Chờ cô ấy vừa tròn mười tám tuổi, ba mẹ làm chủ muốn gả cô ấy cho một người đàn ông góa vợ trong thôn, chỉ vì đối phương có thể trả được 300 đồng tiền sính lễ.

Carl Jung(*) từng có câu nói rất nổi bật: Người khỏe mạnh không hành hạ người khác, thông thường chính người bị tra tấn trở thành kẻ tra tấn. Câu nói này rất phù hợp với hoàn cảnh sống của một gia đình. Người từ nhỏ đã bị tư tưởng trọng nam khinh nữ ám hại, sau này lớn lên cũng trở thành hung thủ hãm hại gia đình mình. Tính chất nguy hiểm nhất tàn ác nhất của khối u nhọt tư tưởng phong kiến là nó rất dễ lây lan, và cực kỳ khó diệt trừ. Nhưng cũng có những trường hợp ngoại lệ.

(*)Carl Gustav Jung là một bác sĩ tâm thần học, nhà tâm lý học Thụy Sĩ. Nổi tiếng nhờ ông thành lập một trường phái tâm lý học mới có tên là tâm lý học phân tích nhằm phân biệt với trường phái phân tâm học của Sigmund Freud. Và ngày nay có rất nhiều nhà tâm lý trị liệu chữa trị bệnh nhân theo phương pháp của ông

Trương Chiêu Đệ là chị cả trong gia đình, thường xuyên phải đi bộ mười mấy dặm xuống núi bán sản vật núi rừng, cô cũng dần tích lũy được chút kiến thức.

Được biết ba mẹ muốn gả mình cho một lão già góa vợ. Không những vậy, vợ cũ của lão già này còn bị ông ta đánh chết. Tuy cuộc sống không được tốt cho lắm, nhưng bản thân cô ấy cũng vô thức mong muốn được sống, cô ấy muốn sống thật tốt, vì vậy cô ấy dốc hết can đảm của nửa phần đời còn lại của mình, chạy trốn nhân dịp đi xuống núi bán hàng. Lúc đó còn chưa có thẻ căn cước công dân, cô ấy không có thư giới thiệu, nên chỉ có thể đi lang thang ở chợ mấy thôn quanh đó, tình cờ gặp được Tô Ái Quốc đang trở về nhà.

Lúc đó, Tô Ái Quốc vừa đến tuổi trưởng thành, muốn cưới vợ thành gia, nhưng có lẽ ba mẹ nuôi nghĩ anh ấy lấy vợ xong sẽ không hiếu thuận nữa, giữ hết tiền lương của anh ấy không chịu thu xếp. Là con nuôi, Tô Ái Quốc đương nhiên không dám to tiếng với ba mẹ, nên đành phải nghĩ cách khác.

Trương Chiêu Đệ đi đến đường cùng, cũng không kiêng kỵ gì nữa, chủ động nói với anh: “Em gả cho anh, em không cần tiền sính lễ gì cả, nhưng sau này em chỉ sinh một đứa con thôi."



Tô Ái Quốc đã phải sống kiếp ăn nhờ ở đậu từ nhỏ, tuy ba mẹ nuôi nuôi dưỡng anh, nhưng anh ấy chưa từng được hưởng tình yêu thương của ba mẹ. Anh ấy từng phải chịu rất nhiều đau khổ, nhưng lại không thể nói ra với người ngoài, vì vậy anh cũng không quan tâm xem có con trai nối dõi tông đường hay không, đồng ý với cô ấy.

Không có hôn lễ, không có tình yêu oanh oanh liệt liệt, hai người đi đến cục dân chính lấy giấy chứng nhận kết hôn, Tô Ái Quốc nhờ quan hệ chuyển hộ khẩu của Trương Chiêu Đệ tới Bằng thành, hai người sống cuộc sống hôn nhân bình thường.

Năm thứ hai, cô ấy sinh đứa con gái duy nhất, T ô Dĩ Mạt.

Dĩ Mạt là cái tên do Tô Ái Quốc đặt, ngụ ý từ nay hai người sẽ nương tựa lẫn nhau.

Sau khi Tô Dĩ Mạt đi nhà trẻ, Trương Chiêu Đệ cũng có thời gian rảnh rỗi, đúng lúc nhà ăn thuê người, cô ấy nhân cơ hội xin vào làm, tiền lương mỗi tháng của hai người cộng lại được hơn 300 đồng, nuôi một đứa con gái, cuộc sống cũng coi như êm ấm.

Hầu hết ký ức của nguyên thân đều là hình ảnh được ba mẹ cưng chiều, nhưng Tô Dĩ Mạt chưa từng trải qua những điều này. Cô không thể kiềm chế được mình chìm đắm trong những hồi ức tốt đẹp này, chợt nghe thấy tiếng gõ vang lên từ bên cạnh.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương