Thập Niên 60: Làm Giàu, Dạy Con
-
Chương 173: Tốt lên từng ngày
Lâm Thanh Hoà tiếp nhận công việc giảng dạy rất thuận lợi, không xảy ra chút sự cố nào.
Trường Trung học công xã rất chú ý tới giáo viên mới này, không phải nói thông qua là tin tưởng ngay, họ để cô lên lớp vài buổi, thầy hiệu trưởng đích thân đứng ngoài cửa dự giờ
Không chỉ có một mình thầy hiệu trưởng mà còn có giáo viên dạy thay - Trần Sơn. Tuy nhiên, các tiết dạy của cô giáo Lâm đều diễn ra suôn sẻ, không tìm ra nửa điểm chê trách.
Lâm Thanh Hoà hoàn toàn làm chủ được lớp học, dẫn dắt các em học sinh tập trung vào bài giảng. Chất lượng bài dạy khá tốt, không khí học tập vô cùng sôi nổi.
Để được học trường sơ trung, các em phải vượt qua kỳ thi kiểm tra chất lượng đầu vào, vì thế học sinh ở đây tất cả đều có thành tích học tập tốt.
Học sơ trung tổng cộng mất 2 năm. Năm đầu gọi là sơ nhất, năm sau gọi là sơ nhị.
Trường trung học Công xã có 4 lớp sơ nhất và 4 lớp sơ nhị.
Nơi này quy tụ toàn bộ học sinh trên toàn Công xã.
Công xã có tổng cộng 19 đội sản xuất, mỗi đội sản xuất có khoảng 20 hộ gia đình.
Số lượng nhân khẩu trong mỗi hộ gia đình không giống nhau. Ví dụ như Chu gia lúc chưa phân gia, tất cả con cái cháu chắt đều chung một hộ khẩu, do ông Chu làm chủ hộ.
Nhà ít nhà đông, nhưng tính tổng lại thì số người dân trong một Công xã là tương đối nhiều.
Nhà nào cũng ham đông con cho nên cứ chửa là đẻ, trẻ con đầy đường, tuy nhiên số lượng những đứa trẻ đi học trung học chỉ có nhiêu đây.
Dù sao thì cũng phải thông cảm, vì thời này người ta vẫn chưa chú trọng đầu tư cho giáo dục.
Bây giờ Lâm Thanh Hoà đã là giáo viên, cô cố gắng làm hết trách nhiệm của một người thầy.
Mỗi buổi lên lớp, cô đều giảng giải cặn kẽ nội dung bài học cho các em học sinh, nếu có chỗ nào chưa hiểu, các em có thể gặp riêng cô sau giờ học để hỏi thêm, cô sẵn sàng giải đáp tận tình.
Đó là tất cả những gì cô có thể làm, ngoài ra nếu bảo cô nhìn chằm chằm ép các em phải học mọi lúc mọi nơi thì đó là điều không thể.
Xã hội bây giờ vẫn còn tương đối nhạy cảm. Trước đây đã từng có giáo viên bị phê bình vì quá nghiêm khắc.
Thật ra thì trường hợp của Lâm Thanh Hoà đặc biệt hơn, cô là người nhà quân nhân xuất ngũ cho nên có gì cũng sẽ được châm trước, không sợ bị phê bình nhưng Lâm Thanh Hoà không nghĩ mình sẽ trở thành một “bà giáo hà khắc” trong mắt học trò.
Cô chỉ muốn hoàn thành tốt mọi việc trong phạm vi nhiệm vụ của mình thôi, những chuyện ngoài lề cô không muốn quản.
Tính cả Lâm Thanh Hoà và Trần Sơn, toàn bộ trường trung học Công xã có tổng cộng 5 giáo viên, không bao gồm hiệu trưởng.
Thầy hiệu trưởng rất bận rộn, họp hành liên miên, thỉnh thoảng lại đi vào thành nghe tuyên truyền đẩy mạnh công tác tiến bộ, cho nên thầy sẽ không trực tiếp đứng lớp, chỉ khi nào có giáo viên vắng mặt, thầy mới dạy thay.
Lâm Thanh Hoà rất chan hoà với các đồng nghiệp, tất nhiên trừ bỏ tra nam Trần Sơn, từ đầu tới cuối cô vẫn giữ vững thái độ kính nhi viễn chi. (*)
(*) Kính nhi viễn chi: là thành ngữ tiếng Việt có gốc từ thành ngữ "敬而遠之"(kính nhi viễn chi) trong tiếng Trung.
Thành ngữ này có nguồn gốc từ một câu nói của Khổng Tử trong "Luận ngữ - Ung dã" (論語·雍也):
Vụ dân chi nghĩa, kính quỷ thần nhi viễn chi, khả vị tri hĩ"(務民之義,敬鬼神而遠之,可謂知矣。).
Tạm dịch như sau:
Làm việc nghĩa, có ích cho dân, tuy phải kính trọng quỷ thần (ý nói bề trên) nhưng không cầu cạnh quỷ thần, mà nên tránh xa quỷ thần, đó là trí.
Có thể nói rằng, "Kính nhi viễn chi" chính là cách nói rút gọn từ câu "Kính quỷ thần nhi viễn chi"(敬鬼神而遠之).
Ngày nay, trong tiếng Việt, thành ngữ "kính nhi viễn chi" thường được dùng trong các trường hợp: Bề ngoài tỏ ra kính nể, tôn trọng một đối tượng nào đó, nhưng trên thực tế không muốn tiếp cận, gần gũi với đối tượng đó; hoặc thường dùng trong các trường hợp mỉa mai, châm biếm khi mình không muốn tiếp cận với một đối tượng nào đó
Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/K%C3%ADnh_nhi_viễn_chi
Hiện giờ xe đạp trong nhà chủ yếu do Lâm Thanh Hoà dùng. Buổi sáng cô đạp xe tới trường, giữa trưa đạp xe về, đầu giờ chiều lại đạp tới trường rồi chạng vạng tối đạp trở về nhà.
Một ngày làm việc của cô cứ quay cuồng như thế, không còn thời gian đâu cho nấu nướng bếp núc nữa. Tuy nhiên, mỗi bữa cô vẫn tranh thủ xào đĩa rau, nấu thức ăn mặn cho cả nhà.
Bà Chu ở nhà sẽ hỗ trợ những việc khác. Thật ra thì cũng chẳng có việc gì nhiều, chỉ có lúc nào tới giờ cho heo ăn bà mới phải ôm Tô Tốn qua nhà chị ba Chu gửi trông giúp một lúc thôi.
Trưa nay cũng như mọi trưa, Lâm Thanh Hoà tan lớp về nhà, vừa dựng xe một cái là lập tức xắn tay áo vào bếp xào rau. Cô vừa thoăn thoắt đảo đũa vừa nói: “Ngày mai không có lớp chắc con phải vào thành mua thêm ít dầu đậu phộng mới được.”
Trong không gian riêng chỉ còn dư lại có 1 bình dầu đậu phộng thôi, cho nên cô phải tranh thủ đi chợ đen tích từng chút từng chút một. Nào là trứng gà, thịt heo hay dầu ăn, hễ thấy bán cái gì là cô nhập cái đó.
Đúng là cô đi buôn thịt heo nhưng chỗ chị Mai chỉ lấy được thịt loại 2, loại 3, đầu thừa đuôi thẹo thôi, hoạ huần lắm mới được chỗ thịt ngon. Hôm nào lấy được miếng ngon cô sẽ để lại cho nhà ăn chứ không bán.
Bà Chu: “Con đi làm suốt, khó lắm mới có một ngày trống, ở nhà mà nghỉ cho khoẻ.”
Lâm Thanh Hoà: “Con không mệt.”
Khó khăn lắm mới có được sự nghiệp trong tay, cô rất hào hứng, chẳng thấy mệt tí nào.
Lâm Thanh Hoà nhanh nhẹn xào một dĩa to trứng gà cà chua, sau đó hầm một nồi canh xương thật lớn.
Ở nhà bà Chu đã ngâm gạo trước, nên bây giờ chỉ cần cho lên bếp chưng chín là được.
Lâm Thanh Hòa đang lúi húi nấu bếp thì Tam Oa chạy về, từ đầu đến chân dơ hầy, phía sau lưng lấp ló một thằng nhóc nhỏ con hơn và… bẩn y chang thằng đằng trước - đó chính là Tiểu Tô Thành.
Tiểu Tô Thành đã đi vững, chạy nhanh nên khoái nhất là bám đuôi anh Tam Oa. Cả ngày hai anh em dính với nhau như hình với bóng đi nghịch ngợm, kể cả buổi trưa cũng leo lên giường ngủ cùng anh Tam Oa mới chịu.
Nhìn thấy hai thằng này Lâm Thanh Hoà phát đau cả đầu, cô trừng mắt mắng: “Đi ra rửa chân tay mặt mũi, nhanh lên!”
Tam Oa đi trước, Tiểu Tô Thành cất bước theo sau, vừa đi vừa hô “Rửa rửa.”
Hai thằng này chỉ giỏi vẩy nước chứ rửa cái gì, Lâm Thanh Hoà đành gác việc trong bếp lại đích thân ra kì cọ sạch sẽ cho từng đứa một.
Vừa kì cọ cô vừa hỏi: “Hôm nay hai đứa chơi cái gì?"
Tam Oa khoe: “Chúng con đào giun đất.”
Tiểu Tô Thành đang tuổi học nói nên hễ ai nói gì là học lại như con vẹt: “giun đất.”
Lâm Thanh Hoà: “Thế giun đâu? Sao không mang về cho gà ăn?”
Tam Oa: “À, con cho Tiểu Thảo rồi.”
Tiểu Thảo là con gái một gia đình cùng thôn, cha mẹ cũng thuộc diện tử tế biết điều. Tầm tuổi này bọn nhỏ vẫn chơi chung với nhau, lên 7, 8 tuổi mới tách ra chơi riêng, nam chơi với nam, nữ chơi với nữ.
Lâm Thanh Hoà dở khóc dở cười, thằng oắt con này mới tí tuổi đầu mà đã biết ga-lăng với gái.
Chẳng trách trong nguyên tác, nữ chủ mê nó như điếu đổ. Nhưng mà cuối cùng vẫn không thắng được số phận bi thảm của nam phụ…haiz…tội nghiệp!
Mới bây lớn tuổi, nói lý chưa được cho nên Lâm Thanh Hoà chỉ nhẹ nhàng bảo: “Lần sau con đào được giun thì nhớ mang về cho gà nhà mình ăn. Có như thế thì gà mái mới đẻ trứng cho con ăn mỗi ngày chứ.”
“Dạ.” Tam Oa gật đầu đồng ý ngay.
Tô Thành và Tô Tốn không thuộc hộ khẩu ở đây cho nên không tính. 5 người nhà Lâm Thanh Hoà cộng với 2 vợ chồng ông bà Chu là 7 người. Mặc dù chính sách rất nghiêm, nhưng vì là nhà Chu Thanh Bách nên ít nhiều được du di chút đỉnh, cho phép nuôi 4 con gà.
4 con gà mái làm việc rất cần mẫn, trung bình mỗi ngày đều cho nhà cô từ 2 tới 3 quả trứng. Hôm nào mà 4 con cùng đẻ thì lấy được tận 4 trứng luôn.
Tất nhiên muốn được như vậy thì phải bỏ công chăm bẵm. Mỗi lần cho heo ăn là mấy chị gà mái cũng được một gáo cơm heo. Gà mái nhà cô không nuôi thả như những hộ gia đình khác, được cho ăn uống tử tế nên con nào con nấy béo khoẻ, mỗi con phải nặng tầm 4, 5 cân.
Nhưng mà mỗi ngày đều cho trứng thì sao chứ, sức tiêu thụ của nhà cô rất lớn, thế nên Lâm Thanh Hoà vẫn phải mua thêm trứng gà ở bên ngoài về chứ cứ trông chờ vào mấy chị gà mái ở nhà thì không đủ ăn.
Rửa xong tay chân cho hai thằng giặc nhỏ, ngẩng đầu lên thấy hai đứa lớn đã tan học về.
Đại Oa và Nhị Oa vẫn đang học tiểu học không cùng đường với trường trung học cho nên ba mẹ con không đi chung với nhau.
Hai anh em đi vào nhà cất cặp sách rồi tự giác xách sọt đi ra ngoài đánh cỏ heo.
Đây là nhiệm vụ hằng ngày của chúng nó. Nếu hôm nào được nghỉ học thì còn thêm một việc nữa đó là đi nhặt cứt trâu.
Cuộc sống gia đình cô đang tốt lên từng ngày. Chu Thanh Bách lấy 10 phần công điểm, nuôi hai con heo cũng được tính công điểm, phân heo trực tiếp bón cho vườn cây sau nhà, bón không hết thì đem lên đại đội đổi lấy công điểm.
Đại Oa, Nhị Oa càng lớn càng hiểu chuyện, biết giúp đỡ cha mẹ, tuy không đáng bao nhiêu nhưng gộp cả hai anh em lại cũng có thể kiếm được hai phần công điểm.
Trường Trung học công xã rất chú ý tới giáo viên mới này, không phải nói thông qua là tin tưởng ngay, họ để cô lên lớp vài buổi, thầy hiệu trưởng đích thân đứng ngoài cửa dự giờ
Không chỉ có một mình thầy hiệu trưởng mà còn có giáo viên dạy thay - Trần Sơn. Tuy nhiên, các tiết dạy của cô giáo Lâm đều diễn ra suôn sẻ, không tìm ra nửa điểm chê trách.
Lâm Thanh Hoà hoàn toàn làm chủ được lớp học, dẫn dắt các em học sinh tập trung vào bài giảng. Chất lượng bài dạy khá tốt, không khí học tập vô cùng sôi nổi.
Để được học trường sơ trung, các em phải vượt qua kỳ thi kiểm tra chất lượng đầu vào, vì thế học sinh ở đây tất cả đều có thành tích học tập tốt.
Học sơ trung tổng cộng mất 2 năm. Năm đầu gọi là sơ nhất, năm sau gọi là sơ nhị.
Trường trung học Công xã có 4 lớp sơ nhất và 4 lớp sơ nhị.
Nơi này quy tụ toàn bộ học sinh trên toàn Công xã.
Công xã có tổng cộng 19 đội sản xuất, mỗi đội sản xuất có khoảng 20 hộ gia đình.
Số lượng nhân khẩu trong mỗi hộ gia đình không giống nhau. Ví dụ như Chu gia lúc chưa phân gia, tất cả con cái cháu chắt đều chung một hộ khẩu, do ông Chu làm chủ hộ.
Nhà ít nhà đông, nhưng tính tổng lại thì số người dân trong một Công xã là tương đối nhiều.
Nhà nào cũng ham đông con cho nên cứ chửa là đẻ, trẻ con đầy đường, tuy nhiên số lượng những đứa trẻ đi học trung học chỉ có nhiêu đây.
Dù sao thì cũng phải thông cảm, vì thời này người ta vẫn chưa chú trọng đầu tư cho giáo dục.
Bây giờ Lâm Thanh Hoà đã là giáo viên, cô cố gắng làm hết trách nhiệm của một người thầy.
Mỗi buổi lên lớp, cô đều giảng giải cặn kẽ nội dung bài học cho các em học sinh, nếu có chỗ nào chưa hiểu, các em có thể gặp riêng cô sau giờ học để hỏi thêm, cô sẵn sàng giải đáp tận tình.
Đó là tất cả những gì cô có thể làm, ngoài ra nếu bảo cô nhìn chằm chằm ép các em phải học mọi lúc mọi nơi thì đó là điều không thể.
Xã hội bây giờ vẫn còn tương đối nhạy cảm. Trước đây đã từng có giáo viên bị phê bình vì quá nghiêm khắc.
Thật ra thì trường hợp của Lâm Thanh Hoà đặc biệt hơn, cô là người nhà quân nhân xuất ngũ cho nên có gì cũng sẽ được châm trước, không sợ bị phê bình nhưng Lâm Thanh Hoà không nghĩ mình sẽ trở thành một “bà giáo hà khắc” trong mắt học trò.
Cô chỉ muốn hoàn thành tốt mọi việc trong phạm vi nhiệm vụ của mình thôi, những chuyện ngoài lề cô không muốn quản.
Tính cả Lâm Thanh Hoà và Trần Sơn, toàn bộ trường trung học Công xã có tổng cộng 5 giáo viên, không bao gồm hiệu trưởng.
Thầy hiệu trưởng rất bận rộn, họp hành liên miên, thỉnh thoảng lại đi vào thành nghe tuyên truyền đẩy mạnh công tác tiến bộ, cho nên thầy sẽ không trực tiếp đứng lớp, chỉ khi nào có giáo viên vắng mặt, thầy mới dạy thay.
Lâm Thanh Hoà rất chan hoà với các đồng nghiệp, tất nhiên trừ bỏ tra nam Trần Sơn, từ đầu tới cuối cô vẫn giữ vững thái độ kính nhi viễn chi. (*)
(*) Kính nhi viễn chi: là thành ngữ tiếng Việt có gốc từ thành ngữ "敬而遠之"(kính nhi viễn chi) trong tiếng Trung.
Thành ngữ này có nguồn gốc từ một câu nói của Khổng Tử trong "Luận ngữ - Ung dã" (論語·雍也):
Vụ dân chi nghĩa, kính quỷ thần nhi viễn chi, khả vị tri hĩ"(務民之義,敬鬼神而遠之,可謂知矣。).
Tạm dịch như sau:
Làm việc nghĩa, có ích cho dân, tuy phải kính trọng quỷ thần (ý nói bề trên) nhưng không cầu cạnh quỷ thần, mà nên tránh xa quỷ thần, đó là trí.
Có thể nói rằng, "Kính nhi viễn chi" chính là cách nói rút gọn từ câu "Kính quỷ thần nhi viễn chi"(敬鬼神而遠之).
Ngày nay, trong tiếng Việt, thành ngữ "kính nhi viễn chi" thường được dùng trong các trường hợp: Bề ngoài tỏ ra kính nể, tôn trọng một đối tượng nào đó, nhưng trên thực tế không muốn tiếp cận, gần gũi với đối tượng đó; hoặc thường dùng trong các trường hợp mỉa mai, châm biếm khi mình không muốn tiếp cận với một đối tượng nào đó
Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/K%C3%ADnh_nhi_viễn_chi
Hiện giờ xe đạp trong nhà chủ yếu do Lâm Thanh Hoà dùng. Buổi sáng cô đạp xe tới trường, giữa trưa đạp xe về, đầu giờ chiều lại đạp tới trường rồi chạng vạng tối đạp trở về nhà.
Một ngày làm việc của cô cứ quay cuồng như thế, không còn thời gian đâu cho nấu nướng bếp núc nữa. Tuy nhiên, mỗi bữa cô vẫn tranh thủ xào đĩa rau, nấu thức ăn mặn cho cả nhà.
Bà Chu ở nhà sẽ hỗ trợ những việc khác. Thật ra thì cũng chẳng có việc gì nhiều, chỉ có lúc nào tới giờ cho heo ăn bà mới phải ôm Tô Tốn qua nhà chị ba Chu gửi trông giúp một lúc thôi.
Trưa nay cũng như mọi trưa, Lâm Thanh Hoà tan lớp về nhà, vừa dựng xe một cái là lập tức xắn tay áo vào bếp xào rau. Cô vừa thoăn thoắt đảo đũa vừa nói: “Ngày mai không có lớp chắc con phải vào thành mua thêm ít dầu đậu phộng mới được.”
Trong không gian riêng chỉ còn dư lại có 1 bình dầu đậu phộng thôi, cho nên cô phải tranh thủ đi chợ đen tích từng chút từng chút một. Nào là trứng gà, thịt heo hay dầu ăn, hễ thấy bán cái gì là cô nhập cái đó.
Đúng là cô đi buôn thịt heo nhưng chỗ chị Mai chỉ lấy được thịt loại 2, loại 3, đầu thừa đuôi thẹo thôi, hoạ huần lắm mới được chỗ thịt ngon. Hôm nào lấy được miếng ngon cô sẽ để lại cho nhà ăn chứ không bán.
Bà Chu: “Con đi làm suốt, khó lắm mới có một ngày trống, ở nhà mà nghỉ cho khoẻ.”
Lâm Thanh Hoà: “Con không mệt.”
Khó khăn lắm mới có được sự nghiệp trong tay, cô rất hào hứng, chẳng thấy mệt tí nào.
Lâm Thanh Hoà nhanh nhẹn xào một dĩa to trứng gà cà chua, sau đó hầm một nồi canh xương thật lớn.
Ở nhà bà Chu đã ngâm gạo trước, nên bây giờ chỉ cần cho lên bếp chưng chín là được.
Lâm Thanh Hòa đang lúi húi nấu bếp thì Tam Oa chạy về, từ đầu đến chân dơ hầy, phía sau lưng lấp ló một thằng nhóc nhỏ con hơn và… bẩn y chang thằng đằng trước - đó chính là Tiểu Tô Thành.
Tiểu Tô Thành đã đi vững, chạy nhanh nên khoái nhất là bám đuôi anh Tam Oa. Cả ngày hai anh em dính với nhau như hình với bóng đi nghịch ngợm, kể cả buổi trưa cũng leo lên giường ngủ cùng anh Tam Oa mới chịu.
Nhìn thấy hai thằng này Lâm Thanh Hoà phát đau cả đầu, cô trừng mắt mắng: “Đi ra rửa chân tay mặt mũi, nhanh lên!”
Tam Oa đi trước, Tiểu Tô Thành cất bước theo sau, vừa đi vừa hô “Rửa rửa.”
Hai thằng này chỉ giỏi vẩy nước chứ rửa cái gì, Lâm Thanh Hoà đành gác việc trong bếp lại đích thân ra kì cọ sạch sẽ cho từng đứa một.
Vừa kì cọ cô vừa hỏi: “Hôm nay hai đứa chơi cái gì?"
Tam Oa khoe: “Chúng con đào giun đất.”
Tiểu Tô Thành đang tuổi học nói nên hễ ai nói gì là học lại như con vẹt: “giun đất.”
Lâm Thanh Hoà: “Thế giun đâu? Sao không mang về cho gà ăn?”
Tam Oa: “À, con cho Tiểu Thảo rồi.”
Tiểu Thảo là con gái một gia đình cùng thôn, cha mẹ cũng thuộc diện tử tế biết điều. Tầm tuổi này bọn nhỏ vẫn chơi chung với nhau, lên 7, 8 tuổi mới tách ra chơi riêng, nam chơi với nam, nữ chơi với nữ.
Lâm Thanh Hoà dở khóc dở cười, thằng oắt con này mới tí tuổi đầu mà đã biết ga-lăng với gái.
Chẳng trách trong nguyên tác, nữ chủ mê nó như điếu đổ. Nhưng mà cuối cùng vẫn không thắng được số phận bi thảm của nam phụ…haiz…tội nghiệp!
Mới bây lớn tuổi, nói lý chưa được cho nên Lâm Thanh Hoà chỉ nhẹ nhàng bảo: “Lần sau con đào được giun thì nhớ mang về cho gà nhà mình ăn. Có như thế thì gà mái mới đẻ trứng cho con ăn mỗi ngày chứ.”
“Dạ.” Tam Oa gật đầu đồng ý ngay.
Tô Thành và Tô Tốn không thuộc hộ khẩu ở đây cho nên không tính. 5 người nhà Lâm Thanh Hoà cộng với 2 vợ chồng ông bà Chu là 7 người. Mặc dù chính sách rất nghiêm, nhưng vì là nhà Chu Thanh Bách nên ít nhiều được du di chút đỉnh, cho phép nuôi 4 con gà.
4 con gà mái làm việc rất cần mẫn, trung bình mỗi ngày đều cho nhà cô từ 2 tới 3 quả trứng. Hôm nào mà 4 con cùng đẻ thì lấy được tận 4 trứng luôn.
Tất nhiên muốn được như vậy thì phải bỏ công chăm bẵm. Mỗi lần cho heo ăn là mấy chị gà mái cũng được một gáo cơm heo. Gà mái nhà cô không nuôi thả như những hộ gia đình khác, được cho ăn uống tử tế nên con nào con nấy béo khoẻ, mỗi con phải nặng tầm 4, 5 cân.
Nhưng mà mỗi ngày đều cho trứng thì sao chứ, sức tiêu thụ của nhà cô rất lớn, thế nên Lâm Thanh Hoà vẫn phải mua thêm trứng gà ở bên ngoài về chứ cứ trông chờ vào mấy chị gà mái ở nhà thì không đủ ăn.
Rửa xong tay chân cho hai thằng giặc nhỏ, ngẩng đầu lên thấy hai đứa lớn đã tan học về.
Đại Oa và Nhị Oa vẫn đang học tiểu học không cùng đường với trường trung học cho nên ba mẹ con không đi chung với nhau.
Hai anh em đi vào nhà cất cặp sách rồi tự giác xách sọt đi ra ngoài đánh cỏ heo.
Đây là nhiệm vụ hằng ngày của chúng nó. Nếu hôm nào được nghỉ học thì còn thêm một việc nữa đó là đi nhặt cứt trâu.
Cuộc sống gia đình cô đang tốt lên từng ngày. Chu Thanh Bách lấy 10 phần công điểm, nuôi hai con heo cũng được tính công điểm, phân heo trực tiếp bón cho vườn cây sau nhà, bón không hết thì đem lên đại đội đổi lấy công điểm.
Đại Oa, Nhị Oa càng lớn càng hiểu chuyện, biết giúp đỡ cha mẹ, tuy không đáng bao nhiêu nhưng gộp cả hai anh em lại cũng có thể kiếm được hai phần công điểm.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook