[Thập Niên 70] Kiều Tức Phụ
-
Chương 6: Khí Thái Đàn Ông Bùng Nổ (2)
Phiếu lương thực, phiếu vải, phiếu công nghiệp, tất cả những thứ này cô đều không có. Tiết kiệm đến tiêu mạnh tay thì dễ, vung tiền chuyển qua tằn tiện mới khó.
Thịt mỡ của ngày hôm qua còn sót lại một chút, được rán lên lấy mỡ thơm phức, món cà tím lăn bột dùng mỡ lợn chiên qua vừa ngọt vừa thơm, mềm mềm ngấm dầu. Vì dùng bột mì của Tạ Đình Ngọc, Diệp Thanh Thủy biết mình không đúng, vậy nên chiều theo khẩu vị của anh. Nhọc công làm món bánh bao hấp nhân rau cho anh.
Diệp Thanh Thủy vét vét hũ đựng mỡ, đủ để dùng hết số mỡ lợn tằn tiện tiết kiệm tù hôm qua.
Hương thơm của bánh bao hấp và bánh chẻo trong bếp đánh thức mẹ Diệp tỉnh dậy, Diệp Thanh Thủy nói: “Mẹ à, đi đánh răng rồi lại ăn sáng đi.”
Đánh răng là việc mà chỉ mấy người đọc sách làm, những người nông dân cả cuộc đời bán mặt cho đất bán lưng cho trời không làm những việc này. Đánh răng là đang học theo thứ mới của thành phố du nhập vào, muốn ăn đồ ăn sạch.
Mẹ Diệp hơi kháng cự, Diệp Thanh Thủy dúi cành liễu mới xếp vào tay bà ấy: “Anh Ngọc là người lịch sự, chúng ta không thể dơ dáy. Không phải mẹ rất coi trọng người đọc sách hay sao?”
Mẹ Diệp xuất thân là người ca hát, rất trân trọng cái lưỡi của mình. Sau khi gả cho ba Diệp, bà ấy trở thành vợ của một nông dân, cũng đã bỏ thói quen này.
Bà ấy cầm vào cành liễu yêu thương nói: “Nhóc Thủy nhà chúng ta gả cho người ta rồi, sau này cũng là người lịch sự, mẹ cũng học theo con để thành người lịch sự.”
Một câu nói mộc mạc chất phác như vậy, suýt chút nữa khiến Diệp Thanh Thủy khóc.
Người trong nhà đối với cuộc hôn nhân này kì thực phản đối nhiều hơn ủng hộ, chỉ có Mẹ Diệp đứng về phía Diệp Thanh Thủy vô điều kiện. Cô muốn làm việc gì, đều có mẹ ủng hộ. Cô bị người ta chửi, người mẹ không nói rõ ấy sẽ đấu tranh với họ, gân cổ lên cãi. Cô ly hôn rồi, mẹ sẽ nhẹ nhàng an ủi: “Thủy nhi à không sau đâu, mẹ tự mình làm việc cũng có thể nuôi được con.”
Sau cùng khi bà ấy mắc bệnh mà ra đi, bà ấy khóc nói: “Thủy nhi sau này không có ai ở bên con nữa rồi, mẹ không yên tâm.”
Cơ hội tái sinh người người đều muốn, nhưng nó lại rơi vào đầu cô. Diệp Thanh Thủy không thể lí giải, cô đã sống một cuộc đời mà cô muốn, con người ta khổ cực phấn đấu muốn những thứ bản thân theo đuổi cô cũng đã làm được, cô nỗ lực để thứ mình yêu quý thành sản nghiệp, tài khoản ngân hàng cũng đầy ắp, có một quỹ từ thiện mang tên mình, cũng đã nhận được sự tôn trọng đáng được nhận.
Cô không hề hối tiếc, cơ hội hồi sinh một lần về những ngày tháng khổ cực của mấy chục năm trước, cô không muốn một chút nào.
Cho đến sáng sớm nghe thấy tiếng lẩm bẩm khe khẽ của mẹ Diệp, trái tim cô như vỡ tan, chua xót. Hóa ra cô cũng có thể dùng cách khác, để khiến những người thân yêu của mình sống tốt, ngày càng sống tốt hơn.
Mẹ Diệp vui vẻ đi đánh răng, đến bàn ăn nhìn mấy cái bánh bao tròn trịa đầy đặn, nước miếng muốn tuôn ra.
Bà ấy nói: “Thủy nhi, sao tay nghề của con đột nhiên trở nên tốt như vậy?”
Bà Diệp nghiêm nghị nói: “Cái gì cũng dùng dầu và nguyên liệu tốt, còn không thể ngon sao?” vừa nói vừa véo tai Diệp Thanh Thủy, giáo huấn một bài:
“Thế này phải được mấy bữa nữa, đem ra nấu ăn hết thế này, đến chuột ăn đêm còn để lại đồ ăn nữa mà!”
“Là cháu kêu nhóc Thủy làm đó, ôi… thơm ghê.” Tạ Đình Ngọc không biết tỉnh dậy từ bao giờ, anh cười nhe răng với bà Diệp và mẹ Diệp. Vẻ mặt mãn nguyện của anh, khiến bà Diệp nuốt lời quở trách vào bụng.
Thịt mỡ của ngày hôm qua còn sót lại một chút, được rán lên lấy mỡ thơm phức, món cà tím lăn bột dùng mỡ lợn chiên qua vừa ngọt vừa thơm, mềm mềm ngấm dầu. Vì dùng bột mì của Tạ Đình Ngọc, Diệp Thanh Thủy biết mình không đúng, vậy nên chiều theo khẩu vị của anh. Nhọc công làm món bánh bao hấp nhân rau cho anh.
Diệp Thanh Thủy vét vét hũ đựng mỡ, đủ để dùng hết số mỡ lợn tằn tiện tiết kiệm tù hôm qua.
Hương thơm của bánh bao hấp và bánh chẻo trong bếp đánh thức mẹ Diệp tỉnh dậy, Diệp Thanh Thủy nói: “Mẹ à, đi đánh răng rồi lại ăn sáng đi.”
Đánh răng là việc mà chỉ mấy người đọc sách làm, những người nông dân cả cuộc đời bán mặt cho đất bán lưng cho trời không làm những việc này. Đánh răng là đang học theo thứ mới của thành phố du nhập vào, muốn ăn đồ ăn sạch.
Mẹ Diệp hơi kháng cự, Diệp Thanh Thủy dúi cành liễu mới xếp vào tay bà ấy: “Anh Ngọc là người lịch sự, chúng ta không thể dơ dáy. Không phải mẹ rất coi trọng người đọc sách hay sao?”
Mẹ Diệp xuất thân là người ca hát, rất trân trọng cái lưỡi của mình. Sau khi gả cho ba Diệp, bà ấy trở thành vợ của một nông dân, cũng đã bỏ thói quen này.
Bà ấy cầm vào cành liễu yêu thương nói: “Nhóc Thủy nhà chúng ta gả cho người ta rồi, sau này cũng là người lịch sự, mẹ cũng học theo con để thành người lịch sự.”
Một câu nói mộc mạc chất phác như vậy, suýt chút nữa khiến Diệp Thanh Thủy khóc.
Người trong nhà đối với cuộc hôn nhân này kì thực phản đối nhiều hơn ủng hộ, chỉ có Mẹ Diệp đứng về phía Diệp Thanh Thủy vô điều kiện. Cô muốn làm việc gì, đều có mẹ ủng hộ. Cô bị người ta chửi, người mẹ không nói rõ ấy sẽ đấu tranh với họ, gân cổ lên cãi. Cô ly hôn rồi, mẹ sẽ nhẹ nhàng an ủi: “Thủy nhi à không sau đâu, mẹ tự mình làm việc cũng có thể nuôi được con.”
Sau cùng khi bà ấy mắc bệnh mà ra đi, bà ấy khóc nói: “Thủy nhi sau này không có ai ở bên con nữa rồi, mẹ không yên tâm.”
Cơ hội tái sinh người người đều muốn, nhưng nó lại rơi vào đầu cô. Diệp Thanh Thủy không thể lí giải, cô đã sống một cuộc đời mà cô muốn, con người ta khổ cực phấn đấu muốn những thứ bản thân theo đuổi cô cũng đã làm được, cô nỗ lực để thứ mình yêu quý thành sản nghiệp, tài khoản ngân hàng cũng đầy ắp, có một quỹ từ thiện mang tên mình, cũng đã nhận được sự tôn trọng đáng được nhận.
Cô không hề hối tiếc, cơ hội hồi sinh một lần về những ngày tháng khổ cực của mấy chục năm trước, cô không muốn một chút nào.
Cho đến sáng sớm nghe thấy tiếng lẩm bẩm khe khẽ của mẹ Diệp, trái tim cô như vỡ tan, chua xót. Hóa ra cô cũng có thể dùng cách khác, để khiến những người thân yêu của mình sống tốt, ngày càng sống tốt hơn.
Mẹ Diệp vui vẻ đi đánh răng, đến bàn ăn nhìn mấy cái bánh bao tròn trịa đầy đặn, nước miếng muốn tuôn ra.
Bà ấy nói: “Thủy nhi, sao tay nghề của con đột nhiên trở nên tốt như vậy?”
Bà Diệp nghiêm nghị nói: “Cái gì cũng dùng dầu và nguyên liệu tốt, còn không thể ngon sao?” vừa nói vừa véo tai Diệp Thanh Thủy, giáo huấn một bài:
“Thế này phải được mấy bữa nữa, đem ra nấu ăn hết thế này, đến chuột ăn đêm còn để lại đồ ăn nữa mà!”
“Là cháu kêu nhóc Thủy làm đó, ôi… thơm ghê.” Tạ Đình Ngọc không biết tỉnh dậy từ bao giờ, anh cười nhe răng với bà Diệp và mẹ Diệp. Vẻ mặt mãn nguyện của anh, khiến bà Diệp nuốt lời quở trách vào bụng.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook