[Thập Niên 80] Sống Lại Phấn Đấu Làm Giàu
-
Chương 30: Không Dám Tin Tưởng (2)
Nhóm dịch: Thất Liên Hoa
Văn Thanh giật mình: “Lượng Lượng, em tan học rồi à, sao trễ vậy?”
“Lúc quét dọn vệ sinh thì có hai bạn học đánh nhau, tụi em phải can ngăn rồi đưa một bạn học khác về nhà nên về trễ.” Văn Lượng giải thích.
“Đánh nhau sao? Có trúng em không?” Văn Thanh vội vàng đặt giày xuống rồi kiểm tra người Văn Lượng.
Văn Lượng khó xử kéo tay Văn Thanh ra: “Em đâu có đánh nhau, mẹ và Văn Bằng đâu rồi ạ?”
Văn Thanh thở phào nhẹ nhõm: “Đi trồng đậu rồi.”
Văn Lượng treo cặp lên tường rồi nói: “Em đi xem thế nào.” Nói xong thì cậu chạy biến đi.
Sự đối địch của Văn Lượng đối với cô đã giảm đi, Văn Thanh cười cười, sau đó cô ngẩng đầu nhìn sắc trời. Chưa tới nửa tiếng nữa thôi thì mặt trời sẽ lặn hoàn toàn, chắc chắn mẹ và Bằng Bằng đã mệt lắm rồi, cô cất đồ hốt rác và cái bàn đi rồi xoay người vào bếp rửa tay, bắt đầu nhào và cán mì.
Lại nói tiếp, kỹ năng nấu cơm bây giờ của cô cũng nhờ vào Kỷ Ngạn Quân. Bởi vì một câu ‘Cách nhanh nhất để nắm giữ trái tim của một người đàn ông là thông qua dạ dày' mà cô đã học nấu canh cho anh, kết quả thì sao, không những cô không thể hoà thuận với Kỷ Ngạn Quân, mà với nhà họ Kỷ cũng vậy.
Văn Thanh bình tĩnh lại, cô dùng cây lăn để cán bột rồi dùng dao phay cắt mì thành sợi. Đến khi Diêu Thế Linh, Văn Bằng và Văn Lượng trở về thì Văn Thanh vẫn đang làm mì.
Cả đầu Văn Bằng ướt đẫm mồ hôi, cậu ấy chạy vào trong, vui vẻ nhảy cẫng lên: “Chị hai, là mì sợi trắng, mì sợi trắng.”
“Quỷ tham ăn.” Văn Thanh cười nói.
Diêu Thế Linh còn chưa mở miệng thì Văn Bằng đã tự giác ngậm miệng lại, đôi mắt của cậu ấy nhìn chằm chằm vào những sợi mì trắng rồi nuốt nước miếng.
Lần này, không những Diêu Thế Linh không trách Văn Thanh dùng bột mì làm mì làm chi cho tốn kém, mà bà còn hỏi thăm cô có mệt không? Lúc ăn mì còn nói cô phải ăn nhiều hơn.
Cả nhà được một bữa ăn mì ‘rột rột', sau khi tiêu thực thì trở về phòng ngủ một giấc, Văn Thanh hài lòng tiếp tục may giày dưới ánh đèn dầu.
Lúc đôi giày da đế trắng được hoàn thiện thì cũng đã gần mười hai giờ, cô leo lên giường nằm ngủ. Ngày hôm sau, tinh thần của cô vẫn rất tốt, cô xách túi đi lên huyện. Đôi giày vải màu trắng đế da mà cô làm xong trong một ngày bán được với giá ba đồng ba hào, sau khi đưa ba hào cho dì Tiếu thì cô còn lại ba đồng.
Lúc về thôn Thuỷ Loan, cô đưa ba đồng cho Diêu Thế Linh, Diêu Thế Linh không những không nhận mà còn nói: “Con lấy tiền mua đế giày hay thứ gì đó đi, chờ khi nào mẹ trồng đậu xong, rảnh rỗi sẽ làm giày giúp con, cái khác không được chứ mẹ cũng biết đóng đế giày đấy.”
Vốn dĩ Văn Thanh cũng định làm giày với mẹ để kiếm ít tiền vốn, không ngờ mẹ lại chủ động nói ra.
“Được được.” Văn Thanh liên tục nói, cô vội cất ba đồng vào túi, thầm tính toán nếu kiếm được tiền thì cuộc sống của gia đình sẽ tốt lên, không phải lo cái ăn cái mặc nữa, học phí của em trai cũng không thành vấn đề. Nói không chừng cô cũng có thể tiếp tục đi học, bây giờ cô mới mười bảy tuổi, vẫn có thể đọc sách.
Văn Thanh háo hức chờ tới ngày hôm sau, cô chuẩn bị đi giao chiếc váy hoa và đôi giày xăng đan, lúc tan tầm sẽ đi mua mấy đôi đế giày da trắng để làm thêm mấy đôi bán lấy tiền.
Kết quả lại không được như những gì cô muốn.
Ngày hôm sau, cô đi tới tiệm may của dì Tiếu, đưa váy hoa và giày xăng đan cho dì Tiếu xem, dì Tiếu rất hài lòng. Để có thể nâng giá bán, bà nói Văn Thanh đi ra sau quầy để ủi đồ, để chiếc váy trông gọn gàng hơn.
Văn Thanh giật mình: “Lượng Lượng, em tan học rồi à, sao trễ vậy?”
“Lúc quét dọn vệ sinh thì có hai bạn học đánh nhau, tụi em phải can ngăn rồi đưa một bạn học khác về nhà nên về trễ.” Văn Lượng giải thích.
“Đánh nhau sao? Có trúng em không?” Văn Thanh vội vàng đặt giày xuống rồi kiểm tra người Văn Lượng.
Văn Lượng khó xử kéo tay Văn Thanh ra: “Em đâu có đánh nhau, mẹ và Văn Bằng đâu rồi ạ?”
Văn Thanh thở phào nhẹ nhõm: “Đi trồng đậu rồi.”
Văn Lượng treo cặp lên tường rồi nói: “Em đi xem thế nào.” Nói xong thì cậu chạy biến đi.
Sự đối địch của Văn Lượng đối với cô đã giảm đi, Văn Thanh cười cười, sau đó cô ngẩng đầu nhìn sắc trời. Chưa tới nửa tiếng nữa thôi thì mặt trời sẽ lặn hoàn toàn, chắc chắn mẹ và Bằng Bằng đã mệt lắm rồi, cô cất đồ hốt rác và cái bàn đi rồi xoay người vào bếp rửa tay, bắt đầu nhào và cán mì.
Lại nói tiếp, kỹ năng nấu cơm bây giờ của cô cũng nhờ vào Kỷ Ngạn Quân. Bởi vì một câu ‘Cách nhanh nhất để nắm giữ trái tim của một người đàn ông là thông qua dạ dày' mà cô đã học nấu canh cho anh, kết quả thì sao, không những cô không thể hoà thuận với Kỷ Ngạn Quân, mà với nhà họ Kỷ cũng vậy.
Văn Thanh bình tĩnh lại, cô dùng cây lăn để cán bột rồi dùng dao phay cắt mì thành sợi. Đến khi Diêu Thế Linh, Văn Bằng và Văn Lượng trở về thì Văn Thanh vẫn đang làm mì.
Cả đầu Văn Bằng ướt đẫm mồ hôi, cậu ấy chạy vào trong, vui vẻ nhảy cẫng lên: “Chị hai, là mì sợi trắng, mì sợi trắng.”
“Quỷ tham ăn.” Văn Thanh cười nói.
Diêu Thế Linh còn chưa mở miệng thì Văn Bằng đã tự giác ngậm miệng lại, đôi mắt của cậu ấy nhìn chằm chằm vào những sợi mì trắng rồi nuốt nước miếng.
Lần này, không những Diêu Thế Linh không trách Văn Thanh dùng bột mì làm mì làm chi cho tốn kém, mà bà còn hỏi thăm cô có mệt không? Lúc ăn mì còn nói cô phải ăn nhiều hơn.
Cả nhà được một bữa ăn mì ‘rột rột', sau khi tiêu thực thì trở về phòng ngủ một giấc, Văn Thanh hài lòng tiếp tục may giày dưới ánh đèn dầu.
Lúc đôi giày da đế trắng được hoàn thiện thì cũng đã gần mười hai giờ, cô leo lên giường nằm ngủ. Ngày hôm sau, tinh thần của cô vẫn rất tốt, cô xách túi đi lên huyện. Đôi giày vải màu trắng đế da mà cô làm xong trong một ngày bán được với giá ba đồng ba hào, sau khi đưa ba hào cho dì Tiếu thì cô còn lại ba đồng.
Lúc về thôn Thuỷ Loan, cô đưa ba đồng cho Diêu Thế Linh, Diêu Thế Linh không những không nhận mà còn nói: “Con lấy tiền mua đế giày hay thứ gì đó đi, chờ khi nào mẹ trồng đậu xong, rảnh rỗi sẽ làm giày giúp con, cái khác không được chứ mẹ cũng biết đóng đế giày đấy.”
Vốn dĩ Văn Thanh cũng định làm giày với mẹ để kiếm ít tiền vốn, không ngờ mẹ lại chủ động nói ra.
“Được được.” Văn Thanh liên tục nói, cô vội cất ba đồng vào túi, thầm tính toán nếu kiếm được tiền thì cuộc sống của gia đình sẽ tốt lên, không phải lo cái ăn cái mặc nữa, học phí của em trai cũng không thành vấn đề. Nói không chừng cô cũng có thể tiếp tục đi học, bây giờ cô mới mười bảy tuổi, vẫn có thể đọc sách.
Văn Thanh háo hức chờ tới ngày hôm sau, cô chuẩn bị đi giao chiếc váy hoa và đôi giày xăng đan, lúc tan tầm sẽ đi mua mấy đôi đế giày da trắng để làm thêm mấy đôi bán lấy tiền.
Kết quả lại không được như những gì cô muốn.
Ngày hôm sau, cô đi tới tiệm may của dì Tiếu, đưa váy hoa và giày xăng đan cho dì Tiếu xem, dì Tiếu rất hài lòng. Để có thể nâng giá bán, bà nói Văn Thanh đi ra sau quầy để ủi đồ, để chiếc váy trông gọn gàng hơn.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook