Thầy Đồng Cũng Phải Học Tiết Tự Học Tối
-
4: Đại Tang Na
Đám người nhìn Đàm Tiêu, miễn cưỡng chào hỏi câu.
Có lẽ là vì họ cảm thấy cậu còn quá trẻ, thậm chí cậu còn đang mặc đồng phục học sinh.
Có khi nào Mục Phỉ dẫn cậu học sinh này đến là vì tuyệt vọng quá rồi không?
Ánh mắt của Đàm Tiêu hướng về phía mặt bàn, trên đó ngoài vài cuốn sách ra còn có rất nhiều tấm ảnh nằm rải rác xung quanh, trong đó có hình ảnh khai quật mộ và hình chụp văn vật cổ đại.
Trong quá trình khai quật khảo cổ, nhất định phải chụp hình văn vật và ghi chép văn tự trước, sau đó mới bắt đầu khởi công.
Những bức ảnh ở trên cùng toàn là hình ảnh về đồ sơn mài cổ, tượng gỗ khắc thú trấn mộ, tượng người gỗ...
Ở thời cổ đại, phong tục chôn tượng người chung với người chết rất phổ biến, ví dụ như tượng binh mã chôn cùng với Tần Thủy Hoàng là nổi tiếng nhất.
Theo quan niệm người xưa, tượng người sẽ thay người sống phụng dưỡng chủ ngôi mộ, cho nên ngoài tượng binh mã ra, còn có thêm tượng người thuộc đủ mọi ngành nghề như đầu bếp, nô tì, đào kép...
Trong đống hình có một bức hình chụp hai cái tượng người gỗ đứng trước ngôi mộ.
Thông qua đối chiếu tỉ lệ, chúng cao hơn hẳn những bức tượng khác, ngũ quan rõ nét, trên mặt có hoa văn màu đỏ thẫm, trên người được khắc cả đồ mặc.
Thậm chí còn có thể nhìn ra hai bức tượng đó - một bức mặc đầm dài họa tiết caro, một bức mặc áo giao lĩnh tay dài họa tiết phượng hoàng, bức tượng mặc đầm caro còn xỏ cả lỗ tai.
Cặp tượng người gỗ canh gác ngoài ngôi mộ có giới tính rõ ràng, một nam một nữ, mỗi người cầm một cây vũ khí.
Bởi vì thói quen nghề nghiệp nên khi ông Quý của sở Khảo cổ Văn vật kia thấy cậu nhìn bức hình chằm chằm thì không nhịn được giảng giải: “Trước mắt chúng tôi cho rằng bọn chúng là tượng thầy cúng, là tượng người phụ trách việc tổ chức các nghi thức vu thuật cho chủ nhân ngôi mộ.”
Đàm Tiêu lầm bầm: “Đại Tang Na...”
Những người khác chưa kịp load não: “Hả?”
Một câu nói của Đàm Tiêu khiến tất cả mọi người giật mình kinh ngạc: “Tư thế của bọn họ là tư thế thực hiện nghi thức Đại Tang Na.
Vào thời nhà Chu, người được hưởng nghi thức đại tang này chỉ có vua chúa, hoàng hậu và thế tử.
Hơn nữa, dựa theo trang phục trên người họ...!người có thể sử dụng tượng người này không phải vương tôn quý tộc thì cũng là quân vương...!Cháu nghĩ đây chắc là mộ của vua Sở nhỉ? Là vua Sở của triều đại nào?”
Thì ra đây là lý do vì sao lúc trước Mục Phỉ nói cuộc khai quật khảo cổ này sẽ được ghi danh sử sách, bên ngoài còn có cảnh sát quân nhân được trang bị súng đạn canh gác.
Đối mặt với giả thuyết to gan và minh chứng rõ ràng Đàm Tiêu đưa ra, đám người trong phòng nhìn nhau, không giấu được vẻ ngạc nhiên.
Đúng như lời Đàm Tiêu nói, quy chế bảo mật của ngôi mộ này cực kỳ cao, tất nhiên chắc chắn phải từ cấp bậc quân vương trở lên, rất có thể đây là lăng mộ của một vị vua nên mới thu hút sự chú ý như vậy.
Tuy nhiên, công cuộc khai quật chỉ vừa bắt đầu, tất cả thông tin liên quan đều được giữ bí mật tuyệt đối.
Vậy mà cậu học sinh cấp 3 lần đầu đến đây lại chỉ dựa vào trang phục của hai bức tượng, động tác thực hiện nghi thức và quan sát bọn họ là đã to gan nhận định ngôi mộ bọn họ đang khai quật là mộ của Sở vương.
Phải biết rằng cho tới hiện tại, những ngôi mộ có cấp bậc tôn quý như thế này được khai quật trên đất Hoa Sở còn chưa đến ba cái, hơn nữa những cái trước đó đều đã bị trộm cắp gần hết.
Theo tình hình trước mắt, ngôi mộ này chưa từng được phát hiện, cũng chưa từng bị kẻ trộm mộ ghé thăm, có giá trị khảo cổ cực cao.
Nếu tin tức này bị truyền ra ngoài, độ chú ý sẽ tăng lên gấp bội, các phương tiện truyền thông sẽ chen nhau đến đưa tin.
Mục Phỉ thở ra một hơi, nhìn mọi người và nói: “Đấy, tôi không mời nhầm người, phải không? Chúng ta đang ở Nam Sở thì phải tìm người cầm đầu nơi đây!”
Từ xưa đến nay, đất Sở tin thờ quỷ thần, vu thuật phát triển vô cùng mạnh mẽ.
Lễ Na là lễ tế thần quy mô lớn của Trung Quốc cổ, là nghi thức thờ thần đuổi tà, mà Đại Tang Na là nghi thức tang lễ chuyên dùng cho hoàng gia.
Ban đầu, vu thuật và ma thuật hoàn toàn khác nhau nhưng theo dòng thời gian dài đằng đẵng, hai bên hợp rồi lại tách, cuối cùng là giao thoa, hiện tại người ta đã gộp thành ‘Văn hóa Vu Na’.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook