[Thập Niên 80] Sống Lại Phấn Đấu Làm Giàu
-
Chương 44: Phiền Toái (1)
Nhóm dịch: Thất Liên Hoa
Diêu Thế Linh biết quyển sổ bản vẽ này là Văn Thanh tốn năm xu tiền mua giấy rồi cắt thành, bình thường Văn Thanh rảnh rỗi sẽ cầm lấy cái bút cùn của Văn Bằng, nằm lì trên giường dưới ánh đèn dầu hỏa vẽ linh tinh. Bà vẫn một mực tưởng Văn Thanh vẽ linh tinh, vẽ nghiêm túc thì sao giống Văn Thanh nhẹ nhàng qua loa như vậy.
Nhưng mà người đàn ông trước mặt thế mà muốn mua? Dù như thế nào Diêu Thế Linh cũng không tin, ông ta nói đùa à?
Tất cả mọi người lộ vẻ hoài nghi.
Chỉ có Văn Thanh thật yên lặng, đối với cái này cũng chẳng suy nghĩ gì nữa.
Người đàn ông nhìn về phía Văn Thanh, trong ánh mắt có sự thưởng thức càng sâu đậm.
“Cái này bán cho tôi hai trăm đồng tiền, được không?” Người đàn ông hỏi.
Hai trăm đồng tiền?
Diêu Thế Linh và cả nhà dì Tiêu như bị sét đánh trúng, không nhúc nhích.
Chỉ có một cuốn giấy rách vẽ bút chì bán hai trăm đồng tiền?
“Thế nào?” Người đàn ông nhìn Văn Thanh và hỏi.
Diêu Thế Linh, cả nhà dì Tiếu đồng loạt nhìn về phía cô.
Văn Thành dừng lại một chút, sau đó cười nói: “Cảm ơn chú đã nhặt được bản phác thảo của cháu. Nhưng cháu không có ý định bán bất cứ bản phác thảo nào của mình.”
Người đàn ông sửng sốt, không ngờ Văn Thanh lại trả lời như vậy.
Mẹ chồng dì Tiếu nghe vậy không kìm chế được kéo góc á Diêu Thế Linh và nhỏ giọng nói: “Mẹ Văn Thanh à, cô mau khuyên nhủ con bé đi. Văn Thanh còn nhỏ tuổi nên không biết điểm tốt của tiền. Tờ giấy kia thì đáng mấy đồng tiền chứ? Hai trăm đồng mới đáng giá, đủ cho gia đình phổ thông như chúng ta sống thư thái trong một năm rưỡi. Cô nói xem có đúng không?”
“Mẹ, mẹ đừng có nói bừa.” Dì Tiếu nói.
“Văn Thanh là một đứa trẻ có chủ kiến.”
Mẹ chồng dì Tiếu vẫn kiên trì: “Mẹ chỉ nói sự thật thôi.”
Diêu Thế Linh hơi do dự, đến bây giờ bà vẫn chưa nhìn ra tại sao quần áo do Văn Thanh vẽ ra lại đáng giá hai trăm đồng! Diêu Thế Linh vừa định tiến lên thì thấy người đàn ông kia hỏi: “Bao nhiêu tiền thì bán?”
Bà chợt cảm thấy kinh ngạc, chẳng lẽ người này còn muốn tăng giá ư?
“Ba trăm đồng? Bán không?” Người đàn ông lại hỏi.
Ba trăm đồng? Diêu Thế Linh và cả nhà dì Tiếu hít một hơi khí lạnh. Sắc mặt của Băn Thanh vẫn chẳng thay đổi.
Người đàn ông này nhìn cô, cũng chẳng che giấu sự thưởng thức trong mắt nữa. Ông ấy cứ nghĩ cô bé này sẽ mừng như điên nhận tiền, có lẽ còn hỏi người đàn ông có muốn mua bản phác thảo khác không. Ông ấy còn định mua lại toàn bộ.
Kết quả, Văn Thanh chẳng những không làm như vậy mà trái lại còn hết sức tự tin, rõ ràng giá trị của bản phác thảo, vẫn không động lòng.
Ông ấy nói thầm: ‘Cô bé này rất khác biệt.’
Lúc này, cuối cùng Diêu Thế Linh cũng đi tới trước mặt Văn Thanh và gọi: “Văn Thanh.”
Cô quay đầu liếc nhìn bà nói: “Mẹ.”
Diêu Thế Linh nhìn Văn Thanh bằng ánh mắt vừa nghi ngờ vừa khát vọng, lo lắng. Nghi ngờ là về giá trị của bản phác thảo, khát vọng là tiền tài, lo lắng là xuất phát từ tình yêu thương của người mẹ.
Văn Thanh hiểu, cô liếc mắt nhìn Diêu Thế Linh, im lặng một lúc rồi nhìn về phía người đàn ông: “Chốt giá cuối cùng! Sáu trăm đồng.”
Trong nháy mắt, Diêu Thế Linh và cả nhà dì Tiếu đều kinh ngạc tới ngây người.
Sáu trăm đồng? Điên rồi ư? Điên rồi mới bán tờ giấy rách kia với giá đó. Tất cả mọi người đều cho rằng người đàn ông này sẽ bị Văn Thanh dọa chạy.
Mẹ chồng dì Tiếu thầm cắn rằng, con bé Văn Thanh này đúng là không biết làm ăn. Không thể ăn cả mâm chỉ bằng một miếng, kiếm được đồng nào hay đồng đó, hà tất dọa khách chạy mất.
Diêu Thế Linh biết quyển sổ bản vẽ này là Văn Thanh tốn năm xu tiền mua giấy rồi cắt thành, bình thường Văn Thanh rảnh rỗi sẽ cầm lấy cái bút cùn của Văn Bằng, nằm lì trên giường dưới ánh đèn dầu hỏa vẽ linh tinh. Bà vẫn một mực tưởng Văn Thanh vẽ linh tinh, vẽ nghiêm túc thì sao giống Văn Thanh nhẹ nhàng qua loa như vậy.
Nhưng mà người đàn ông trước mặt thế mà muốn mua? Dù như thế nào Diêu Thế Linh cũng không tin, ông ta nói đùa à?
Tất cả mọi người lộ vẻ hoài nghi.
Chỉ có Văn Thanh thật yên lặng, đối với cái này cũng chẳng suy nghĩ gì nữa.
Người đàn ông nhìn về phía Văn Thanh, trong ánh mắt có sự thưởng thức càng sâu đậm.
“Cái này bán cho tôi hai trăm đồng tiền, được không?” Người đàn ông hỏi.
Hai trăm đồng tiền?
Diêu Thế Linh và cả nhà dì Tiêu như bị sét đánh trúng, không nhúc nhích.
Chỉ có một cuốn giấy rách vẽ bút chì bán hai trăm đồng tiền?
“Thế nào?” Người đàn ông nhìn Văn Thanh và hỏi.
Diêu Thế Linh, cả nhà dì Tiếu đồng loạt nhìn về phía cô.
Văn Thành dừng lại một chút, sau đó cười nói: “Cảm ơn chú đã nhặt được bản phác thảo của cháu. Nhưng cháu không có ý định bán bất cứ bản phác thảo nào của mình.”
Người đàn ông sửng sốt, không ngờ Văn Thanh lại trả lời như vậy.
Mẹ chồng dì Tiếu nghe vậy không kìm chế được kéo góc á Diêu Thế Linh và nhỏ giọng nói: “Mẹ Văn Thanh à, cô mau khuyên nhủ con bé đi. Văn Thanh còn nhỏ tuổi nên không biết điểm tốt của tiền. Tờ giấy kia thì đáng mấy đồng tiền chứ? Hai trăm đồng mới đáng giá, đủ cho gia đình phổ thông như chúng ta sống thư thái trong một năm rưỡi. Cô nói xem có đúng không?”
“Mẹ, mẹ đừng có nói bừa.” Dì Tiếu nói.
“Văn Thanh là một đứa trẻ có chủ kiến.”
Mẹ chồng dì Tiếu vẫn kiên trì: “Mẹ chỉ nói sự thật thôi.”
Diêu Thế Linh hơi do dự, đến bây giờ bà vẫn chưa nhìn ra tại sao quần áo do Văn Thanh vẽ ra lại đáng giá hai trăm đồng! Diêu Thế Linh vừa định tiến lên thì thấy người đàn ông kia hỏi: “Bao nhiêu tiền thì bán?”
Bà chợt cảm thấy kinh ngạc, chẳng lẽ người này còn muốn tăng giá ư?
“Ba trăm đồng? Bán không?” Người đàn ông lại hỏi.
Ba trăm đồng? Diêu Thế Linh và cả nhà dì Tiếu hít một hơi khí lạnh. Sắc mặt của Băn Thanh vẫn chẳng thay đổi.
Người đàn ông này nhìn cô, cũng chẳng che giấu sự thưởng thức trong mắt nữa. Ông ấy cứ nghĩ cô bé này sẽ mừng như điên nhận tiền, có lẽ còn hỏi người đàn ông có muốn mua bản phác thảo khác không. Ông ấy còn định mua lại toàn bộ.
Kết quả, Văn Thanh chẳng những không làm như vậy mà trái lại còn hết sức tự tin, rõ ràng giá trị của bản phác thảo, vẫn không động lòng.
Ông ấy nói thầm: ‘Cô bé này rất khác biệt.’
Lúc này, cuối cùng Diêu Thế Linh cũng đi tới trước mặt Văn Thanh và gọi: “Văn Thanh.”
Cô quay đầu liếc nhìn bà nói: “Mẹ.”
Diêu Thế Linh nhìn Văn Thanh bằng ánh mắt vừa nghi ngờ vừa khát vọng, lo lắng. Nghi ngờ là về giá trị của bản phác thảo, khát vọng là tiền tài, lo lắng là xuất phát từ tình yêu thương của người mẹ.
Văn Thanh hiểu, cô liếc mắt nhìn Diêu Thế Linh, im lặng một lúc rồi nhìn về phía người đàn ông: “Chốt giá cuối cùng! Sáu trăm đồng.”
Trong nháy mắt, Diêu Thế Linh và cả nhà dì Tiếu đều kinh ngạc tới ngây người.
Sáu trăm đồng? Điên rồi ư? Điên rồi mới bán tờ giấy rách kia với giá đó. Tất cả mọi người đều cho rằng người đàn ông này sẽ bị Văn Thanh dọa chạy.
Mẹ chồng dì Tiếu thầm cắn rằng, con bé Văn Thanh này đúng là không biết làm ăn. Không thể ăn cả mâm chỉ bằng một miếng, kiếm được đồng nào hay đồng đó, hà tất dọa khách chạy mất.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook