The Mech Touch - Sắc Nét Chiến Cơ
-
Chương 1: Thời Đại Của Chiến Cơ
Họ gọi đây là Thời đại của những Chiến Cơ.
Đấy không phải là do sự ra đời của chiến cơ để thay thế những vũ khí chiến tranh thông dụng khác. Trong cuộc chiến liên ngân hà đối đầu với các chủng tộc ngoài hành tinh đang tìm cách xóa sổ nhân loại, những chiến hạm và vũ khí hủy diệt hàng loạt vẫn đóng một vai trò quan trọng.
Thế nhưng, chỉ một quả bom hạt nhân đã có sức tàn phá quá lớn nếu sử dụng để chống lại nhân loại. Các chủng ngoài hành tinh đã hưởng lợi dễ dàng nếu nhân loại cứ tiếp tục làm suy yếu bản thân chỉ để giải quyết mâu thuẫn nội bộ.
Những cuộc chiến vô nghĩa này chỉ kết thúc khi nhân loại cùng đồng loạt đoàn kết trước những khác biệt sâu sắc. Những người có tầm nhìn xa trông rộng đã cố gắng thực hiện công cuộc đổi mới, và đã thành công ở mức độ nào đó.
Hòa bình không bao giờ kéo dài.
Nhân loại đã có khuynh hướng tự hủy ngay từ thuở ban sơ. Nhiều tổ chức mang danh thống nhất đã thất bại từ lần này sang lần khác.
Và thế là con người tan rã, mặc dù vẫn bấu víu vào nhau bởi những di sản chung mà tổ tiên để lại, nhưng ngoài việc đó ra thì chẳng có gì giống nhau cả. Chiến tranh vẫn kéo dài, nhưng nhiều mạng lưới các hiệp ước của nhiều phe với nhau đã hạn chế việc phá hủy nhiều nguồn cung chiến tranh quan trọng. Nhân loại giờ đây đã có nhiều cơ hội khả quan hơn trong việc chống lại cuộc xâm chiếm của tộc ngoài hành tinh một khi họ đã ngưng tiêu diệt các khu định cư và tàu chiến của họ.
“Ừ thì chinh phục hành tinh xung quanh các người cũng tuyệt đấy. Mà ít nhất thì đừng mang những khẩu đại liên vào đây và làm ơn để những tài sản giá trị trong không gian được nguyên vẹn có được không.”
Đó không hẳn là giải pháp tốt nhất, nhưng bằng cách nào đó, nhân loại vẫn lết qua vũng lầy tự hủy.
Với những trận thủy chiến đang ngày càng trì trệ, thì những cuộc chiến trên cạn lại càng mang tầm ảnh hưởng lớn. Bộ binh, xe tăng, và pháo binh lại trở nên phổ biến khi những bộ phận hiếu chiến của nhân loại lại đánh nhau trên lãnh thổ của mình.
Theo lẽ thường thì kẻ xâm chiếm cũng chẳng gặt hái được gì dễ dàng. Buộc phải hoạt động trên lãnh thổ địch, nhiều cuộc xung đột đã trở thành những cuộc chiến dai dẳng.
Dù cho kẻ xâm lược có chiến thắng kẻ thù một cách gian khổ, thì liệu nó có đáng không? Họ đành phải đau khổ nhận ra rằng họ đánh mất nhiều tài nguyên hơn là họ nhận được từ cuộc xâm chiếm.
Đa số những kẻ hiếu chiến đều nhận ra phát động chiến tranh là hình thức kinh doanh lỗ nhiều lãi ít.
“Như dự đoán.” Những người chuộng hòa bình suy nghĩ trong khi vỗ lưng lên các đồng chí của mình. Nhiều hiệp ước được soạn thảo chỉ để đạt được kết quả như vậy. Nếu không có một công cụ để đe dọa một hành tinh vào thế đầu hàng sớm, thì mấy tên hiếu chiến kia thể nào cũng lại sử dụng những công nghệ cũ kĩ và kém hiệu quả để chinh phục những lãnh thổ đấy.
Có vẻ như những người chuộng hòa bình đã ăn mừng quá sớm.
Kể từ khi Mack Liu huyền thoại lần đầu tiên bước vào chiến trường với một cỗ máy dạng người khổng lồ gọi là “Chiến cơ”, chiến tranh đã thay đổi mãi mãi. Nó đã phát triển thành một cơ cấu hoàn toàn mới.
Với khả năng hoạt động hiệu quả ở cả hành tinh khắc nghiệt nhất, những chiến cơ đầu tiên đã chế giễu sự chậm chạp và bất linh hoạt của quân đội truyền thống.
“Cơ thể con người là vũ khí vượt trội nhất của nhân loại.” Một trong những nhà phát minh đầu tiên của những cỗ máy chiến tranh hiện đại đã phát biểu sau khi chứng kiến mẫu đầu tiên đã càn quét hơn phân nửa lãnh thổ của một đại cường quốc. “Ai chẳng biết bộ binh có thể linh hoạt nhưng mỏng manh, trong khi xe tăng có thể cứng cáp nhưng lại vụng về. Cho nên một ngày, ta tự hỏi, tại sao không tạo ra một vũ khí mang hình hài con người và phóng to quy mô của nó lên gấp nhiều lần?”
Kết quả là một vũ khí mang tính cách mạng đã thu hút con người khắp mọi miền ngân hà bởi sức hút bên ngoài và khả năng truyền đạt cảm hứng.
Cơ động hơn bộ binh, linh hoạt hơn xe tăng và có thể ứng dụng nhiều loại vũ khí, chúng chỉ cần ít tài nguyên hơn để duy trì hoạt động. Về phần hậu cần cũng chỉ yêu cầu một phần nhỏ so với lực lượng quân sự truyền thống. Nội sự khác biệt này đã lật đổ các nhánh quân sự chính thống ngày xưa.
Thời đại của Chiến Cơ khởi đầu một cách huy hoàng. Các chương trình phát sóng xung quanh chiến cơ đạt lượt xem kỉ lục. Game online và cả offline đều mang người dân đến gần hơn với những cỗ máy mới tinh. Các nhà sản xuất vũ khí liền đầu tư vào công nghiệp chiến cơ. Vô số doanh nghiệp cung cấp những chiến cơ độc lạ mọc lên nhiều như nấm.
Thời đại của Chiến Cơ dường như đã dắt tay nhân loại vào thời kì hoàng kim hoàn toàn mới.
Xui xẻo thay, chỉ một số nhỏ những kẻ ưu tú mới có thể bước vào thế giới của Chiến Cơ. Kể cả một chiến cơ đơn giản nhất cũng đã bao gồm cả trăm bằng sáng chế và tài sản trí tuệ lẫn kiến thức hàn lâm phải mất cả gia tài mới chuyển giao giấy phép để sở hữu.
Những kẻ hứng thú với việc điều khiển một cỗ máy chiến tranh thật thụ cũng phải cần đến bộ gien thích hợp. Kể cả việc ứng dụng công nghệ giao diện thần kinh cho phép phi công điều khiển cơ thể cỗ máy như cơ thể của bản thân mình cũng chỉ có thể sử dụng bởi số ít phi công tài năng thực thụ. Những kẻ làm ngơ trước cảnh báo đều đã nướng chín não họ một cách ngu muội.
Cũng mất khá lâu các nhà nghiên cứu mới đặt ra số liệu miêu tả xác xuất có bao nhiêu người sở hữu đúng tiềm năng. Từ số liệu thống kê mới nhất, chỉ có 3.5 phần trăm toàn thể nhân loại sở hữu bộ gien chính xác để có thể kết nối với giao diện thần kinh thành công. Những người ưu tú như thế được kiểm tra khả năng tương thích từ sinh nhật mười tuổi, đều tận hưởng sự ngưỡng mộ và tôn thờ từ 96.5 phần trăm còn lại sẽ không bao giờ được đặt chân vào buồng lái.
Nói vậy chứ không phải tất cả 3.5% đều lái chiến cơ, nhưng cả ứng cử viên nghèo nhất đến từ hành tinh thô sơ nhất đều phải trải qua huấn luyện. Một khi họ đã lái chiến cơ thành thạo, họ chỉ được bổ sung vào lực lượng dự bị. Chỉ phòng hờ thôi.
Ves Larkinson được sinh ra với niềm tin mãnh liệt rằng mình thuộc về buồng lái chiến cơ. Cha cậu là phi công chiến cơ. Ông nội cậu cũng là phi công. Cậu có thể nêu tên ít nhất chín tổ tiên gần nhất đã từng phục vụ một cách vinh dự cho Quân Đoàn Chiến Cơ (Mech Corps) nổi tiếng của Cộng Hòa Bright. Hầu hết các cô các bác và phần còn lại của nhiều nhánh của gia tộc Larkinson đều mang lịch sử phi công lái chiến cơ.
“Cha ơi, cảm giác được làm phi công như thế nào vậy cha?”
“Nó rất nguy hiểm, nhưng cũng là lúc duy nhất cha cảm giác được sống.”
Sinh nhất lần thứ 10 đã thay đổi cuộc đời cậu. Cả thế giới như sụp đổ trước mắt khi bác sĩ từ đất nước Cộng Hòa thông báo kết quả. Bộ gien của cậu nằm trong 96.5% dân số nhân loại. Nói cách khác, cậu chỉ là người bình thường. Bất kể miêu tả nào chăng nữa thì Ves đã trở thành kẻ bình thường nhưng không bao giờ được đặt chân vào buồng lái suốt phần đời còn lại.
“Chẳng có gì đáng xấu hổ về việc sở hữu bộ gien khác cả.” Bác sĩ cố gắng động viên Ves bé nhỏ. Ông đã nghiền nát ước mơ của biết bao đứa trẻ. Một câu nữa cũng chẳng làm cậu thêm bất lực bao nhiêu. “Không ai giỏi hết mọi thứ cả. 96.5% dân số còn lại vẫn sống tốt đấy thôi cậu bé. Hãy tìm một đam mê nào đó trong khả năng của con đi. Không phải ai cũng được định sẵn là sẽ đi theo dấu chân của cha mẹ đâu cậu bé.”
Cha cậu, Ryncol Larkinson, miễn cưỡng vỗ lưng cậu bé Ves trong lúc mua cho cậu một cây kem trên đường về. Cậu có thể làm gì? Những chuyến tham quan quân sự và nghĩa vụ lúc xưa đã khiến Ves chìm vào trầm cảm một mình.
Và thế là Ves từ một cậu bé mơ mộng về chiến cơ đã trở thành một thanh niên ủ rũ, ảm đạm, và chìm đắm vào game và tiệc tùng. Mẹ thì mất sớm, còn cha thì luôn vắng mặt do thực hiện nghĩa vụ, không ai có thể kiềm chế Ves lại cả. Cậu tốt nghiệp trường cấp ba với điểm số không mấy tốt đẹp.
“Giờ thì sao?”
Ves cuối cùng cũng nhặt lại bản thân một khi cậu suy nghĩ đến tương lai. Cậu không thể phí hoài cuộc đời của cậu mãi được.
“Mình không phải là phi công và sẽ không bao giờ trở thành phi công. Tất cả những gì mình biết là chiến cơ. Nếu mình không được định mệnh sắp đặt để lái chiến cơ, thì mình có thể làm thứ gì khác. Mình vẫn là Larkinson. Chiến cơ ăn vào máu mình mà.”
Ves thu hẹp mục tiêu lại. Nếu cậu không được lái chiến cơ, thì cậu sẽ là người tạo ra nó.
Trong Thời Đại Chiến Cơ, nhà thiết kế chiến cơ dẫn đầu sự phát triển của các cỗ máy chiến tranh. Cũng ngang tầm quan trọng các phi công, họ kiến tạo nên những thiết kế hiện đại và biến chúng thành hiện thực. Một số nhà thiết kế đó cũng nổi tiếng như những phi công cấp Ace đã đạt nhiều chiến tích hiển hách với chiến cơ của họ.
Một số nhà thiết kế uy danh nhất đã làm việc cho các nhà sản xuất vũ khí lớn. Họ có thể khéo léo tung ra những thiết kế có thể bán cả triệu lần.
Còn có cả những nhà thiết kế cấp Tinh Tú, là những vị siêu sao luôn có các vị CEO và nguyên thủ quốc gia túc trực bên cạnh họ. Kể cả một cú hắt xì thôi cũng đã ảnh hưởng đến giá cổ phiểu của công ty họ đang phục vụ, chỉ bởi họ quá ảnh hưởng đến xã hội. Rất nhiều cường quốc của nhân loại đang dựa vào những thiết kế độc quyền của họ để mang lại lợi thế trong những cuộc xung đột giữa các chiến cơ.
Và cũng có tầng lớp trung lưu của các nhà thiết kế chiến cơ, cũng là những doanh nhân có ít nhất một loạt các thiết kế chiến cơ khác nhau. Với sự thông thạo đủ loại khía cạnh của một chiến cơ, những kĩ sư dày dạn kinh nghiệm này có thể nghiễm nhiên chọn lấy một bộ phận bất kì và kiến tạo nên một thiết kế độc nhất vô nhị có thể đáp ứng mọi nhu cầu mà bất kì khách hàng nào mong muốn. Một số nhà thiết kế tập trung tung ra một loạt chiến cơ với chi phí hợp lý nhất, trong khi đó những người khác dành cả cuộc đời mình cho một mẫu mã chiến cơ duy nhất.
Và phần còn lại là đống vụn dưới cùng. Khoảng 90% nhà thiết kế nằm trong loại này. Nó bao gồm sinh viên mới tốt nghiệp, những doanh nhân thất bại và những kẻ hoài cổ với những kiến thức lỗi thời. Họ không thể thiết kế thứ gì ngoại trừ ăn cắp hoặc sao chép trắng trợn những bản thiết kế thành công hơn. Đa số lũ cặn bã này đều là những bánh răng vô danh, hoạt động sau hậu trường để sửa chữa hoặc trùng tu chiến cơ của người khác.
Những kẻ may mắn hơn thì được tham gia vào dự án thiết kế chiến cơ bằng cách hoàn thành những công việc cơ bản trong việc tùy chỉnh cơ năng của nó. Họ mang những chiến cơ có sẵn và thay đổi nó một chút, hoặc mua phép để thêm vài nét của bản thân vào những chiến cơ già nua và cằn cỗi. Sự cạnh tranh khốc liệt trong một thị trường đã bão hòa ngăn nhiều bộ phận thiết kế tồn tại lâu dài. Chỉ một số người mới lê lết qua ngày bằng mô hình kinh doanh này.
Ves hy vọng mình là một trong số họ. Với điểm số ngang ngang của mình, cậu còn không nghĩ đến việc đăng kí vào một trường Đại Học uy tín. Cậu chỉ cố gắng kiếm một chút công trạng để dự học vào một chương trình cung cấp bởi Trường Đại Học Công Nghệ Rittersberg, một học viện trung bình của thủ đô Cộng Hòa Bright.
Tất cả những gì cậu nhận được là một tấm bằng nhạt nhẽo từ một học viện nhạt nhẽo. Nói cách khác, cậu hoàn toàn vô giá trị trước mắt nhà tuyển dụng.
Ok thôi. Cha cậu, Ryncol, toàn tâm hỗ trợ cậu suốt chặng đường vừa qua. Ông còn dành phần lớn thời gian để gom vốn để khởi nghiệp cho con trai mình.
Họ đều có một kế hoạch. Họ sẽ khai trương một cửa hàng bán chiến cơ với đầy đủ máy móc tự động hóa để in các bộ phận và tạo điều kiện cho Ves lắp ráp chiến cơ từ đầu. Ryncol còn giới thiệu con trai mình với các đồng nghiệp để có những công việc giá rẻ để Ves từng bước thâm nhập vào thế giới tùy chỉnh và cơ cấu chiến cơ. Một khi Ves gây dựng danh tiếng của mình, cậu còn có thể chuyển hướng qua việc thiết kế các biến thể khác cho riêng mình.
Mọi kế hoạch liền sụp đổ khi Ves trở về ngôi nhà trống không của mình ở Cloudy Curtain (Liêm Tằng Vân, Bức màn Mây*), là hành tinh nơi cậu sống. Ryncol hưởng mức lương hậu hĩnh khi làm phi công chiến cơ, nên ông có thể mua một ngôi nhà mặt phố ở vùng ngoại ô. Ông còn bán nó để kiếm đủ tiền để mua một công xưởng ngay bên ngoài thị trấn. Nó chỉ cung cấp đủ không gian nhỏ đủ để sinh hoạt hằng ngày.
Công xưởng này vẫn có thể được trùng tu và nâng cấp thêm. Khu xưởng mô đun được đúc sẵn trông như đã được qua sử dụng, cứ như thể nó được trục vớt từ chiên trường hay bãi phế liệu vậy. Với lượng rỉ sét và trầy xước ở bên ngoài của nó, nó đã là phép màu khi nó chưa bị hư hại nặng đó.
Khi Ves bước vào trong, cậu thở phào nhẹ nhõm. Các linh kiện quan trọng vẫn còn y nguyên. Bên trong trông khá là sạch sẽ. Tất cả những máy móc giá trị để điều hành kinh doanh của cậu đều có mặt, dù cho nó có được sử dụng qua đi chăng nữa. Cha cậu có lẽ không am hiểu bằng cậu, nhưng ông có vẻ cũng biết kha khá người chuyên ngành về việc này.
“Cha đi đâu rồi cha?”
Sau nhiều tuần im bặt, Ves phải đối mặt với việc cha cậu đã mất tích. Đó không hẳn là chuyện gì đáng báo động. Cha cậu được bổ nhiệm vào một trung đoàn đóng quân ở biên giới giữa Cộng Hòa Bright và Vương Quốc Vesia hiếu chiến. Bất kì sự cố nào xảy ra đều có thể triệu hồi cha cậu vào quân đoàn.
Khi Ves gọi bạn cha cậu, cậu nhận ra ông ta không hề trở về nghĩa vụ. Sau khi liên lạc với cảnh sát, có vẻ như Ryncol chưa từng lộ mặt ở bất kì đâu. Tất cả những cuộc gọi liên ngân hà và tin nhắn điện tử gửi đến cha cậu đều vô hiệu. Không ai có thể lần dấu vết của ông cả.
Ngân Hàng Hành Tinh Liêm Tằng Vân nhanh chóng gõ cửa. Có vẻ như các linh kiện của công xưởng như máy in 3D được mua bằng tiền cho vay. Một máy in 3D rất thiết yếu trong việc gia công nguyên liệu thô thành các bộ phận tiêu chuẩn của chiến cơ.
Cha cậu đã vay 330 triệu hiện kim Bright để tài trợ cho việc mua lại khối tài sản này. Với lượng vay như thế, ai cũng có thể mua nửa tá chiến cơ cao cấp rồi.
Ves có thể dành cả đời làm việc cho nhà sản xuất chiến cơ chuẩn vừa nhưng cũng chẳng thể nào trả được món nợ khổng lồ đó. Cậu rơi vào vòng xoáy hiểm nghèo và hoảng loạn khi cậu đọc bức thư lịch sự nhưng vô cảm từ ngân hàng.
“Cha mình dính vào cái việc gì thế này?”
Ngân hàng tốn tận ba trang để khẳng định rằng mọi nợ nần đều đứng tên cậu. Cậu sẽ bị buộc phải chuyển giao công xưởng và tất cả những linh kiện máy móc mắc tiền phòng trường hợp cậu bỏ lỡ khoản thanh toán lãi suất hằng năm.
Nói ngắn gọn, Ves phải chắt lượm khoảng năm triệu hiện kim trong ba tháng tới để có thể thanh toán khoản thu đó. Cậu nhấc thiết bị liên lạc dạng vòng tay và kích hoạt máy chiếu thu nhỏ của nó. Một màn hình xuất hiện và hiển thị một cái menu. Cậu vô vọng chuyển sang tài khoản tín dụng được liên kết với thiết bị.
Tài khoản cậu chỉ chứa khoảng 1200 hiện kim. Đó là tiền sinh hoạt của cậu cho tháng này.
Ves không hề có khả năng kiếm được số tiền cần thiết để thanh toán. Với cha cậu đang mất tích, một câu hỏi đặt ra là liệu Ves có được hưởng bảo hiểm nhân thọ và nhiều lợi ích khác mà cha cậu đã thu xếp hay không. Ves tìm hiểu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của cha cậu bởi vì cậu cần từng đồng xu lẻ mà cậu có thể chắt lượm được từ hệ thống.
Nhiều cuộc nói chuyện đều tỏ ra vô hiệu. Công ty bảo hiểm đều ngoan cố như chó gặm xương vậy.
Ves quẹt tin nhắn mới nhất từ ngân hàng. “Mình chết chắc rồi. Mình còn chẳng thể tìm đủ hiện kim để mua nguyên liệu thô để chế tạo bộ phận mới nữa. Rồi giờ mình làm gì với doanh nghiệp này đây?”
Trong hôm đó, cậu gọi ngân hàng, công ty bảo hiểm và nhà nước. Câu trả lời cậu nhận được không mấy khả quan.
Ngân hàng đã tiện tay phớt lờ Ves. Họ chỉ muốn nhe nanh vuốt lên công xưởng của cậu trước khi Ves làm hỏng cái gì đó và làm giảm giá trị của nó. Thứ hữu ích hiện tại mà cậu nhận được từ ngân hàng là một gói hàng mà Ryncol đã cất giữ ở ngân hàng phòng khi ông ta bị mất liên lạc.
Công ty bảo hiểm tuyên bố là Ryncol chỉ bị mất tích trong nghĩa vụ là trường hợp tệ nhất. Là một quân nhân tại ngũ, ông có thể trở về sau nhiều tháng hoặc nhiều năm sau, nên Ves không được hưởng một cắc nào cho đến khi công ty nhận được bằng chứng chắc chắn rằng ông đã hy sinh. Nếu không, tiền bảo hiểm chỉ được giao lại sau khoảng thời gian năm năm.
Chính phủ cũng chỉ lộ vẻ nhà nước quan liêu thông thường như bao nơi. Ves chỉ nghe đủ loại biệt ngữ khó hiểu trước khi cậu đành cúp máy. Cậu chẳng nhận được gì hữu ích cả.
Ves chỉ một mình.
Cha cậu đã đi đến nơi tận cùng, bỏ lại Ves nhặt nhạnh mảnh vỡ xung quanh. Cha cậu chỉ để lại cho cậu một gói hàng với mảnh giấy dán lên phía trước.
“Gửi đến con trai Ves, phòng khi cha không có nhà.”
Vừa mở ra thì Ves có chút ngạc nhiên khi cầm lấy một con chip bảo mật. Đa số việc truyền dữ liệu ngày nay đều thông qua mạng không dây. Người ta chỉ dụng con chip chứa dữ liệu khi họ tuyệt đối phải giữ bảo mật cho nội dung của dữ liệu của họ.
Ves liền ngắt kết nối với mạng liên ngân hà trên thiết bị liên lạc của cậu trước khi truy cập vào con chip cũ kĩ kia.
Nó chỉ tốn mất ba giây để tải nội dung bên trong, khá là bất thường với con chip kích cỡ như thế này. Một chương trình vô danh bất chợt giành điều khiển của máy chiếu ba chiều.
“Kích hoạt Hệ Thống Thiết kế Chiến cơ. Đã phát hiện người dùng mới. Khởi động chương trình quét chi tiết trong 2400 tiểu chu kì. Vui lòng chuẩn bị hợp lệ.”
“Khoan, cái gì?” Ves hỏi lại chương trình trước máy liên lạc phóng ra nguồn xung năng lượng cực lớn đánh bất tỉnh Ves ngay lập tức.
Và đó là khởi đầu của một hành trình thiết kế chiến cơ của cậu.
Đấy không phải là do sự ra đời của chiến cơ để thay thế những vũ khí chiến tranh thông dụng khác. Trong cuộc chiến liên ngân hà đối đầu với các chủng tộc ngoài hành tinh đang tìm cách xóa sổ nhân loại, những chiến hạm và vũ khí hủy diệt hàng loạt vẫn đóng một vai trò quan trọng.
Thế nhưng, chỉ một quả bom hạt nhân đã có sức tàn phá quá lớn nếu sử dụng để chống lại nhân loại. Các chủng ngoài hành tinh đã hưởng lợi dễ dàng nếu nhân loại cứ tiếp tục làm suy yếu bản thân chỉ để giải quyết mâu thuẫn nội bộ.
Những cuộc chiến vô nghĩa này chỉ kết thúc khi nhân loại cùng đồng loạt đoàn kết trước những khác biệt sâu sắc. Những người có tầm nhìn xa trông rộng đã cố gắng thực hiện công cuộc đổi mới, và đã thành công ở mức độ nào đó.
Hòa bình không bao giờ kéo dài.
Nhân loại đã có khuynh hướng tự hủy ngay từ thuở ban sơ. Nhiều tổ chức mang danh thống nhất đã thất bại từ lần này sang lần khác.
Và thế là con người tan rã, mặc dù vẫn bấu víu vào nhau bởi những di sản chung mà tổ tiên để lại, nhưng ngoài việc đó ra thì chẳng có gì giống nhau cả. Chiến tranh vẫn kéo dài, nhưng nhiều mạng lưới các hiệp ước của nhiều phe với nhau đã hạn chế việc phá hủy nhiều nguồn cung chiến tranh quan trọng. Nhân loại giờ đây đã có nhiều cơ hội khả quan hơn trong việc chống lại cuộc xâm chiếm của tộc ngoài hành tinh một khi họ đã ngưng tiêu diệt các khu định cư và tàu chiến của họ.
“Ừ thì chinh phục hành tinh xung quanh các người cũng tuyệt đấy. Mà ít nhất thì đừng mang những khẩu đại liên vào đây và làm ơn để những tài sản giá trị trong không gian được nguyên vẹn có được không.”
Đó không hẳn là giải pháp tốt nhất, nhưng bằng cách nào đó, nhân loại vẫn lết qua vũng lầy tự hủy.
Với những trận thủy chiến đang ngày càng trì trệ, thì những cuộc chiến trên cạn lại càng mang tầm ảnh hưởng lớn. Bộ binh, xe tăng, và pháo binh lại trở nên phổ biến khi những bộ phận hiếu chiến của nhân loại lại đánh nhau trên lãnh thổ của mình.
Theo lẽ thường thì kẻ xâm chiếm cũng chẳng gặt hái được gì dễ dàng. Buộc phải hoạt động trên lãnh thổ địch, nhiều cuộc xung đột đã trở thành những cuộc chiến dai dẳng.
Dù cho kẻ xâm lược có chiến thắng kẻ thù một cách gian khổ, thì liệu nó có đáng không? Họ đành phải đau khổ nhận ra rằng họ đánh mất nhiều tài nguyên hơn là họ nhận được từ cuộc xâm chiếm.
Đa số những kẻ hiếu chiến đều nhận ra phát động chiến tranh là hình thức kinh doanh lỗ nhiều lãi ít.
“Như dự đoán.” Những người chuộng hòa bình suy nghĩ trong khi vỗ lưng lên các đồng chí của mình. Nhiều hiệp ước được soạn thảo chỉ để đạt được kết quả như vậy. Nếu không có một công cụ để đe dọa một hành tinh vào thế đầu hàng sớm, thì mấy tên hiếu chiến kia thể nào cũng lại sử dụng những công nghệ cũ kĩ và kém hiệu quả để chinh phục những lãnh thổ đấy.
Có vẻ như những người chuộng hòa bình đã ăn mừng quá sớm.
Kể từ khi Mack Liu huyền thoại lần đầu tiên bước vào chiến trường với một cỗ máy dạng người khổng lồ gọi là “Chiến cơ”, chiến tranh đã thay đổi mãi mãi. Nó đã phát triển thành một cơ cấu hoàn toàn mới.
Với khả năng hoạt động hiệu quả ở cả hành tinh khắc nghiệt nhất, những chiến cơ đầu tiên đã chế giễu sự chậm chạp và bất linh hoạt của quân đội truyền thống.
“Cơ thể con người là vũ khí vượt trội nhất của nhân loại.” Một trong những nhà phát minh đầu tiên của những cỗ máy chiến tranh hiện đại đã phát biểu sau khi chứng kiến mẫu đầu tiên đã càn quét hơn phân nửa lãnh thổ của một đại cường quốc. “Ai chẳng biết bộ binh có thể linh hoạt nhưng mỏng manh, trong khi xe tăng có thể cứng cáp nhưng lại vụng về. Cho nên một ngày, ta tự hỏi, tại sao không tạo ra một vũ khí mang hình hài con người và phóng to quy mô của nó lên gấp nhiều lần?”
Kết quả là một vũ khí mang tính cách mạng đã thu hút con người khắp mọi miền ngân hà bởi sức hút bên ngoài và khả năng truyền đạt cảm hứng.
Cơ động hơn bộ binh, linh hoạt hơn xe tăng và có thể ứng dụng nhiều loại vũ khí, chúng chỉ cần ít tài nguyên hơn để duy trì hoạt động. Về phần hậu cần cũng chỉ yêu cầu một phần nhỏ so với lực lượng quân sự truyền thống. Nội sự khác biệt này đã lật đổ các nhánh quân sự chính thống ngày xưa.
Thời đại của Chiến Cơ khởi đầu một cách huy hoàng. Các chương trình phát sóng xung quanh chiến cơ đạt lượt xem kỉ lục. Game online và cả offline đều mang người dân đến gần hơn với những cỗ máy mới tinh. Các nhà sản xuất vũ khí liền đầu tư vào công nghiệp chiến cơ. Vô số doanh nghiệp cung cấp những chiến cơ độc lạ mọc lên nhiều như nấm.
Thời đại của Chiến Cơ dường như đã dắt tay nhân loại vào thời kì hoàng kim hoàn toàn mới.
Xui xẻo thay, chỉ một số nhỏ những kẻ ưu tú mới có thể bước vào thế giới của Chiến Cơ. Kể cả một chiến cơ đơn giản nhất cũng đã bao gồm cả trăm bằng sáng chế và tài sản trí tuệ lẫn kiến thức hàn lâm phải mất cả gia tài mới chuyển giao giấy phép để sở hữu.
Những kẻ hứng thú với việc điều khiển một cỗ máy chiến tranh thật thụ cũng phải cần đến bộ gien thích hợp. Kể cả việc ứng dụng công nghệ giao diện thần kinh cho phép phi công điều khiển cơ thể cỗ máy như cơ thể của bản thân mình cũng chỉ có thể sử dụng bởi số ít phi công tài năng thực thụ. Những kẻ làm ngơ trước cảnh báo đều đã nướng chín não họ một cách ngu muội.
Cũng mất khá lâu các nhà nghiên cứu mới đặt ra số liệu miêu tả xác xuất có bao nhiêu người sở hữu đúng tiềm năng. Từ số liệu thống kê mới nhất, chỉ có 3.5 phần trăm toàn thể nhân loại sở hữu bộ gien chính xác để có thể kết nối với giao diện thần kinh thành công. Những người ưu tú như thế được kiểm tra khả năng tương thích từ sinh nhật mười tuổi, đều tận hưởng sự ngưỡng mộ và tôn thờ từ 96.5 phần trăm còn lại sẽ không bao giờ được đặt chân vào buồng lái.
Nói vậy chứ không phải tất cả 3.5% đều lái chiến cơ, nhưng cả ứng cử viên nghèo nhất đến từ hành tinh thô sơ nhất đều phải trải qua huấn luyện. Một khi họ đã lái chiến cơ thành thạo, họ chỉ được bổ sung vào lực lượng dự bị. Chỉ phòng hờ thôi.
Ves Larkinson được sinh ra với niềm tin mãnh liệt rằng mình thuộc về buồng lái chiến cơ. Cha cậu là phi công chiến cơ. Ông nội cậu cũng là phi công. Cậu có thể nêu tên ít nhất chín tổ tiên gần nhất đã từng phục vụ một cách vinh dự cho Quân Đoàn Chiến Cơ (Mech Corps) nổi tiếng của Cộng Hòa Bright. Hầu hết các cô các bác và phần còn lại của nhiều nhánh của gia tộc Larkinson đều mang lịch sử phi công lái chiến cơ.
“Cha ơi, cảm giác được làm phi công như thế nào vậy cha?”
“Nó rất nguy hiểm, nhưng cũng là lúc duy nhất cha cảm giác được sống.”
Sinh nhất lần thứ 10 đã thay đổi cuộc đời cậu. Cả thế giới như sụp đổ trước mắt khi bác sĩ từ đất nước Cộng Hòa thông báo kết quả. Bộ gien của cậu nằm trong 96.5% dân số nhân loại. Nói cách khác, cậu chỉ là người bình thường. Bất kể miêu tả nào chăng nữa thì Ves đã trở thành kẻ bình thường nhưng không bao giờ được đặt chân vào buồng lái suốt phần đời còn lại.
“Chẳng có gì đáng xấu hổ về việc sở hữu bộ gien khác cả.” Bác sĩ cố gắng động viên Ves bé nhỏ. Ông đã nghiền nát ước mơ của biết bao đứa trẻ. Một câu nữa cũng chẳng làm cậu thêm bất lực bao nhiêu. “Không ai giỏi hết mọi thứ cả. 96.5% dân số còn lại vẫn sống tốt đấy thôi cậu bé. Hãy tìm một đam mê nào đó trong khả năng của con đi. Không phải ai cũng được định sẵn là sẽ đi theo dấu chân của cha mẹ đâu cậu bé.”
Cha cậu, Ryncol Larkinson, miễn cưỡng vỗ lưng cậu bé Ves trong lúc mua cho cậu một cây kem trên đường về. Cậu có thể làm gì? Những chuyến tham quan quân sự và nghĩa vụ lúc xưa đã khiến Ves chìm vào trầm cảm một mình.
Và thế là Ves từ một cậu bé mơ mộng về chiến cơ đã trở thành một thanh niên ủ rũ, ảm đạm, và chìm đắm vào game và tiệc tùng. Mẹ thì mất sớm, còn cha thì luôn vắng mặt do thực hiện nghĩa vụ, không ai có thể kiềm chế Ves lại cả. Cậu tốt nghiệp trường cấp ba với điểm số không mấy tốt đẹp.
“Giờ thì sao?”
Ves cuối cùng cũng nhặt lại bản thân một khi cậu suy nghĩ đến tương lai. Cậu không thể phí hoài cuộc đời của cậu mãi được.
“Mình không phải là phi công và sẽ không bao giờ trở thành phi công. Tất cả những gì mình biết là chiến cơ. Nếu mình không được định mệnh sắp đặt để lái chiến cơ, thì mình có thể làm thứ gì khác. Mình vẫn là Larkinson. Chiến cơ ăn vào máu mình mà.”
Ves thu hẹp mục tiêu lại. Nếu cậu không được lái chiến cơ, thì cậu sẽ là người tạo ra nó.
Trong Thời Đại Chiến Cơ, nhà thiết kế chiến cơ dẫn đầu sự phát triển của các cỗ máy chiến tranh. Cũng ngang tầm quan trọng các phi công, họ kiến tạo nên những thiết kế hiện đại và biến chúng thành hiện thực. Một số nhà thiết kế đó cũng nổi tiếng như những phi công cấp Ace đã đạt nhiều chiến tích hiển hách với chiến cơ của họ.
Một số nhà thiết kế uy danh nhất đã làm việc cho các nhà sản xuất vũ khí lớn. Họ có thể khéo léo tung ra những thiết kế có thể bán cả triệu lần.
Còn có cả những nhà thiết kế cấp Tinh Tú, là những vị siêu sao luôn có các vị CEO và nguyên thủ quốc gia túc trực bên cạnh họ. Kể cả một cú hắt xì thôi cũng đã ảnh hưởng đến giá cổ phiểu của công ty họ đang phục vụ, chỉ bởi họ quá ảnh hưởng đến xã hội. Rất nhiều cường quốc của nhân loại đang dựa vào những thiết kế độc quyền của họ để mang lại lợi thế trong những cuộc xung đột giữa các chiến cơ.
Và cũng có tầng lớp trung lưu của các nhà thiết kế chiến cơ, cũng là những doanh nhân có ít nhất một loạt các thiết kế chiến cơ khác nhau. Với sự thông thạo đủ loại khía cạnh của một chiến cơ, những kĩ sư dày dạn kinh nghiệm này có thể nghiễm nhiên chọn lấy một bộ phận bất kì và kiến tạo nên một thiết kế độc nhất vô nhị có thể đáp ứng mọi nhu cầu mà bất kì khách hàng nào mong muốn. Một số nhà thiết kế tập trung tung ra một loạt chiến cơ với chi phí hợp lý nhất, trong khi đó những người khác dành cả cuộc đời mình cho một mẫu mã chiến cơ duy nhất.
Và phần còn lại là đống vụn dưới cùng. Khoảng 90% nhà thiết kế nằm trong loại này. Nó bao gồm sinh viên mới tốt nghiệp, những doanh nhân thất bại và những kẻ hoài cổ với những kiến thức lỗi thời. Họ không thể thiết kế thứ gì ngoại trừ ăn cắp hoặc sao chép trắng trợn những bản thiết kế thành công hơn. Đa số lũ cặn bã này đều là những bánh răng vô danh, hoạt động sau hậu trường để sửa chữa hoặc trùng tu chiến cơ của người khác.
Những kẻ may mắn hơn thì được tham gia vào dự án thiết kế chiến cơ bằng cách hoàn thành những công việc cơ bản trong việc tùy chỉnh cơ năng của nó. Họ mang những chiến cơ có sẵn và thay đổi nó một chút, hoặc mua phép để thêm vài nét của bản thân vào những chiến cơ già nua và cằn cỗi. Sự cạnh tranh khốc liệt trong một thị trường đã bão hòa ngăn nhiều bộ phận thiết kế tồn tại lâu dài. Chỉ một số người mới lê lết qua ngày bằng mô hình kinh doanh này.
Ves hy vọng mình là một trong số họ. Với điểm số ngang ngang của mình, cậu còn không nghĩ đến việc đăng kí vào một trường Đại Học uy tín. Cậu chỉ cố gắng kiếm một chút công trạng để dự học vào một chương trình cung cấp bởi Trường Đại Học Công Nghệ Rittersberg, một học viện trung bình của thủ đô Cộng Hòa Bright.
Tất cả những gì cậu nhận được là một tấm bằng nhạt nhẽo từ một học viện nhạt nhẽo. Nói cách khác, cậu hoàn toàn vô giá trị trước mắt nhà tuyển dụng.
Ok thôi. Cha cậu, Ryncol, toàn tâm hỗ trợ cậu suốt chặng đường vừa qua. Ông còn dành phần lớn thời gian để gom vốn để khởi nghiệp cho con trai mình.
Họ đều có một kế hoạch. Họ sẽ khai trương một cửa hàng bán chiến cơ với đầy đủ máy móc tự động hóa để in các bộ phận và tạo điều kiện cho Ves lắp ráp chiến cơ từ đầu. Ryncol còn giới thiệu con trai mình với các đồng nghiệp để có những công việc giá rẻ để Ves từng bước thâm nhập vào thế giới tùy chỉnh và cơ cấu chiến cơ. Một khi Ves gây dựng danh tiếng của mình, cậu còn có thể chuyển hướng qua việc thiết kế các biến thể khác cho riêng mình.
Mọi kế hoạch liền sụp đổ khi Ves trở về ngôi nhà trống không của mình ở Cloudy Curtain (Liêm Tằng Vân, Bức màn Mây*), là hành tinh nơi cậu sống. Ryncol hưởng mức lương hậu hĩnh khi làm phi công chiến cơ, nên ông có thể mua một ngôi nhà mặt phố ở vùng ngoại ô. Ông còn bán nó để kiếm đủ tiền để mua một công xưởng ngay bên ngoài thị trấn. Nó chỉ cung cấp đủ không gian nhỏ đủ để sinh hoạt hằng ngày.
Công xưởng này vẫn có thể được trùng tu và nâng cấp thêm. Khu xưởng mô đun được đúc sẵn trông như đã được qua sử dụng, cứ như thể nó được trục vớt từ chiên trường hay bãi phế liệu vậy. Với lượng rỉ sét và trầy xước ở bên ngoài của nó, nó đã là phép màu khi nó chưa bị hư hại nặng đó.
Khi Ves bước vào trong, cậu thở phào nhẹ nhõm. Các linh kiện quan trọng vẫn còn y nguyên. Bên trong trông khá là sạch sẽ. Tất cả những máy móc giá trị để điều hành kinh doanh của cậu đều có mặt, dù cho nó có được sử dụng qua đi chăng nữa. Cha cậu có lẽ không am hiểu bằng cậu, nhưng ông có vẻ cũng biết kha khá người chuyên ngành về việc này.
“Cha đi đâu rồi cha?”
Sau nhiều tuần im bặt, Ves phải đối mặt với việc cha cậu đã mất tích. Đó không hẳn là chuyện gì đáng báo động. Cha cậu được bổ nhiệm vào một trung đoàn đóng quân ở biên giới giữa Cộng Hòa Bright và Vương Quốc Vesia hiếu chiến. Bất kì sự cố nào xảy ra đều có thể triệu hồi cha cậu vào quân đoàn.
Khi Ves gọi bạn cha cậu, cậu nhận ra ông ta không hề trở về nghĩa vụ. Sau khi liên lạc với cảnh sát, có vẻ như Ryncol chưa từng lộ mặt ở bất kì đâu. Tất cả những cuộc gọi liên ngân hà và tin nhắn điện tử gửi đến cha cậu đều vô hiệu. Không ai có thể lần dấu vết của ông cả.
Ngân Hàng Hành Tinh Liêm Tằng Vân nhanh chóng gõ cửa. Có vẻ như các linh kiện của công xưởng như máy in 3D được mua bằng tiền cho vay. Một máy in 3D rất thiết yếu trong việc gia công nguyên liệu thô thành các bộ phận tiêu chuẩn của chiến cơ.
Cha cậu đã vay 330 triệu hiện kim Bright để tài trợ cho việc mua lại khối tài sản này. Với lượng vay như thế, ai cũng có thể mua nửa tá chiến cơ cao cấp rồi.
Ves có thể dành cả đời làm việc cho nhà sản xuất chiến cơ chuẩn vừa nhưng cũng chẳng thể nào trả được món nợ khổng lồ đó. Cậu rơi vào vòng xoáy hiểm nghèo và hoảng loạn khi cậu đọc bức thư lịch sự nhưng vô cảm từ ngân hàng.
“Cha mình dính vào cái việc gì thế này?”
Ngân hàng tốn tận ba trang để khẳng định rằng mọi nợ nần đều đứng tên cậu. Cậu sẽ bị buộc phải chuyển giao công xưởng và tất cả những linh kiện máy móc mắc tiền phòng trường hợp cậu bỏ lỡ khoản thanh toán lãi suất hằng năm.
Nói ngắn gọn, Ves phải chắt lượm khoảng năm triệu hiện kim trong ba tháng tới để có thể thanh toán khoản thu đó. Cậu nhấc thiết bị liên lạc dạng vòng tay và kích hoạt máy chiếu thu nhỏ của nó. Một màn hình xuất hiện và hiển thị một cái menu. Cậu vô vọng chuyển sang tài khoản tín dụng được liên kết với thiết bị.
Tài khoản cậu chỉ chứa khoảng 1200 hiện kim. Đó là tiền sinh hoạt của cậu cho tháng này.
Ves không hề có khả năng kiếm được số tiền cần thiết để thanh toán. Với cha cậu đang mất tích, một câu hỏi đặt ra là liệu Ves có được hưởng bảo hiểm nhân thọ và nhiều lợi ích khác mà cha cậu đã thu xếp hay không. Ves tìm hiểu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của cha cậu bởi vì cậu cần từng đồng xu lẻ mà cậu có thể chắt lượm được từ hệ thống.
Nhiều cuộc nói chuyện đều tỏ ra vô hiệu. Công ty bảo hiểm đều ngoan cố như chó gặm xương vậy.
Ves quẹt tin nhắn mới nhất từ ngân hàng. “Mình chết chắc rồi. Mình còn chẳng thể tìm đủ hiện kim để mua nguyên liệu thô để chế tạo bộ phận mới nữa. Rồi giờ mình làm gì với doanh nghiệp này đây?”
Trong hôm đó, cậu gọi ngân hàng, công ty bảo hiểm và nhà nước. Câu trả lời cậu nhận được không mấy khả quan.
Ngân hàng đã tiện tay phớt lờ Ves. Họ chỉ muốn nhe nanh vuốt lên công xưởng của cậu trước khi Ves làm hỏng cái gì đó và làm giảm giá trị của nó. Thứ hữu ích hiện tại mà cậu nhận được từ ngân hàng là một gói hàng mà Ryncol đã cất giữ ở ngân hàng phòng khi ông ta bị mất liên lạc.
Công ty bảo hiểm tuyên bố là Ryncol chỉ bị mất tích trong nghĩa vụ là trường hợp tệ nhất. Là một quân nhân tại ngũ, ông có thể trở về sau nhiều tháng hoặc nhiều năm sau, nên Ves không được hưởng một cắc nào cho đến khi công ty nhận được bằng chứng chắc chắn rằng ông đã hy sinh. Nếu không, tiền bảo hiểm chỉ được giao lại sau khoảng thời gian năm năm.
Chính phủ cũng chỉ lộ vẻ nhà nước quan liêu thông thường như bao nơi. Ves chỉ nghe đủ loại biệt ngữ khó hiểu trước khi cậu đành cúp máy. Cậu chẳng nhận được gì hữu ích cả.
Ves chỉ một mình.
Cha cậu đã đi đến nơi tận cùng, bỏ lại Ves nhặt nhạnh mảnh vỡ xung quanh. Cha cậu chỉ để lại cho cậu một gói hàng với mảnh giấy dán lên phía trước.
“Gửi đến con trai Ves, phòng khi cha không có nhà.”
Vừa mở ra thì Ves có chút ngạc nhiên khi cầm lấy một con chip bảo mật. Đa số việc truyền dữ liệu ngày nay đều thông qua mạng không dây. Người ta chỉ dụng con chip chứa dữ liệu khi họ tuyệt đối phải giữ bảo mật cho nội dung của dữ liệu của họ.
Ves liền ngắt kết nối với mạng liên ngân hà trên thiết bị liên lạc của cậu trước khi truy cập vào con chip cũ kĩ kia.
Nó chỉ tốn mất ba giây để tải nội dung bên trong, khá là bất thường với con chip kích cỡ như thế này. Một chương trình vô danh bất chợt giành điều khiển của máy chiếu ba chiều.
“Kích hoạt Hệ Thống Thiết kế Chiến cơ. Đã phát hiện người dùng mới. Khởi động chương trình quét chi tiết trong 2400 tiểu chu kì. Vui lòng chuẩn bị hợp lệ.”
“Khoan, cái gì?” Ves hỏi lại chương trình trước máy liên lạc phóng ra nguồn xung năng lượng cực lớn đánh bất tỉnh Ves ngay lập tức.
Và đó là khởi đầu của một hành trình thiết kế chiến cơ của cậu.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook