Thí Chủ Mau Tỉnh Lại
-
Chương 62: Mai tri tuyết
Trước khi danh sách được công khai, tôi cố ý quay lại điện Kinh Luân. Thôi Tư Miểu và tổ phụ là bạn cùng trường, năm đó vô tội nhưng bị liên lụy biếm vào điện Kinh Luân làm thư quan, nếu ông ấy không đưa tôi cuốn 'Nhàn sao', tôi cũng không dễ dàng biết được tất cả những chuyện năm đó.
"Thôi đại nhân'. Khi tôi đẩy cửa vào, ông đang vùi đầu sửa sang lại sách. Thấy tôi đến, trên mặt ông hiện lên vẻ kinh ngạc, chần chừ hành lễ với tôi, nói: "...Nương nương?"
"Thôi đại nhân không cần đa lễ, cháu không phải là nương nương gì cả". Tôi cung kính vái chào, cười nói: "Ngài học cùng trường với tổ phụ cháu, theo lý thuyết ngài là tiền bối của cháu, cháu phải hành lễ với ngài. Cháu họ Mai, tên Tri Tuyết. Nếu Thôi đại nhân không chê, có thể trực tiếp gọi cháu là Mai Tri Tuyết".
"Mai...Tri Tuyết...". Ông hơi sửng sốt, chợt nói như không thể tin được: "Cô, cô là Mai..."
Tôi gật đầu, nói: "Vâng, cháu là cháu gái của Mai Hiền, cũng là người sống sót duy nhất của Mai gia".
Ông nhìn tôi không hề chớp mắt, thật lâu sau, trong ánh mắt nổi lên vẻ ảm đạm, có chút kích động, nói: "Cô quả nhiên là...hậu nhân của Mai gia? Rõ ràng năm đó cả nhà họ Mai bị tịch biên, không ai sống sót, sao cô lại..."
Tôi giải thích: "Vâng, ngày ấy khi Mai gia gặp chuyện, cháu được một lão bộc đưa khỏi kinh thành suốt đêm, cho nên may mắn tránh được một kiếp. Thôi đại nhân, cháu nhớ rõ ngày ấy ngài nói với cháu, lịch sử được điều khiển bởi người thắng, đen không hẳn là đen, trắng không hẳn là trắng. Nhưng cháu phải sửa lại diện mạo của lịch sử, danh sách tổ phụ lưu lại tất nhiên cháu đã tìm được, không lâu nữa, cháu nhất định sẽ công khai đại chúng chân tướng vụ án thiếu hụt bạc năm đó".
Ngữ ý âm vang, kiên định hơn bao giờ hết. Chuyện này tôi không chỉ nói cho ông nghe, mà còn nói cho chính mình nghe.
"Năm đó Mai huynh uổng mạng, ta hận không thể tự tay đâm chết kẻ thù vì huynh ấy. Thật ra, mấy năm nay ta cũng có ý định đi tim bản danh sách trong truyền thuyết kia, nhưng ngặt nỗi chúng ta thế mỏng, vẫn là vô ích...". Nước mắt Thôi Tư Miểu rơi ào ạt, nói: "Hiện giờ rốt cuộc ông trời cũng mở mắt, nhân gian đều có công bằng, Mai huynh trên trời có linh cũng có thể ngủ yên!".
Tôi nói: "Thôi đại nhân, ông có thể kể chuyện của tổ phụ với cháu không? Cháu muốn biết".
"Được, được". Thôi Tư Miểu lau nước mắt, sánh vai ngồi với tôi bên bàn, tao nhã kể lại chuyện năm ấy.
Từ chuyện tài năng bộc lộ từ khi vừa nhập vào sĩ trường, đến chuyện hăm hở thăng chức ở vị trí quan trọng, lại cúc cung tận tụy giúp đỡ thiên tử, tổ phụ dùng cả đời để cống hiến cho xã tắc và dân chúng, vì quốc sự hao hết tâm lực, công đức đủ để làm rạng danh sử sách, vẻ vang thiên thu muôn đời.
Nói đến hết, ông thở dài: "Có sự tương trợ như thế, nên quốc gia đại hạnh, chỉ tiếc trời đố kị người tài, Mai huynh vì nước vì dân, cuối cùng lại không sống thọ. Chỉ e trăm năm nay, sẽ không có hiền tài giống như huynh ấy".
Cảm xúc tôi ngổn ngang, nói lời tự đáy lòng: "Cái gọi là giang sơn có người tài, đều đứng đầu mấy trăm năm. Trên đời cũng không thiếu thiên lí mã*, cái thiếu chính là Bá Nhạc phát hiện ra thiên lí mã. Chỉ cần có minh quân nâng đỡ người tài, thì sao không có hiền tài trợ giúp minh quân?"
*Thời Xuân thu chiến quốc bên Trung Hoa, có Tôn Dương, tức Tôn Bá Nhạc rất giỏi chọn ngựa, không chỉ qua nhìn vóc dáng bên ngoài, mà còn thấy được cả thần khí của ngựa, qua đó mà phân biệt được ngựa tốt, xấu. Những con ngựa ông chọn đều là thiên lí mã, một ngày đi được cả ngàn dặm. (thiên lý: ngàn dặm).
Thôi Tư Miểu vuốt râu cười nói: "Không hổ danh là cháu gái Mai huynh, cách giải thích đại khí như thế nhiều nam nhi còn không theo kịp. Nếu huynh ấy còn sống, chắc chắn sẽ cảm thấy hãnh diện về cháu".
Năm đó phần đông quan viên bị biếm, không ít người từ chỗ tiền đồ xán lạn bị mất đi tương lai, từ đó cô đơn cả đời. Cũng mai thiên đạo sáng tỏ, cuối cùng bây giờ cũng có thể nhìn thấy ánh mặt trời.
Tôi cười nói: "Cháu giải thích còn vụng về, khiến Thôi đại nhân chê cười. Trước khi Thôi đại nhân bị biếm tới đâu, từng làm Hình bộ Thị lang, chưởng quản ngục tốt, khi ngài tại chức chưa bao giờ để oan giả án sai. Đợi sau kho sửa lại vụ án thiếu hụt bạc, chi bằng thượng tấu Hoàng thượng khôi phục cho ngài..."
Bất chợt, ông khoát tay áo, cắt lời tôi: "Cuộc đời lão phu đã hết, không dám có hy vọng xa vời nữa. Nguyện vọng duy nhất chính là có thể sớm cáo lão hồi hương, hưởng thụ sự hầu hạ của con cháu mà thôi".
Ba ngày sau, Lâm Tranh lấy danh nghĩa Bùi Quân Thục vương nhắc lại vụ án thiếu hụt bạc năm Nhân Đức thứ mười bảy, công bố danh sách quan viên do Thừa tướng Mai Hiền biên soạn ra toàn thiên hạ. Từ tần phi hậu cung cho đến tiểu quan châu huyện, tổng cộng bảy mươi tám người, chủ mưu là Liễu thừa tướng tiền triều và thống lĩnh cấm quân Vương Ngôn Chiêu.
Một tảng đá kích động ngàn cơn sóng, chuyện này được hưởng ứng nhiệt liệt trong triều.
Có người có tạt giật mình, lộ nguyên hình, không kìm được chất vấn tính chân thực của danh sách. Phần lớn bọn họ năm đó nhận hối lộ của Nhu phi hoặc vẽ đường cho hươu chạy, chung tay vu oan giá họa. Có người kêu to thiên đạo, thậm chí kích động khóc nức nở. Những người này là bạn tốt cùng trường với tổ phụ, cũng là cựu thần từng được tổ phụ trợ giúp.
Trước mặt mọi người trên điện Cửu Long, Lâm Tranh tuyên đọc chứng cứ phạm tội được ghi lại trong danh sách, mỗi điều trong đó đều rành mạch rõ ràng. Bằng chứng nặng như núi trước mặt, cuối cùng không ai dám dị nghị. Tất cả quan viên may mắn tránh được một kiếp năm đó đều bị hạ ngục, tùy tội mà cân nhắc mức phạt, cách chức được thì cách chức, xét nhà được thì xét nhà, lưu đày được thì lưu đày.
Án sai đã bị phủi bụi gần hai mươi năm có thể sửa lại, một thế hệ quan viên và Mai Hiền rốt cuộc bị trầm oan trong tuyết. Dân chúng thương tiếc, đều tán tụng Thục vương tài đức sáng suốt.
Mà tôi, lang bạt kỳ hồ mười tám năm, cuối cùng cũng được nhận tổ quy tông, khôi phục lại thân phận thật của mình - Mai Tri Tuyết. Thân phận này cho tôi vinh quang vô tận, đồng thời, lại đè nặng trách nhiệm lên vai tôi.
"Thôi đại nhân'. Khi tôi đẩy cửa vào, ông đang vùi đầu sửa sang lại sách. Thấy tôi đến, trên mặt ông hiện lên vẻ kinh ngạc, chần chừ hành lễ với tôi, nói: "...Nương nương?"
"Thôi đại nhân không cần đa lễ, cháu không phải là nương nương gì cả". Tôi cung kính vái chào, cười nói: "Ngài học cùng trường với tổ phụ cháu, theo lý thuyết ngài là tiền bối của cháu, cháu phải hành lễ với ngài. Cháu họ Mai, tên Tri Tuyết. Nếu Thôi đại nhân không chê, có thể trực tiếp gọi cháu là Mai Tri Tuyết".
"Mai...Tri Tuyết...". Ông hơi sửng sốt, chợt nói như không thể tin được: "Cô, cô là Mai..."
Tôi gật đầu, nói: "Vâng, cháu là cháu gái của Mai Hiền, cũng là người sống sót duy nhất của Mai gia".
Ông nhìn tôi không hề chớp mắt, thật lâu sau, trong ánh mắt nổi lên vẻ ảm đạm, có chút kích động, nói: "Cô quả nhiên là...hậu nhân của Mai gia? Rõ ràng năm đó cả nhà họ Mai bị tịch biên, không ai sống sót, sao cô lại..."
Tôi giải thích: "Vâng, ngày ấy khi Mai gia gặp chuyện, cháu được một lão bộc đưa khỏi kinh thành suốt đêm, cho nên may mắn tránh được một kiếp. Thôi đại nhân, cháu nhớ rõ ngày ấy ngài nói với cháu, lịch sử được điều khiển bởi người thắng, đen không hẳn là đen, trắng không hẳn là trắng. Nhưng cháu phải sửa lại diện mạo của lịch sử, danh sách tổ phụ lưu lại tất nhiên cháu đã tìm được, không lâu nữa, cháu nhất định sẽ công khai đại chúng chân tướng vụ án thiếu hụt bạc năm đó".
Ngữ ý âm vang, kiên định hơn bao giờ hết. Chuyện này tôi không chỉ nói cho ông nghe, mà còn nói cho chính mình nghe.
"Năm đó Mai huynh uổng mạng, ta hận không thể tự tay đâm chết kẻ thù vì huynh ấy. Thật ra, mấy năm nay ta cũng có ý định đi tim bản danh sách trong truyền thuyết kia, nhưng ngặt nỗi chúng ta thế mỏng, vẫn là vô ích...". Nước mắt Thôi Tư Miểu rơi ào ạt, nói: "Hiện giờ rốt cuộc ông trời cũng mở mắt, nhân gian đều có công bằng, Mai huynh trên trời có linh cũng có thể ngủ yên!".
Tôi nói: "Thôi đại nhân, ông có thể kể chuyện của tổ phụ với cháu không? Cháu muốn biết".
"Được, được". Thôi Tư Miểu lau nước mắt, sánh vai ngồi với tôi bên bàn, tao nhã kể lại chuyện năm ấy.
Từ chuyện tài năng bộc lộ từ khi vừa nhập vào sĩ trường, đến chuyện hăm hở thăng chức ở vị trí quan trọng, lại cúc cung tận tụy giúp đỡ thiên tử, tổ phụ dùng cả đời để cống hiến cho xã tắc và dân chúng, vì quốc sự hao hết tâm lực, công đức đủ để làm rạng danh sử sách, vẻ vang thiên thu muôn đời.
Nói đến hết, ông thở dài: "Có sự tương trợ như thế, nên quốc gia đại hạnh, chỉ tiếc trời đố kị người tài, Mai huynh vì nước vì dân, cuối cùng lại không sống thọ. Chỉ e trăm năm nay, sẽ không có hiền tài giống như huynh ấy".
Cảm xúc tôi ngổn ngang, nói lời tự đáy lòng: "Cái gọi là giang sơn có người tài, đều đứng đầu mấy trăm năm. Trên đời cũng không thiếu thiên lí mã*, cái thiếu chính là Bá Nhạc phát hiện ra thiên lí mã. Chỉ cần có minh quân nâng đỡ người tài, thì sao không có hiền tài trợ giúp minh quân?"
*Thời Xuân thu chiến quốc bên Trung Hoa, có Tôn Dương, tức Tôn Bá Nhạc rất giỏi chọn ngựa, không chỉ qua nhìn vóc dáng bên ngoài, mà còn thấy được cả thần khí của ngựa, qua đó mà phân biệt được ngựa tốt, xấu. Những con ngựa ông chọn đều là thiên lí mã, một ngày đi được cả ngàn dặm. (thiên lý: ngàn dặm).
Thôi Tư Miểu vuốt râu cười nói: "Không hổ danh là cháu gái Mai huynh, cách giải thích đại khí như thế nhiều nam nhi còn không theo kịp. Nếu huynh ấy còn sống, chắc chắn sẽ cảm thấy hãnh diện về cháu".
Năm đó phần đông quan viên bị biếm, không ít người từ chỗ tiền đồ xán lạn bị mất đi tương lai, từ đó cô đơn cả đời. Cũng mai thiên đạo sáng tỏ, cuối cùng bây giờ cũng có thể nhìn thấy ánh mặt trời.
Tôi cười nói: "Cháu giải thích còn vụng về, khiến Thôi đại nhân chê cười. Trước khi Thôi đại nhân bị biếm tới đâu, từng làm Hình bộ Thị lang, chưởng quản ngục tốt, khi ngài tại chức chưa bao giờ để oan giả án sai. Đợi sau kho sửa lại vụ án thiếu hụt bạc, chi bằng thượng tấu Hoàng thượng khôi phục cho ngài..."
Bất chợt, ông khoát tay áo, cắt lời tôi: "Cuộc đời lão phu đã hết, không dám có hy vọng xa vời nữa. Nguyện vọng duy nhất chính là có thể sớm cáo lão hồi hương, hưởng thụ sự hầu hạ của con cháu mà thôi".
Ba ngày sau, Lâm Tranh lấy danh nghĩa Bùi Quân Thục vương nhắc lại vụ án thiếu hụt bạc năm Nhân Đức thứ mười bảy, công bố danh sách quan viên do Thừa tướng Mai Hiền biên soạn ra toàn thiên hạ. Từ tần phi hậu cung cho đến tiểu quan châu huyện, tổng cộng bảy mươi tám người, chủ mưu là Liễu thừa tướng tiền triều và thống lĩnh cấm quân Vương Ngôn Chiêu.
Một tảng đá kích động ngàn cơn sóng, chuyện này được hưởng ứng nhiệt liệt trong triều.
Có người có tạt giật mình, lộ nguyên hình, không kìm được chất vấn tính chân thực của danh sách. Phần lớn bọn họ năm đó nhận hối lộ của Nhu phi hoặc vẽ đường cho hươu chạy, chung tay vu oan giá họa. Có người kêu to thiên đạo, thậm chí kích động khóc nức nở. Những người này là bạn tốt cùng trường với tổ phụ, cũng là cựu thần từng được tổ phụ trợ giúp.
Trước mặt mọi người trên điện Cửu Long, Lâm Tranh tuyên đọc chứng cứ phạm tội được ghi lại trong danh sách, mỗi điều trong đó đều rành mạch rõ ràng. Bằng chứng nặng như núi trước mặt, cuối cùng không ai dám dị nghị. Tất cả quan viên may mắn tránh được một kiếp năm đó đều bị hạ ngục, tùy tội mà cân nhắc mức phạt, cách chức được thì cách chức, xét nhà được thì xét nhà, lưu đày được thì lưu đày.
Án sai đã bị phủi bụi gần hai mươi năm có thể sửa lại, một thế hệ quan viên và Mai Hiền rốt cuộc bị trầm oan trong tuyết. Dân chúng thương tiếc, đều tán tụng Thục vương tài đức sáng suốt.
Mà tôi, lang bạt kỳ hồ mười tám năm, cuối cùng cũng được nhận tổ quy tông, khôi phục lại thân phận thật của mình - Mai Tri Tuyết. Thân phận này cho tôi vinh quang vô tận, đồng thời, lại đè nặng trách nhiệm lên vai tôi.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook