[Thập Niên 70] Tiểu Thợ May Xinh Đẹp
-
Chương 46: Tiểu Thợ May (3)
Nhóm dịch: Thất Liên Hoa
Bởi vì bây giờ ông thợ may đã lớn tuổi, không tiện hành động. Cho nên, mỗi khi nhà ai may vá quần áo, đều phải mời bốn thanh niên trai tráng lại đây. Trong đó có hai người bê máy móc cầm bàn là, hai người còn lại nâng ông cụ.
Nguyễn Khê đặt cốc nước xuống, đã thấy hai anh chàng trong số đó bưng kiệu ngồi tới trước mặt ông thợ may.
Ông ấy đi đến kiệu rồi ngồi xuống, trong tay còn cầm chiếc tẩu hút thuốc bằng gỗ.
Từ tạo hình có thể nhìn ra, chiếc kiệu này là đồ vật cổ. Đó là một chiếc ghế tròn, mặt trên được trang bị như kiệu gánh. Nguyễn Khê cảm thấy hình như mình đã từng trông thấy thứ này, cô nghĩ tới nghĩ lui. Cô từng nhìn thấy trong các bộ phim cung đấu, không khác lắm với thứ mà hoàng đế ngồi.
Ngồi kiệu ngắm nhìn phong cảnh hai bên sườn núi, lại hút một mồi thuốc. Đây thật giống cuộc sống của hoàng đế.
Nguyễn Khê đeo hai chiếc túi trên người, một cái đựng đồ vật của mình, cái còn lại thì nhét một vài dụng cụ vụn vặt cần phải dùng đến. Cô đi theo bên cạnh ông thợ may, tò mò hỏi ông ấy: “Thầy ơi, thầy kiếm cái ghế dựa mà mình đang ngồi ở đâu thế?”
Ông thợ may hít một ngụm thuốc rồi thong thả nói: “Vốn là đồ vật của ông địa chủ, sau cách mạng bùng nổ bị thu về đại đội. Mấy năm nay, chân cẳng của thầy không đi ổn, nên trong đội bèn đưa tới cho thầy dùng.”
Nguyễn Khê gật đầu, tỏ vẻ đã hiểu.
Bởi vì không có đồng hồ, nên Nguyễn Khê cũng không biết họ đã đi được bao lâu kể từ lúc xuất phát ở nhà ông ấy. Tóm lại, khi tới nhà của người phụ nữ mặc áo kẻ kia thì vẫn chưa tới buổi trưa. Mặt trời treo lơ lửng trên bầu trời hướng phía đông.
Ở thời đại này, trong núi Phượng Minh, nhà ai mời thợ may vá đều có thể xem như một sự kiện trọng đại.
Kiệu của ông thợ may vừa mời vào thôn, đã thu hút một đống trẻ con tới xem. Nhóm trẻ con đều biết ông ấy, không biết lớn nhỏ bước tới chào hỏi: “Ông thợ may, lần này ông tới may quần áo cho nhà nào thế?”
Ông thợ may chẳng thèm phản ứng, ngồi trên kiệu trực tiếp vứt một câu: “Mấy đứa cút ra xa cho ông một chút!”
Vì thế đám nhóc con lại tới hỏi Nguyễn Khê: “Mày là ai vậy? Mày tới đây cùng ông thợ may làm gì thế?”
Nguyễn Khê đi đường nùi lâu như vậy nên rất mệt, thở hổn hển nói: “Nhà các cậu không dạy các cậu ăn nói với trưởng bối như thế nào à? Ông thợ may là người các cậu có thể gọi à?”
Lũ nhãi ranh lập tức trợn mắt khinh thường với Nguyễn Khê: “Liên quan gì tới mày chứ?”
Nguyễn Khê lập tức tung đại chiêu: “Các cậu có quen với Nguyễn Trường Sinh không? Đó là chú năm của tôi đấy.”
Lũ trẻ dần thu lại biểu cảm trên mặt, sau đó quay đầu vắt chân lên cổ chạy, cả đám tới như ong vỡ tổ, lúc đi cũng y hệt.
Chỉ chốc lát sau, tên nhóc cầm đầu kia bỗng chạy tới, đi bên cạnh Nguyễn Khê rồi nói: “Tao biết rồi, mày chính là vị học trò ông thợ may thu nhận. Mày là thợ may nhỏ.”
Ồn ào nhốn nháo đi đến nhà của người phụ nữ mặc áo ca rô, bà ta đã đợi sẵn ngoài cửa. Nhìn thấy ông thợ may và Nguyễn Khê đi tới, trên mặt bà ta tràn đầy ý cười, vội vàng chào đón: “Ôi trời, đến rồi.”
Vì chờ ông thợ may tới may quần áo, đến giờ bà ta cũng không đi đâu cả.
Đương nhiên hai ngày nay bà ta cũng không bận việc khác, đội sản xuất tạm thời cũng không có việc gì làm, nên cứ ở nhà lo chuyện này, dù sao con trai cưới vợ vẫn là chuyện quan trọng nhất trong nhà.
Hai người đàn ông đặt kiệu trước cửa, hai người khác khuân máy may đặt vào phòng, nói một tiếng rồi đi.
Người phụ nữ mặc áo ca rô mời ông thợ may vào nhà, Nguyễn Khê vác hai chiếc túi xách an tĩnh đi đằng sau. Cô đi theo ông thợ may đến nơi làm việc để học hỏi, việc phải làm là đưa đồ và đan vài thứ linh tinh, cho nên cô cũng không nói nhiều.
Bởi vì bây giờ ông thợ may đã lớn tuổi, không tiện hành động. Cho nên, mỗi khi nhà ai may vá quần áo, đều phải mời bốn thanh niên trai tráng lại đây. Trong đó có hai người bê máy móc cầm bàn là, hai người còn lại nâng ông cụ.
Nguyễn Khê đặt cốc nước xuống, đã thấy hai anh chàng trong số đó bưng kiệu ngồi tới trước mặt ông thợ may.
Ông ấy đi đến kiệu rồi ngồi xuống, trong tay còn cầm chiếc tẩu hút thuốc bằng gỗ.
Từ tạo hình có thể nhìn ra, chiếc kiệu này là đồ vật cổ. Đó là một chiếc ghế tròn, mặt trên được trang bị như kiệu gánh. Nguyễn Khê cảm thấy hình như mình đã từng trông thấy thứ này, cô nghĩ tới nghĩ lui. Cô từng nhìn thấy trong các bộ phim cung đấu, không khác lắm với thứ mà hoàng đế ngồi.
Ngồi kiệu ngắm nhìn phong cảnh hai bên sườn núi, lại hút một mồi thuốc. Đây thật giống cuộc sống của hoàng đế.
Nguyễn Khê đeo hai chiếc túi trên người, một cái đựng đồ vật của mình, cái còn lại thì nhét một vài dụng cụ vụn vặt cần phải dùng đến. Cô đi theo bên cạnh ông thợ may, tò mò hỏi ông ấy: “Thầy ơi, thầy kiếm cái ghế dựa mà mình đang ngồi ở đâu thế?”
Ông thợ may hít một ngụm thuốc rồi thong thả nói: “Vốn là đồ vật của ông địa chủ, sau cách mạng bùng nổ bị thu về đại đội. Mấy năm nay, chân cẳng của thầy không đi ổn, nên trong đội bèn đưa tới cho thầy dùng.”
Nguyễn Khê gật đầu, tỏ vẻ đã hiểu.
Bởi vì không có đồng hồ, nên Nguyễn Khê cũng không biết họ đã đi được bao lâu kể từ lúc xuất phát ở nhà ông ấy. Tóm lại, khi tới nhà của người phụ nữ mặc áo kẻ kia thì vẫn chưa tới buổi trưa. Mặt trời treo lơ lửng trên bầu trời hướng phía đông.
Ở thời đại này, trong núi Phượng Minh, nhà ai mời thợ may vá đều có thể xem như một sự kiện trọng đại.
Kiệu của ông thợ may vừa mời vào thôn, đã thu hút một đống trẻ con tới xem. Nhóm trẻ con đều biết ông ấy, không biết lớn nhỏ bước tới chào hỏi: “Ông thợ may, lần này ông tới may quần áo cho nhà nào thế?”
Ông thợ may chẳng thèm phản ứng, ngồi trên kiệu trực tiếp vứt một câu: “Mấy đứa cút ra xa cho ông một chút!”
Vì thế đám nhóc con lại tới hỏi Nguyễn Khê: “Mày là ai vậy? Mày tới đây cùng ông thợ may làm gì thế?”
Nguyễn Khê đi đường nùi lâu như vậy nên rất mệt, thở hổn hển nói: “Nhà các cậu không dạy các cậu ăn nói với trưởng bối như thế nào à? Ông thợ may là người các cậu có thể gọi à?”
Lũ nhãi ranh lập tức trợn mắt khinh thường với Nguyễn Khê: “Liên quan gì tới mày chứ?”
Nguyễn Khê lập tức tung đại chiêu: “Các cậu có quen với Nguyễn Trường Sinh không? Đó là chú năm của tôi đấy.”
Lũ trẻ dần thu lại biểu cảm trên mặt, sau đó quay đầu vắt chân lên cổ chạy, cả đám tới như ong vỡ tổ, lúc đi cũng y hệt.
Chỉ chốc lát sau, tên nhóc cầm đầu kia bỗng chạy tới, đi bên cạnh Nguyễn Khê rồi nói: “Tao biết rồi, mày chính là vị học trò ông thợ may thu nhận. Mày là thợ may nhỏ.”
Ồn ào nhốn nháo đi đến nhà của người phụ nữ mặc áo ca rô, bà ta đã đợi sẵn ngoài cửa. Nhìn thấy ông thợ may và Nguyễn Khê đi tới, trên mặt bà ta tràn đầy ý cười, vội vàng chào đón: “Ôi trời, đến rồi.”
Vì chờ ông thợ may tới may quần áo, đến giờ bà ta cũng không đi đâu cả.
Đương nhiên hai ngày nay bà ta cũng không bận việc khác, đội sản xuất tạm thời cũng không có việc gì làm, nên cứ ở nhà lo chuyện này, dù sao con trai cưới vợ vẫn là chuyện quan trọng nhất trong nhà.
Hai người đàn ông đặt kiệu trước cửa, hai người khác khuân máy may đặt vào phòng, nói một tiếng rồi đi.
Người phụ nữ mặc áo ca rô mời ông thợ may vào nhà, Nguyễn Khê vác hai chiếc túi xách an tĩnh đi đằng sau. Cô đi theo ông thợ may đến nơi làm việc để học hỏi, việc phải làm là đưa đồ và đan vài thứ linh tinh, cho nên cô cũng không nói nhiều.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook