[Thập Niên 70] Tiểu Thợ May Xinh Đẹp
-
Chương 21: Không Hối Hận (3)
Nhóm dịch: Thất Liên Hoa
Tôn Tiểu Tuệ gắp một miếng cà phủ đầy tỏi ớt lên: "Mắng thì mắng đi, cũng không mất miếng thịt nào! Vả lại chúng ta đòi ở riêng đã bị mắng rồi, chửi ít hay nhiều hơn một câu cũng có gì khác đâu?"
Nguyễn Trường Quý cảm thấy bà ta nói vẩn vơ, nhưng hình như lại có chút đạo lý.
Quên đi, dù sao cũng không cần mình hòa giải.
Tất nhiên, loại hòa giải này cũng không thuộc về Nguyễn Khiết.
Lưu Hạnh Hoa quẹt diêm, thắp đèn trong phòng.
Bấc đèn cháy, bà ấy ném diêm đã quẹt xuống, nhìn về phía Nguyễn Khiết hỏi: "Hối hận rồi phải không?"
Nguyễn Khiết lắc đầu: "Không hối hận."
Nguyễn Khê ở bên cạnh mỉm cười: "Không tệ, có nguyên tắc!"
Nguyễn Khiết nhìn về phía cô và Lưu Hạnh Hoa, bảo: "Cháu cũng không phải kẻ ngốc, ai là người thương cháu thật, trong lòng cháu biết cả. Dù bọn họ có ăn ngon uống đã mỗi ngày đi, thì cháu cũng chọn theo ông nội bà nội, cháu không sợ chịu khổ."
Nguyễn Khê vẫn cười bảo: "Yên tâm đi, sẽ không để chị chịu khổ quá dài đâu."
Nghe cô bảo vậy, Lưu Hạnh Hoa đột nhiên nghĩ đến gì đó, quay đầu nhìn Nguyễn Khê hỏi: "Phải rồi, quên mất vụ này của cháu. Tiểu Khê, hôm nay cháu học với ông thợ may thế nào rồi? Ông ấy có dạy cháu đạp máy may không?"
Nguyễn Khê gật đầu: "Không chỉ dạy con đạp máy may, còn dạy con làm dấu thế nào, rồi mấy phương pháp may nữa. Gì mà may thẳng, khâu đột, khâu lạc, còn có một số kỹ xảo thủ công nữa."
Lưu Hạnh Hoa và Nguyễn Khiết chưa từng chạm vào máy may, đều nghe không hiểu may này vá kia, nhưng Lưu Hạnh Hoa nghe xong hai mắt vẫn sáng lên, trong mắt ánh lại ngọn lửa đèn dầu, xác nhận lần nữa: "Thật hay giả vậy cháu?"
Nguyễn Khê nhìn bà ấy: "Giả thì sao cháu biết mấy cái đó? Cháu không bịa ra được mấy từ ngữ kỳ lạ như vậy. Tính cách ông ấy thật sự rất kỳ lạ, nói khó nghe là khó ở chung, nhưng không nói lời khó nghe thì vẫn ổn, cháu không thấy gì cả."
Lưu Hạnh Hoa cười tươi rói, sợi tóc bên tai chợt sáng lên dưới ngọn đèn: "Nếu ông ấy sẵn lòng dạy cháu, vậy cháu hãy học với ông ấy cho tốt. Nếu thật sự có thể học thành tay nghề, cháu chịu chút giận cũng đáng, trái lại không hề thua thiệt.”
Nguyễn Khê gật đầu thật mạnh: "Dạ, nhất định cháu sẽ học thật tốt!"
Ba bà cháu nói chuyện dưới đèn dầu, trên mặt đầy ánh sáng đỏ rực.
Rạng sáng hôm sau, Nguyễn Khê vẫn rời giường rửa mặt như mọi ngày, rửa mặt xong thì cùng Nguyễn Khiết giúp Lưu Hạnh Hoa nấu ăn, lại giặt quần áo dơ đã thay ngày hôm qua. Cơm nước xong, cô đến thôn Kim Quan, tìm ông thợ may, tiếp tục học nghề.
Ăn sáng xong, Nguyễn Chí Cao vác cuốc ra ngoài, đi triệu tập xã viên đội sản xuất, bắt đầu làm việc. Xưa nay chưa từng thấy, Nguyễn Trường Sinh vác xẻng theo sau ông ấy, còn vừa đi vừa huýt sáo, không hề có vẻ gì nghiêm chỉnh.
Nguyễn Chí Cao quay đầu mấy lần, thấy anh ấy vẫn đi theo cuối cùng không kìm được mà hỏi: "Làm gì vậy?"
Nguyễn Trường Sinh trả lời: "Này mà chưa rõ nữa à, đi làm việc ạ."
Nguyễn Chí Cao cười khẩy: "Sao cơ? Hôm nay mặt trời mọc ở đằng Tây à?"
Nguyễn Trường Sinh không để ý đến sự châm chọc khiêu khích của ông ấy, huýt sáo đi lướt qua ông, tiếp tục đi về trước.
Vì sao Nguyễn Trường Quý và Tôn Tiểu Tuệ muốn ở riêng, anh ấy vẫn rõ. Vì là con út trong nhà, anh ấy đã được nuông chiều quá trớn, nhưng vẫn chưa đến mức không có lương tâm. Nếu đã là chuyện của anh ấy, vậy anh ấy sẽ tự gánh vác!
Anh ấy đi được vài bước rồi dừng, quay đầu lại nhìn Nguyễn Chí Cao, bảo: "Đàn ông phải cho ra dáng đàn ông!"
Nguyễn Chí Cao híp híp mắt.
"Đồ ngốc!"
Ánh mặt trời treo cao chiếu sáng từng tảng xanh ngát trên núi, ánh nắng xuyên qua cành lá tạo nên những bóng sáng lốm đốm. Có tia soi chiếu một tảng đá trơn nhẵn, có tia lại loang lỗ trên cỏ lá như bong bóng, còn có cả trên đuôi tóc của các cô gái.
Tôn Tiểu Tuệ gắp một miếng cà phủ đầy tỏi ớt lên: "Mắng thì mắng đi, cũng không mất miếng thịt nào! Vả lại chúng ta đòi ở riêng đã bị mắng rồi, chửi ít hay nhiều hơn một câu cũng có gì khác đâu?"
Nguyễn Trường Quý cảm thấy bà ta nói vẩn vơ, nhưng hình như lại có chút đạo lý.
Quên đi, dù sao cũng không cần mình hòa giải.
Tất nhiên, loại hòa giải này cũng không thuộc về Nguyễn Khiết.
Lưu Hạnh Hoa quẹt diêm, thắp đèn trong phòng.
Bấc đèn cháy, bà ấy ném diêm đã quẹt xuống, nhìn về phía Nguyễn Khiết hỏi: "Hối hận rồi phải không?"
Nguyễn Khiết lắc đầu: "Không hối hận."
Nguyễn Khê ở bên cạnh mỉm cười: "Không tệ, có nguyên tắc!"
Nguyễn Khiết nhìn về phía cô và Lưu Hạnh Hoa, bảo: "Cháu cũng không phải kẻ ngốc, ai là người thương cháu thật, trong lòng cháu biết cả. Dù bọn họ có ăn ngon uống đã mỗi ngày đi, thì cháu cũng chọn theo ông nội bà nội, cháu không sợ chịu khổ."
Nguyễn Khê vẫn cười bảo: "Yên tâm đi, sẽ không để chị chịu khổ quá dài đâu."
Nghe cô bảo vậy, Lưu Hạnh Hoa đột nhiên nghĩ đến gì đó, quay đầu nhìn Nguyễn Khê hỏi: "Phải rồi, quên mất vụ này của cháu. Tiểu Khê, hôm nay cháu học với ông thợ may thế nào rồi? Ông ấy có dạy cháu đạp máy may không?"
Nguyễn Khê gật đầu: "Không chỉ dạy con đạp máy may, còn dạy con làm dấu thế nào, rồi mấy phương pháp may nữa. Gì mà may thẳng, khâu đột, khâu lạc, còn có một số kỹ xảo thủ công nữa."
Lưu Hạnh Hoa và Nguyễn Khiết chưa từng chạm vào máy may, đều nghe không hiểu may này vá kia, nhưng Lưu Hạnh Hoa nghe xong hai mắt vẫn sáng lên, trong mắt ánh lại ngọn lửa đèn dầu, xác nhận lần nữa: "Thật hay giả vậy cháu?"
Nguyễn Khê nhìn bà ấy: "Giả thì sao cháu biết mấy cái đó? Cháu không bịa ra được mấy từ ngữ kỳ lạ như vậy. Tính cách ông ấy thật sự rất kỳ lạ, nói khó nghe là khó ở chung, nhưng không nói lời khó nghe thì vẫn ổn, cháu không thấy gì cả."
Lưu Hạnh Hoa cười tươi rói, sợi tóc bên tai chợt sáng lên dưới ngọn đèn: "Nếu ông ấy sẵn lòng dạy cháu, vậy cháu hãy học với ông ấy cho tốt. Nếu thật sự có thể học thành tay nghề, cháu chịu chút giận cũng đáng, trái lại không hề thua thiệt.”
Nguyễn Khê gật đầu thật mạnh: "Dạ, nhất định cháu sẽ học thật tốt!"
Ba bà cháu nói chuyện dưới đèn dầu, trên mặt đầy ánh sáng đỏ rực.
Rạng sáng hôm sau, Nguyễn Khê vẫn rời giường rửa mặt như mọi ngày, rửa mặt xong thì cùng Nguyễn Khiết giúp Lưu Hạnh Hoa nấu ăn, lại giặt quần áo dơ đã thay ngày hôm qua. Cơm nước xong, cô đến thôn Kim Quan, tìm ông thợ may, tiếp tục học nghề.
Ăn sáng xong, Nguyễn Chí Cao vác cuốc ra ngoài, đi triệu tập xã viên đội sản xuất, bắt đầu làm việc. Xưa nay chưa từng thấy, Nguyễn Trường Sinh vác xẻng theo sau ông ấy, còn vừa đi vừa huýt sáo, không hề có vẻ gì nghiêm chỉnh.
Nguyễn Chí Cao quay đầu mấy lần, thấy anh ấy vẫn đi theo cuối cùng không kìm được mà hỏi: "Làm gì vậy?"
Nguyễn Trường Sinh trả lời: "Này mà chưa rõ nữa à, đi làm việc ạ."
Nguyễn Chí Cao cười khẩy: "Sao cơ? Hôm nay mặt trời mọc ở đằng Tây à?"
Nguyễn Trường Sinh không để ý đến sự châm chọc khiêu khích của ông ấy, huýt sáo đi lướt qua ông, tiếp tục đi về trước.
Vì sao Nguyễn Trường Quý và Tôn Tiểu Tuệ muốn ở riêng, anh ấy vẫn rõ. Vì là con út trong nhà, anh ấy đã được nuông chiều quá trớn, nhưng vẫn chưa đến mức không có lương tâm. Nếu đã là chuyện của anh ấy, vậy anh ấy sẽ tự gánh vác!
Anh ấy đi được vài bước rồi dừng, quay đầu lại nhìn Nguyễn Chí Cao, bảo: "Đàn ông phải cho ra dáng đàn ông!"
Nguyễn Chí Cao híp híp mắt.
"Đồ ngốc!"
Ánh mặt trời treo cao chiếu sáng từng tảng xanh ngát trên núi, ánh nắng xuyên qua cành lá tạo nên những bóng sáng lốm đốm. Có tia soi chiếu một tảng đá trơn nhẵn, có tia lại loang lỗ trên cỏ lá như bong bóng, còn có cả trên đuôi tóc của các cô gái.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook