[Thập Niên] Trở Về Thời Đại Thiếu Nữ
-
Chương 17:
Nhóm dịch: Thất Liên Hoa
Tuy Thư Nghi chỉ xới cho cô nửa chén cơm, nhưng trong nhà dùng chén sứ trắng hoa lam rất lớn, một chén cơm này đã bằng ba cái chén tinh xảo nhỏ bé khác.
Mẹ Thư Nghi nhìn thấy con gái cũng động đũa, bà bối rối hỏi: “Bữa tối con ăn chưa no sao?”
Thư Nghi dạ một tiếng, nói: “Cả ngày hôm nay con chưa ăn no bữa nào cả, món tôm buổi trưa không biết đã để trong tủ đông bao lâu rồi, chẳng có vị gì cả, cả đường chỉ ở lưng tôm cũng chưa làm sạch. Còn món canh bí buổi tối, vốn là từ món bí xào của bữa trưa còn thừa, sau đó cho thêm nước vào nấu thành canh, con ăn không nổi.”
Thư Nghi biết nếu cô đề cập đến chuyện rửa chén ở bàn ăn nhỏ với mẹ, mẹ cô sẽ nghĩ chuyện đó không phải là vấn đề lớn, nhưng nếu cô nói với mẹ chuyện cô ăn không ngon, ăn không no, vậy thì mẹ cô mới nghiêm túc suy nghĩ.
Sau khi tan tầm, mẹ Thư Nghi đói đến mức bụng dán vào lưng, một chén cơm lớn bay sạch vào bụng, hai món ăn cũng mỗi người ăn một nửa, cuối cùng lại phát hiện ra bản thân ăn nó quá, ngồi lười biếng ở ghế không muốn động đậy.
Sau khi nghe con gái nói vậy, mẹ Thư Nghi lập tức ngồi thẳng người, lông mày nhíu chặt: “Bữa cơm ở bàn ăn nhỏ của mấy đứa không phải là ăn giống như ở nhà trẻ sao?”
Thư Nghi gật đầu: “Dạ đúng, nhưng đồ ăn ở nhà trẻ cũng chỉ được như vậy thôi.”
Không dùng tôm đông lạnh đã bóc vỏ sẵn, chẳng lẽ lại dùng tôm tươi, mấy chục đồng một cân rồi ngồi bóc bằng tay? Mấy trăm đứa nhỏ ăn cơm tập thể, từng con tôm đều phải làm sạch sẽ, chỉ sợ rằng mỗi lần vào bếp phải mệt hộc máu chết mất! Buổi trưa có món bí xào còn thừa trong nồi lớn, buổi tối nấu thành món canh, vừa tiện vừa không lãng phí.
Học phí của mấy đứa nhỏ ở trường mẫu giáo Thiết Lộ vốn không hề đắt, dù là tiền học phí hay tiền ăn, giá tiền đều rất hợp lý, với mức giá như vậy, trẻ em mẫu giáo được ăn uống như vậy đã là tốt lắm rồi.
Mẹ Thư Nghi suy nghĩ, bà cũng nhận ra đạo lý này, lại cảm thấy Thư Nghi đang kén chọn: “Chỉ tôm làm chưa sạch, vậy thì con tự nhặt ra cho sạch là được rồi, không phải sao? Không thể chỉ vì chuyện đó mà ăn không no chứ?”
Thư Nghi hỏi: “Con ăn ở bàn ăn nhỏ, mỗi tháng mẹ phải nộp bao nhiêu tiền?”
Hai mươi năm sau, Thư Nghi tự nhiên không nhớ nổi tiền phí đóng cho bàn ăn nhỏ lúc tiểu học của cô. Mẹ Thư Nghi nghe thấy con gái hỏi về vấn đề này, bà không cảm thấy có gì kỳ lạ, con gái bà còn nhỏ, cũng không có khái niệm gì về chuyện tiền bạc, mỗi lần nộp tiền cho bàn ăn nhỏ, bà đều là người đi nộp.
Mẹ Thư Nghi trả lời: “Con đi học từ thứ hai tới thứ sáu, mỗi ngày chỉ ăn một bữa trưa thì một tháng đóng chín mươi tệ. Mỗi ngày ăn ở bàn ăn nhỏ hai bữa, một tháng là một trăm tám.”
Nghe có vẻ rẻ, nhưng Thư Nghi không quên hiện tại đang là năm 1999. Để có khái niệm trực quan hơn, Thư Nghi hỏi: “Mẹ, vậy lương một tháng của mẹ bây giờ là bao nhiêu?”
Mẹ Thư Nghi làm việc ở ga đường sắt, tuy rằng chỉ làm công việc đơn giản nhất, nhưng mỗi ngày đều rất vất vả, nhưng hiện tại ga đường sắt cũng coi như là chỗ làm tốt, mức lương cao, bà kiếm được không ít tiền. Mẹ Thư Nghi lo lắng con gái tuổi còn nhỏ, miệng lưỡi hay nói, vì vậy trước đây bà chưa từng nói với Thư Nghi về tiền lương bao nhiêu, tiền tiết kiệm trong nhà có bao nhiêu.
Tuy Thư Nghi chỉ xới cho cô nửa chén cơm, nhưng trong nhà dùng chén sứ trắng hoa lam rất lớn, một chén cơm này đã bằng ba cái chén tinh xảo nhỏ bé khác.
Mẹ Thư Nghi nhìn thấy con gái cũng động đũa, bà bối rối hỏi: “Bữa tối con ăn chưa no sao?”
Thư Nghi dạ một tiếng, nói: “Cả ngày hôm nay con chưa ăn no bữa nào cả, món tôm buổi trưa không biết đã để trong tủ đông bao lâu rồi, chẳng có vị gì cả, cả đường chỉ ở lưng tôm cũng chưa làm sạch. Còn món canh bí buổi tối, vốn là từ món bí xào của bữa trưa còn thừa, sau đó cho thêm nước vào nấu thành canh, con ăn không nổi.”
Thư Nghi biết nếu cô đề cập đến chuyện rửa chén ở bàn ăn nhỏ với mẹ, mẹ cô sẽ nghĩ chuyện đó không phải là vấn đề lớn, nhưng nếu cô nói với mẹ chuyện cô ăn không ngon, ăn không no, vậy thì mẹ cô mới nghiêm túc suy nghĩ.
Sau khi tan tầm, mẹ Thư Nghi đói đến mức bụng dán vào lưng, một chén cơm lớn bay sạch vào bụng, hai món ăn cũng mỗi người ăn một nửa, cuối cùng lại phát hiện ra bản thân ăn nó quá, ngồi lười biếng ở ghế không muốn động đậy.
Sau khi nghe con gái nói vậy, mẹ Thư Nghi lập tức ngồi thẳng người, lông mày nhíu chặt: “Bữa cơm ở bàn ăn nhỏ của mấy đứa không phải là ăn giống như ở nhà trẻ sao?”
Thư Nghi gật đầu: “Dạ đúng, nhưng đồ ăn ở nhà trẻ cũng chỉ được như vậy thôi.”
Không dùng tôm đông lạnh đã bóc vỏ sẵn, chẳng lẽ lại dùng tôm tươi, mấy chục đồng một cân rồi ngồi bóc bằng tay? Mấy trăm đứa nhỏ ăn cơm tập thể, từng con tôm đều phải làm sạch sẽ, chỉ sợ rằng mỗi lần vào bếp phải mệt hộc máu chết mất! Buổi trưa có món bí xào còn thừa trong nồi lớn, buổi tối nấu thành món canh, vừa tiện vừa không lãng phí.
Học phí của mấy đứa nhỏ ở trường mẫu giáo Thiết Lộ vốn không hề đắt, dù là tiền học phí hay tiền ăn, giá tiền đều rất hợp lý, với mức giá như vậy, trẻ em mẫu giáo được ăn uống như vậy đã là tốt lắm rồi.
Mẹ Thư Nghi suy nghĩ, bà cũng nhận ra đạo lý này, lại cảm thấy Thư Nghi đang kén chọn: “Chỉ tôm làm chưa sạch, vậy thì con tự nhặt ra cho sạch là được rồi, không phải sao? Không thể chỉ vì chuyện đó mà ăn không no chứ?”
Thư Nghi hỏi: “Con ăn ở bàn ăn nhỏ, mỗi tháng mẹ phải nộp bao nhiêu tiền?”
Hai mươi năm sau, Thư Nghi tự nhiên không nhớ nổi tiền phí đóng cho bàn ăn nhỏ lúc tiểu học của cô. Mẹ Thư Nghi nghe thấy con gái hỏi về vấn đề này, bà không cảm thấy có gì kỳ lạ, con gái bà còn nhỏ, cũng không có khái niệm gì về chuyện tiền bạc, mỗi lần nộp tiền cho bàn ăn nhỏ, bà đều là người đi nộp.
Mẹ Thư Nghi trả lời: “Con đi học từ thứ hai tới thứ sáu, mỗi ngày chỉ ăn một bữa trưa thì một tháng đóng chín mươi tệ. Mỗi ngày ăn ở bàn ăn nhỏ hai bữa, một tháng là một trăm tám.”
Nghe có vẻ rẻ, nhưng Thư Nghi không quên hiện tại đang là năm 1999. Để có khái niệm trực quan hơn, Thư Nghi hỏi: “Mẹ, vậy lương một tháng của mẹ bây giờ là bao nhiêu?”
Mẹ Thư Nghi làm việc ở ga đường sắt, tuy rằng chỉ làm công việc đơn giản nhất, nhưng mỗi ngày đều rất vất vả, nhưng hiện tại ga đường sắt cũng coi như là chỗ làm tốt, mức lương cao, bà kiếm được không ít tiền. Mẹ Thư Nghi lo lắng con gái tuổi còn nhỏ, miệng lưỡi hay nói, vì vậy trước đây bà chưa từng nói với Thư Nghi về tiền lương bao nhiêu, tiền tiết kiệm trong nhà có bao nhiêu.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook