nhồm nhoàm toàn bánh với kem, tôi lúng búng nói:
- Ngon mà.
Thực sự rất ngon, ngọt đến phát ngấy, mà cũng đắng đến xót xa, còn có cảm giác bỏng rát xộc lên từ mí dưới nữa. Tôi ăn không biết ngừng nghỉ, chị sợ bây giờ mà ngừng lại, sẽ không ngăn được bản thân quay đầu tháo chạy.
Chủ khách ai nấy đều vui phơi phới. Đầu tiên, Triệu Cao Hưng và Duyệt Oánh song ca hai bài, tiếp đó mọi người đua nhau chọn nhạc. Mic truyền từ tay người này sang tay người kia, không ai chịu nhường ai, về sau không rõ bạn nào chọn bài Cười ha ha, mọi người cùng đồng thanh hát theo. Nhiều người góp giọng nên nghe chẳng giống hát tẹo nào, như đang hét thì đúng hơn.
Tiêu Sơn không hát, dù sở trường của anh là nhạc Châu Kiệt Luân. Còn tôi vẫn cố bon chen mấy bài, Duyệt Oánh biết tôi là chuyên gia giữ mic, cô nàng chọn hộ tôi toàn những bài tủ. Tôi hát liền tù tì mấy bài, tâm tưởng chỉ dồn vào hát, hát rất nhập tâm, hát đến rát cả cổ họng, Mộ Chấn Phi mang cho tôi một cốc nước hoa quả, tôi uống ừng ực, thế rồi giọng cũng khàn đặc luôn.
Hôm đó, mọi người vui chơi thả phanh đến tận khuya, lúc xuống cầu thang, ai nấy đều say ngà ngà, người ta hơi say men, chúng tôi hát say lời ca. Đại sảnh chỉ còn lưa thưa vài người khách, cây đàn dương cầm ba chân màu trắng kê chính giữa sàn kính, được ánh đèn phủ lên một lớp màu lung linh huyền ảo. Hôm nay xem ra Triệu Cao Hưng rất vui, cậu ta lăng xăng chạy lại gần, lật nắp phím đàn, trầy trật mãi mới đàn được bài Hai con hổ với giai điệu đứt quãng, làm bọn tôi cười ngặt nghẽo. Cậu ấy đang hăng say lướt phím, Duyệt Oánh liền nói:
- Mất mặt ban đại diện quá đấy, có nghệ sĩ piano cấp mười ở đây, anh dám múa rìu qua mắt thợ à?
Hai mắt cậu ấy ánh lên đầy ngưỡng mộ:
- Không ngờ em là nghệ sĩ piano đấy?
Duyệt Oánh lại nói:
- Chẳng dám.
Rồi ngoảnh đầu í ới gọi tôi:
- Đồng Tuyết, cậu lại đây đàn cho anh ấy biết tay đi.
Cười suốt một buổi tối đến nỗi gò mà tôi mỏi nhừ, bây giờ lại thấy má mình thêm tê rần:
- Mấy năm rồi không đụng tới đàn, tớ cũng quên gần hết rồi. Về thôi, muộn rồi đấy!
Duyệt Oánh vẫn cố nài nỉ:
- Hồi đón tân sinh viên, cậu còn thể hiện cơ mà, thôi đừng giấu nghề nữa, mau đàn bài tủ của cậu đi.
Tôi không dám ngước lên, may có Mộ Chấn Phi đứng cạnh, tôi cố gắng thu mình núp sau cái bong dong dỏng cao của anh ta, nói năng chẳng đâu vào đâu:
- Muộn rồi, không về mau là ký túc xá đóng cửa đấy.
Tôi chẳng nhớ nổi sau đó mình ra khỏi cửa thế nào, lúc ấy tôi chỉ cố né tránh ánh mắt của Tiêu Sơn và bảo mình thôi đừng run nữa. Biết đâu tất cả chỉ là do tôi tưởng tượng, chứ từ đầu tới cuối, ánh mắt anh chẳng hề nhìn về phía tôi, hoặc anh vốn không bận tâm tôi và Duyệt Oánh nói gì.
Tối hôm đó chúng tôi về muộn, ký túc xá đã tắt đèn. Duyệt Oánh tắm rửa xong, leo lên giường ngủ rồi, tôi mới lọ mọ mò vào nhà vệ sinh đánh răng, rửa mặt. Bọt kem đánh răng đưa vị bạc hà làn khắp khoang miệng. Tay tôi máy móc lùa bàn chải, nhớ lại khoảnh khắc tạm biệt ngoài cổng Tây. Đám Triệu Cao Hưng học khác trường tôi và Duyệt Oanh, chúng tôi chia tay, đường ai nấy đi ở đoạn cổng Tây. Lúc sắp bước chân qua cổng, tôi ngoái đầu lại, dõi mắt nhìn theo nhóm Triệu Cao Hưng đã mất hút từ lâu. Giữa ánh đèn sáng tỏ trên con đường cổng Tây, hàng quán hai ven đường bán đầy các loại đồ nước, đồ ăn vặt, sách lậu… khói mù mịt khắp nơi, bóng đèn quầy này nối tiếp quầy kia, chạy dài khắp cả con đường, sáng trưng như một dòng chảy nhộn nhịp, bóng Tiêu Sơn tan biến trong ánh sáng ở bờ bên kia. Dường như đêm nay vẫn chỉ là một giấc mơ tôi hằng thấy, cho đến tận giây phút này, anh chưa từng xuất hiện.
Cả tối nay, tôi cứ bồn chồn, bất an nên thành ra nhiều lời, bình thường Mộ Chấn Phi vẫn bảo tôi ít nói, tối nay thể nào anh ta cũng nhận ra sự ồn ào khác thường của tôi. Nói thật, suốt buổi tối, tôi vừa hoảng loạn vừa lo lắng, chỉ sợ người ta biết tôi xử sự không giống với thường ngày. Thế mà tôi vẫn cứ hành động điên rồ, tôi diễn quá đà mất rồi. Tay chân tôi bắt đầu lóng ngóng kể từ lúc Tiêu Sơn xuất hiện, con tim như bị bóp chặt khi nhóm anh và Triệu Cao Hưng rẽ sang đường khác nơi con phố đèn đuốc sáng trưng.
Tốn bao nhiêu sức lực cho việc đánh răng, đang nghĩ ngợi vẩn vơ, tay trái bất giác nhấc chiếc cốc súc miệng lên. Đèn đường lúc tỏ, lúc mờ, đủ để trông thấy chiếc cốc run lên bần bật, nước bắn tung tóe. Tôi đặt vội cốc nước xuống, chỉ sợ lát nữa sẽ run tay, đánh rơi chiếc cốc xuống bồn rửa mặt.
Tôi đứng trước bồn rửa mặt, đèn đường hắt hiu đỏ bóng tôi trong gương chỉ còn là một hình ảnh nhòe nhoẹt. Tay phải vô tình lần mò chuỗi hạt đeo ở cổ tay trái, cả phòng ký túc xá đều biết chuỗi đá vỏ trai này là bùa hộ mệnh của tôi, lúc tắm rửa cũng không nỡ tháo ra. Nhưng trên thực tế, chiếc vòng này vốn để che giấu một bí mật, bởi lẽ nó giúp tôi che đi vết sẹo nơi cổ tay trái.
Cổ tay trái tôi có một vết sẹo dài. Lúc đó, vết thương sâu đến nỗi gần như đứt lìa toàn bộ dây thần kinh ở cổ tay trái của tôi. Nghe nói, bác sĩ ngoại khoa giỏi nhất thành phố này đã làm phẫu thuật nối ghép cho tôi, nhưng đến tận bây giờ, tay trái tôi vẫn rất yếu, có cốc nước cũng cầm không xong.
Năm mười bốn tuổi, tôi thi dương cầm cấp mười. Lúc đó, mẹ rất thích nghe bài Cavatina do tôi đàn. Rất lâu về trước, tôi và Tiêu Sơn đã lẻn vào phòng dạy nhạc của trường, tôi từng đàn bài Thanksgiving cho anh nghe.
Thế nhưng, cả quãng đời sau này, tôi không thể chơi dương cầm được nữa.
Tôi vẫn nhớ như in buổi tối hôm ấy, trong phòng bệnh, những ngón tay lạnh lẽo của Mạc Thiệu Khiêm sờ lên động mạch cổ của tôi. Thậm chí ánh mắt hắn cũng trở nên lạnh toát, vậy mà nghe giọng vẫn rất thản nhiên. Hắn mơn trớn chỗ động mạch đang gióng nhịp dồn dập trên cổ tôi, nở nụ cười khinh khỉnh:
- Sao không thử rạch ở đây này? Muốn cắt thì cũng phải cắt ở chỗ này. Thể nào máu cũng phun thành vòi dài đến hai mét, thậm chí bắn lên tận trần nhà, chưa quá năm phút là đủ để em chết rồi, làm vậy có phải nhanh gọn hơn bao nhiêu không?
Cuộc phẫu thuật dài lê thê ngày đó đã vắt kiệt sức lực của tôi, tôi chẳng còn hơi phản kháng, hoặc có lẽ bởi lần thử nghiệm cuối cùng đó vẫn rơi vào tuyệt vọng. Tôi nhìn hắn bằng ánh mắt vơi bớt thù hằn và ghê tởm, nếu số tôi đã vậy, tôi đành phải chấp nhận thôi.
Tôi cam chịu, thôi thì cứ vô tư mà tiếp tục sống, buông xuôi ước mơ đoàn tụ với bố mẹ ở chốn Cửu tuyền. Tôi chấp nhận, thôi thì cứ mặt trơ trán bóng mà làm tình nhân của Mạc Thiệu Khiêm. Tôi chấp nhận sắm vai một cô sinh viên tưởng như gương mẫu đứng đắn, ngây thơ để tiếp tục cuộc đời đại học giả dối.
Tôi thấy mình thật may mắn vì ngày ấy đã kịp chia tay với Tiêu Sơn, ít nhất cũng không kéo anh dính vào mối quan hệ bẩn thỉu này.
Hai chữ “Tiêu Sơn” ấy thốt ra thật nhẹ nhàng, tựa làn gió xuân dịu dàng, ấm áp. Mỗi lần tôi thì thầm hai chữ ấy trong câm lặng, tiếng thốt ra nhẹ đến nỗi chẳng một ai trên đời này có thể nghe được.
Anh là châu báu duy nhất của đời tôi, là điều tuyệt vời nhất tôi từng có.
Nhưng giờ thì hết rồi, bất kể thể nào đi chăng nữa, đều hết thật rồi.
Anh cũng giống như bố mẹ tôi, bất kể tôi khóc lóc, bù lu bù loa ra sao, thương tâm tuyệt vọng đủ kiểu thì họ vẫn chẳng thể trở về bên tôi được nữa, chẳng còn ai an ủi, chăm lo, cho tôi một chỗ dựa vững chắc.
Cuộc gặp gỡ tình cờ với Tiêu Sơn khiến tôi trải qua một tuần ủ rũ. Cả ngày chỉ quanh quẩn trong phòng, chẳng thiết đi đâu trừ lên lớp. Ở ký túc, tôi tập trung làm hết nửa già quyển đề thi toán cao cấp dành cho nghiên cứu sinh. Chỉ những lúc chú tâm học hành, tôi mới thực sự tìm thấy bình yên trong lòng, chỉ những lúc làm bài mới khiến tôi vợi bớt cảm giác bơ vơ. Tay đưa ngòi bút viết phép tính sột soạt trên trang giấy, kéo tôi trở về quãng thời gian đứng trước bảng đen những năm cấp ba. Tôi biết có một người đang đứng cạnh mình, tiếng phấn trắng ken két nghiến vào bảng đen, hai đứa viết ra từng hàng công thức nối tiếp từng hàng tính toán. Tôi biết anh ở ngay bên cạnh, chúng tôi sát cánh bên nhau, cùng nhau viết ra một kết quả.
Cuối tuần, Mộ Chấn Phi hẹn tôi đi ăn lẩu dê, tôi từ chối nhưng vẫn bị Duyệt Oánh sống chết kéo đi bằng được. Từ ngày gặp lại Tiêu Sơn, mỗi lần đụng mặt Mộ Chấn Phi và Triệu Cao Hưng, tôi luôn mang tâm lý sợ sệt, tôi sợ đi cùng họ thể nào cũng gặp phải Tiêu Sơn. Thực sự gặp Tiêu Sơn rồi tôi mới biết gan mình bé đến thế, cứ đinh ninh với một trái tim chằng chịt vết sẹo, mình sẽ không sao cả, thế mà nó vẫn tan vỡ kể từ lần Tiêu Sơn xuất hiện.
Một tiếng “rắc” rất nhỏ, khẽ vang lên từ trái tim rồi lan ra xương cốt, chạm tới từng thớ thịt, khiến tôi nứt vụn thành từng mảnh, đau đớn, quay quắt từng hồi.
Ba năm, hóa ra ba năm qua tôi vẫn không quên được anh. Anh nói chia tay, tôi đồng ý. Mãi đến tận bây giờ, tôi vẫn nhớ những lời nói tự an ủi hão huyền ngày đó, rằng chẳng qua cũng chỉ là chia tay thôi chứ gì? Liệu thứ tình yêu tuổi mười sáu có ăn đời ở kiếp với mình được không? Bao giờ lên đại học, nhất định mình sẽ quên được anh.
Ấy thế mà, tôi không thể nào quên được anh.
Đến quán lẩu dê cùng Duyệt Oánh, tim tôi thoắt cái đã biến thành cục đá, rơi tọt xuống vực sâu không đáy. Không chỉ gặp Tiêu Sơn mà tôi còn thấy cả Lâm Tư Nhàn đang ngồi cạnh anh, bao năm không gặp, cô ấy càng đẹp hơn, còn phảng phất nét yêu kiều, mê hoặc. Chân tôi chẳng biết phải cất bước thế nào, nếu không có Duyệt Oánh đỡ, có lẽ tôi đã đổ sụp xuống đất như một viên đường gặp ẩm.
Lâm Tư Nhàn thấy tôi, liền đứng dậy, vồn vã bắt tay, cử chỉ vô cùng phóng khoáng. Lúc đó Mộ Chấn Phi mới biết tôi, Tiêu Sơn và Lâm Tư Nhàn là bạn học cấp ba, anh ta tỏ ra hào hứng đánh giá ba người bọn tôi. Trong ba người, tôi là đứa lắm mồm nhất, tôi khen Lâm Tư Nhàn có chiếc túi xách rất đẹp, không hổ là mẫu thiết kế tiêu biểu của nhà thiết kế nổi tiếng, tiếp đó tôi còn khen chiếc khăn quàng cổ của cô ấy, hàng Burberry đúng là luôn cổ điển mà chẳng bao giờ lỗi thời. Một tràng những tính từ, danh từ thi nhau buột khỏi chót lưỡi đầu môi, tôi thấy mình nhiều lời chẳng khác nào mấy giảng viên hở một tí lại làm công tác tư tưởng, thậm chí còn dài dòng văn tự hơn cả mấy bà cô quản lý thư viện đang độ mãn kinh. Bởi vì tôi không biết, một khi miệng mình ngừng nói, nó sẽ thốt ra những điều gì. Tôi cố tỏ vẻ mối quan hệ qua loa giữa tôi và Lâm Tư Nhàn tốt đẹp hơn bao giờ hết, cho dù là từ ngày tốt nghiệp đến giờ, chúng tôi chưa gặp mặt nhau lấy một lần.
Đến Duyệt Oánh còn bị tôi qua mặt trót lọt, cô ấy tưởng tôi gặp bạn cũ nên phấn khích quá đà. Duyệt Oánh gắp ít thịt dê đặt vào đĩa của tôi:
- Này, ăn mau đi, chẳng khác nào sông Hoàng Hà, cứ thao thao bất tuyệt thôi!
Tôi toét miệng cười, gắp thịt dê bỏ vào miệng. Tiêu Sơn cũng nhúng cho Lâm Tư Nhàn một muôi thịt, Lâm Tư Nhàn nũng nịu nói:
- Mỡ thế này… làm sao em ăn được?
Tiêu Sơn cầm đũa lựa từng miếng thịt mỡ bỏ ra cho cô nàng. Tôi vẫn cắm cúi vào món kiệu muối, bỗng Triệu Cao Hưng lên tiếng:
- Anh, anh nhìn Tiêu Sơn với bạn gái cậu ấy kìa, người ta đằm thắm thế chứ, còn anh chỉ biết ăn cho ấm cái thân mình thôi, chẳng quan tâm đến chị dâu gì cả.
Tôi suýt chết nghẹn vì củ kiệu đó, Mộ Chấn Phi lườm Triệu Cao Hưng nhưng vẫn tủm tỉm cười khoe hàm răng trắng bóng và má lúm đồng tiền đẹp mê hồn:
- Chú khích anh chơi trò xun xoe, bợ đỡ hả, anh không dại đâu.
Triệu Cao Hưng liền phá ra cười, rồi nhanh tay vớt cho Duyệt Oánh một muôi thịt dê:
- Anh không xun xoe thì để em xun xoe vậy!
Duyệt Oánh dùng đũa gõ vào chiếc thìa phát ra tiếng tinh tinh tang tang vui tai, cả bọn ăn uống tưng bừng, cười nói rôm rả.
Trong cả cuộc đời tôi, đây là bữa ăn mệt mỏi nhất, tôi dồn toàn bộ sức lực vào việc ăn, đồng thời ép mình không được nghĩ ngợi lung tung nữa.
Sau đó, Triệu Cao Hưng gợi ý đi hát karaoke, hình như Tiêu Sơn và Lâm Tư Nhàn cũng hào hứng muốn đi. Chỉ mình tôi là bải hoải, không muốn gắng gượng thêm nữa, bèn kiếm cớ thứ Hai có bài báo cáo thí nghiệm cần nộp, phải về để làm cho xong.
Mọi người nhất trí đi hát, riêng Mộ Chấn Phi tiễn tôi về. Lúc đầu tôi còn từ chối, bảo mình tôi về được rồi nhưng Duyệt Oánh một mực nói:
- Thôi, để anh ấy đưa cậu về.
Lại thêm Triệu Cao Hưng cũng nói góp vào, tôi chẳng còn hơi sức để tranh cãi, bèn theo Mộ Chấn Phi đi về.
Cuối tuần, trong trường vẫn nhộn nhịp. Qua cổng Tây, chúng tôi chọn con đường tắt vắt qua một khoảng đồi. Trên đồi trồng toàn cây mai, phần lớn được trồng từ những năm đầu mới thành lập trường từ thời Dân quốc. Cứ đền mùa hoa mai nở, hương thơm ngào ngạt khắp núi đồi, thậm chí nhiều đoàn du lịch còn chọn nơi này làm địa điểm tham quan. Bước sang mùa hoa nở, hầu như ngày nào cũng thấy hướng dẫn viên du lịch giơ cờ, dẫn rất nhiều đoàn khách du lịch tấp nập đổ về trường, thưởng ngoạn cảnh mai nở.
Buổi tối, con đường trở nên vắng lặng, xa lắm mới gặp ánh đèn đường, lối nhỏ quanh co, khúc khuỷu, đi được một lúc, cả người tôi đã đẫm mồ hôi, may mà nơi đỉnh đồi xa xa có đình nghỉ chân. Trong đình đặt đôi câu đối do một vị học sĩ đề, nét chưa hao hao lối viết thảo răn rỏi của Chúc Hy Triết[1], cây cột trụ bằng gỗ đăng đôi câu đối ngày xưa mới được trường cải tạo thành đá cẩm thạch từ hai năm trước. Thời kỳ Cách mạng Văn hóa, vị học sĩ này không chịu nổi phê đấu[2], sau trầm mình tự tử ở hồ Minh Nguyệt dưới chân đồi nên mỗi lần ngắm hàng câu đối cuồng thảo: “Gió mát trăng thanh hẵng chiếu rọi”, phần lớn học sinh đều có cảm giác thần bí mà thê lương. Nơi đây còn được mệnh danh là ngọn đồi tình nhân của trường, một nơi lý tưởng cho việc hẹn hò. Tôi cực kỳ nghi ngờ nam sinh trường mình thích rủ bạn gái lên đây để kế mấy chuyện ma quái, dọa mất cô nàng thần hồn nát thần tính, sau đó tranh thủ gần gũi người đẹp.
[1] Chúc Doãn Minh (1460-1526): tên chữ là Hy Triết, hiệu Chi Sơn, là một thư pháp gia kiệt xuất đứng đầu Thư phái vùng Ngô trung, mọi người nhận định ông là thư pháp gia đệ nhất triều Minh.
[2] Phê đấu: một thuật ngữ phổ biến trong thời kỳ “đại cách mạng văn hóa của Trung Quốc”, viết tắt của “phê phán” và “đấu tranh”.
Ban đầu tôi đi rất chậm, Mộ Chấn Phi cũng tà tà nối gót theo tôi, lê từng bước chậm chạp.
Trông bộ dạng lề mề của tôi, anh ta lại tưởng tôi đã thấm mệt, liền nói:
- Hay nghỉ một chút nhé!
Thực ra từ bấy đến giờ, tôi luôn có cảm giác lồng ngực mình căng phồng, Mộ Chấn Phi vừa dứt lời, toàn bộ chân khí trong tôi tiêu tan như một kẻ luyện võ. Tôi ngồi phịch xuống hàng ghế trên đình nghỉ chân, sau lưng là lan can gỗ lim cứng ngắc. Trường tôi có tuổi đời hơn trăm năm, trăm năm qua biết bao người đã từng ngồi ở đây. Thời trẻ sôi nổi, việc nước phê bình, văn chương chiến đấu[3] nhưng chung quy ai mà chẳng phải về với cát bụi.
[3] Hai câu thơ trích trong Thấm viên xuân – Trường Sa của Mao Trạch Đông.
Mộ Chấn Phi ngồi xuống cạnh tôi, rút bao thuốc, lịch sự hỏi:
- Anh hút thuốc được không?
Chưa bao giờ tôi thấy Mộ Chấn Phi hút thuốc, nhưng thỉnh thoảng cũng thấy Mạc Thiệu Khiêm hút một điếu. Lúc ấy mà có tôi ở bên, hắn thường lịch thiệp hỏi:
- Được không?
Giờ tôi mới để ý, thì ra Mộ Chấn Phi cũng là con nhà gia giáo, tử tế. Nghĩ lại mới thấy anh ta làm gì cũng chắc chắn, từ tốn, tự tin, chắc hẳn gia đình anh ta phải thuộc tầng lớp trung lưu trở lên. Sở dĩ trước kia tôi không hay để ý là bởi lần nào tụ tập cũng chèo kéo theo cả đám người nên tôi cũng không rảnh để săm soi.
Nhận được cái gật đầu của tôi, Mộ Chấn Phi mới châm lửa. Khói thuốc nhè nhẹ bay, bốc lên dìu dịu, anh ta ngồi cuối chiều gió, cách tôi khá xa. Mùi thuốc lá đem lại cho tôi một cảm giác quen thuộc mà bải hoải, hình như có lần đang ngủ say chợt choàng tỉnh giữa đêm thâu, thấy đèn vẫn sáng, bèn dụi mắt đẩy cánh cửa thư phòng, tôi thấy Mạc Thiệu Khiêm vẫn ngồi chăm chú trước máy tính hoặc đang làm gì đó mà tôi không rõ, ngón tay hắn vẫn kẹp một điếu thuốc đang cháy dở, thay cho tách cà phê giúp tinh thần tỉnh táo.
Tôi thấy cơ thể mình rệu rã, bèn ướm hỏi Mộ Chấn Phi:
- Em mượn vai anh dựa một lúc được không?
Anh ta dập tắt điếu thuốc, ngồi xuống cạnh tôi, tôi thả lỏng người tựa vào vai anh ta. Mộ Chấn Phi nói:
- Đừng có khóc nhè đấy nhé, em mà khóc là anh thu thêm tiền đấy!
Tôi bật cười, trong đầu nghĩ tình bạn này vững như kiềng ba chân, may thay anh ta biết mình chẳng có ý đồ gì. Tối nay, tôi chỉ cần tìm một chỗ dựa, đã tóm được Mộ Chấn Phi rồi, nhịn anh ta đôi câu cũng đáng.
Trên trời lác đác xuất hiện vài ngôi sao, ở những nơi hiện đại hóa đến mức trầm trọng như thành phố, bầu trời luôn bị ô nhiễm, vào ban đêm, vòm trời lúc nào cũng ửng sắc đỏ nên những ngôi sao chỉ còn là những đốm tù mù, nhợt nhạt, lưa thưa, mỗi nơi một ít như những hạt vừng vương vãi.
Mộ Chấn Phi hỏi tôi:
- Sao em cứ ủ rũ thế nhỉ?
Tôi toét miệng cười:
- Thế á?
Thay vì nhìn tôi, anh ta lại đưa mắt ngước nhìn những vì sao, giọng lạnh nhạt:
- Thậm chí lúc đang cười mà mắt em cũng buồn buồn.
Tôi nổi cả da gà, túm ngay lấy cổ áo anh ta, nói:
- Anh trai ơi, anh là nhân tài khoa Tự động hóa, tương lai sẽ là cha đẻ của robot, là trụ cột của dân tộc, là niềm tự hào của quốc gia, là tấm gương vươn lên không ngừng của trường, anh bỗng dưng phun ra mấy lời sến súa ấy, thực khiến em cảm thấy buồn nôn không tả nổi.
Anh ta thoáng lườm tôi:
- Giọng Đài Loan đấy của em mới buồn nôn ấy!
Tôi phì cười, chỉnh lại cổ áo anh ta thật phẳng phiu:
- Này, sao anh không yêu ai đi, anh mà yêu, thể nào cũng hành con nhà người ta sống dở chết dở cho mà xem.
Anh ta nói:
- Sao lại sống dở chết dở? Chẳng phải tình yêu luôn khiến người ta hạnh phúc đó sao?
Tôi lắc đầu như trống bỏi:
- Anh phải làm mấy cô ấy đau khổ tột cùng vào, có thế người ta mới nhớ tới anh trọn đời trọn kiếp, lúc nào cũng hướng về anh, nghĩ đến anh khiến họ phải căm hờn mà nghiến răng, gặp anh là bụng dạ nhộn nhạo khó chịu, cả đời yêu anh mà vẫn không hay biết, sướng nhé!
Mộ Chấn Phi cười lớn, để lộ lúm đồng tiền chết người:
- Nếu thực sự yêu ai đó, anh sẽ mang lại hạnh phúc cho cô ấy, thà mình anh sống dở chết dở, thà mình anh trọn đời nhớ cô ấy, nghĩ đến cô ấy là nghiến răng nghiến lợi, thấy cô ấy là trong lòng nhộn nhạo khó chịu, trọn đời yêu cô ấy trong thầm lặng còn hơn.
Ôi! Một người đàn ông như thế này biết tìm ở đâu đây? Tôi ứa nước mắt mất thôi.
Tôi túm lấy Mộ Chấn Phi, trơ trẽn nói:
- Thế anh yêu em ngay đi, xin anh đấy!
Mộ Chấn Phi cũng đã từng trải nhiều rồi, anh ta chẳng nói chẳng rằng, gạt tay tôi ra, buông một câu nhẹ bẫng:
- Mơ đi em!
Mười giờ tối, Duyệt Oánh đã có mặt ở ký túc xá. Lúc cô ấy về, tôi đang nằm ườn trên giường làm bài tập tiếng Anh. Duyệt Oánh mua cánh gà nướng cho tôi, tôi liền bật dậy ăn cánh gà. Vừa bỏ miếng cánh gà đầu tiên vào miệng đã thấy tê rát lưỡi, cay quá! Nàng này lại chọn cho tôi loại cực cay rồi.
Duyệt Oánh nhìn tôi nước mắt lưng tròng, bực bội nói:
- Khóc à? Sao không lấy động lực gào to lên đi?
Tôi im im gặm nốt cánh gà.
Cô nàng cốc vào trán tôi:
- Nhìn cậu kìa, chẳng qua người ta mới chỉ dẫn bạn gái đến thôi, thế mà cậu đã như sắp ngã vật ra đấy rồi!
Chưa bao giờ tôi kể cho Duyệt Oánh nghe về Tiêu Sơn, thậm chí cũng không hề nhắc đến hai chữ Tiêu Sơn trước mặt cô ấy. Chẳng rõ tại sao cô nàng lại biết, nàng ta xơi xơi mắng tôi:
- May lúc đấy không có cái lỗ, tớ nghĩ nếu có, chắc cậu cũng nên đâm đầu xuống đấy đi thì hơn. Lúc ấy chỉ muốn ném cho cậu cái gương, để cậu tự soi cái mặt thộn của mình. Chẳng qua cũng chỉ là bạn học cấp ba, bây giờ dẫn theo một cô bạn gái xinh xẻo thôi mà, năm xưa cậu thầm thương trộm nhớ hắn bao năm hay từng ăn phải bả của hắn mà tự dưng mọc ra cái vẻ mất hồn, mất vía ấy hả?
Không hổ là người đã ngốn mấy vạn cuốn tiểu thuyết, thật không ngờ chút chuyện tối nay của tôi không qua được con mắt tinh tường của Duyệt Oánh. Tôi tẽn tò hỏi:
- Sao cậu biết?
- Hứ! Mù cũng thấy, nhìn cái bộ dạng quýnh quáng của cậu, cứ như cố diễn kịch không bằng. Cậu tưởng cậu là Tô San San à, tưởng diễn linh tinh cũng giật được giải quốc tế hả?
Tôi chẳng màng việc cô ấy dám so sánh mình với Tô San San, tôi chỉ muốn nằm vật xuống giường, rầu rĩ nói:
- Có đến nỗi thế không? Tớ cứ tưởng mình đã tỏ ra cực kỳ bình tĩnh và lý trí rồi chứ.
- Quá xấu hổ, thật bẽ mặt!
Duyệt Oánh nghiến răng nghiến lợi, nửa cười khẩy, nửa giận dỗi:
- Nếu thực sự không quên được gã đấy, sao cậu không giành hắn lại? Học ngoại ngữ ư? Hừm, trường mình năm xưa xét điểm đầu vào còn cao hơn hẳn trường bọn họ những một trăm điểm cơ đấy! Thua thế nào được cái ngữ con gái ấy?
Rốt cuộc là cái nào đi với cái nào đây?
Tình yêu với điểm xét tuyển mắc mớ gì tới nhau, cũng chẳng liên quan đến chuyện nào cả.
Giả dụ tôi yêu Tiêu Sơn, thì đấy là việc của tôi, không phải việc của Tiêu Sơn, càng không dính dáng gì đến Lâm Tư Nhàn.
Tôi mải miết gặm cánh gà. Duyệt Oánh vẫn tiếp tục thẩm vấn, truy hỏi chuyện năm đó bằng được thì thôi, tôi không thể im ỉm cho xong, đành ậm ừ mấy câu lấy lệ:
- Ngày xưa từng yêu nhau… nhưng lúc đấy còn trẻ… Mà chính anh ấy nói chia tay chứ ai… Tớ thấy chia tay cũng đúng thôi… Hai đứa không hợp nhau… Suốt ngày hục hặc cãi vã… Cả hai đều cảm thấy mệt mỏi… Tình đầu nên hơi khó quên… Thật ra bây giờ tớ hết yêu anh ấy rồi… Thật đấy… Tớ dám lấy học vị ra thề đấy…
Duyệt Oánh bực bội, đập tay xuống bàn:
- Cậu biến đi cho đỡ nhức mắt! Cậu không yêu nữa hả? Không yêu nữa mà cậu vật vã sống dở chết dở từ hôm sinh nhật tớ ấy hả? Đừng có khinh nhau nhé! Hôm đó hắn cũng tới góp mặt chứ gì?
Duyệt Oánh bực thật rồi, chỉ những khi tức điên lên, cô ấy mới văng tục, chứ bình thường cô ấy cũng giữ hình tượng, đóng vai nữ sinh thanh lịch, hệt như tôi đây, chỉ khi điên lên mới lôi mười tám đời tổ tông nhà Mạc Thiệu Khiêm ra chửi. Bỏ bụng món cánh gà xong, tôi bình tĩnh nói:
- Cậu nói đúng, nhưng tớ không có duyên với anh ấy, thật đấy, thế nên muốn đến với nhau cũng khó. Cậu cứ nghĩ mà xem, anh ấy có bạn gái, tớ cũng có bạn trai, bây giờ cả hai đều đã có nơi có chốn rồi, giữ lại cho nhau chút kỉ niệm cũng tốt chứ sao? Rồi chín, mười năm sau, biết đây tớ sẽ nhớ đến anh ấy hơn cả bây giờ, dẫu sao cũng là mối tình đầu mà. Đến lúc đấy, không chừng tớ đã chồng con đề huề rồi, sau này tớ sẽ ôm con gái mà thủ thỉ với nó:
“Mối tình đầu của mẹ ấy à, mới cấp ba đã cao một mét tám lăm… cao to đẹp trai cực kỳ… học môn Toán rất giỏi… đã thế tiếng Anh lại cực siêu… vừa biết chơi bóng rổ, vừa biết hát nhạc Châu Kiệt Luân…” Châu Kiệt Luân lúc này vô cùng nổi tiếng, nhưng lúc đó con gái tớ không biết đấy là ai thì sao nhỉ…?
Nghe tôi nói một tràng mấy câu nhảm nhí, Duyệt Oánh bỗng hết giận, thay vào đó, cô ấy ngồi ì một chỗ, thở dài thườn thượt, hình như đã bị tôi lừa rồi cũng nên.
Thực ra, tôi thường xuyên dỗ dành mình như thế, tôi bảo mình hãy dằn lòng, rồi sẽ qua thôi, dằn lòng là quên được, chỉ cần dằn lòng… Cứ dằn lòng đi… Giống năm xưa, cái chết của bố mẹ đến quá đường đột, bao lần tôi choàng tỉnh giữa đêm khuya với gương mặt đẫm nước mắt nhưng ban ngày, khi đứng trước mặt mọi người, tôi phải nén lòng mình lại, đau đớn mấy tôi cũng cố dằn lòng. Từ nay đã không còn bố mẹ bên mình, có đau đớn mấy cũng đành nén chịu. Không một ai hay tôi đã từng nếm trải điều gì. Bao lần tôi lừa mị chính mình, tôi bảo mình đừng buồn nữa, rồi tất cả sẽ qua, và tôi cứ tiếp tục đày đọa chính mình… Thế nên, có đắng cay hơn nữa thì tôi vẫn gồng gánh được, đời còn tệ hại đến mức nào nữa? Chuyện kinh khủng nhất cũng trải qua rồi còn đâu…
Diệc Thư[4] từng nói: “Bao giờ không nén nổi lòng mình thì hãy cố quay đầu mà nén thêm lần nữa.” Nếu không nén được lòng, tôi đã chẳng sống tới ngày hôm nay, nếu không nén lòng, ba năm trước tôi đã bỏ mạng lâu rồi.
[4] Diệc Thư: tên đầy đủ là Nghe Diệc Thư, sinh năm 1946 tại Thượng Hải, là em gái của tác gia nổi tiếng Nghê Khuông, cùng với Kim Dung và anh trai được xem là “tam đại kỳ tích” của giới văn đàn Hương Cảng.
Chắc ánh mắt của tôi đã khiến Duyệt Oánh giật mình. Rất lâu trước đây, mỗi lần soi gương, tôi cũng thường thảng thốt trước ánh mắt thấm đẫm nỗi buồn của mình, vậy mà hôm nay, cái nhìn đau đáu ấy lại lần nữa được bộc lộ. Duyệt Oánh bỗng ôm chầm lấy tôi, nói:
- Đồng Tuyết này, nếu cậu cảm thấy buồn thì cứ khóc đi! Khóc một trận cho thỏa.
Tôi nhoẻn miệng cười:
- Tớ không buồn, thật đấy!
Cô ấy đấm vào lưng tôi:
- Cậu cứ thế này mới gọi là buồn, làm tớ thêm bực bội trong lòng, của nợ ạ!
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook