Thất Sơn Truyện
-
Chương 1: Chùa Khmer
Mừng Giáng Sinh, Tặng Ngay 15% Giá Trị Nạp. Chương Trình Khuyến Mãi Kéo Dài Từ 24/12 Đến Hết 27/12, Nhanh Tay Lên Các Bạn Ơi!!
Lâm Gia Thái Bảo
Xã Núi Tô nằm ở huyện Tri Tôn, An Giang nổi tiếng với ruộng đồng bạt ngàn, đúng với diễn tả cò bay thẳng cánh mà ông bà ta thường dùng. Cưỡi trên con xe 67 của ba tôi để lại, vừa ra khỏi nội thành, ánh mắt tôi liền bị cảnh đẹp nơi đây gội cho sạch sẽ tinh tươm. Những thửa ruộng chín vàng, những đám mây xám xịt ngập ngừng chưa dám đổ cơn mưa cuối tháng Tám, những chiếc máy gặt đập liên hợp nhai từng tất đất, chậm rãi và ngấu nghiếng. Tôi dừng xe lại, đứng dưới bóng mát khổng lồ của bầu trời. Đôi tay vô thức gỡ cái mắt kính xuống, đã lâu rồi tôi chưa được tự do thế này.
Cũng phải nói thềm về mục đích chuyến đi hôm nay. Sinh ra và lớn lên ở Cần Thơ, tôi hoàn toàn bị mê hoặc với những sự tích ở vùng Bảy Núi này cho nên vẫn mong một lần được thoả sức vẫy vùng nơi đây. Một hôm, khi đi cà phê với một ông anh, anh ta dẫn theo một nhân vật tên là Hùng, là tay chơi bon-sai có tiếng ở Sài Gòn, nhưng ngộ cái là ông này không phải chơi bon sai tạo dáng nhân tạo, mà chuyên băng rừng vượt núi để tìm những dáng bon-sai mọc tự nhiên. Tay Hùng này là người đã đi mòn chân trên đất An Giang. Vừa đặt đít xuống, gã đã châm điếu thuốc, khua qua khua lại trước mặt. Nhìn phong thái, tôi biết ngay người này hiểu biết rộng, nhưng hơi ngạo mạn.
“Đi hồ Tà Pạ chơi sao rồi mày” - ông anh tôi hỏi.
“Dạ cũng ok lắm anh.”
“Kể nghe đi”, anh hào hứng nói, “lần trước anh cũng đi mà vừa bước vô chỗ nào cũng thấy dợn dợn nên không tham quan được gì.”
Tôi cười, theo quan niệm xưa, do ông anh tôi vốn sinh vào buổi chiều nên yếu bóng vía vì giờ đó âm khí đang lên, dương khí đang suy, còn tôi sinh vào đầu giờ Dần thì ngược lại (khoảng 3h sáng) nên ba cái chuyện ma cỏ linh tinh này tôi không quan tâm. Nhìn qua tay Hùng bon-sai, ánh mắt dấu sau cặp kính của gã có vẻ sáng lên một tí, gã chống cùi chỏ ngồi giả bộ nghe. Tôi uống tí cà phê, châm điếu thuốc rồi bắt đầu kể.
Hôm đó, sau khi ra khỏi nội ô Tri Tôn, điểm tham quan đầu tiền tôi muốn tới là ngôi chùa Nam Tông không có tên nằm trên triền dốc gần núi Trà Sư. Ngôi chùa rất dễ tìm vì nó nằm gần với trục đường chính dẫn vào khu du lịch. Mười mấy cây cột khổng lồ mọc ra từ triền núi nâng đỡ khối kiến trúc vàng, đỏ đặt trưng của người dân tộc Khmer. Nhìn những cây cột này như có sự sống, như một đội binh già nua, thầm lặng, kiên nhẫn với nắng, mưa, gió, thiên tai, qua năm dài tháng rộng gánh vác trên vai vẻ đẹp mà cha ông ta đã khó nhọc tạc nên.
Thoát khỏi con đường chính, tôi lái xe chạy vào con đường làng nhỏ dưới dốc đèo, vừa đi khoảng vài trăm mét thì thấy bên phải có con dốc lát gạch, chúng đóng rêu xanh rờn. Con dốc này nghiêng khoảng 45 độ, hai cây cột dựng trước lối vào khắc hình hai con sư tử theo trường phái Nam Tông rất tinh xảo, hai bên lan can chạm khắc hình con gì đấy có vẻ như là rắn nhiều đầu mà tôi hay thấy ở các chùa Nam Tông khác, đầy vẻ cổ kính và bạc màu theo tháng năm. Phía dưới con sư tử bên trái có dòng chữ “Cấm chạy xe lên”, bên phải là dòng chữ tương tự nhưng viết bằng tiếng Anh. Xung quanh đó, có rất nhiều nhang, vài cây vừa được cắm xuống, phần lớn thì đã cháy đen đầu. Nhìn lên con dốc, hai hàng cây rợp tán che kín con đường cho nên tôi không thấy phía trên con dốc là gì cả, tôi để ý thấy có nhiều vết rêu đã bị lột ra. Không, kiểu giống như là có vật gì to bằng cơ thể người trượt ngang làm chúng bong ra. Có khi do người ta ngã từ trên xuống cũng không chừng. Tôi trề môi, đành đi kiếm đường khác vậy.
Hỏi người địa phương một hồi cũng tìm ra con đường chính dẫn lên chùa, cổng chùa nằm khuất vào trong những tán cây, nói là cổng chùa nhưng thật ra chỉ là hai cây cột cao, sơn màu xanh lá đã tróc ra gần hết. Chúng nâng đỡ một bức tượng có hình đầu của vị phật nào đó, không biết có bị bám rêu hay không, chỉ thấy đen ngòm. Con đường dẫn lên chùa này không dốc, lại rất rộng. Bên phải nó là nghĩa trang nhân dân, vì không có ai trông nom nên đã xanh cỏ, thấp thoáng trong đấy là những bia mộ đủ màu sắc, không đọc được tên người.
Tôi trả số xe, tay côn nhả nhẹ, chậm chầm lướt qua con đường không người, vây quanh bởi những cái xác không còn ai khóc thương. Cách họ chỉ đường lên chùa ở đây cũng thật độc đáo, vì phải rẽ nhiều lần nên ở mỗi khúc cua đều có những bức tượng hình người đầu thú, một tay cầm vũ khí, một tay chỉ vào hướng cần đi, và ở hướng ngược lại, luôn có một con đường dẫn xuống bởi những bậc thang đã ố đen, con đường nhìn sâu hun hút, tối om và đầy lá phú trên. Càng vào sâu, cây càng nhiều, cho đến lúc chỉ còn tôi, con đường lát đá, những bức tượng, tiếng kêu xào xạc của thiên nhiên, và màu sắc âm u tĩnh mịch giống như trời đã ngã về chiều nhưng thật ra chỉ mới gần trưa.
Vừa hết con đường lát đá là con đường đổ gạch nhấp nhô, nghĩ thầm trong bụng rằng tôi quá thương con xe 67, không thể nào để nó chịu đựng những vết đâm này được nên tôi đành dựng xe, cuốc bộ vào chùa. Đi khoảng năm phút, thứ đầu tiên tôi thấy là gian nhà mái gỗ được che tạm bợ bằng những tắm bạt xanh đỏ trắng, bên trong chất những đống củi khô. Một khối gỗ khổng lồ, cắm trên đó là cây rìu sắt, lưỡi của nó trông như đã bị rỉ sét, có vài vết đen chảy dài, tràn xuống cả đất.
Khuất sau kho gỗ, ngôi chùa dần dà hiện lên theo những sải chân náo nức của tôi. Sân chùa rộng lớn, trồng đủ thứ loại cây thân to mà tôi không kể tên được. Tôi bước đến dãy lan can nhìn xuống con đường trục chính dẫn vào khu du lịch lúc nãy, gió lùa vào tóc tôi ríu rít như tiếng kêu của loài diều hâu. Tôi tự hỏi, trời chắc đã giữa trưa mà sao không có một giọt nắng nào rót xuống.
Nhìn ngắm sự hùng vĩ của vùng Bảy Núi được một lát thì tôi nghe sau lưng có tiếng đọc đồng thanh, quay lại thì thấy có sáu người tu hành, khoác áo cà sa màu cam ngả bạc đang ngồi học. Bước lại gần, tôi thấy trên bảng là hai đoạn văn được viết bằng tiếng của người dân tộc Khmer. Sáu người này tuy biết tôi đứng nhìn nhưng thái độ của họ vẫn dửng dưng, cũng dễ hiểu, chuyện có người vào đây tham quan đối với họ chắc là chuyện thường ngày. Tôi quay đi, chợt một cảm giác lạnh toát chạy khắp xươn sườn (từ nhỏ đến lớn, tôi rất ít khi bị chuyện gì làm cho nổi da gà), bỗng tôi nhớ về một bộ phim, cảnh tượng trong đầu tôi lúc này giống như lúc đó, là cảm giác dửng dưng khi tôi đứng nhìn sáu người bọn họ, nhưng khi tôi quay đi, sáu cái đầu lập tức bẻ về một hướng, họ nhìn tôi chằm chằm, tròng mắt trợn trắng. Tôi nhún vai, cảm giác chỉ là cảm giác, giờ phải đi tham quan ngôi chùa.
Điều đặc biệt đập ngay vào mắt tôi là ở chùa có quá nhiều mèo, đủ màu lông, đủ mập ốm. Chúng nằm la liệt khắp nơi. Tuy nhiên có điểm làm tôi chú ý, đó là hầu như con nào cũng dính bùn ở chân và mép, mặc dù sân chùa được lát đá sạch sẽ. Khó hiểu nhưng do không có câu trả lời nên tôi cũng kệ, bước tiếp vào khu chánh điện.
Lối dẫn lên chánh điện khá hẹp, vừa đi hết thì thấy một bức tượng to đùng, lư hương chỉ còn sót lại những xác nhang đỏ ói, tro rớt đầy trên sàn, chúng bị gió thổi đi, đập vào chân bức tượng rồi lại rớt xuống, rồi lại bị gió thổi, rồi lại rớt xuống như đang bị tra tấn. Bức tượng này rất đẹp, cao gần ba mét, tay phải ông ta đang cầm một vật gì đó giống như bông lúa, ông khoát bộ áo được điểu khắc hết sức tỉ mị, ông toát lên thần thái siêu phàm, quyền năng. Tôi thắp một nén nhang, cắm vào lư hương rồi tiến đến chánh điện.
“Ủa”, ông anh tôi cắt ngang câu chuyện, “vậy tên tượng phật là gì sau để bên ngoài ta?”
“Em không biết”, tôi nói tỏ vẻ tiếc nuối.
“Mày dở quá”, anh ta trề môi, “đáng lẽ mày nên tìm hiểu về văn hóa chùa chiền của người Khmer trước khi mày lên đó!”
Tôi im lặng đồng ý. Tay Hùng bon-sai từ nãy đến giờ vẫn chăm chú nghe tôi kể chuyện, nhưng ánh mắt của gã tỏ vẻ gì đó muốn phản bác lại câu chuyện của tôi. Dù trông gã có vẻ tập trung, nhưng cái tay châm thuốc không ngớt và cái cằm cứ thụt vào trong đầy giấu diếm. Tôi hơi bực vì sự vô duyên này nhưng vẫn chưa đủ để đưa ra góp ý gì. Tôi bèn kể tiếp.
Bao quanh ngồi chùa là hai dãy lan can được đỡ bởi những bức tượng hình người mặt quỷ, chúng được điêu khắc sao cho trông chúng giống như đang bị sức nặng của lan can đè lên nên phải khom cả đầu gối, hay tay cầm thanh kiếm bản to cắm sâu xuống đất. Những bức tượng này được sơn hai màu khác nhau, bên ngoài chánh điện chúng có màu đỏ, bên trong thì lại có màu tím. Xung quanh chánh điện có tám cánh cửa được khắc phù điêu hoa lá tinh xảo, tôi đánh một vòng nhưng tất cả những cánh cửa này đều bị khóa ngoài. Thất vọng, tôi định quay ra hỏi mấy người tu hành kia, bất chợt tôi thấy một bức tượng gỗ nhỏ nằm trơ trọi phía sau lan can, lúc nãy đi vào nên không để ý thấy.
Tôi nhặt bức tượng lên xem, nó cao chừng 2 tấc, trông giống như một cây đinh khổng lồ, phần phía dưới rất nhọn. Phần gỗ bên trên khắc hình Phật đang toạ thiền khá tinh xảo, viền theo xung quanh là một dòng chữ tiếng Khmer mờ, và dĩ nhiên có rõ thì tôi đọc cũng không được. Chất gỗ sáng đỏ rất đẹp, nhưng lại lấm chút bùn. Tôi lại tò mò về công dụng của nó, nhưng không hiểu nổi. Thấy hay hay tiện tay cầm theo vậy.
Tôi nhớ có ai đó nói với tôi rằng chùa Khmer cũng là nơi để hỏa thiêu, nhưng chưa bao giờ có dịp vào thăm nghĩa địa của họ. Nghĩ thế tôi bước đi nhanh hơn về phía sau chánh điện, nơi tôi thấy thấp thoáng chiếc cầu, hai dãy lan can trên đây vẫn giữ lối kiến trúc tượng hình người mặt thú cũ. Phía bên kia đầu cầu là một khoảng sân nhỏ, đứng từ đây có thể nhìn bao quát cả một vùng mọc cỏ xanh tươi, nhấp nhô trên đó là hơn hai chục nhà mồ với những mái vòm nhọn hoắc trông như đầu viết bi, cái “đầu viết” này được chia ra nhiều ngăn nhỏ theo chiều dọc, mỗi ngăn được tạc hoa văn cây cỏ hoặc phù điêu hình người mặt quỷ. Khu mộ này nằm trong một khuôn viên hình lục giác, mỗi góc có một tượng gì đó mà tôi thấy có khuôn mặt khá dữ dằn tay câfm vũ khí. Theo kiểu tôi không biết là mấy bức tượng đó bảo vệ những người nằm trong này khỏi bọn tà ma ác quỷ hay là những bức tượng lại bảo vệ cái núi này khỏi những người nằm dưới kia?
Kiến trúc của từng tháp rất công phu: đỉnh của nó có hai mãnh kim loại xòe ra như đôi cánh. Phía sau bức tường của nhà mồ này, tôi có thể thấy được chỗ học của sáu người tu hành lúc nãy. Có lẻ kiến trúc của ngôi chùa này được xây bao quanh nhà mộ, như một kiểu trấn yểm, chắc vậy.
Tôi ngắm được một lát thì cũng đi ra. Tôi băng qua chánh điện, bức tượng trên tay tôi thoáng loé sang lên, tôi cho là do nắng… nhưng nãy giờ trời ui ui thôi mà? Làm gì có đâu? Tôi gặp lại sáu vị tu hành, họ vẫn không để ý gì. Lấp ló phía sau cánh cửa là sư thầy gầy gò, xanh xao. Cậu ta chỉ dám thò đầu ra nhìn tôi, ánh mắt dè chừng như nhìn vào kẻ sát nhân. Tôi đi ngang lũ mèo vẫn còn đang nằm sưởi nắng với đủ tư thế, những con không ngủ thì mắt nhìn đăm đăm theo tôi… giống như muốn ăn cái gì đó vậy. Bỗng tôi nghe tiếng gọi: “Anh ơi” – vị sư gầy gò khi nãy đang hớt hải đuổi theo tôi – “anh đưa tôi cái tượng, đừng đem theo!” – vị sư vừa rảo bước vừa nói bằng chất giọng lơ lớ. “Dạ bẩm, cái này có sao vậy thầy?” – tôi rút bức tượng nhỏ xíu đó ra. Vị sư thoáng chốc sợ hãi khi nhìn thấy bức tượng, giống như cố tránh mặt nó vậy, rồi ông ta quay sang nhìn đám mèo và nói: “Mèo nó đào trong mả, cái này chôn theo mấy đứa con nít chết oan cho nó đừng đi quậy phá nữa, đi siêu thoát, không phải đồ lành đâu, anh để lại đi” – vị sư nói rất chân tình, chìa tay ra đón bức tượng nhỏ từ tay tôi, sau đó lại tất tả quay đi khi tôi còn chưa hiểu mô tê gì.
Đi trên con đường rãi đá, tôi chợt phát hiện ra một cảnh tượng thú vị: lò thiêu. Nó được xây khuất vào trong một tảng đá lớn, cánh cửa đã nâu và rỉ sét, trông nó như một cái phễu trúc ngược mà đáy phễu chính là ống khói. Bên trên tảng đá gần đó còn có một bức tượng chỉ đường khác, một con ác điêu khổng lồ như trong truyện cổ Thạch Sanh đang há cái miệng rộng, tinh tươm những giọt sơn màu đỏ, đôi chân nó ngoạm vào một bức tượng cô gái, ánh mắt cô ta chưa được sơn nên trắng bệch, không biết có đang sợ hay không. Cánh trái của con ác điêu, chỉ vào lò thiêu. Giờ tôi hiểu cái lều đầy những củi kia dùng để làm gì rồi.
Tôi đứng nhìn khung cảnh này cũng khá lâu rồi mới quay đi. Ra ngoài thì thấy chiếc 67 đã ngã sõng soài từ lúc nào, bánh xe sau vẫn còn quay quay. Tôi nổi máu điên, tôi thương con xe này còn hơn phụ nữ, đứa nào xô ngã tôi thề sống chết với nó. Nhưng quay qua quay lại không thấy ai cả. Tôi chửi thề vài tiếng, dựng xe lên nghĩ bụng gần đó có cái hồ đẹp lắm nên chạy lại thưởng ngoạn. Lúc này gió lên, mạnh lắm, cây rừng xào xạc làm tôi cảm giác như có tiếng con nít cười giỡn ngay sau xe mình vậy.
Mà chắc không phải đâu.
Xã Núi Tô nằm ở huyện Tri Tôn, An Giang nổi tiếng với ruộng đồng bạt ngàn, đúng với diễn tả cò bay thẳng cánh mà ông bà ta thường dùng. Cưỡi trên con xe 67 của ba tôi để lại, vừa ra khỏi nội thành, ánh mắt tôi liền bị cảnh đẹp nơi đây gội cho sạch sẽ tinh tươm. Những thửa ruộng chín vàng, những đám mây xám xịt ngập ngừng chưa dám đổ cơn mưa cuối tháng Tám, những chiếc máy gặt đập liên hợp nhai từng tất đất, chậm rãi và ngấu nghiếng. Tôi dừng xe lại, đứng dưới bóng mát khổng lồ của bầu trời. Đôi tay vô thức gỡ cái mắt kính xuống, đã lâu rồi tôi chưa được tự do thế này.
Cũng phải nói thềm về mục đích chuyến đi hôm nay. Sinh ra và lớn lên ở Cần Thơ, tôi hoàn toàn bị mê hoặc với những sự tích ở vùng Bảy Núi này cho nên vẫn mong một lần được thoả sức vẫy vùng nơi đây. Một hôm, khi đi cà phê với một ông anh, anh ta dẫn theo một nhân vật tên là Hùng, là tay chơi bon-sai có tiếng ở Sài Gòn, nhưng ngộ cái là ông này không phải chơi bon sai tạo dáng nhân tạo, mà chuyên băng rừng vượt núi để tìm những dáng bon-sai mọc tự nhiên. Tay Hùng này là người đã đi mòn chân trên đất An Giang. Vừa đặt đít xuống, gã đã châm điếu thuốc, khua qua khua lại trước mặt. Nhìn phong thái, tôi biết ngay người này hiểu biết rộng, nhưng hơi ngạo mạn.
“Đi hồ Tà Pạ chơi sao rồi mày” - ông anh tôi hỏi.
“Dạ cũng ok lắm anh.”
“Kể nghe đi”, anh hào hứng nói, “lần trước anh cũng đi mà vừa bước vô chỗ nào cũng thấy dợn dợn nên không tham quan được gì.”
Tôi cười, theo quan niệm xưa, do ông anh tôi vốn sinh vào buổi chiều nên yếu bóng vía vì giờ đó âm khí đang lên, dương khí đang suy, còn tôi sinh vào đầu giờ Dần thì ngược lại (khoảng 3h sáng) nên ba cái chuyện ma cỏ linh tinh này tôi không quan tâm. Nhìn qua tay Hùng bon-sai, ánh mắt dấu sau cặp kính của gã có vẻ sáng lên một tí, gã chống cùi chỏ ngồi giả bộ nghe. Tôi uống tí cà phê, châm điếu thuốc rồi bắt đầu kể.
Hôm đó, sau khi ra khỏi nội ô Tri Tôn, điểm tham quan đầu tiền tôi muốn tới là ngôi chùa Nam Tông không có tên nằm trên triền dốc gần núi Trà Sư. Ngôi chùa rất dễ tìm vì nó nằm gần với trục đường chính dẫn vào khu du lịch. Mười mấy cây cột khổng lồ mọc ra từ triền núi nâng đỡ khối kiến trúc vàng, đỏ đặt trưng của người dân tộc Khmer. Nhìn những cây cột này như có sự sống, như một đội binh già nua, thầm lặng, kiên nhẫn với nắng, mưa, gió, thiên tai, qua năm dài tháng rộng gánh vác trên vai vẻ đẹp mà cha ông ta đã khó nhọc tạc nên.
Thoát khỏi con đường chính, tôi lái xe chạy vào con đường làng nhỏ dưới dốc đèo, vừa đi khoảng vài trăm mét thì thấy bên phải có con dốc lát gạch, chúng đóng rêu xanh rờn. Con dốc này nghiêng khoảng 45 độ, hai cây cột dựng trước lối vào khắc hình hai con sư tử theo trường phái Nam Tông rất tinh xảo, hai bên lan can chạm khắc hình con gì đấy có vẻ như là rắn nhiều đầu mà tôi hay thấy ở các chùa Nam Tông khác, đầy vẻ cổ kính và bạc màu theo tháng năm. Phía dưới con sư tử bên trái có dòng chữ “Cấm chạy xe lên”, bên phải là dòng chữ tương tự nhưng viết bằng tiếng Anh. Xung quanh đó, có rất nhiều nhang, vài cây vừa được cắm xuống, phần lớn thì đã cháy đen đầu. Nhìn lên con dốc, hai hàng cây rợp tán che kín con đường cho nên tôi không thấy phía trên con dốc là gì cả, tôi để ý thấy có nhiều vết rêu đã bị lột ra. Không, kiểu giống như là có vật gì to bằng cơ thể người trượt ngang làm chúng bong ra. Có khi do người ta ngã từ trên xuống cũng không chừng. Tôi trề môi, đành đi kiếm đường khác vậy.
Hỏi người địa phương một hồi cũng tìm ra con đường chính dẫn lên chùa, cổng chùa nằm khuất vào trong những tán cây, nói là cổng chùa nhưng thật ra chỉ là hai cây cột cao, sơn màu xanh lá đã tróc ra gần hết. Chúng nâng đỡ một bức tượng có hình đầu của vị phật nào đó, không biết có bị bám rêu hay không, chỉ thấy đen ngòm. Con đường dẫn lên chùa này không dốc, lại rất rộng. Bên phải nó là nghĩa trang nhân dân, vì không có ai trông nom nên đã xanh cỏ, thấp thoáng trong đấy là những bia mộ đủ màu sắc, không đọc được tên người.
Tôi trả số xe, tay côn nhả nhẹ, chậm chầm lướt qua con đường không người, vây quanh bởi những cái xác không còn ai khóc thương. Cách họ chỉ đường lên chùa ở đây cũng thật độc đáo, vì phải rẽ nhiều lần nên ở mỗi khúc cua đều có những bức tượng hình người đầu thú, một tay cầm vũ khí, một tay chỉ vào hướng cần đi, và ở hướng ngược lại, luôn có một con đường dẫn xuống bởi những bậc thang đã ố đen, con đường nhìn sâu hun hút, tối om và đầy lá phú trên. Càng vào sâu, cây càng nhiều, cho đến lúc chỉ còn tôi, con đường lát đá, những bức tượng, tiếng kêu xào xạc của thiên nhiên, và màu sắc âm u tĩnh mịch giống như trời đã ngã về chiều nhưng thật ra chỉ mới gần trưa.
Vừa hết con đường lát đá là con đường đổ gạch nhấp nhô, nghĩ thầm trong bụng rằng tôi quá thương con xe 67, không thể nào để nó chịu đựng những vết đâm này được nên tôi đành dựng xe, cuốc bộ vào chùa. Đi khoảng năm phút, thứ đầu tiên tôi thấy là gian nhà mái gỗ được che tạm bợ bằng những tắm bạt xanh đỏ trắng, bên trong chất những đống củi khô. Một khối gỗ khổng lồ, cắm trên đó là cây rìu sắt, lưỡi của nó trông như đã bị rỉ sét, có vài vết đen chảy dài, tràn xuống cả đất.
Khuất sau kho gỗ, ngôi chùa dần dà hiện lên theo những sải chân náo nức của tôi. Sân chùa rộng lớn, trồng đủ thứ loại cây thân to mà tôi không kể tên được. Tôi bước đến dãy lan can nhìn xuống con đường trục chính dẫn vào khu du lịch lúc nãy, gió lùa vào tóc tôi ríu rít như tiếng kêu của loài diều hâu. Tôi tự hỏi, trời chắc đã giữa trưa mà sao không có một giọt nắng nào rót xuống.
Nhìn ngắm sự hùng vĩ của vùng Bảy Núi được một lát thì tôi nghe sau lưng có tiếng đọc đồng thanh, quay lại thì thấy có sáu người tu hành, khoác áo cà sa màu cam ngả bạc đang ngồi học. Bước lại gần, tôi thấy trên bảng là hai đoạn văn được viết bằng tiếng của người dân tộc Khmer. Sáu người này tuy biết tôi đứng nhìn nhưng thái độ của họ vẫn dửng dưng, cũng dễ hiểu, chuyện có người vào đây tham quan đối với họ chắc là chuyện thường ngày. Tôi quay đi, chợt một cảm giác lạnh toát chạy khắp xươn sườn (từ nhỏ đến lớn, tôi rất ít khi bị chuyện gì làm cho nổi da gà), bỗng tôi nhớ về một bộ phim, cảnh tượng trong đầu tôi lúc này giống như lúc đó, là cảm giác dửng dưng khi tôi đứng nhìn sáu người bọn họ, nhưng khi tôi quay đi, sáu cái đầu lập tức bẻ về một hướng, họ nhìn tôi chằm chằm, tròng mắt trợn trắng. Tôi nhún vai, cảm giác chỉ là cảm giác, giờ phải đi tham quan ngôi chùa.
Điều đặc biệt đập ngay vào mắt tôi là ở chùa có quá nhiều mèo, đủ màu lông, đủ mập ốm. Chúng nằm la liệt khắp nơi. Tuy nhiên có điểm làm tôi chú ý, đó là hầu như con nào cũng dính bùn ở chân và mép, mặc dù sân chùa được lát đá sạch sẽ. Khó hiểu nhưng do không có câu trả lời nên tôi cũng kệ, bước tiếp vào khu chánh điện.
Lối dẫn lên chánh điện khá hẹp, vừa đi hết thì thấy một bức tượng to đùng, lư hương chỉ còn sót lại những xác nhang đỏ ói, tro rớt đầy trên sàn, chúng bị gió thổi đi, đập vào chân bức tượng rồi lại rớt xuống, rồi lại bị gió thổi, rồi lại rớt xuống như đang bị tra tấn. Bức tượng này rất đẹp, cao gần ba mét, tay phải ông ta đang cầm một vật gì đó giống như bông lúa, ông khoát bộ áo được điểu khắc hết sức tỉ mị, ông toát lên thần thái siêu phàm, quyền năng. Tôi thắp một nén nhang, cắm vào lư hương rồi tiến đến chánh điện.
“Ủa”, ông anh tôi cắt ngang câu chuyện, “vậy tên tượng phật là gì sau để bên ngoài ta?”
“Em không biết”, tôi nói tỏ vẻ tiếc nuối.
“Mày dở quá”, anh ta trề môi, “đáng lẽ mày nên tìm hiểu về văn hóa chùa chiền của người Khmer trước khi mày lên đó!”
Tôi im lặng đồng ý. Tay Hùng bon-sai từ nãy đến giờ vẫn chăm chú nghe tôi kể chuyện, nhưng ánh mắt của gã tỏ vẻ gì đó muốn phản bác lại câu chuyện của tôi. Dù trông gã có vẻ tập trung, nhưng cái tay châm thuốc không ngớt và cái cằm cứ thụt vào trong đầy giấu diếm. Tôi hơi bực vì sự vô duyên này nhưng vẫn chưa đủ để đưa ra góp ý gì. Tôi bèn kể tiếp.
Bao quanh ngồi chùa là hai dãy lan can được đỡ bởi những bức tượng hình người mặt quỷ, chúng được điêu khắc sao cho trông chúng giống như đang bị sức nặng của lan can đè lên nên phải khom cả đầu gối, hay tay cầm thanh kiếm bản to cắm sâu xuống đất. Những bức tượng này được sơn hai màu khác nhau, bên ngoài chánh điện chúng có màu đỏ, bên trong thì lại có màu tím. Xung quanh chánh điện có tám cánh cửa được khắc phù điêu hoa lá tinh xảo, tôi đánh một vòng nhưng tất cả những cánh cửa này đều bị khóa ngoài. Thất vọng, tôi định quay ra hỏi mấy người tu hành kia, bất chợt tôi thấy một bức tượng gỗ nhỏ nằm trơ trọi phía sau lan can, lúc nãy đi vào nên không để ý thấy.
Tôi nhặt bức tượng lên xem, nó cao chừng 2 tấc, trông giống như một cây đinh khổng lồ, phần phía dưới rất nhọn. Phần gỗ bên trên khắc hình Phật đang toạ thiền khá tinh xảo, viền theo xung quanh là một dòng chữ tiếng Khmer mờ, và dĩ nhiên có rõ thì tôi đọc cũng không được. Chất gỗ sáng đỏ rất đẹp, nhưng lại lấm chút bùn. Tôi lại tò mò về công dụng của nó, nhưng không hiểu nổi. Thấy hay hay tiện tay cầm theo vậy.
Tôi nhớ có ai đó nói với tôi rằng chùa Khmer cũng là nơi để hỏa thiêu, nhưng chưa bao giờ có dịp vào thăm nghĩa địa của họ. Nghĩ thế tôi bước đi nhanh hơn về phía sau chánh điện, nơi tôi thấy thấp thoáng chiếc cầu, hai dãy lan can trên đây vẫn giữ lối kiến trúc tượng hình người mặt thú cũ. Phía bên kia đầu cầu là một khoảng sân nhỏ, đứng từ đây có thể nhìn bao quát cả một vùng mọc cỏ xanh tươi, nhấp nhô trên đó là hơn hai chục nhà mồ với những mái vòm nhọn hoắc trông như đầu viết bi, cái “đầu viết” này được chia ra nhiều ngăn nhỏ theo chiều dọc, mỗi ngăn được tạc hoa văn cây cỏ hoặc phù điêu hình người mặt quỷ. Khu mộ này nằm trong một khuôn viên hình lục giác, mỗi góc có một tượng gì đó mà tôi thấy có khuôn mặt khá dữ dằn tay câfm vũ khí. Theo kiểu tôi không biết là mấy bức tượng đó bảo vệ những người nằm trong này khỏi bọn tà ma ác quỷ hay là những bức tượng lại bảo vệ cái núi này khỏi những người nằm dưới kia?
Kiến trúc của từng tháp rất công phu: đỉnh của nó có hai mãnh kim loại xòe ra như đôi cánh. Phía sau bức tường của nhà mồ này, tôi có thể thấy được chỗ học của sáu người tu hành lúc nãy. Có lẻ kiến trúc của ngôi chùa này được xây bao quanh nhà mộ, như một kiểu trấn yểm, chắc vậy.
Tôi ngắm được một lát thì cũng đi ra. Tôi băng qua chánh điện, bức tượng trên tay tôi thoáng loé sang lên, tôi cho là do nắng… nhưng nãy giờ trời ui ui thôi mà? Làm gì có đâu? Tôi gặp lại sáu vị tu hành, họ vẫn không để ý gì. Lấp ló phía sau cánh cửa là sư thầy gầy gò, xanh xao. Cậu ta chỉ dám thò đầu ra nhìn tôi, ánh mắt dè chừng như nhìn vào kẻ sát nhân. Tôi đi ngang lũ mèo vẫn còn đang nằm sưởi nắng với đủ tư thế, những con không ngủ thì mắt nhìn đăm đăm theo tôi… giống như muốn ăn cái gì đó vậy. Bỗng tôi nghe tiếng gọi: “Anh ơi” – vị sư gầy gò khi nãy đang hớt hải đuổi theo tôi – “anh đưa tôi cái tượng, đừng đem theo!” – vị sư vừa rảo bước vừa nói bằng chất giọng lơ lớ. “Dạ bẩm, cái này có sao vậy thầy?” – tôi rút bức tượng nhỏ xíu đó ra. Vị sư thoáng chốc sợ hãi khi nhìn thấy bức tượng, giống như cố tránh mặt nó vậy, rồi ông ta quay sang nhìn đám mèo và nói: “Mèo nó đào trong mả, cái này chôn theo mấy đứa con nít chết oan cho nó đừng đi quậy phá nữa, đi siêu thoát, không phải đồ lành đâu, anh để lại đi” – vị sư nói rất chân tình, chìa tay ra đón bức tượng nhỏ từ tay tôi, sau đó lại tất tả quay đi khi tôi còn chưa hiểu mô tê gì.
Đi trên con đường rãi đá, tôi chợt phát hiện ra một cảnh tượng thú vị: lò thiêu. Nó được xây khuất vào trong một tảng đá lớn, cánh cửa đã nâu và rỉ sét, trông nó như một cái phễu trúc ngược mà đáy phễu chính là ống khói. Bên trên tảng đá gần đó còn có một bức tượng chỉ đường khác, một con ác điêu khổng lồ như trong truyện cổ Thạch Sanh đang há cái miệng rộng, tinh tươm những giọt sơn màu đỏ, đôi chân nó ngoạm vào một bức tượng cô gái, ánh mắt cô ta chưa được sơn nên trắng bệch, không biết có đang sợ hay không. Cánh trái của con ác điêu, chỉ vào lò thiêu. Giờ tôi hiểu cái lều đầy những củi kia dùng để làm gì rồi.
Tôi đứng nhìn khung cảnh này cũng khá lâu rồi mới quay đi. Ra ngoài thì thấy chiếc 67 đã ngã sõng soài từ lúc nào, bánh xe sau vẫn còn quay quay. Tôi nổi máu điên, tôi thương con xe này còn hơn phụ nữ, đứa nào xô ngã tôi thề sống chết với nó. Nhưng quay qua quay lại không thấy ai cả. Tôi chửi thề vài tiếng, dựng xe lên nghĩ bụng gần đó có cái hồ đẹp lắm nên chạy lại thưởng ngoạn. Lúc này gió lên, mạnh lắm, cây rừng xào xạc làm tôi cảm giác như có tiếng con nít cười giỡn ngay sau xe mình vậy.
Mà chắc không phải đâu.
Mừng Giáng Sinh, Tặng Ngay 15% Giá Trị Nạp. Chương Trình Khuyến Mãi Kéo Dài Từ 24/12 Đến Hết 27/12, Nhanh Tay Lên Các Bạn Ơi!!
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook