[Thập Niên 80] Sống Lại Phấn Đấu Làm Giàu
-
Chương 25: Quan Trọng Nhất Là Thu Vào (5)
Nhóm dịch: Thất Liên Hoa
Người phụ nữ cao không nói hai lời đã lấy ra một tờ tiền giấy năm đồng màu vàng và một tờ tiền giấy một đồng màu đỏ đưa cho Văn Thanh, cô thản nhiên nhận tiền.
Lúc này người phụ nữ thấp con cũng sấn tới sờ sờ đôi giày, hỏi: “Đế giày là cháu tự đóng sao? Thật chắc chắn.”
Văn Thanh nói: “Là cháu tự đóng ạ, bên trong có nhét gấm hoa, vải gấm, còn được huân hương nữa, phòng mùi khi đổ mồ hôi, lúc đi trên gốc rạ cũng sẽ không bị đâm chân.”
Người phụ nữ thấp nói với người phụ nữ cao: “Tôi đã nói mà, sao tự dưng chị lại bỏ tiền không chút do dự thế được, thì ra là mua cho mẹ chị mang đi làm đồng đúng không. Cô bé, cháu còn nữa không? Dì cũng muốn mua một đôi, dì mua số ba mươi bảy.”
Dì Tiếu trợn mắt há hốc mồm, này, này là lại bán được sáu đồng nữa rồi hả?
Người phụ nữ thấp đã lấy sáu đồng ra nhét vào tay Văn Thanh rồi.
Ngay lúc này, ngoài cửa vang lên tiếng “rầm rầm”.
Ba người nghe tiếng nhìn sang thì thấy một người phụ nữ mập mạp đang vịn khung cửa đứng vững.
Dì Tiếu tưởng đó là khách nên vội chào hỏi: “Chào quý khách, quý khách muốn mua vải dệt sao? Muốn mua loại nào? Vào đây xem thử đi.”
Người phụ nữ béo nhìn về phía Văn Thanh.
Lúc này Văn Thanh mới nhận ra, đây chẳng phải là thím Vương ở đầu thôn thôn Thủy Loan sao? Cô hỏi: “Thím Vương, thím cũng tới đây mua vải sao?”
“Không, không, không.” Vẻ mặt thím Vương cực kỳ xấu hổ, bà ta vốn tới chuẩn bị “bắt gian”, bắt quả tang Văn Thanh làm chuyện không biết xấu hổ. Ai bảo chồng bà ta luôn miệng khen Diêu Thế Linh và Văn Thanh vừa xinh đẹp vừa tháo vác làm gì.
Kết quả, bà ta không những không bắt được khuyết điểm của Văn Thanh mà lại nhìn thấy Văn Thanh kiếm được tiền, hơn nữa còn là kiếm được mười hai đồng chỉ trong nháy mắt. Là mười hai đồng đó, không tốn sức không đổ mồ hôi, một ngày kiếm được mười hai đồng, đây không phải là một con số nhỏ đâu.
Thím Vương giật mình không nhẹ, đây căn bản không phải là Văn Thanh mà bà ta quen biết.
“Thím Vương, vậy thím tới...” Văn Thanh khó hiểu hỏi lại.
“Thím, thím đi nhầm, đi nhầm cửa ấy mà.” Thím Vương mặt dày cười xòa nói: “Không ngờ rằng lại gặp được Văn Thanh trong này.”
Văn Thanh không nói gì, chỉ im lặng đánh giá thím Vương.
Thím Vương lập tức chột dạ, bà ta đột nhiên vỗ đùi cái bộp: “Ấy chết, thím quên mất, cửa hàng bán kim ở phía Đông. Ây da, thím phải đi mua ngay đây, không sẽ giao thuế lương thực chậm trễ mất.” Thím Vương nhìn về phía Văn Thanh: “Văn Thanh làm gì thì làm đi, thím đi trước nhé.”
Không đợi Văn Thanh nói gì thì thím Vương đã lẩn đi như một làn khói.
Văn Thanh có chút đăm chiêu.
Dì Tiếu nhìn ra ngoài, hỏi: “Văn Thanh, đó là ai vậy? Không giống đi nhầm đâu.”
Văn Thanh phục hồi tinh thần, cười trả lời: “Là thím Vương, hàng xóm trong thôn cháu ạ, bình thường có hơi lơ mơ.”
Văn Thanh viện đại một cái cớ.
Dì Tiếu cũng không hỏi nhiều.
Sau đó hai người hỏi han người phụ nữ cao và người phụ nữ gầy, đôi giày vải truyền thống thêu hoa mới bán được là do Văn Thanh may gấp. Chỉ có một đôi số ba mươi tám, đôi giày số ba mươi bảy người phụ nữ thấp con muốn mua, Văn Thanh phải làm một đôi khác.
Trong nhà có sẵn đế giày, cũng có sẵn hoa, nhưng mà hoa trên mặt giày không phải là hoa mẫu đơn. Người phụ nữ thấp tỏ vẻ không sao cả, cố chấp một hai nhét sáu đồng vào tay Văn Thanh.
Văn Thanh chỉ đành nhận tiền, dì Tiếu viết hóa đơn, hai ngày sau sẽ giao giày.
Người phụ nữ cao và người phụ nữ thấp đều tươi cười rời khỏi tiệm may.
Người phụ nữ cao không nói hai lời đã lấy ra một tờ tiền giấy năm đồng màu vàng và một tờ tiền giấy một đồng màu đỏ đưa cho Văn Thanh, cô thản nhiên nhận tiền.
Lúc này người phụ nữ thấp con cũng sấn tới sờ sờ đôi giày, hỏi: “Đế giày là cháu tự đóng sao? Thật chắc chắn.”
Văn Thanh nói: “Là cháu tự đóng ạ, bên trong có nhét gấm hoa, vải gấm, còn được huân hương nữa, phòng mùi khi đổ mồ hôi, lúc đi trên gốc rạ cũng sẽ không bị đâm chân.”
Người phụ nữ thấp nói với người phụ nữ cao: “Tôi đã nói mà, sao tự dưng chị lại bỏ tiền không chút do dự thế được, thì ra là mua cho mẹ chị mang đi làm đồng đúng không. Cô bé, cháu còn nữa không? Dì cũng muốn mua một đôi, dì mua số ba mươi bảy.”
Dì Tiếu trợn mắt há hốc mồm, này, này là lại bán được sáu đồng nữa rồi hả?
Người phụ nữ thấp đã lấy sáu đồng ra nhét vào tay Văn Thanh rồi.
Ngay lúc này, ngoài cửa vang lên tiếng “rầm rầm”.
Ba người nghe tiếng nhìn sang thì thấy một người phụ nữ mập mạp đang vịn khung cửa đứng vững.
Dì Tiếu tưởng đó là khách nên vội chào hỏi: “Chào quý khách, quý khách muốn mua vải dệt sao? Muốn mua loại nào? Vào đây xem thử đi.”
Người phụ nữ béo nhìn về phía Văn Thanh.
Lúc này Văn Thanh mới nhận ra, đây chẳng phải là thím Vương ở đầu thôn thôn Thủy Loan sao? Cô hỏi: “Thím Vương, thím cũng tới đây mua vải sao?”
“Không, không, không.” Vẻ mặt thím Vương cực kỳ xấu hổ, bà ta vốn tới chuẩn bị “bắt gian”, bắt quả tang Văn Thanh làm chuyện không biết xấu hổ. Ai bảo chồng bà ta luôn miệng khen Diêu Thế Linh và Văn Thanh vừa xinh đẹp vừa tháo vác làm gì.
Kết quả, bà ta không những không bắt được khuyết điểm của Văn Thanh mà lại nhìn thấy Văn Thanh kiếm được tiền, hơn nữa còn là kiếm được mười hai đồng chỉ trong nháy mắt. Là mười hai đồng đó, không tốn sức không đổ mồ hôi, một ngày kiếm được mười hai đồng, đây không phải là một con số nhỏ đâu.
Thím Vương giật mình không nhẹ, đây căn bản không phải là Văn Thanh mà bà ta quen biết.
“Thím Vương, vậy thím tới...” Văn Thanh khó hiểu hỏi lại.
“Thím, thím đi nhầm, đi nhầm cửa ấy mà.” Thím Vương mặt dày cười xòa nói: “Không ngờ rằng lại gặp được Văn Thanh trong này.”
Văn Thanh không nói gì, chỉ im lặng đánh giá thím Vương.
Thím Vương lập tức chột dạ, bà ta đột nhiên vỗ đùi cái bộp: “Ấy chết, thím quên mất, cửa hàng bán kim ở phía Đông. Ây da, thím phải đi mua ngay đây, không sẽ giao thuế lương thực chậm trễ mất.” Thím Vương nhìn về phía Văn Thanh: “Văn Thanh làm gì thì làm đi, thím đi trước nhé.”
Không đợi Văn Thanh nói gì thì thím Vương đã lẩn đi như một làn khói.
Văn Thanh có chút đăm chiêu.
Dì Tiếu nhìn ra ngoài, hỏi: “Văn Thanh, đó là ai vậy? Không giống đi nhầm đâu.”
Văn Thanh phục hồi tinh thần, cười trả lời: “Là thím Vương, hàng xóm trong thôn cháu ạ, bình thường có hơi lơ mơ.”
Văn Thanh viện đại một cái cớ.
Dì Tiếu cũng không hỏi nhiều.
Sau đó hai người hỏi han người phụ nữ cao và người phụ nữ gầy, đôi giày vải truyền thống thêu hoa mới bán được là do Văn Thanh may gấp. Chỉ có một đôi số ba mươi tám, đôi giày số ba mươi bảy người phụ nữ thấp con muốn mua, Văn Thanh phải làm một đôi khác.
Trong nhà có sẵn đế giày, cũng có sẵn hoa, nhưng mà hoa trên mặt giày không phải là hoa mẫu đơn. Người phụ nữ thấp tỏ vẻ không sao cả, cố chấp một hai nhét sáu đồng vào tay Văn Thanh.
Văn Thanh chỉ đành nhận tiền, dì Tiếu viết hóa đơn, hai ngày sau sẽ giao giày.
Người phụ nữ cao và người phụ nữ thấp đều tươi cười rời khỏi tiệm may.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook