Nhóm dịch: Thất Liên Hoa

“Lần trước người bên nhà mẹ đẻ của tôi tới huyện mua vải, thấy Văn Thanh đang đuổi theo một chàng trai trên phố. Nghe nói chàng trai kia chính là Kỷ Ngạn Quân.”

“Đúng đấy, đúng đấy.”

“...”

Lần này, Văn Thanh không nghe thấy những lời đồn thổi vớ vẩn. Cô bước nhanh chân men theo đường đất đi thẳng tới tiệm may của dì Tiếu trong huyện.

Dì Tiếu vừa nhìn thấy cô tới thì vui mừng khôn xiết: “Văn Thanh, Văn Thanh, cháu đến rồi à, dì đang đợi cháu đây.”

“Chào buổi sáng, dì Tiếu.”

“Được, được, buổi sáng cháu đã ăn gì chưa? Ở chỗ dì có hai cái bánh bao thịt, cháu cầm lấy ăn đi.”

“Dạ không, không cần đâu ạ, cháu đã ăn ở nhà rồi mới đến đây.” Văn Thanh từ chối.

Dì Tiếu mỉm cười: “Cho nên, cháu đến thẳng đây giúp đỡ dì Tiếu đấy à? Đứa bé này, thật sự rất đúng giờ.” Nói xong, dì Tiếu cầm một cuộn vải đưa cho cô rồi nói: “Thế nào? Cháu suy nghĩ ra sao về việc dì bảo cháu tới đây làm việc?”



Văn Thanh trầm ngâm giây lát rồi nói: “Có thể ạ.”

Dì Tiếu lập tức mừng rỡ: “Thật à?”

Văn Thanh gật đầu: “Nhưng, cháu có một điều kiện.”

“Điều kiện gì?”

Văn Thanh ngó dì Tiếu rồi nói: “Cháu sẽ bán giày dép ở tiệm của dì.”

“Gì cơ? Bán giày dép á?” Dì Tiếu ngạc nhiên, sắc mặt lập tức trở nên khó coi: “Chỗ dì là nơi bán quần áo, bảo cháu tới giúp đỡ rồi trả cháu tiền công. Cháu lại tới đây bán giày dép, không thích hợp nhỉ?”

Văn Thanh không hề cảm thấy xấu hổ, tức giận hay có cảm xúc khác khi bị dì Tiếu từ chối. Mà cô quan sát trong tiệm một lượt, đã không thấy chiếc váy hoa kia của cô, đôi xăng đan đế bằng kẻ ngang bằng vải hoa vụn cũng không còn, cô cười hỏi: “Dì Tiếu, quần áo kết hợp với giày dép, lẽ nào không phải càng thích hợp hơn à?”

Dì Tiếu nghẹn lời.

Đúng lúc này, một cô gái trẻ đi vào trong tiệm, cô ấy mặc chính là chiếc váy hoa của Văn Thanh. Chân đeo đôi dép xăng đan đế bằng kẻ ngang hoa vụn kia, trông cực kỳ mảnh mai, xinh đẹp.

Cô gái kia vừa bước vào, đã muốn mua vải chấm hoa, làm một bộ váy cotton cùng kiểu với xăng đan.

Cùng lúc đó, có người đến đây mua vải may quần áo, có người lại trực tiếp mang vải đến nhờ dì Tiếu may trang phục, sau đó trả tiền công.



Sau khi nhìn thấy cô gái trẻ, họ đều lần lượt hỏi dì Tiếu:

“Tiệm của các cô có bán váy này không? Sao tôi chưa bao giờ thấy nhỉ? Bao nhiêu tiền thế? Nhà tôi vẫn còn vải, trả một đồng tiền công cho cô, có thể may cho tôi một bộ không?”

“Đôi dép này cũng thật đẹp.”

“Ý, đôi dép cùng vải với bộ váy này.”

“Dì Tiếu, đâu là váy nhà dì đó hả? Sao dì lại giấu không nói với chúng tôi chứ? Sợ chúng tôi không có tiền à? Tôi nói với dì này, chồng tôi và anh em của anh ấy đã đi biển làm ăn rồi, tôi cũng không thiếu tiền may quần áo đâu.”

“...”

Dì Tiếu bị hỏi mà cảm thấy khá bất đắc dĩ, bản thân bà ấy đã may quần áo nhiều năm, lại không so được với tay nghề của cô nhóc Văn Thanh này. Bà ấy nghĩ ngợi một lát, quần áo mình làm đa số là đồ Tôn Trung Sơn, áo khoác, áo bông dày, quần xẻ. Mấy năm nay, đều là mấy kiểu này, đâu giống với cô nhóc Văn Thanh đầu óc nhanh nhẹn, biết chọn vải mà may vá cũng đẹp nữa.

Vì thế, bà ấy đành căng da đầu nói: “Là đồ của tiệm tôi”, “Có thể”, “Được”, “Có chứ.”, “Ừ”.

Bà ấy quay đầu lại, nhỏ giọng nói với Văn Thanh: “Cháu có thể bán dép, nhưng mỗi một đôi cháu phải trả cho dì ba hào, còn phải giúp dì bán quần áo.”

Văn Thanh mỉm cười.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương