Thập Niên 70 Tiểu Phú Bà
-
Chương 33: Chuyện Của Con Để Con Tự Quyết Định 2
Hiện tại đã thay đổi tài khoản ACB, anh em vui lòng không ck vào tk cũ nữa để tránh mất tiền oan nha!!
Tô Từ giơ tay lên đập một phát vào gáy, nghĩ thầm tại sao mình lại có thể quên mất chuyện này chứ.
Có điều chuyện cũng không to tát gì, chỉ là trốn học vài ngày thôi mà, ở thời đại này không có ảnh hưởng gì hết.
Vì muốn nhanh chóng ra ngoài gặp cô giáo An, Tô Từ đẩy nhanh tốc độ tắm rửa.
Cô vừa dội nước cho ướt người, vừa nghe ngóng bên ngoài xem Diệp Lão Nhị và cô giáo An nói chuyện gì.
Diệp Lão Nhị đứng lên khỏi ghế khách sáo trả lời,: "Cô giáo An đấy à, Diệp Tô Từ nó hạ sốt hết bệnh rồi. Nhưng không cần làm phiền cô giáo nữa đâu. Nhà chúng tôi thật sự rất nghèo, không đủ tiền nên không có ý định cho nó đi học tiếp."
Cô giáo An cười hiền lành, nói với giọng điệu mềm mại: "Ôi chú Diệp, tại sao lại không cho Diệp Tô Từ học tiếp. Còn có nửa năm nữa thôi mà, chú không thể khiến cô bé không có tấm bằng tốt nghiệp tiểu học được. Đứa nhỏ này thật sự rất thông minh, có năng khiếu học hành."
Diệp Lão Nhị chào hỏi khách sáo rồi lại ngồi xuống ghế.
Ông ta không hề có hứng thú với việc đi học, chỉ nói: "Cái gì mà có khiếu hay không có khiếu chứ, đi học cũng chẳng có tác dụng gì. Nhà chúng tôi có năm đứa con gái, chỉ có mỗi mình nó học được đến lớp năm. Tôi đã làm hết nước hết cái với nó rồi. Cho dù học nhiều hay học ít, sau này về nhà vẫn phải gả cho người ta làm ruộng thôi, vô dụng lắm."
Diệp Lão Nhị nói không sai. Ở thời điểm này, phần lớn mọi người đều cảm thấy việc đi học rất vô dụng.
Đám học sinh ở trường cũng chẳng được dạy dỗ nghiêm túc, không phải học về công nông để đi khắp nơi lao động thì cũng học tập để tham gia cách mạng.
Những đứa trẻ trong thành phố sau khi tốt nghiệp được đưa về làng quê để nhận sự giáo dục tại vùng nông thôn, đứa trẻ ở quê thì trực tiếp về nhà trồng trọt.
Số phận của một đứa trẻ thật sự không có chút quan hệ nào với việc đi học nhiều hay không, đi học có tốt hay không.
Đứa con lớn nhất trong nhà Diệp An Quốc được đi học nhiều nhất, học tập cũng khá tốt, thành tích thi cử không tệ chút nào. Vốn dĩ cứ cho rằng hắn có tiền đồ, kết quả thì sao? Vẫn phải trở về cắm mặt cho đất cắm lưng cho trời.
Ôm một bụng học thức đi làm ruộng cũng chẳng thấy hơn người ta ở điểm nào.
Bởi vì chuyện của Diệp An Quốc, Diệp Lão Nhị sớm đã nghĩ thông suốt rồi. Đi học tốn kém tiền của, suy cho cùng cũng chỉ là công cốc công cò, chẳng có chút lợi lộc công ích nào.
Nhìn vẻ mặt nghiêm túc không nói gì của cô giáo An, ông lại nói thêm: "Chẳng giấu gì cô, vốn dĩ tôi thấy nó vẫn muốn đi học nên cũng cố cho nó tiếp tục học một hai năm cấp hai gì đó. Nhưng nó không có cái số đó. Hai ngày trước, nó sốt cao phải đi bệnh viện một chuyến, chữa trị một chút thôi mà đã tiêu tốn những sáu đồng rồi. Điều kiện của gia đình nhà chúng tôi thế này, anh hai anh cả nó còn phải cưới vợ nữa chứ, không thể nào tiêu hết tiền lên người nó được. Không thể vì để cho nó đi học mà cả nhà phải khốn khổ được. Cô nói xem có phải không?"
"Đã không học cấp hai nữa thì nửa năm còn lại học làm gì, cầm tấm bằng tốt nghiệp tiểu học có tác dụng gì chứ? Về nhà người ta làm vợ, người ta cũng chẳng tính toán xem nó học hành được mấy năm, chẳng bằng nghỉ sớm một chút, giúp đỡ gia đình làm việc, cuộc sống sẽ dễ thở hơn."
Cô giáo An cố gượng cười nên nhìn vẻ mặt cứng nhắc: "Chú Diệp, những đứa trẻ được đi học và không được đi học khác nhau chứ. Diệp Tô Từ là đứa nhỏ có năng khiếu học hành, một tay tôi đã dẫn dắt con bé, tôi hiểu nó nhất. Vả lại học phí của học kỳ này đã nộp rồi, chú cứ để cho cô bé học nốt đi."
Diệp Lão Nhị mảy may không thay đổi nét mặt, lắc đầu nói: "Không học nữa, mời cô giáo về cho."
Tô Từ vẫn đang ở trong phòng tắm dỏng tai lên nghe cuộc nói chuyện bên ngoài.
Trong lòng cô cũng đang nghĩ -- đúng là cô không cần thiết học lại sách vở một lần nữa để bổ sung kiến thức cho bản thân, nhưng cô biết rằng thời đại sẽ thay đổi, cô không thể nào bỏ học giữa chừng sớm như vậy, cô phải đi trên con đường học thức đứng đắn.
Nhắc đến chuyện đi học, trong đầu Tô Từ lại nảy ra toàn bộ những thông tin liên quan.
Có điều chuyện cũng không to tát gì, chỉ là trốn học vài ngày thôi mà, ở thời đại này không có ảnh hưởng gì hết.
Vì muốn nhanh chóng ra ngoài gặp cô giáo An, Tô Từ đẩy nhanh tốc độ tắm rửa.
Cô vừa dội nước cho ướt người, vừa nghe ngóng bên ngoài xem Diệp Lão Nhị và cô giáo An nói chuyện gì.
Diệp Lão Nhị đứng lên khỏi ghế khách sáo trả lời,: "Cô giáo An đấy à, Diệp Tô Từ nó hạ sốt hết bệnh rồi. Nhưng không cần làm phiền cô giáo nữa đâu. Nhà chúng tôi thật sự rất nghèo, không đủ tiền nên không có ý định cho nó đi học tiếp."
Cô giáo An cười hiền lành, nói với giọng điệu mềm mại: "Ôi chú Diệp, tại sao lại không cho Diệp Tô Từ học tiếp. Còn có nửa năm nữa thôi mà, chú không thể khiến cô bé không có tấm bằng tốt nghiệp tiểu học được. Đứa nhỏ này thật sự rất thông minh, có năng khiếu học hành."
Diệp Lão Nhị chào hỏi khách sáo rồi lại ngồi xuống ghế.
Ông ta không hề có hứng thú với việc đi học, chỉ nói: "Cái gì mà có khiếu hay không có khiếu chứ, đi học cũng chẳng có tác dụng gì. Nhà chúng tôi có năm đứa con gái, chỉ có mỗi mình nó học được đến lớp năm. Tôi đã làm hết nước hết cái với nó rồi. Cho dù học nhiều hay học ít, sau này về nhà vẫn phải gả cho người ta làm ruộng thôi, vô dụng lắm."
Diệp Lão Nhị nói không sai. Ở thời điểm này, phần lớn mọi người đều cảm thấy việc đi học rất vô dụng.
Đám học sinh ở trường cũng chẳng được dạy dỗ nghiêm túc, không phải học về công nông để đi khắp nơi lao động thì cũng học tập để tham gia cách mạng.
Những đứa trẻ trong thành phố sau khi tốt nghiệp được đưa về làng quê để nhận sự giáo dục tại vùng nông thôn, đứa trẻ ở quê thì trực tiếp về nhà trồng trọt.
Số phận của một đứa trẻ thật sự không có chút quan hệ nào với việc đi học nhiều hay không, đi học có tốt hay không.
Đứa con lớn nhất trong nhà Diệp An Quốc được đi học nhiều nhất, học tập cũng khá tốt, thành tích thi cử không tệ chút nào. Vốn dĩ cứ cho rằng hắn có tiền đồ, kết quả thì sao? Vẫn phải trở về cắm mặt cho đất cắm lưng cho trời.
Ôm một bụng học thức đi làm ruộng cũng chẳng thấy hơn người ta ở điểm nào.
Bởi vì chuyện của Diệp An Quốc, Diệp Lão Nhị sớm đã nghĩ thông suốt rồi. Đi học tốn kém tiền của, suy cho cùng cũng chỉ là công cốc công cò, chẳng có chút lợi lộc công ích nào.
Nhìn vẻ mặt nghiêm túc không nói gì của cô giáo An, ông lại nói thêm: "Chẳng giấu gì cô, vốn dĩ tôi thấy nó vẫn muốn đi học nên cũng cố cho nó tiếp tục học một hai năm cấp hai gì đó. Nhưng nó không có cái số đó. Hai ngày trước, nó sốt cao phải đi bệnh viện một chuyến, chữa trị một chút thôi mà đã tiêu tốn những sáu đồng rồi. Điều kiện của gia đình nhà chúng tôi thế này, anh hai anh cả nó còn phải cưới vợ nữa chứ, không thể nào tiêu hết tiền lên người nó được. Không thể vì để cho nó đi học mà cả nhà phải khốn khổ được. Cô nói xem có phải không?"
"Đã không học cấp hai nữa thì nửa năm còn lại học làm gì, cầm tấm bằng tốt nghiệp tiểu học có tác dụng gì chứ? Về nhà người ta làm vợ, người ta cũng chẳng tính toán xem nó học hành được mấy năm, chẳng bằng nghỉ sớm một chút, giúp đỡ gia đình làm việc, cuộc sống sẽ dễ thở hơn."
Cô giáo An cố gượng cười nên nhìn vẻ mặt cứng nhắc: "Chú Diệp, những đứa trẻ được đi học và không được đi học khác nhau chứ. Diệp Tô Từ là đứa nhỏ có năng khiếu học hành, một tay tôi đã dẫn dắt con bé, tôi hiểu nó nhất. Vả lại học phí của học kỳ này đã nộp rồi, chú cứ để cho cô bé học nốt đi."
Diệp Lão Nhị mảy may không thay đổi nét mặt, lắc đầu nói: "Không học nữa, mời cô giáo về cho."
Tô Từ vẫn đang ở trong phòng tắm dỏng tai lên nghe cuộc nói chuyện bên ngoài.
Trong lòng cô cũng đang nghĩ -- đúng là cô không cần thiết học lại sách vở một lần nữa để bổ sung kiến thức cho bản thân, nhưng cô biết rằng thời đại sẽ thay đổi, cô không thể nào bỏ học giữa chừng sớm như vậy, cô phải đi trên con đường học thức đứng đắn.
Nhắc đến chuyện đi học, trong đầu Tô Từ lại nảy ra toàn bộ những thông tin liên quan.
Hiện tại đã thay đổi tài khoản ACB, anh em vui lòng không ck vào tk cũ nữa để tránh mất tiền oan nha!!
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook