Thập Niên 60: Làm Giàu, Dạy Con
-
Chương 212: Đánh lộn
Editor: Tựa Thuỷ Lưu Niên
Chương 212: Đánh lộn
Lâm Thanh Hoà không hề hay biết gì, mãi tới khi tan trường về nhà mới nghe Tiểu Tô Thành kể lại.
“Dì hai bị đánh, bà ngoại dắt các cậu qua bên đó đánh trả.”
Lâm Thanh Hoà hỏi: “Thế anh ba con đâu?”
Tiểu Tô Thành: “Anh ba cũng đi sang bên đó xem đánh lộn rồi, chỉ còn mình cháu ở nhà giữ nhà thôi.”
Tô Đại Lâm lịch thiệp, nho nhã, nhưng con trai anh lớn lên ở nông thôn, đặc biệt là cặp bài trùng với nhóc Tam Oa cho nên không thiếu mấy trò quậy phá, đánh lộn với những đứa trẻ khác.
Vì thế nó thuật lại chuyện bà ngoại kéo người đi đánh lộn mà thái độ bình tĩnh như không, chằng hề có chút sợ hãi nào.
Bộ dáng lúc này của thằng nhóc rất mắc cười, Lâm Thanh Hoà nín cười, đưa tay sờ cái đầu tròn xoe của nó nói: “Đánh nhau là không đúng, nhưng nếu người khác đánh cháu trước, cháu có quyền đánh trả, đừng chỉ biết đứng im chịu trận, có biết không?”
“Dạ, cháu biết, với lại chả ai dám đánh cháu đâu.” Thằng nhóc con mỉm cười đắc ý.
Nó có rất nhiều anh trai đấy nhé, đừng đùa. Lần trước có thằng nhóc cậy to con bắt nạt nó, nó đánh không lại liền chạy về méc anh Tam Oa. Anh Tam Oa không nói hai lời trực tiếp xử lý thằng kia đòi lại công bằng cho nó.
Đương nhiên những chuyện này Lâm Thanh Hoà không biết, nhưng nếu có biết chắc hẳn cô cũng sẽ không nói gì.
Có lẽ phương pháp giáo dục của cô không đúng đắn cho lắm nhưng cô cảm thấy tụi con trai có cái hay là bản tính rất sảng khoái, đôi khi không đánh không thành bằng hữu, với lại nuôi con trai không giống như nuôi con gái, cứ thả cho chúng tự do phát triển cũng không thành vấn đề. Ở nông thôn, có thằng nhóc nào lớn lên mà không kênh qua vài trận lớn nhỏ, thiếu đi mảnh ghép này có khi tuổi thơ lại khiếm khuyết ấy chứ.
Tất nhiên, mọi thứ vẫn phải nằm trong khuôn khổ, nếu chúng có chiều hướng phát triển bạo lực hay tiêu cực, cô sẽ ra mặt can thiệp ngay tức khắc.
Lâm Thanh Hoà đi tìm bà Thái hỏi thăm tình hình.
Đương nhiên, bà Thái cũng đã biết chuyện này, bà bảo Lâm Thanh Hoà cứ yên tâm, bà Chu không đi một mình mà đã gọi thêm mấy người đàn bà có tiếng tăm đi cùng.
Lâm Thanh Hoà hiểu, “tiếng tăm” ở đây ý chỉ những người có số có má, nối tiếng đanh đá trong thôn.
Cô về nhà, cắt một chút thịt vụn từ chỗ thịt mới lấy ở bên chị Mai ngày hôm qua ra hầm miến. Mẹ chồng cô gọi 4 người đi cùng cho nên cô nấu 4 phần, mỗi phần là một chén to.
Khoảng 7 giờ, Chu Thanh Bách với đoàn người mới kéo về. Lúc này, Lâm Thanh Hoà đã chuẩn bị cơm nước tinh tươm, tất nhiên chiêu đãi cả những người hôm nay đã cất công đi hỗ trợ.
Ở lại ăn một bữa cơm, ra về mỗi người còn được tặng một tô miến hầm thịt, ai cũng tươi cười vui vẻ.
Mấy việc như này ở nông thôn không phải hiếm, các bà cũng thường kéo nhau đi đòi lại công đạo cho rất nhiều người nhưng cùng lắm là mời ăn một bữa chứ nào có vừa được ăn vừa được gói mang về như hôm nay. Cô giáo Lâm thật đúng là người có một không hai.
Bà nào bà nấy nhiệt huyết sôi trào, khí thế bừng bừng nói từ nay về sau nếu các cô gái Chu gia thôn chúng ta gả đi ra ngoài bị nhà chồng ức hiếp, chắc chắn các bà sẽ ra tay tương trợ. Ăn uống no nê, hàn huyên rôm rả, bốn bà đứng dậy ra về, trước khi đi còn hứa lát nữa sẽ rửa sạch chén mang sang trả Lâm Thanh Hoà.
Tiễn khách về hết, Lâm Thanh Hoà mới rảnh hỏi bà Chu rốt cuộc sự tình ra làm sao.
Bà Chu khinh bỉ nhếch mép: “Hay cho nhà họ Hoàng, giỏi cho nhà họ Hoàng, thấy Chu gia nhà ta không nói lại tưởng dễ bắt nạt. Hừ, nhưng mà chẳng qua cũng chỉ là cái ngữ vô dụng, vừa thấy chúng ta tới một cái đã sợ cụp cả đuôi vào.”
Tính tình Chu Hiểu Cúc thế nào, bà là mẹ làm sao mà không biết. Một đứa như nó mà bị bức phải chạy về nhà mẹ đẻ cáo trạng có nghĩa là sự tình đã quá quắt lắm rồi, thử hỏi làm sao bà có thể ngồi yên được nữa?
Bà gọi thêm 4 người đàn bà chanh chua nhất thôn cộng thêm 4 thằng con trai của bà, hùng hùng hổ hổ xông qua.
Tới nơi, không nói nhiều lời, mấy người phụ nữ chanh chua lập tức động thủ, túm lấy bà Hoàng và cô con dâu cả của bà ta đè xuống đất tẩn cho một trận.
Ông Hoàng trợn mắt há hốc miệng nhưng chết nhát chỉ đứng yên một chỗ không dám hó hé.
Chưa xong đâu, đã đòi là phải đòi tới cùng, đoàn người tiến quân sang nhà mẹ đẻ của cô con dâu cả họ Hoàng, lôi bằng được người đàn bà có liên can ra, phải tát cho vài cái mới hả giận. Được cái hai nhà này cùng một thôn, cho nên đi lại rất thuận tiện.
Nhà mẹ đẻ cô ta khá hơn chút, đông anh đông em, cũng đầu gấu đầu bò ra trò, ý là muốn chiến khô máu nhưng chưa kịp ti toe đã bị Chu Thanh Bách đánh ngã rạp xuống đất.
Một loạt các động tác nhanh, mạnh, chuẩn xác còn có phần dễ như đang giỡn. Anh cả, anh hai, anh ba Chu chưa kịp xắn tay áo thì cuộc chiến đã kết thúc. Chán thật!
Đàn bà, phụ nữ đánh nhau, Chu Thanh Bách sẽ không ra mặt nhưng đối thủ là đám đàn ông thì đừng mong Chu Thanh Bách anh hạ thủ lưu tình.
Một đám đàn ông lúc đầu hùng hổ bặm trợn, bây giờ nằm rên hừ hự trên mặt đất không dám bò dậy, vì chỉ cần nhấm nhổm một chút là bị Chu Thanh Bách nhấc chân đạp bẹp dí, cứ thế đố bảo thằng nào dám bò?
Phải công nhận, bề ngoài thì lạnh lùng là thế nhưng trong cốt tuỷ Chu Thanh Bách cực kỳ bênh vực người mình. Động vào người nhà anh là không xong với anh đâu!
Chị Hiểu Cúc tính tình thế nào, làm sao anh không biết. Lần trước chị anh phải về nhà vay tiền gấp để phân gia anh cũng đã lờ mờ đoán có chuyện rồi, nhưng chị ấy nhất quyết không hé răng nửa lời cho nên anh cũng không làm tới. Nhưng lần này họ dám đánh chị anh tới mức phải khóc lóc chạy về nhà mẹ đẻ cầu cứu thì đương nhiên anh phải ra mặt làm chỗ dựa cho chị gái mình rồi.
Đánh đấm xong xuôi, đoàn người an ổn ngồi vào bàn nói chuyện. Nghe thì có vẻ ngược đời nhưng đôi khi buộc phải dùng tới vũ lực thì một số kẻ mới biết nói tiếng người.
Biết ngay mà, đầu tiên nhà họ Hoàng xin lỗi, sau đó là nhận lỗi.
Khó lắm mới được một lần ra mặt vì con gái, còn lâu bà Chu mới dễ dàng cho qua như vậy.
Lần trước ông Hoàng, bà Hoàng này phân gia bất công tới nực cười, lần này thì hay rồi, thù mới nợ cũ tính luôn một thể cho gọn.
Lúc nãy, trên đường qua đây, bà Chu đã kể rõ tình hình của con gái mình cho mấy bà bạn nghe. Cùng phận đàn bà, họ bức xúc thay cho Chu Hiểu Cúc nên được thể nói ông bà Hoàng không ra cái gì. Lời nói tuy khó nghe nhưng hợp lòng bà Chu, có những lời bà là thông gia không tiện nói thì cứ để bọn họ nói giúp đi.
Không hổ danh 4 người đàn bà chanh chua có số có má tại Chu gia thôn, vừa có thể động thủ mà vừa có thể động khẩu. Thậm chí động khẩu ra tiền, thành công đòi lại 100 đồng tiền phân gia cho Chu Hiểu Cúc.
Lúc này mới tính là xong chuyện.
Hôm nay, đại đội thôn Hoàng Hà mới biết thì ra cô con dâu thứ hai nhà họ Hoàng không phải quả hồng mềm thích nắn thế nào thì nắn. Nhà mẹ đẻ của cô ấy không phải dạng vừa đâu, chẳng qua trước giờ người ta kín tiếng nên không ai để ý, giờ người ta ra mặt rồi này, hai vợ chồng lão Hoàng đúng là được trận nhớ đời, mặt mũi quăng hết đi rồi để xem từ giờ trở về sau còn dám làm khó làm dễ con dâu hai nữa không? Có mà cho tiền cũng chẳng dám!
Lâm Thanh Hoà nghe xong há hốc miệng phục sát đất, nhưng mà đúng phải làm ra ngô ra khoai thế mới được.
Phải công nhận sức chiến đấu của mấy bà mấy thím thôn mình lợi hại thật, nhất tiễn hạ song điêu, nhanh, gọn, lẹ. Ngẫm lại mới thấy chầu cơm với tô thịt heo hầm miếng quá xứng đáng.
Một lát sau, lần lượt mấy đứa nhỏ cầm 4 cái chén đã được rửa sạch sẽ mang sang trả Lâm Thanh Hoà.
Ngày hôm sau, Chu Hiểu Cúc sang, mặt mày đã tươi tỉnh hơn hẳn, trên môi không giấu được nụ cười, còn cầm theo 100 đồng tiền phí phân gia hôm qua mới lấy được.
Cô tính toán trả nợ cho 4 người em dâu trước, còn chị gái và em gái thì có thể từ từ trả sau.
Bà Chu nói: “Hôm qua mấy đứa em dâu không qua giúp một tay, con cũng đừng trách chúng. Suy cho cùng mấy đứa nó không phải là đối thủ của nhà họ Hoàng, phải mấy người đàn bà đanh đá mới xử lý được. Với lại hôm qua chúng ta trở về, mẹ Đại Oa đã thay mặt chiêu đãi mấy bà ấy bữa cơm, còn tặng đồ ăn đem về nữa.”
“Vâng, mẹ không nói thì trong lòng con cũng hiểu rõ mà.” Chu Hiểu Cúc cười cười. Tất nhiên cô không để ý vấn đề này, cả 4 người em trai của cô cùng đi qua, như thế là đủ lắm rồi.
Chu Hiểu Cúc bổ sung thêm: “Khiến vợ cậu tư tốn kém rồi.”
Bà Chu trực tiếp bỏ qua vấn đề này vì bà vẫn còn cái khác cần lo: “Hiện tại vấn đề dưỡng lão đã viết xuống giấy trắng mực đen rõ ràng, sau này hai người bọn họ sẽ đi theo nhà thằng lớn nhưng… Còn vấn đề phụng dưỡng thì làm con làm cái vẫn phải thực hiện, cứ đúng ngày đúng giờ đưa lương thực qua, nhớ rõ lúc bưng sang phải để cho hàng xóm láng giềng nhìn thấy, tránh cho bọn người xấu có cơ hội vu oan con đưa lương thực cũ, lương thực mốc.”
Đã đi qua gần hết cuộc đời, số lượng cực phẩm bà Chu gặp nhiều vô số, có đếm cũng không xuể.
Trước đây bà đã gặp một trường hợp, rõ ràng con dâu đưa lương thực mới sang hiếu kính cha mẹ chồng nhưng lại bị chửi là cho lương thực cũ. Cũng may, người phụ nữ đó có đề phòng, trước khi qua nhà cha mẹ chồng đã rẽ sang nhà hàng xóm mở bao lương thực cho người nọ nhìn một chút, thành công có được nhân chứng chứ không nhảy xuống sông Hoàng Hà cũng không rửa được nỗi oan.
Chu Hiểu Cúc chăm chú lắng nghe và ghi nhớ.
Hôm qua, chứng kiến những người ức hiếp mình bao năm nay bị đè xuống đất ăn đánh tới mức gào khóc ầm ĩ khiến nỗi uất ức trong lòng cô vơi đi không ít.
Tinh thần không còn u uất, tự động thân thể nhẹ nhõm hơn rất nhiều, cả con người tự nhiên cũng phấn chấn hẳn lên.
Thế mới nói, bảo sao người ta cứ liều sống liều chết thi đua đẻ con trai. Như nhà cô đây này, ra trận mới chỉ dàn hàng đã chiếm thế thượng phong rồi.
Chương 212: Đánh lộn
Lâm Thanh Hoà không hề hay biết gì, mãi tới khi tan trường về nhà mới nghe Tiểu Tô Thành kể lại.
“Dì hai bị đánh, bà ngoại dắt các cậu qua bên đó đánh trả.”
Lâm Thanh Hoà hỏi: “Thế anh ba con đâu?”
Tiểu Tô Thành: “Anh ba cũng đi sang bên đó xem đánh lộn rồi, chỉ còn mình cháu ở nhà giữ nhà thôi.”
Tô Đại Lâm lịch thiệp, nho nhã, nhưng con trai anh lớn lên ở nông thôn, đặc biệt là cặp bài trùng với nhóc Tam Oa cho nên không thiếu mấy trò quậy phá, đánh lộn với những đứa trẻ khác.
Vì thế nó thuật lại chuyện bà ngoại kéo người đi đánh lộn mà thái độ bình tĩnh như không, chằng hề có chút sợ hãi nào.
Bộ dáng lúc này của thằng nhóc rất mắc cười, Lâm Thanh Hoà nín cười, đưa tay sờ cái đầu tròn xoe của nó nói: “Đánh nhau là không đúng, nhưng nếu người khác đánh cháu trước, cháu có quyền đánh trả, đừng chỉ biết đứng im chịu trận, có biết không?”
“Dạ, cháu biết, với lại chả ai dám đánh cháu đâu.” Thằng nhóc con mỉm cười đắc ý.
Nó có rất nhiều anh trai đấy nhé, đừng đùa. Lần trước có thằng nhóc cậy to con bắt nạt nó, nó đánh không lại liền chạy về méc anh Tam Oa. Anh Tam Oa không nói hai lời trực tiếp xử lý thằng kia đòi lại công bằng cho nó.
Đương nhiên những chuyện này Lâm Thanh Hoà không biết, nhưng nếu có biết chắc hẳn cô cũng sẽ không nói gì.
Có lẽ phương pháp giáo dục của cô không đúng đắn cho lắm nhưng cô cảm thấy tụi con trai có cái hay là bản tính rất sảng khoái, đôi khi không đánh không thành bằng hữu, với lại nuôi con trai không giống như nuôi con gái, cứ thả cho chúng tự do phát triển cũng không thành vấn đề. Ở nông thôn, có thằng nhóc nào lớn lên mà không kênh qua vài trận lớn nhỏ, thiếu đi mảnh ghép này có khi tuổi thơ lại khiếm khuyết ấy chứ.
Tất nhiên, mọi thứ vẫn phải nằm trong khuôn khổ, nếu chúng có chiều hướng phát triển bạo lực hay tiêu cực, cô sẽ ra mặt can thiệp ngay tức khắc.
Lâm Thanh Hoà đi tìm bà Thái hỏi thăm tình hình.
Đương nhiên, bà Thái cũng đã biết chuyện này, bà bảo Lâm Thanh Hoà cứ yên tâm, bà Chu không đi một mình mà đã gọi thêm mấy người đàn bà có tiếng tăm đi cùng.
Lâm Thanh Hoà hiểu, “tiếng tăm” ở đây ý chỉ những người có số có má, nối tiếng đanh đá trong thôn.
Cô về nhà, cắt một chút thịt vụn từ chỗ thịt mới lấy ở bên chị Mai ngày hôm qua ra hầm miến. Mẹ chồng cô gọi 4 người đi cùng cho nên cô nấu 4 phần, mỗi phần là một chén to.
Khoảng 7 giờ, Chu Thanh Bách với đoàn người mới kéo về. Lúc này, Lâm Thanh Hoà đã chuẩn bị cơm nước tinh tươm, tất nhiên chiêu đãi cả những người hôm nay đã cất công đi hỗ trợ.
Ở lại ăn một bữa cơm, ra về mỗi người còn được tặng một tô miến hầm thịt, ai cũng tươi cười vui vẻ.
Mấy việc như này ở nông thôn không phải hiếm, các bà cũng thường kéo nhau đi đòi lại công đạo cho rất nhiều người nhưng cùng lắm là mời ăn một bữa chứ nào có vừa được ăn vừa được gói mang về như hôm nay. Cô giáo Lâm thật đúng là người có một không hai.
Bà nào bà nấy nhiệt huyết sôi trào, khí thế bừng bừng nói từ nay về sau nếu các cô gái Chu gia thôn chúng ta gả đi ra ngoài bị nhà chồng ức hiếp, chắc chắn các bà sẽ ra tay tương trợ. Ăn uống no nê, hàn huyên rôm rả, bốn bà đứng dậy ra về, trước khi đi còn hứa lát nữa sẽ rửa sạch chén mang sang trả Lâm Thanh Hoà.
Tiễn khách về hết, Lâm Thanh Hoà mới rảnh hỏi bà Chu rốt cuộc sự tình ra làm sao.
Bà Chu khinh bỉ nhếch mép: “Hay cho nhà họ Hoàng, giỏi cho nhà họ Hoàng, thấy Chu gia nhà ta không nói lại tưởng dễ bắt nạt. Hừ, nhưng mà chẳng qua cũng chỉ là cái ngữ vô dụng, vừa thấy chúng ta tới một cái đã sợ cụp cả đuôi vào.”
Tính tình Chu Hiểu Cúc thế nào, bà là mẹ làm sao mà không biết. Một đứa như nó mà bị bức phải chạy về nhà mẹ đẻ cáo trạng có nghĩa là sự tình đã quá quắt lắm rồi, thử hỏi làm sao bà có thể ngồi yên được nữa?
Bà gọi thêm 4 người đàn bà chanh chua nhất thôn cộng thêm 4 thằng con trai của bà, hùng hùng hổ hổ xông qua.
Tới nơi, không nói nhiều lời, mấy người phụ nữ chanh chua lập tức động thủ, túm lấy bà Hoàng và cô con dâu cả của bà ta đè xuống đất tẩn cho một trận.
Ông Hoàng trợn mắt há hốc miệng nhưng chết nhát chỉ đứng yên một chỗ không dám hó hé.
Chưa xong đâu, đã đòi là phải đòi tới cùng, đoàn người tiến quân sang nhà mẹ đẻ của cô con dâu cả họ Hoàng, lôi bằng được người đàn bà có liên can ra, phải tát cho vài cái mới hả giận. Được cái hai nhà này cùng một thôn, cho nên đi lại rất thuận tiện.
Nhà mẹ đẻ cô ta khá hơn chút, đông anh đông em, cũng đầu gấu đầu bò ra trò, ý là muốn chiến khô máu nhưng chưa kịp ti toe đã bị Chu Thanh Bách đánh ngã rạp xuống đất.
Một loạt các động tác nhanh, mạnh, chuẩn xác còn có phần dễ như đang giỡn. Anh cả, anh hai, anh ba Chu chưa kịp xắn tay áo thì cuộc chiến đã kết thúc. Chán thật!
Đàn bà, phụ nữ đánh nhau, Chu Thanh Bách sẽ không ra mặt nhưng đối thủ là đám đàn ông thì đừng mong Chu Thanh Bách anh hạ thủ lưu tình.
Một đám đàn ông lúc đầu hùng hổ bặm trợn, bây giờ nằm rên hừ hự trên mặt đất không dám bò dậy, vì chỉ cần nhấm nhổm một chút là bị Chu Thanh Bách nhấc chân đạp bẹp dí, cứ thế đố bảo thằng nào dám bò?
Phải công nhận, bề ngoài thì lạnh lùng là thế nhưng trong cốt tuỷ Chu Thanh Bách cực kỳ bênh vực người mình. Động vào người nhà anh là không xong với anh đâu!
Chị Hiểu Cúc tính tình thế nào, làm sao anh không biết. Lần trước chị anh phải về nhà vay tiền gấp để phân gia anh cũng đã lờ mờ đoán có chuyện rồi, nhưng chị ấy nhất quyết không hé răng nửa lời cho nên anh cũng không làm tới. Nhưng lần này họ dám đánh chị anh tới mức phải khóc lóc chạy về nhà mẹ đẻ cầu cứu thì đương nhiên anh phải ra mặt làm chỗ dựa cho chị gái mình rồi.
Đánh đấm xong xuôi, đoàn người an ổn ngồi vào bàn nói chuyện. Nghe thì có vẻ ngược đời nhưng đôi khi buộc phải dùng tới vũ lực thì một số kẻ mới biết nói tiếng người.
Biết ngay mà, đầu tiên nhà họ Hoàng xin lỗi, sau đó là nhận lỗi.
Khó lắm mới được một lần ra mặt vì con gái, còn lâu bà Chu mới dễ dàng cho qua như vậy.
Lần trước ông Hoàng, bà Hoàng này phân gia bất công tới nực cười, lần này thì hay rồi, thù mới nợ cũ tính luôn một thể cho gọn.
Lúc nãy, trên đường qua đây, bà Chu đã kể rõ tình hình của con gái mình cho mấy bà bạn nghe. Cùng phận đàn bà, họ bức xúc thay cho Chu Hiểu Cúc nên được thể nói ông bà Hoàng không ra cái gì. Lời nói tuy khó nghe nhưng hợp lòng bà Chu, có những lời bà là thông gia không tiện nói thì cứ để bọn họ nói giúp đi.
Không hổ danh 4 người đàn bà chanh chua có số có má tại Chu gia thôn, vừa có thể động thủ mà vừa có thể động khẩu. Thậm chí động khẩu ra tiền, thành công đòi lại 100 đồng tiền phân gia cho Chu Hiểu Cúc.
Lúc này mới tính là xong chuyện.
Hôm nay, đại đội thôn Hoàng Hà mới biết thì ra cô con dâu thứ hai nhà họ Hoàng không phải quả hồng mềm thích nắn thế nào thì nắn. Nhà mẹ đẻ của cô ấy không phải dạng vừa đâu, chẳng qua trước giờ người ta kín tiếng nên không ai để ý, giờ người ta ra mặt rồi này, hai vợ chồng lão Hoàng đúng là được trận nhớ đời, mặt mũi quăng hết đi rồi để xem từ giờ trở về sau còn dám làm khó làm dễ con dâu hai nữa không? Có mà cho tiền cũng chẳng dám!
Lâm Thanh Hoà nghe xong há hốc miệng phục sát đất, nhưng mà đúng phải làm ra ngô ra khoai thế mới được.
Phải công nhận sức chiến đấu của mấy bà mấy thím thôn mình lợi hại thật, nhất tiễn hạ song điêu, nhanh, gọn, lẹ. Ngẫm lại mới thấy chầu cơm với tô thịt heo hầm miếng quá xứng đáng.
Một lát sau, lần lượt mấy đứa nhỏ cầm 4 cái chén đã được rửa sạch sẽ mang sang trả Lâm Thanh Hoà.
Ngày hôm sau, Chu Hiểu Cúc sang, mặt mày đã tươi tỉnh hơn hẳn, trên môi không giấu được nụ cười, còn cầm theo 100 đồng tiền phí phân gia hôm qua mới lấy được.
Cô tính toán trả nợ cho 4 người em dâu trước, còn chị gái và em gái thì có thể từ từ trả sau.
Bà Chu nói: “Hôm qua mấy đứa em dâu không qua giúp một tay, con cũng đừng trách chúng. Suy cho cùng mấy đứa nó không phải là đối thủ của nhà họ Hoàng, phải mấy người đàn bà đanh đá mới xử lý được. Với lại hôm qua chúng ta trở về, mẹ Đại Oa đã thay mặt chiêu đãi mấy bà ấy bữa cơm, còn tặng đồ ăn đem về nữa.”
“Vâng, mẹ không nói thì trong lòng con cũng hiểu rõ mà.” Chu Hiểu Cúc cười cười. Tất nhiên cô không để ý vấn đề này, cả 4 người em trai của cô cùng đi qua, như thế là đủ lắm rồi.
Chu Hiểu Cúc bổ sung thêm: “Khiến vợ cậu tư tốn kém rồi.”
Bà Chu trực tiếp bỏ qua vấn đề này vì bà vẫn còn cái khác cần lo: “Hiện tại vấn đề dưỡng lão đã viết xuống giấy trắng mực đen rõ ràng, sau này hai người bọn họ sẽ đi theo nhà thằng lớn nhưng… Còn vấn đề phụng dưỡng thì làm con làm cái vẫn phải thực hiện, cứ đúng ngày đúng giờ đưa lương thực qua, nhớ rõ lúc bưng sang phải để cho hàng xóm láng giềng nhìn thấy, tránh cho bọn người xấu có cơ hội vu oan con đưa lương thực cũ, lương thực mốc.”
Đã đi qua gần hết cuộc đời, số lượng cực phẩm bà Chu gặp nhiều vô số, có đếm cũng không xuể.
Trước đây bà đã gặp một trường hợp, rõ ràng con dâu đưa lương thực mới sang hiếu kính cha mẹ chồng nhưng lại bị chửi là cho lương thực cũ. Cũng may, người phụ nữ đó có đề phòng, trước khi qua nhà cha mẹ chồng đã rẽ sang nhà hàng xóm mở bao lương thực cho người nọ nhìn một chút, thành công có được nhân chứng chứ không nhảy xuống sông Hoàng Hà cũng không rửa được nỗi oan.
Chu Hiểu Cúc chăm chú lắng nghe và ghi nhớ.
Hôm qua, chứng kiến những người ức hiếp mình bao năm nay bị đè xuống đất ăn đánh tới mức gào khóc ầm ĩ khiến nỗi uất ức trong lòng cô vơi đi không ít.
Tinh thần không còn u uất, tự động thân thể nhẹ nhõm hơn rất nhiều, cả con người tự nhiên cũng phấn chấn hẳn lên.
Thế mới nói, bảo sao người ta cứ liều sống liều chết thi đua đẻ con trai. Như nhà cô đây này, ra trận mới chỉ dàn hàng đã chiếm thế thượng phong rồi.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook