Thế Giới Ngầm
-
Quyển 1 - Chương 19: Cảnh đẹp
Buổi chiều tiếp tục với bài học về tư thế nằm ngắm bắn với súng AK47. Tư thế đúng phải thực hiện theo thứ tự, chuyển thành tư thế xách súng, nòng súng chếch lên trên về phía trước; tiếp theo chân phải bước lên một bước dài theo hướng bàn chân phải rồi chân phải bước lên một bước dài theo hướng bàn chân phải. Sau đó chống bàn tay trái xuống đất trước mũi bàn chân phải khoảng hai mươi cm, mũi bàn tay hướng chếch về bên phải phía sau; đặt cánh tay trái, đùi trái xuống đất. Tay phải đưa súng về phía trước đồng thời bàn tay phải lật ngửa đỡ lấy thân súng; duỗi chân phải về sau, nằm úp người xuống; hai chân mở rộng bằng vai, mũi chân hướng sang hai bên, người nằm chếch so với hướng bắn một góc khoảng ba mươi độ.
Giống như buổi sáng, từng tốp mười lăm người lên thực hiện và thầy cứ chọn ngẫu nhiên một người để nhắc nhở cho tất cả. Thầy Bách sau khi làm hướng dẫn trước một lần thì bắt đầu xem các sinh viên đã thực hiện đúng tư thế hay chưa. Động tác nghe lý thuyết thì dễ thế thôi chứ khi làm thì khá là khó nhằn, không sai cái này cũng sai cái kia, thầy phải chỉnh sửa cho sinh viên liên tục.
Vì Đình Hiếu lúc này đang chuyên tâm vào việc luyện ngắm nên Việt không bị chúng quấy rầy, đến tận tối cũng chả có gì khác lạ. Việt cảm thấy kỳ quái, anh thầm nghĩ bụng “có lẽ bọn chúng đang tính kế ám hại, cứ mặc chúng đi”.
Đến buổi họp lớp cuối ngày, vụ việc cắt cỏ lại được đưa ra trước toàn thể đại đội. Thầy Bách nhân việc này để cảnh cáo sinh viên tuyệt đối không được tùy tiện làm những gì ảnh hưởng đến tập thể mà thầy hay cấp trên chưa cho phép; cũng như khen ngợi các sáng tạo của sinh viên, dĩ nhiên, không được vi phạm khuôn khổ kỷ luật đã đề ra. Buổi họp chỉ có thế, thầy thưởng phạt và kiểm tra lại bài cũ xong xuôi thì cho về phòng.
...
Chiều hôm sau, đúng như hình phạt thầy đưa ra, sau khi tan học, Quốc Việt và Đình Hiếu có mặt ở dưới chân núi, theo một anh bộ đội lên núi chặt cỏ. Ngoài hai người còn có thêm hai sinh viên thuộc đại đội anh đi cùng.
Năm người cầm dao, lưỡi liềm và hai cái sọt lớn trên tay, men theo con đường mòn nhỏ hẹp đã được phát qua từ trước. Hai bên đường là những cây cỏ tranh cao ngang ngực hoặc cổ người. Nếu bị những chiếc lá cứng và sắc của chúng cứa trúng thì vết thương không khá dao cắt là mấy. Và đây là loại cỏ cần mang ra hồ. Càng lên cao đường càng nhỏ, cây cối, cỏ mọc càng rậm rạp. Anh bộ đội kia quay lại nói với nhóm bọn anh:
- Chúng ta sẽ cắt cỏ ở đây. Cỏ cắt ra rồi thì cho nó vào sọt, sau đó hai người cùng khiêng sọt đấy xuống bãi đất trống đằng kia. Sau đó mang một cái sọt khác lên. Hiểu cả chưa?
- Rồi ạ!
- Bắt đầu đi.
Việt gập người xuống, một tay nắm chặt lấy gốc bên dưới của cỏ, tay kia cầm lưỡi liềm phạt ngang một phát, cắt cỏ rất ngọt. Công việc này anh chả lạ gì, cắt xong thì ném vào sọt rồi cắt tiếp bó khác. Trái lại Đình Hiếu thì lóng nga lóng ngóng, loay hoay với dụng cụ lao động mãi mà chưa cắt được bó cỏ nào ra hồn. Anh bộ đội kia nhắc nhở:
- Này, em làm nhanh đi chứ.
Hiếu vội vàng cúi đầu xuống, tay lia tới lia lui, miệng đáp:
- Dạ em vẫn đang làm đây ạ.
Việt nhếch mép cười mỉa mai. Hiếu thấy thế thì tức tối, bèn thầm quan sát cách anh làm thật kỹ, nắm bắt cách thực hiện được rồi thì bắt tay vào làm. Công nhận hắn học một hiểu mười, mất chừng năm sáu phút, hắn đã có thể làm rất tốt.
Việt và một sinh viên khác bỏ đầy một sọt thì luồn tiếp một cây gỗ dài ngang qua dưới quai sọt rồi cả hai vác đòn gánh lên vai, theo đường mòn đi xuống và bỏ nó ở bãi đất trống mà anh kia đã chỉ ban nãy.
Thời gian dần trôi qua, số sọt đầy cũng được dăm ba cái, bốn người cắt cỏ dần lên trên cao hơn. Khi con đường từ chân núi đi lên kết thúc thì có một đường khác cắt ngang. Anh không biết nó dẫn tới đâu vì chỗ cắt cỏ không men theo đường đấy mà tiến thẳng lên bụi cỏ rậm rạp phía trên cao hơn nữa. Ở đấy thì đã không còn đường đi mà đi vào giữa chúng mà cắt.
Chủng loại cây cỏ này có lá rất cứng, ba người kia hình như bị mấy chiếc lá cắt xước tay do nắm chắc quá để chặt. Thỉnh thoảng họ đưa tay lên nắn bóp, xuýt xoa. Việt có thể thấy những vết cắt đấy. May anh nhờ vào từng đi làm các việc nọ và chăm chỉ tập luyện võ công nên bàn tay trở nên chai sạn, không còn cảm giác gì nữa. Cắt cỏ thêm hồi lâu nữa thì anh bộ đội kia bỗng nhiên lên tiếng hỏi:
- Đã được mấy sọt rồi thế?
Việt bấm tay, miệng lẩm nhẩm tính, sau đó trả lời:
- Dạ được sáu sọt rồi ạ.
Anh kia nói tiếp:
- Cắt thêm hai sọt nữa rồi chúng ta qua bên hồ cá.
Vì năng suất làm việc khá cao mà chỉ có năm người, quá ít so với số sọt cỏ nên anh ta phải nhờ thêm hai người khác nữa cùng mang đi. Đường ra hồ cá bằng đường đất, vòng phía sau lưng của những dãy phòng. Hai bên đường là những cây chuối cao với những tán lá to màu xanh tạo một bầu không khí dễ chịu. Vì trời vừa tạnh mưa cách đây không lâu nên đường khá lầy lội. Việt đi phải bấu chặt ngón chân vào dép để khỏi bị ngã.
Đoạn đường khá là xa, đoàn người mang sọt đi khá chậm. Khi tới hồ cá rồi, bốn thằng sinh viên đều mở to hai mắt ra nhìn. Hồ cá đẹp ngoài sức tưởng tượng. Ban đầu ai cũng nghĩ cái hồ dùng để nuôi cá chắc cũng chỉ như bao cái khác. Nhưng không, đập vào mắt bốn đứa là một chiếc hồ rất rộng, nước vẫn giữ được sắc xanh trong, có rất ít bèo. Ba mạn bên của hồ được bao bọc bởi núi rừng. Thoạt nhìn sẽ lầm tưởng hồ này là để chèo thuyền ra ngắm cảnh để thư giãn nếu như không thấy từng đàn cá chép, cá rồi lúc ẩn lúc hiện dưới làn nước.
Phía đằng xa có một hai anh bộ đội đang câu cá. Hồ thấp hơn đường gần hai mét, đôi chỗ có khoảng đất bằng phẳng, lại nhiều cá nên việc đi câu khá dễ. Trời bỗng đổ mưa phùn, cùng gió thổi hiu hiu làm xao động mặt hô gợn lên từng đợt sóng nhỏ lăn tăn; lại càng tăng thêm nét thi vị, giống như một bức tranh hồ nước hoang sơ nơi núi rừng. Việt bắt gặp khung cảnh này chợt cảm thấy nao nao. Trong lòng trào dâng một nỗi niềm khó tả. Anh cứ ngây ra như phỗng vậy. Mà ba đứa kia chẳng khác gì anh, đứng thẫn thờ ngắm không chớp mắt. Anh bộ đội quát lớn thức tỉnh cả đám:
- Ơ mấy đứa kia, mau ném cỏ trong sọt xuống hồ đi chứ.
- Dạ dạ...
Mỗi thằng ôm một đống cỏ ném mạnh ra giữa sông. Cá thi nhau nổi lên đớp lấy đớp để. Đến khi cỏ trong sọt đã ném hết xuống ao thì anh nọ nói tiếp:
- Được rồi, về thôi, trời sắp mưa to rồi đấy.
- Dạ vâng!
Quả nhiên đúng như anh ấy bảo. Khi mọi người về tới khu nhà ăn thì trời mưa như trút nước. Bây giờ cũng sắp đã tới giờ ăn, Việt tạm gác một vài thắc mắc, cùng ba thằng nhanh chóng quay về phòng để tắm rửa sạch sẽ cho kịp thời gian. Trong phòng ăn, tên Tân hỏi Hiếu:
- Này, ban nãy có đập được quả nào không?
Hiếu lắc đầu:
- Không, đường chỗ đấy trơn lắm, tao mà ra tay lúc đó không khéo đi cùng hắn luôn ấy chứ.
- Tiếc ghê nhỉ.
- Tiếc thì không tiếc, ít ra tao cũng thấy một vài thứ rất hay.
Tên Tân hỏi ngay tắp lự:
- Cái gì thế?
- Là một cái hồ cá... hờ hờ ! Chỉ là một cái hồ cá...
Hai đứa sinh viên kia cũng giống Đình Hiếu, háo hức kể cho đám bạn cùng bàn về hồ cá. Bọn con gái rất thích thú, hỏi liên hồi. Riêng bàn cơm của Việt vì bọn bạn vì bóng bánh đã mệt lả ra nên không quan tâm mà đánh chén tỳ tỳ. Việt cũng hiểu rất rõ chả nhiều lời. Bàn Hằng gần chỗ anh, tâm trạng của họ đang hưng phấn do nghe được câu chuyện mấy bàn bên kia. Hằng quay đầu sang hỏi anh:
- Này Việt, cái hồ nó thực sự đẹp như lời mấy đứa đó kể thật sao?
Việt gật đầu:
- Ừ, đẹp lắm.
- Tiếc nhỉ, nó ở xa khu kí túc xá quá. không đi xem được cái hồ nó ra làm sao.
Việt ngẩng lên cười bảo:
- Đường lên núi khó đi lắm. Các thầy lại không cho mình tự ý lên núi..., để tránh tai nạn ấy mà.
Hằng nói:
- Nhưng mà tớ vẫn muốn thấy cái hồ ấy một lần. Hay ngày nghỉ tụi mình lên đó xem thử đi?
- Không được, các thấy mà biết là ăn phạt đó!
- ...
Đến đây thì Việt cũng chẳng biết nói gì nữa. Con gái đúng là phiền phức. Ừ thì cái hồ nó đẹp thì đẹp đấy nhưng có cần om sòm vậy không, như một cái chợ nhỏ vậy. Anh vùi đầu ăn cho xong bữa rồi về phòng nghỉ cho khỏe.
Còn một vấn đề đang làm anh đau đầu hai ngày nay nữa là chuyện hiểu lầm giữa anh và Thu Ngọc. Hằng vẫn chưa nháy máy lại tình hình của cô ấy cho anh làm anh cứ sốt ruột chờ đợi, đâm ra đầu óc suy nghĩ lung tung. Lúc anh lên giường chuẩn bị đi ngủ thì Hằng nhắn tin đến.
“Ôi, nó cuối cùng cũng đã đến rồi”, anh hồi hộp, mở tin nhắn của Hằng ra đọc. Cô ấy nhắn rằng Ngọc tuy chưa hết giận nhưng cũng không còn trách anh nữa, anh có thể yên tâm được rồi. Anh thở dài một hơi nhẹ nhõm, sau đó nhắn lại câu cám ơn cô ấy rồi cất điện thoại đi ngủ.
Phía đầu bên kia, Hằng có chút ngạc nhiên. Bình thường những nam sinh có được số điện thoại của cô đều nhắn tin vào máy cô tới tấp, Việt thì ngược lại, nhắn một câu cám ơn đơn giản rồi ngừng luôn. Đối với một cô gái có sức hấp dẫn như cô, ít nhiều cảm thấy khác lạ trong lòng.
Hằng nằm trên giường và không sao ngủ được. Cô đoán già đoán non, chả lẽ Việt có vấn đề về giới tính, không có cảm giác nào với phụ nữ? Nếu không sao lại có thể thản nhiên trước một cô gái như cô cơ chứ. Thế là cô bắt đầu chú ý đến những việc thường ngày của anh, từng chút một rồi cô thiếp đi lúc nào không hay. Bấy giờ ngay cả bản thân cô cũng không nhận ra cô đã bắt đầu dõi theo Việt hơn trước đây rất nhiều.
Mấy bữa sau tên Đình Hiếu không kiếm cớ gây sự với Việt nữa, chắc hắn ta còn e ngại thầy Bách. Tuần đầu tiên trong đợt quốc phòng trôi dần tới cuối trong yên bình. Theo quy định thì vào hai ngày thứ bảy và chủ nhật, sinh viên được cho quay trở về (phòng trọ) của mình, đến đầu tuần sau phải có mặt để học. Phần lớn sinh viên trong đại đội anh đều trở về, ngoại trừ bốn năm người ở lại, trong đó có anh. Về phòng trọ anh cũng không có gì để làm, thôi thì ở lại chuyên tâm luyện võ còn hơn.
Giống như buổi sáng, từng tốp mười lăm người lên thực hiện và thầy cứ chọn ngẫu nhiên một người để nhắc nhở cho tất cả. Thầy Bách sau khi làm hướng dẫn trước một lần thì bắt đầu xem các sinh viên đã thực hiện đúng tư thế hay chưa. Động tác nghe lý thuyết thì dễ thế thôi chứ khi làm thì khá là khó nhằn, không sai cái này cũng sai cái kia, thầy phải chỉnh sửa cho sinh viên liên tục.
Vì Đình Hiếu lúc này đang chuyên tâm vào việc luyện ngắm nên Việt không bị chúng quấy rầy, đến tận tối cũng chả có gì khác lạ. Việt cảm thấy kỳ quái, anh thầm nghĩ bụng “có lẽ bọn chúng đang tính kế ám hại, cứ mặc chúng đi”.
Đến buổi họp lớp cuối ngày, vụ việc cắt cỏ lại được đưa ra trước toàn thể đại đội. Thầy Bách nhân việc này để cảnh cáo sinh viên tuyệt đối không được tùy tiện làm những gì ảnh hưởng đến tập thể mà thầy hay cấp trên chưa cho phép; cũng như khen ngợi các sáng tạo của sinh viên, dĩ nhiên, không được vi phạm khuôn khổ kỷ luật đã đề ra. Buổi họp chỉ có thế, thầy thưởng phạt và kiểm tra lại bài cũ xong xuôi thì cho về phòng.
...
Chiều hôm sau, đúng như hình phạt thầy đưa ra, sau khi tan học, Quốc Việt và Đình Hiếu có mặt ở dưới chân núi, theo một anh bộ đội lên núi chặt cỏ. Ngoài hai người còn có thêm hai sinh viên thuộc đại đội anh đi cùng.
Năm người cầm dao, lưỡi liềm và hai cái sọt lớn trên tay, men theo con đường mòn nhỏ hẹp đã được phát qua từ trước. Hai bên đường là những cây cỏ tranh cao ngang ngực hoặc cổ người. Nếu bị những chiếc lá cứng và sắc của chúng cứa trúng thì vết thương không khá dao cắt là mấy. Và đây là loại cỏ cần mang ra hồ. Càng lên cao đường càng nhỏ, cây cối, cỏ mọc càng rậm rạp. Anh bộ đội kia quay lại nói với nhóm bọn anh:
- Chúng ta sẽ cắt cỏ ở đây. Cỏ cắt ra rồi thì cho nó vào sọt, sau đó hai người cùng khiêng sọt đấy xuống bãi đất trống đằng kia. Sau đó mang một cái sọt khác lên. Hiểu cả chưa?
- Rồi ạ!
- Bắt đầu đi.
Việt gập người xuống, một tay nắm chặt lấy gốc bên dưới của cỏ, tay kia cầm lưỡi liềm phạt ngang một phát, cắt cỏ rất ngọt. Công việc này anh chả lạ gì, cắt xong thì ném vào sọt rồi cắt tiếp bó khác. Trái lại Đình Hiếu thì lóng nga lóng ngóng, loay hoay với dụng cụ lao động mãi mà chưa cắt được bó cỏ nào ra hồn. Anh bộ đội kia nhắc nhở:
- Này, em làm nhanh đi chứ.
Hiếu vội vàng cúi đầu xuống, tay lia tới lia lui, miệng đáp:
- Dạ em vẫn đang làm đây ạ.
Việt nhếch mép cười mỉa mai. Hiếu thấy thế thì tức tối, bèn thầm quan sát cách anh làm thật kỹ, nắm bắt cách thực hiện được rồi thì bắt tay vào làm. Công nhận hắn học một hiểu mười, mất chừng năm sáu phút, hắn đã có thể làm rất tốt.
Việt và một sinh viên khác bỏ đầy một sọt thì luồn tiếp một cây gỗ dài ngang qua dưới quai sọt rồi cả hai vác đòn gánh lên vai, theo đường mòn đi xuống và bỏ nó ở bãi đất trống mà anh kia đã chỉ ban nãy.
Thời gian dần trôi qua, số sọt đầy cũng được dăm ba cái, bốn người cắt cỏ dần lên trên cao hơn. Khi con đường từ chân núi đi lên kết thúc thì có một đường khác cắt ngang. Anh không biết nó dẫn tới đâu vì chỗ cắt cỏ không men theo đường đấy mà tiến thẳng lên bụi cỏ rậm rạp phía trên cao hơn nữa. Ở đấy thì đã không còn đường đi mà đi vào giữa chúng mà cắt.
Chủng loại cây cỏ này có lá rất cứng, ba người kia hình như bị mấy chiếc lá cắt xước tay do nắm chắc quá để chặt. Thỉnh thoảng họ đưa tay lên nắn bóp, xuýt xoa. Việt có thể thấy những vết cắt đấy. May anh nhờ vào từng đi làm các việc nọ và chăm chỉ tập luyện võ công nên bàn tay trở nên chai sạn, không còn cảm giác gì nữa. Cắt cỏ thêm hồi lâu nữa thì anh bộ đội kia bỗng nhiên lên tiếng hỏi:
- Đã được mấy sọt rồi thế?
Việt bấm tay, miệng lẩm nhẩm tính, sau đó trả lời:
- Dạ được sáu sọt rồi ạ.
Anh kia nói tiếp:
- Cắt thêm hai sọt nữa rồi chúng ta qua bên hồ cá.
Vì năng suất làm việc khá cao mà chỉ có năm người, quá ít so với số sọt cỏ nên anh ta phải nhờ thêm hai người khác nữa cùng mang đi. Đường ra hồ cá bằng đường đất, vòng phía sau lưng của những dãy phòng. Hai bên đường là những cây chuối cao với những tán lá to màu xanh tạo một bầu không khí dễ chịu. Vì trời vừa tạnh mưa cách đây không lâu nên đường khá lầy lội. Việt đi phải bấu chặt ngón chân vào dép để khỏi bị ngã.
Đoạn đường khá là xa, đoàn người mang sọt đi khá chậm. Khi tới hồ cá rồi, bốn thằng sinh viên đều mở to hai mắt ra nhìn. Hồ cá đẹp ngoài sức tưởng tượng. Ban đầu ai cũng nghĩ cái hồ dùng để nuôi cá chắc cũng chỉ như bao cái khác. Nhưng không, đập vào mắt bốn đứa là một chiếc hồ rất rộng, nước vẫn giữ được sắc xanh trong, có rất ít bèo. Ba mạn bên của hồ được bao bọc bởi núi rừng. Thoạt nhìn sẽ lầm tưởng hồ này là để chèo thuyền ra ngắm cảnh để thư giãn nếu như không thấy từng đàn cá chép, cá rồi lúc ẩn lúc hiện dưới làn nước.
Phía đằng xa có một hai anh bộ đội đang câu cá. Hồ thấp hơn đường gần hai mét, đôi chỗ có khoảng đất bằng phẳng, lại nhiều cá nên việc đi câu khá dễ. Trời bỗng đổ mưa phùn, cùng gió thổi hiu hiu làm xao động mặt hô gợn lên từng đợt sóng nhỏ lăn tăn; lại càng tăng thêm nét thi vị, giống như một bức tranh hồ nước hoang sơ nơi núi rừng. Việt bắt gặp khung cảnh này chợt cảm thấy nao nao. Trong lòng trào dâng một nỗi niềm khó tả. Anh cứ ngây ra như phỗng vậy. Mà ba đứa kia chẳng khác gì anh, đứng thẫn thờ ngắm không chớp mắt. Anh bộ đội quát lớn thức tỉnh cả đám:
- Ơ mấy đứa kia, mau ném cỏ trong sọt xuống hồ đi chứ.
- Dạ dạ...
Mỗi thằng ôm một đống cỏ ném mạnh ra giữa sông. Cá thi nhau nổi lên đớp lấy đớp để. Đến khi cỏ trong sọt đã ném hết xuống ao thì anh nọ nói tiếp:
- Được rồi, về thôi, trời sắp mưa to rồi đấy.
- Dạ vâng!
Quả nhiên đúng như anh ấy bảo. Khi mọi người về tới khu nhà ăn thì trời mưa như trút nước. Bây giờ cũng sắp đã tới giờ ăn, Việt tạm gác một vài thắc mắc, cùng ba thằng nhanh chóng quay về phòng để tắm rửa sạch sẽ cho kịp thời gian. Trong phòng ăn, tên Tân hỏi Hiếu:
- Này, ban nãy có đập được quả nào không?
Hiếu lắc đầu:
- Không, đường chỗ đấy trơn lắm, tao mà ra tay lúc đó không khéo đi cùng hắn luôn ấy chứ.
- Tiếc ghê nhỉ.
- Tiếc thì không tiếc, ít ra tao cũng thấy một vài thứ rất hay.
Tên Tân hỏi ngay tắp lự:
- Cái gì thế?
- Là một cái hồ cá... hờ hờ ! Chỉ là một cái hồ cá...
Hai đứa sinh viên kia cũng giống Đình Hiếu, háo hức kể cho đám bạn cùng bàn về hồ cá. Bọn con gái rất thích thú, hỏi liên hồi. Riêng bàn cơm của Việt vì bọn bạn vì bóng bánh đã mệt lả ra nên không quan tâm mà đánh chén tỳ tỳ. Việt cũng hiểu rất rõ chả nhiều lời. Bàn Hằng gần chỗ anh, tâm trạng của họ đang hưng phấn do nghe được câu chuyện mấy bàn bên kia. Hằng quay đầu sang hỏi anh:
- Này Việt, cái hồ nó thực sự đẹp như lời mấy đứa đó kể thật sao?
Việt gật đầu:
- Ừ, đẹp lắm.
- Tiếc nhỉ, nó ở xa khu kí túc xá quá. không đi xem được cái hồ nó ra làm sao.
Việt ngẩng lên cười bảo:
- Đường lên núi khó đi lắm. Các thầy lại không cho mình tự ý lên núi..., để tránh tai nạn ấy mà.
Hằng nói:
- Nhưng mà tớ vẫn muốn thấy cái hồ ấy một lần. Hay ngày nghỉ tụi mình lên đó xem thử đi?
- Không được, các thấy mà biết là ăn phạt đó!
- ...
Đến đây thì Việt cũng chẳng biết nói gì nữa. Con gái đúng là phiền phức. Ừ thì cái hồ nó đẹp thì đẹp đấy nhưng có cần om sòm vậy không, như một cái chợ nhỏ vậy. Anh vùi đầu ăn cho xong bữa rồi về phòng nghỉ cho khỏe.
Còn một vấn đề đang làm anh đau đầu hai ngày nay nữa là chuyện hiểu lầm giữa anh và Thu Ngọc. Hằng vẫn chưa nháy máy lại tình hình của cô ấy cho anh làm anh cứ sốt ruột chờ đợi, đâm ra đầu óc suy nghĩ lung tung. Lúc anh lên giường chuẩn bị đi ngủ thì Hằng nhắn tin đến.
“Ôi, nó cuối cùng cũng đã đến rồi”, anh hồi hộp, mở tin nhắn của Hằng ra đọc. Cô ấy nhắn rằng Ngọc tuy chưa hết giận nhưng cũng không còn trách anh nữa, anh có thể yên tâm được rồi. Anh thở dài một hơi nhẹ nhõm, sau đó nhắn lại câu cám ơn cô ấy rồi cất điện thoại đi ngủ.
Phía đầu bên kia, Hằng có chút ngạc nhiên. Bình thường những nam sinh có được số điện thoại của cô đều nhắn tin vào máy cô tới tấp, Việt thì ngược lại, nhắn một câu cám ơn đơn giản rồi ngừng luôn. Đối với một cô gái có sức hấp dẫn như cô, ít nhiều cảm thấy khác lạ trong lòng.
Hằng nằm trên giường và không sao ngủ được. Cô đoán già đoán non, chả lẽ Việt có vấn đề về giới tính, không có cảm giác nào với phụ nữ? Nếu không sao lại có thể thản nhiên trước một cô gái như cô cơ chứ. Thế là cô bắt đầu chú ý đến những việc thường ngày của anh, từng chút một rồi cô thiếp đi lúc nào không hay. Bấy giờ ngay cả bản thân cô cũng không nhận ra cô đã bắt đầu dõi theo Việt hơn trước đây rất nhiều.
Mấy bữa sau tên Đình Hiếu không kiếm cớ gây sự với Việt nữa, chắc hắn ta còn e ngại thầy Bách. Tuần đầu tiên trong đợt quốc phòng trôi dần tới cuối trong yên bình. Theo quy định thì vào hai ngày thứ bảy và chủ nhật, sinh viên được cho quay trở về (phòng trọ) của mình, đến đầu tuần sau phải có mặt để học. Phần lớn sinh viên trong đại đội anh đều trở về, ngoại trừ bốn năm người ở lại, trong đó có anh. Về phòng trọ anh cũng không có gì để làm, thôi thì ở lại chuyên tâm luyện võ còn hơn.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook