Thập Niên 60: Làm Giàu, Dạy Con
-
Chương 220: Vòng tay vàng
Editor: Tựa Thuỷ Lưu Niên
Chương 220: Vòng tay vàng
Bỗng nhiên có 100 cân thịt thế nên bữa ăn hàng ngày được nâng cấp hẳn lên.
Cứ ăn ngon như thế liên tiếp mấy hôm, bà Chu không nói không rằng lẳng lặng nhét vào tay Lâm Thanh Hoà 10 đồng.
Lâm Thanh Hoà xoè bàn tay, ngỡ ngàng chưa kịp hiểu chuyện gì: “Sao tự dưng mẹ lại cho con tiền?”
Bà Chu: “Dạo này con mua nhiều thịt như thế, chắc tốn kém nhiều lắm.”
Từ ngày lại đây ăn cùng vợ chồng thằng tư, bà Chu mới biết thì ra trước giờ mình toàn trách lầm con dâu, bao nhiêu tiền bạc nó dồn hết lên người chồng với mấy đứa con trai. Thanh Bách lúc nào cũng duy trì vài bộ quần áo, ngay cả áo len cũng phải có 2 cái mặc thay đổi, tất cả đều do 1 tay Thanh Hoà may. Mấy anh em Đại Oa cũng thế, được mẹ nó chăm chút từng li từng tí một.
Nhất là thằng lớn Đại Oa, đang độ tuổi phát triển nên bữa nào cũng ăn như rồng cuốn, ấy thế mà mẹ nó chẳng kêu than nửa lời, lại còn thường xuyên đổi món mới cho nó ăn được ngon miệng. Bà Chu tự nhận nếu mình là Thanh Hoà chắc chắn bà không thể cho con ăn ngon được như thế.
Làm nhiều nhưng lại ăn cực ít, mỗi ngày vợ thằng tư chỉ ăn 1 quả trứng gà, gắp đâu đó 1 tới 2 miếng thịt, còn lại hầu như bà chỉ thấy nó gặm dưa leo và cà chua. Đó chỉ thế thôi đó, ngoài ra bà chả thấy nó ăn uống gì hết.
Chính vì biểu hiện mấy năm gần đây của con dâu nên bà Chu lựa chọn bỏ qua quá khứ tụi Đại Oa bị mẹ ruột bạc đãi.
Rốt cuộc thì con người sống phải vươn về phía trước, những chuyện đã qua thì cứ cho nó qua đi, bây giờ sống tốt với nhau là được rồi, đúng không?
Mấy hôm nay bữa nào cũng có thịt, đĩa to đĩa nhỏ hết món nọ tới món kia, bà đoán chừng chắc nó lại tiêu tốn kha khá thế nên bà mới đưa một chút coi như hỗ trợ thêm tiền chợ.
Lâm Thanh Hoà nghe xong bật cười: “Mẹ à, mẹ cất tiền đi, con mua thịt về tất nhiên để cả nhà mình ăn uống cho thoải mái rồi. Mẹ cứ yên tâm con vẫn còn tiền mà, khi nào hết con sẽ tìm mẹ. Đây đây mẹ cất đi…”
Trời đất, làm sao mà thu tiền của mẹ được chứ.
Bà Chu nhất định không chịu nhận lại: “Cầm lấy, cha mấy đứa bảo mẹ đưa.”
Thấy mẹ chồng kiên quyết, còn lôi cả cha chồng ra nữa, mặc dù rất khó xử nhưng cô đành phải nhận lấy: “Vậy được rồi, thế con cứ giữ lên trước, nếu mẹ thiếu tiền thì bảo con một tiếng nhé.”
Bà Chu cười gật đầu, sau đó thấp giọng nói về chuyện Đại Oa: “Này, mẹ bảo, bà Thái lại đi tìm mẹ đấy, nói cái gì mà muốn giới thiệu con bé Tiểu Trà nhà bà ấy cho Đại Oa nhà mình.”
Lâm Thanh Hoà lắc đầu: “Sớm quá.”
Bà Chu cũng nghĩ y như con dâu: “Ừ, mẹ cũng nói như thế đấy. Đại Oa nhà ta sau này phải cưới người trí thức mới xứng.”
Xời, đâu phải ai cũng có bản lĩnh học tập lợi hại như thằng cháu nội nhà bà. Cái này 8, 9 phần là di truyền tài năng thiên phú từ mẹ nó, chứ độc như Chu gia thì thôi thôi, bói đâu ra thành phần trí thức, lại bán mặt cho đất bán lưng cho trời thôi.
Chính vì điều này, bà càng đề cao tầm quan trọng trong vấn đề tìm đối tượng kết hôn.
Vất vả bao năm đèn sách, giờ nó học Cao trung, tương lai còn học Đại học, như thế phải tìm bạn đời tương xứng chứ, lý nào lại quay về thôn lấy thôn nữ làm gì? Tất nhiên con bé Tiểu Trà cũng không tệ, ngoan ngoãn, chăm chỉ nhưng mà yếu đuối quá, khó mà giữ được thằng nhóc Đại Oa nhà này.
Hiện tại, xét về đối tượng kết hôn, bà lại thấy người như vợ thằng tư mới là tốt nhất, đủ thông minh, khôn khéo để giữ chồng, lại giỏi giang có bản lĩnh tương xứng với thằng tư. Suy cho cùng, vợ chồng không nên cách biệt quá xa, phải có được tiếng nói chung thì gia đình mới êm ấm, thuận hoà, không phải sao?
Chứ ai như vợ thằng hai, đanh đá, không biết lí lẽ, suốt ngày đè đầu cưỡi cổ, ăn hiếp chồng, riết rồi thằng hai chả có tiền đồ gì hết.
Vợ thằng cả với vợ thằng ba thì hiểu lí lẽ hơn một chút nhưng không được giỏi giang, khôn khéo cho lắm thế nên thằng cả với thằng ba vẫn không bằng được thằng tư.
Vì thế bà quyết định, đối tượng của Đại Oa phải từ từ tìm, chậm rãi tìm, mở to con mắt suy xét cho thật kỹ càng, không việc gì phải vội vàng, gấp gáp hết.
Cái nhà bà Thái thế mà khôn, chưa gì đã ào ào tranh thủ đặt chỗ trước lấy lợi thế, tính giỏi quá trời!
Lâm Thanh Hoà chỉ cười chứ không nói gì. Mới 11 tuổi đã tính chuyện tìm vợ làm cái gì? Đàn ông con trai chí lớn đặt ở bốn phương, phải lấy sự nghiệp làm trọng, ngoài 30 tính chuyện vợ con vẫn chưa muộn.
Đại Oa đã thi cử xong xuôi, tới đầu tháng 9 mới chính thức nhập học Cao nhất, cho nên khoảng thời gian này nó được nghỉ xả hơi. Vì thế mỗi ngày nó đều đi theo cha xuống ruộng làm việc kiếm công điểm.
Lâm Thanh Hoà cũng đã chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa Cao nhất cho Đại Oa làm quen trước.
Còn về phần Nhị Oa và Tam Oa, Lâm Thanh Hoà không yêu cầu quá cao, hai đứa nó cứ bước từng bước một, chậm mà chắc là được, không cần phải nhảy lớp. Sở dĩ gắt gao với Đại Oa hơn các em là vì muốn cho nó đuổi kịp kì thi tuyển đại học năm nhất thế nên mới đành để nó chịu vất vả một thời gian.
Rất may, hết thảy mọi thứ đều đã đi vào quỹ đạo.
Hai năm sau Đại Oa học xong Cao Nhị, vừa vặn tham gia kỳ thi tuyển sinh Đại học năm đầu tiên.
Lâm Thanh Hoà cũng đang trong kỳ nghỉ hè cho nên nhàn rỗi không có việc gì làm, cô liền vào thành bán sang tay ít nông sản, đậu phộng, hạt mè, đậu nành này nọ.
Mấy thứ này ở nông thôn chả đáng bao tiền nhưng lên huyện thành một cái là đắt như tôm tươi ngay.
Một bà thím lại gần nháy mắt ra dấu với Lâm Thanh Hoà rồi thì thầm: “Cháu gái, loại đậu phộng này còn nhiều không? Trong tay thím có ít đồ vật, không biết cháu gái có muốn đổi không?”
Vốn không quen biết người này, cho nên Lâm Thanh Hoà nhàn nhạt đáp: “Thím à, mang được từng này lên đây đã khó lắm rồi, lấy đâu ra nhiều. Chẳng qua là nhà cháu gặp khó khăn đang cần tiền gấp thế nên mới phải lấy đồ đi đổi, chứ nếu không cháu cũng không làm cái việc này đâu.”
Đây là cách ứng phó đối với người giao dịch lần đầu, nhất định không được đáp ứng ngay, phải chậm một nhịp để quan sát xem ai là người ai là ma.
Bà thím nhỏ giọng: “Thôi, cô gạt tôi làm gì, vừa nhìn cô là tôi biết cô đây cũng là tay lão luyện rồi. Nói thật với cô hai thằng con trai tôi đều có công tác, nhưng trong nhà lại không đủ phiếu gạo, không nỡ nhìn mấy thằng cháu trai chịu đói cho nên tôi mới phải tới đây tìm người đổi lương thực chứ không phải tới đây thăm dò, cô cứ yên tâm.”
Lâm Thanh Hoà liền cười: “Thím đổi cái gì? Tiền hay là đồ?”
Bà thím ngoắc tay: “Cô đi theo tôi.”
Lâm Thanh Hoà liền đi theo, tất nhiên cô cũng sợ bị bắt cóc nên rất cảnh giác, không đi vào ngõ nhỏ, chỉ đứng ở đầu hẻm chờ, nếu có gì khác thường sẽ hô hoán náo động mọi người xung quanh.
Bà thím cũng không muốn dắt Lâm Thanh Hoà vào nhà, bà dặn cô đứng ở đầu đường chờ, một mình mình đi vào bên trong.
Lát sau, bà trở ra, vẫy Lâm Thanh Hoà đi vào chỗ khuất người một chút.
Bà cẩn thận nhìn quanh không có ai mới hé cái túi để lộ một phần chiếc vòng tay bằng vàng: “Cô gái, cô nhìn xem.”
Chỉ nhìn thoáng qua, Lâm Thanh Hoà đã biết ngay đó là cái gì, cô lắc đầu nói: “Trời trời, thím này thật thích nói giỡn nha, mấy thứ đồ từ thời phong kiến này bây giờ còn không có giá trị bằng 1 cái mán thầu, cháu đổi về làm gì?”
“Bây giờ vô dụng nhưng sau này nhất định hữu dụng. Chẳng qua là bây giờ trong nhà không còn đồ ăn nên tôi mới phải lấy ra chứ không thì còn lâu.” Trong mắt bà thím đích xác có chút không nỡ.
Lâm Thanh Hoà cảm thấy nếu lại ép giá giống như có chút khi dễ người già vì thế liền nói: “Thím muốn đổi thế nào?”
“50 cân phiếu gạo đổi lấy cái vòng tay này.”
“Trước tiên lấy hàng ra cho cháu kiểm tra kỹ đã.”
Bà thím liền lấy cái vòng tay ra đưa cho Lâm Thanh Hoà.
Cô ước lượng bằng tay một chút, ồ, không nhẹ nha, cô lại đưa ra con số: “40 cân.”
Bà thím mặc cả: “45 cân.”
“Thành giao.” Lâm Thanh Hoà cho tay vào túi lấy ra đúng 45 cân phiếu gạo. Đây là phiếu gạo cô trao đổi được trong quá trình buôn bán thịt và lương thực, còn phiếu gạo Chu Thanh Bách mang về cô đã cất kỹ vào trong không gian riêng rồi. Tất cả tem phiếu của anh đều là loại lưu hành toàn quốc, vô cùng quý giá, cô phải giữ lại để sau này nhà mình dùng chứ.
Không ngờ cô gái trẻ mà lại hào sảng tới vậy, nhưng bà thím không nói gì, nhanh tay tiến hành trao đổi. Thật ra cái vòng tay này không phải của bà mà là bà vô tình nhặt được cho nên đổi được càng nhiều càng tốt chứ sao.
Chương 220: Vòng tay vàng
Bỗng nhiên có 100 cân thịt thế nên bữa ăn hàng ngày được nâng cấp hẳn lên.
Cứ ăn ngon như thế liên tiếp mấy hôm, bà Chu không nói không rằng lẳng lặng nhét vào tay Lâm Thanh Hoà 10 đồng.
Lâm Thanh Hoà xoè bàn tay, ngỡ ngàng chưa kịp hiểu chuyện gì: “Sao tự dưng mẹ lại cho con tiền?”
Bà Chu: “Dạo này con mua nhiều thịt như thế, chắc tốn kém nhiều lắm.”
Từ ngày lại đây ăn cùng vợ chồng thằng tư, bà Chu mới biết thì ra trước giờ mình toàn trách lầm con dâu, bao nhiêu tiền bạc nó dồn hết lên người chồng với mấy đứa con trai. Thanh Bách lúc nào cũng duy trì vài bộ quần áo, ngay cả áo len cũng phải có 2 cái mặc thay đổi, tất cả đều do 1 tay Thanh Hoà may. Mấy anh em Đại Oa cũng thế, được mẹ nó chăm chút từng li từng tí một.
Nhất là thằng lớn Đại Oa, đang độ tuổi phát triển nên bữa nào cũng ăn như rồng cuốn, ấy thế mà mẹ nó chẳng kêu than nửa lời, lại còn thường xuyên đổi món mới cho nó ăn được ngon miệng. Bà Chu tự nhận nếu mình là Thanh Hoà chắc chắn bà không thể cho con ăn ngon được như thế.
Làm nhiều nhưng lại ăn cực ít, mỗi ngày vợ thằng tư chỉ ăn 1 quả trứng gà, gắp đâu đó 1 tới 2 miếng thịt, còn lại hầu như bà chỉ thấy nó gặm dưa leo và cà chua. Đó chỉ thế thôi đó, ngoài ra bà chả thấy nó ăn uống gì hết.
Chính vì biểu hiện mấy năm gần đây của con dâu nên bà Chu lựa chọn bỏ qua quá khứ tụi Đại Oa bị mẹ ruột bạc đãi.
Rốt cuộc thì con người sống phải vươn về phía trước, những chuyện đã qua thì cứ cho nó qua đi, bây giờ sống tốt với nhau là được rồi, đúng không?
Mấy hôm nay bữa nào cũng có thịt, đĩa to đĩa nhỏ hết món nọ tới món kia, bà đoán chừng chắc nó lại tiêu tốn kha khá thế nên bà mới đưa một chút coi như hỗ trợ thêm tiền chợ.
Lâm Thanh Hoà nghe xong bật cười: “Mẹ à, mẹ cất tiền đi, con mua thịt về tất nhiên để cả nhà mình ăn uống cho thoải mái rồi. Mẹ cứ yên tâm con vẫn còn tiền mà, khi nào hết con sẽ tìm mẹ. Đây đây mẹ cất đi…”
Trời đất, làm sao mà thu tiền của mẹ được chứ.
Bà Chu nhất định không chịu nhận lại: “Cầm lấy, cha mấy đứa bảo mẹ đưa.”
Thấy mẹ chồng kiên quyết, còn lôi cả cha chồng ra nữa, mặc dù rất khó xử nhưng cô đành phải nhận lấy: “Vậy được rồi, thế con cứ giữ lên trước, nếu mẹ thiếu tiền thì bảo con một tiếng nhé.”
Bà Chu cười gật đầu, sau đó thấp giọng nói về chuyện Đại Oa: “Này, mẹ bảo, bà Thái lại đi tìm mẹ đấy, nói cái gì mà muốn giới thiệu con bé Tiểu Trà nhà bà ấy cho Đại Oa nhà mình.”
Lâm Thanh Hoà lắc đầu: “Sớm quá.”
Bà Chu cũng nghĩ y như con dâu: “Ừ, mẹ cũng nói như thế đấy. Đại Oa nhà ta sau này phải cưới người trí thức mới xứng.”
Xời, đâu phải ai cũng có bản lĩnh học tập lợi hại như thằng cháu nội nhà bà. Cái này 8, 9 phần là di truyền tài năng thiên phú từ mẹ nó, chứ độc như Chu gia thì thôi thôi, bói đâu ra thành phần trí thức, lại bán mặt cho đất bán lưng cho trời thôi.
Chính vì điều này, bà càng đề cao tầm quan trọng trong vấn đề tìm đối tượng kết hôn.
Vất vả bao năm đèn sách, giờ nó học Cao trung, tương lai còn học Đại học, như thế phải tìm bạn đời tương xứng chứ, lý nào lại quay về thôn lấy thôn nữ làm gì? Tất nhiên con bé Tiểu Trà cũng không tệ, ngoan ngoãn, chăm chỉ nhưng mà yếu đuối quá, khó mà giữ được thằng nhóc Đại Oa nhà này.
Hiện tại, xét về đối tượng kết hôn, bà lại thấy người như vợ thằng tư mới là tốt nhất, đủ thông minh, khôn khéo để giữ chồng, lại giỏi giang có bản lĩnh tương xứng với thằng tư. Suy cho cùng, vợ chồng không nên cách biệt quá xa, phải có được tiếng nói chung thì gia đình mới êm ấm, thuận hoà, không phải sao?
Chứ ai như vợ thằng hai, đanh đá, không biết lí lẽ, suốt ngày đè đầu cưỡi cổ, ăn hiếp chồng, riết rồi thằng hai chả có tiền đồ gì hết.
Vợ thằng cả với vợ thằng ba thì hiểu lí lẽ hơn một chút nhưng không được giỏi giang, khôn khéo cho lắm thế nên thằng cả với thằng ba vẫn không bằng được thằng tư.
Vì thế bà quyết định, đối tượng của Đại Oa phải từ từ tìm, chậm rãi tìm, mở to con mắt suy xét cho thật kỹ càng, không việc gì phải vội vàng, gấp gáp hết.
Cái nhà bà Thái thế mà khôn, chưa gì đã ào ào tranh thủ đặt chỗ trước lấy lợi thế, tính giỏi quá trời!
Lâm Thanh Hoà chỉ cười chứ không nói gì. Mới 11 tuổi đã tính chuyện tìm vợ làm cái gì? Đàn ông con trai chí lớn đặt ở bốn phương, phải lấy sự nghiệp làm trọng, ngoài 30 tính chuyện vợ con vẫn chưa muộn.
Đại Oa đã thi cử xong xuôi, tới đầu tháng 9 mới chính thức nhập học Cao nhất, cho nên khoảng thời gian này nó được nghỉ xả hơi. Vì thế mỗi ngày nó đều đi theo cha xuống ruộng làm việc kiếm công điểm.
Lâm Thanh Hoà cũng đã chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa Cao nhất cho Đại Oa làm quen trước.
Còn về phần Nhị Oa và Tam Oa, Lâm Thanh Hoà không yêu cầu quá cao, hai đứa nó cứ bước từng bước một, chậm mà chắc là được, không cần phải nhảy lớp. Sở dĩ gắt gao với Đại Oa hơn các em là vì muốn cho nó đuổi kịp kì thi tuyển đại học năm nhất thế nên mới đành để nó chịu vất vả một thời gian.
Rất may, hết thảy mọi thứ đều đã đi vào quỹ đạo.
Hai năm sau Đại Oa học xong Cao Nhị, vừa vặn tham gia kỳ thi tuyển sinh Đại học năm đầu tiên.
Lâm Thanh Hoà cũng đang trong kỳ nghỉ hè cho nên nhàn rỗi không có việc gì làm, cô liền vào thành bán sang tay ít nông sản, đậu phộng, hạt mè, đậu nành này nọ.
Mấy thứ này ở nông thôn chả đáng bao tiền nhưng lên huyện thành một cái là đắt như tôm tươi ngay.
Một bà thím lại gần nháy mắt ra dấu với Lâm Thanh Hoà rồi thì thầm: “Cháu gái, loại đậu phộng này còn nhiều không? Trong tay thím có ít đồ vật, không biết cháu gái có muốn đổi không?”
Vốn không quen biết người này, cho nên Lâm Thanh Hoà nhàn nhạt đáp: “Thím à, mang được từng này lên đây đã khó lắm rồi, lấy đâu ra nhiều. Chẳng qua là nhà cháu gặp khó khăn đang cần tiền gấp thế nên mới phải lấy đồ đi đổi, chứ nếu không cháu cũng không làm cái việc này đâu.”
Đây là cách ứng phó đối với người giao dịch lần đầu, nhất định không được đáp ứng ngay, phải chậm một nhịp để quan sát xem ai là người ai là ma.
Bà thím nhỏ giọng: “Thôi, cô gạt tôi làm gì, vừa nhìn cô là tôi biết cô đây cũng là tay lão luyện rồi. Nói thật với cô hai thằng con trai tôi đều có công tác, nhưng trong nhà lại không đủ phiếu gạo, không nỡ nhìn mấy thằng cháu trai chịu đói cho nên tôi mới phải tới đây tìm người đổi lương thực chứ không phải tới đây thăm dò, cô cứ yên tâm.”
Lâm Thanh Hoà liền cười: “Thím đổi cái gì? Tiền hay là đồ?”
Bà thím ngoắc tay: “Cô đi theo tôi.”
Lâm Thanh Hoà liền đi theo, tất nhiên cô cũng sợ bị bắt cóc nên rất cảnh giác, không đi vào ngõ nhỏ, chỉ đứng ở đầu hẻm chờ, nếu có gì khác thường sẽ hô hoán náo động mọi người xung quanh.
Bà thím cũng không muốn dắt Lâm Thanh Hoà vào nhà, bà dặn cô đứng ở đầu đường chờ, một mình mình đi vào bên trong.
Lát sau, bà trở ra, vẫy Lâm Thanh Hoà đi vào chỗ khuất người một chút.
Bà cẩn thận nhìn quanh không có ai mới hé cái túi để lộ một phần chiếc vòng tay bằng vàng: “Cô gái, cô nhìn xem.”
Chỉ nhìn thoáng qua, Lâm Thanh Hoà đã biết ngay đó là cái gì, cô lắc đầu nói: “Trời trời, thím này thật thích nói giỡn nha, mấy thứ đồ từ thời phong kiến này bây giờ còn không có giá trị bằng 1 cái mán thầu, cháu đổi về làm gì?”
“Bây giờ vô dụng nhưng sau này nhất định hữu dụng. Chẳng qua là bây giờ trong nhà không còn đồ ăn nên tôi mới phải lấy ra chứ không thì còn lâu.” Trong mắt bà thím đích xác có chút không nỡ.
Lâm Thanh Hoà cảm thấy nếu lại ép giá giống như có chút khi dễ người già vì thế liền nói: “Thím muốn đổi thế nào?”
“50 cân phiếu gạo đổi lấy cái vòng tay này.”
“Trước tiên lấy hàng ra cho cháu kiểm tra kỹ đã.”
Bà thím liền lấy cái vòng tay ra đưa cho Lâm Thanh Hoà.
Cô ước lượng bằng tay một chút, ồ, không nhẹ nha, cô lại đưa ra con số: “40 cân.”
Bà thím mặc cả: “45 cân.”
“Thành giao.” Lâm Thanh Hoà cho tay vào túi lấy ra đúng 45 cân phiếu gạo. Đây là phiếu gạo cô trao đổi được trong quá trình buôn bán thịt và lương thực, còn phiếu gạo Chu Thanh Bách mang về cô đã cất kỹ vào trong không gian riêng rồi. Tất cả tem phiếu của anh đều là loại lưu hành toàn quốc, vô cùng quý giá, cô phải giữ lại để sau này nhà mình dùng chứ.
Không ngờ cô gái trẻ mà lại hào sảng tới vậy, nhưng bà thím không nói gì, nhanh tay tiến hành trao đổi. Thật ra cái vòng tay này không phải của bà mà là bà vô tình nhặt được cho nên đổi được càng nhiều càng tốt chứ sao.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook