Thanh Xuân Tươi Đẹp Bị Phá Vỡ
-
Chương 49
Buổi sớm, cô mở mắt ra nhìn trời sau khung cửa sổ. Ngắm bình minh lên dần sau cái cây xà cừ to đùng trước sân. Biết mình còn sống nên tinh thần cô rất tốt, hít lấy hít để không khí buổi sáng cho dù mùi thuốc sát trùng bình thường rất khó ngửi cũng được cô hít hết vào lồng ngực đau rát của mình. Chưa thấy y tá nên cô liều một phen. Tay trái lực lưỡng thả hai cái chân đang run bần bật xuống nền đất, chạm vào nền đá hoa cương lạnh buốt xộc lên cả đại não. Nhưng ý chí không cho phép dừng lại, cô phải kiểm tra chân mình tốt không.
Bàn chân in chặt xuống nền nhà, cô lấy cái khăn mắc qua tay phải rồi dùng răng và tay trái buộc ghim lại với cô, bàn chân cứ tiếp xúc với đất lạnh một lúc lâu. Đến khi quen thì chân cô cũng đỡ run hơn hẳn. Cô dùng lực tay mạnh nhất của mình nâng cơ thể dậy, vừa như đứng lại như khom bên thành giường. Cô cứ chật vật mãi như vậy, đến khi bên ngoài trời bỗng nổi cơn mưa bất thường thì cô đứng thẳng lên được. Thẫn thờ đứng lên rồi nhìn ra bên ngoài, cứ tưởng hôm nay sẽ nắng ai ngờ mới sáng đã lại mưa rồi, mưa sao mà u uất quá cơ.
Cô đứng thẳng hơn nữa, rệu rạo chân xỏ vào dép, rồi nhích từng chút một. Lê lết trên sàn nhà, cứ nhích lại nhích thêm một tí, chân run rẩy kịch liệt, nó sắp không chống đỡ nổi nữa rồi. Cô lại ngồi trở lại giường, bóp vào bắp đùi, cứ bóp cứ bóp cho mềm chân ra rồi lại tiếp tục đứng dậy, lê lết một đoạn thì dừng trên ghế, lại nghỉ rồi lại đứng lên đi. Trời thu mưa lạnh như thế mà cô mồ hôi đầm đìa, lấm tấm khắp khuôn mặt. Nhưng cô không từ bỏ, dù không bước được bước to chỉ là những bước lết trên mặt sàn thôi nhưng cô vẫn cắn răng bước.
Khi y tá đến thấy cô chăm chỉ cũng rơm rớm xúc động. Y tá theo chân cô, thỉnh thoảng đỡ cô, cùng cô tập, cô ấy cũng nắn chân cho cô, và rồi cô cũng bước chân thành công, tự mình đã kiểm soát bước đi và đi đứng ổn định.
Cô kiểm tra chân rồi, tốt lắm, nó chỉ bị dọa bởi độ cao và ngâm nước lâu quá nên rối loạn thôi, chủ nhân nó hướng dẫn là nó hoạt động trơn tru rồi.
Y tá rót cô ly nước, bác sĩ cũng tiến vào kiểm tra sơ bộ. Bác sĩ vẫn nghĩ bác Hai là bố cô nên chỉ khám qua rồi tới phòng khác. Khoảng 8 giờ sáng thì bác Hai vào thăm cô, cũng cách theo âu cháo, khác là hôm nay cháo cá, bổ sung canxi.
Cô cũng nhiệt tình ăn hết. Cô ăn xong thì bác sĩ cũng trở lại, nói cho cả cô và bác Hai cùng nghe.
- Chú à, để kiểm tra kĩ hơn thì cần phải đi soi. Chú làm hay không là tuỳ, nếu kiểm tra thì đảm bảo biết rõ sức khoẻ biết rõ mà phòng bệnh chữa bệnh luôn. Nếu chú thấy không sao hết thì không cần kiểm tra.
- Có làm, phải làm chứ, bao nhiêu tiền tôi cũng cố được_ bác Hai vội vàng trả lời.
- Tôi đã nói tiền đâu mà chú vội. Được rồi, vậy thì tí nữa tôi lại tới, cô vệ sinh ăn uống hết đi rồi 10 giờ đi soi tổng thể cơ thể_ Bác sĩ cười rồi phất áo ra ngoài.
Bác Hai nghe vậy thì cười ngại nhùng, tại bác nhớ lại mấy năm trước, không có tiền đóng viện phí cho vợ nên vợ ông khổ lắm, mãi chẳng đến lượt chữa trị.
Cô nghe từng lời từng chữ thì hiểu, đi viện cũng khổ sở và đắt đỏ như đi làm thuê vậy. Không có tiền ở thời đại này rất vất vả, vậy mà đối với kẻ xa lạ cô đây bác ấy lại thốt lên rất bản năng muốn cô kiểm tra bệnh, không chút tiếc tiền tiếc của. Cô cảm động lắm.
- Bác Hai, con phiền bác quá!
- Úi giời, con khoẻ là tốt, dạo này bác bán cá cũng lên tay, trả tiền viện cho con vô tư đi.
- Thôi, bác cất đi để khi nào sang Úc tiêu cho sướng. Bác biết con là triệu phú mà, con trả được, chỉ là không tiện đi lấy tiền thôi.
- Không sao, bác có tiền mà, đợi sang Úc thì biết đến bao giờ chứ!
- Nhanh lắm. Giờ con nhờ bác tí việc. Bác lên trại trẻ mồ Thiên Thần đi, tháng trước con lên đó chơi rồi bỏ quên một chùm chìa khoá. Bác cứ tới đó nói với Hiệu trưởng là lấy hộ con, kiểu gì bác ấy cũng đưa lại, rồi bác cầm cái chìa khoá ấy tới tủ đồ mật ở khu tập thể Tình Nghĩa, ô số 888, bên trong có một cái két sắt mini, bác nhập đúng như ô số - 888, con để tiền lương cả năm nay ở đó, cũng không nhiều đâu, bác cầm hết về đây cho con nha_ cô chậm rãi nói.
- Sao con lại nói hết cho bác thế, con không sợ bác lấy hết rồi tự tiêu hả?_ bác Hai ngạc nhiên nói. Sao lại có người tự nói chỗ cất tiền ra dễ dàng vậy.
- Hì, bác đã cứu con. Cho dù bác lấy hết rồi đi mất cũng không sao, nhưng mà con tin bác, người hồi nãy sẵn sàng trả viện phí cho con dù biết phải đi vay, con không tin nhầm người đâu!_ cô trịnh trọng nói.
- Cái con bé này, bác chính là không phải như thế, bác phải thanh liêm thì mới không xấu hổ với con gái của bác đâu!
- Dạ, con biết mà. Bác cầm lấy cái này_ cô nói rồi rút chiếc lắc bạc trên tay đưa cho bác Hai.
- Gì vậy?_ Bác Hai nhìn chiếc lắc khó hiểu.
- Dạ đây là cái lắc hiệu trưởng tặng con, để tránh bác ấy không tin bác thì bác hãy đưa cái này cho bác ấy xem. Tiện thể khi nào về bác ra tiệm mua hai cái điện thoại nha bác.
- Ừ, nhưng mà mua hai cái hả, bác không biết mua cái đó đâu?
- Bác cứ vào đây bảo bán cho cái xịn nhất là được, lấy tiền đó trả, một cái cho con, một cái cho bác...
- Thôi, bác không biết dùng đâu, mua cho con là được rồi. Bác có cái điện thoại bàn tốt lắm.
- Không, bác cứ mua đi, có gì con sẽ dạy bác, bác học đi, có thể nhìn thấy cả mặt con gái bác được luôn đó.
- Thật hả?
- Dạ.
- Bác...bác cảm ơn con.
- Sao tự nhiên bác cảm ơn con.
- Con giống như con gái bác vậy, chưa ai tốt và tin tưởng bác nhiều như con đâu.
- Thế chẳng phải là có con đây sao. Bác à, con sống tiếp được là cả một kì tích, chính bác là kì tích đó. Hơn nữa con cũng không thể làm phiền bác quá nhiều, những điều gì con làm được, bác cứ để con lo đi. Bác nói con giống con gái bác, vậy thì tạm thời con sẽ là con gái bác, bác chịu khó nấu cháo cho ăn mỗi ngày là được rồi..._ cô chân thành nói.
- Được, nhất trí.
- Hì hì, bác đi đi, con nhờ bác nha.
- Ừ, con ngủ tiếp đi.
- Dạ
Bác Hai cầm cái lắc tay với tờ giấy được cô viết lại kĩ càng ra cổng, bắt xe theo địa chỉ rời đi. Bác thấy khó xử lắm, tại bác nghèo, con gái đi học mà bác chỉ có cái đồng hồ cũ cho nó, cũng chẳng có tiền mà gửi cho con mỗi tháng khiến nó phải làm thêm vất vả để sinh hoạt, cứu người mà cũng chẳng xong, tiền viện cũng là người ta tự trả, thật hổ thẹn, thế đâu phải cứu người đâu chứ. Vậy mà con bé cứ mở mồm ra là cảm ơn mình, mình không thể để nó thất vọng, mình đã nhận lời cảm ơn thì sẽ làm tốt. Tiểu Du, bác sẽ chăm sóc con thật tốt, đến khi con khoẻ trả lại mới thôi.
Bác Hai nghe lời cô, dáng vẻ bác phúc hậu nên chẳng ai nghi ngờ gì, cũng chẳng ai thèm để ý bác nên bác cứ thong thả làm theo lời cô. Gần trưa thì trở lại, đúng lúc cô được đưa ra trở về phòng, bác Hai có kí vào giấy xác nhận kiểm tra trước khi đi rồi nên 10 giờ đúng cô được mang đi kiểm tra. Bác thấy cô nhưng mà cô vẫn còn ngủ vì tiêm thuốc mê. Bác lại tranh thủ đi mua cháo gan heo ngoài tiệm để bổ sung máu cho cô, đợi cô tỉnh là có cái ăn trưa, ăn nhiều mới có chất, mới có sức mà mạnh khoẻ.
Lát sau cô tỉnh dậy, bác cũng xách âu cháo vừa tới, chia ra hai nửa, mỗi người một bát to, vừa ăn bác vừa kể lại chuyện gặp hiệu trưởng, hiệu trưởng còn dặn cô nhớ gọi điện cho ông để ông nghe giọng cho đỡ nhớ. Rồi bác cũng kể bác chẳng biết mở két, loay hoay mãi mới biết, xong rồi còn phải ngó ngang ngó dọc mãi mới dám lấy tiền ra cất vào túi xách. Rồi cả chuyện mua điện thoại nữa, vào cửa hàng, bác nói y xì cô dặn, cho cái điện thoại xịn nhất. Họ thấy bác còn lăn tăn, đến lúc bác trả tiền thì họ rủ nhau cười, có cô còn trêu bác là ' đại gia dép Lào ' đấy.
- À đấy, điện thoại đây này con.
- Dạ, đợi rảnh con dạy bác cách dùng nha!
- Bác định mua một cái cho con thôi nhưng mà người ta đang khuyến mại, mua hai tặng nhiều lắm, bác thấy mát tai quá mới mua hai cái đấy. Chứ bình thường bác chả dám động, mắt mũi tèm nhèm, dùng không được lại hỏng, một cái mà mấy triệu liền.
- May mà bác nghe mát tai rồi mua hai cái, bác mà mua mỗi cho con là con không dùng đâu.
- Cái con bé này.
- Hì
- Mà bác thấy lạ, sao con không gửi ngân hàng mà để ngoài linh tinh thế, chìa khoá cũng bỏ quên tận nơi đâu ý.
- Tiền lương năm nay của con, mỗi tháng con sẽ để vào đấy một nửa tiền kiếm được, rồi vứt chìa khoá đi, không có chìa khoá bên người thì con sẽ không nhớ đến tiền đó nữa. Cuối năm, trước khi sang giao thừa khoảng ba tiếng, con sẽ mở nó ra đếm rồi mới mang đi gửi ngân hàng, khi ấy con sẽ đếm từng giọt mồ hôi của mình đã chảy ra, cả một năm trời phấn đấu của con là bao nhiêu, sang năm mới rồi nhất định phải kiếm nhiều hơn số tiền năm trước đó. Bác ạ, lúc ấy thích lắm, mùi tiền cứ bay phất phơ trong lòng mình ý.
- Ha ha ha... Con có sở thích hay nhỉ, yêu tiền quá rồi.
- Phải, con yêu tiền lắm bác. Song rồi ngủ và ăn, cả đời con phấn đấu chỉ để khi về già sống bên cạnh ba cái đó đó bác_ cô hếch mũi nói.
- Chà, cái tư duy này hay, chỉ tiếc là bác không giỏi như con, bây giờ vẫn phải cày lưng đi kiếm tiền.
- Nhưng bác vẫn rất yêu sự vất vả này phải không?
- Phải, bác làm nhiều nó quen, không làm thấy bứt rứt lắm. Cái thằng cả nhà bác, nó cũng làm việc suốt ngày suốt đêm, bác thấy tiền đó nuôi vợ con nó cho tốt đi đã, bác vẫn tự lo cho mình được. Sinh con ra đâu cần chúng nó báo hiếu chúng nó mạnh khoẻ hạnh phúc là mình yên tâm rồi_ bác Hai khàn khàn chia sẻ.
- Vâng_ cô cảm động nói, khi nào phải giới thiệu bác với bố Từ mới được, hai người quen nhau chắc chắn sẽ rất vui, họ đều có tư tưởng suy nghĩ rất giống nhau.
Ăn trưa xong, bác Hai tranh thủ về qua nhà tắm rửa. Cô cũng đi ngủ trưa. Cảm thấy cuộc sống này tự nhiên bình dị thân yêu quá đỗi...
Bàn chân in chặt xuống nền nhà, cô lấy cái khăn mắc qua tay phải rồi dùng răng và tay trái buộc ghim lại với cô, bàn chân cứ tiếp xúc với đất lạnh một lúc lâu. Đến khi quen thì chân cô cũng đỡ run hơn hẳn. Cô dùng lực tay mạnh nhất của mình nâng cơ thể dậy, vừa như đứng lại như khom bên thành giường. Cô cứ chật vật mãi như vậy, đến khi bên ngoài trời bỗng nổi cơn mưa bất thường thì cô đứng thẳng lên được. Thẫn thờ đứng lên rồi nhìn ra bên ngoài, cứ tưởng hôm nay sẽ nắng ai ngờ mới sáng đã lại mưa rồi, mưa sao mà u uất quá cơ.
Cô đứng thẳng hơn nữa, rệu rạo chân xỏ vào dép, rồi nhích từng chút một. Lê lết trên sàn nhà, cứ nhích lại nhích thêm một tí, chân run rẩy kịch liệt, nó sắp không chống đỡ nổi nữa rồi. Cô lại ngồi trở lại giường, bóp vào bắp đùi, cứ bóp cứ bóp cho mềm chân ra rồi lại tiếp tục đứng dậy, lê lết một đoạn thì dừng trên ghế, lại nghỉ rồi lại đứng lên đi. Trời thu mưa lạnh như thế mà cô mồ hôi đầm đìa, lấm tấm khắp khuôn mặt. Nhưng cô không từ bỏ, dù không bước được bước to chỉ là những bước lết trên mặt sàn thôi nhưng cô vẫn cắn răng bước.
Khi y tá đến thấy cô chăm chỉ cũng rơm rớm xúc động. Y tá theo chân cô, thỉnh thoảng đỡ cô, cùng cô tập, cô ấy cũng nắn chân cho cô, và rồi cô cũng bước chân thành công, tự mình đã kiểm soát bước đi và đi đứng ổn định.
Cô kiểm tra chân rồi, tốt lắm, nó chỉ bị dọa bởi độ cao và ngâm nước lâu quá nên rối loạn thôi, chủ nhân nó hướng dẫn là nó hoạt động trơn tru rồi.
Y tá rót cô ly nước, bác sĩ cũng tiến vào kiểm tra sơ bộ. Bác sĩ vẫn nghĩ bác Hai là bố cô nên chỉ khám qua rồi tới phòng khác. Khoảng 8 giờ sáng thì bác Hai vào thăm cô, cũng cách theo âu cháo, khác là hôm nay cháo cá, bổ sung canxi.
Cô cũng nhiệt tình ăn hết. Cô ăn xong thì bác sĩ cũng trở lại, nói cho cả cô và bác Hai cùng nghe.
- Chú à, để kiểm tra kĩ hơn thì cần phải đi soi. Chú làm hay không là tuỳ, nếu kiểm tra thì đảm bảo biết rõ sức khoẻ biết rõ mà phòng bệnh chữa bệnh luôn. Nếu chú thấy không sao hết thì không cần kiểm tra.
- Có làm, phải làm chứ, bao nhiêu tiền tôi cũng cố được_ bác Hai vội vàng trả lời.
- Tôi đã nói tiền đâu mà chú vội. Được rồi, vậy thì tí nữa tôi lại tới, cô vệ sinh ăn uống hết đi rồi 10 giờ đi soi tổng thể cơ thể_ Bác sĩ cười rồi phất áo ra ngoài.
Bác Hai nghe vậy thì cười ngại nhùng, tại bác nhớ lại mấy năm trước, không có tiền đóng viện phí cho vợ nên vợ ông khổ lắm, mãi chẳng đến lượt chữa trị.
Cô nghe từng lời từng chữ thì hiểu, đi viện cũng khổ sở và đắt đỏ như đi làm thuê vậy. Không có tiền ở thời đại này rất vất vả, vậy mà đối với kẻ xa lạ cô đây bác ấy lại thốt lên rất bản năng muốn cô kiểm tra bệnh, không chút tiếc tiền tiếc của. Cô cảm động lắm.
- Bác Hai, con phiền bác quá!
- Úi giời, con khoẻ là tốt, dạo này bác bán cá cũng lên tay, trả tiền viện cho con vô tư đi.
- Thôi, bác cất đi để khi nào sang Úc tiêu cho sướng. Bác biết con là triệu phú mà, con trả được, chỉ là không tiện đi lấy tiền thôi.
- Không sao, bác có tiền mà, đợi sang Úc thì biết đến bao giờ chứ!
- Nhanh lắm. Giờ con nhờ bác tí việc. Bác lên trại trẻ mồ Thiên Thần đi, tháng trước con lên đó chơi rồi bỏ quên một chùm chìa khoá. Bác cứ tới đó nói với Hiệu trưởng là lấy hộ con, kiểu gì bác ấy cũng đưa lại, rồi bác cầm cái chìa khoá ấy tới tủ đồ mật ở khu tập thể Tình Nghĩa, ô số 888, bên trong có một cái két sắt mini, bác nhập đúng như ô số - 888, con để tiền lương cả năm nay ở đó, cũng không nhiều đâu, bác cầm hết về đây cho con nha_ cô chậm rãi nói.
- Sao con lại nói hết cho bác thế, con không sợ bác lấy hết rồi tự tiêu hả?_ bác Hai ngạc nhiên nói. Sao lại có người tự nói chỗ cất tiền ra dễ dàng vậy.
- Hì, bác đã cứu con. Cho dù bác lấy hết rồi đi mất cũng không sao, nhưng mà con tin bác, người hồi nãy sẵn sàng trả viện phí cho con dù biết phải đi vay, con không tin nhầm người đâu!_ cô trịnh trọng nói.
- Cái con bé này, bác chính là không phải như thế, bác phải thanh liêm thì mới không xấu hổ với con gái của bác đâu!
- Dạ, con biết mà. Bác cầm lấy cái này_ cô nói rồi rút chiếc lắc bạc trên tay đưa cho bác Hai.
- Gì vậy?_ Bác Hai nhìn chiếc lắc khó hiểu.
- Dạ đây là cái lắc hiệu trưởng tặng con, để tránh bác ấy không tin bác thì bác hãy đưa cái này cho bác ấy xem. Tiện thể khi nào về bác ra tiệm mua hai cái điện thoại nha bác.
- Ừ, nhưng mà mua hai cái hả, bác không biết mua cái đó đâu?
- Bác cứ vào đây bảo bán cho cái xịn nhất là được, lấy tiền đó trả, một cái cho con, một cái cho bác...
- Thôi, bác không biết dùng đâu, mua cho con là được rồi. Bác có cái điện thoại bàn tốt lắm.
- Không, bác cứ mua đi, có gì con sẽ dạy bác, bác học đi, có thể nhìn thấy cả mặt con gái bác được luôn đó.
- Thật hả?
- Dạ.
- Bác...bác cảm ơn con.
- Sao tự nhiên bác cảm ơn con.
- Con giống như con gái bác vậy, chưa ai tốt và tin tưởng bác nhiều như con đâu.
- Thế chẳng phải là có con đây sao. Bác à, con sống tiếp được là cả một kì tích, chính bác là kì tích đó. Hơn nữa con cũng không thể làm phiền bác quá nhiều, những điều gì con làm được, bác cứ để con lo đi. Bác nói con giống con gái bác, vậy thì tạm thời con sẽ là con gái bác, bác chịu khó nấu cháo cho ăn mỗi ngày là được rồi..._ cô chân thành nói.
- Được, nhất trí.
- Hì hì, bác đi đi, con nhờ bác nha.
- Ừ, con ngủ tiếp đi.
- Dạ
Bác Hai cầm cái lắc tay với tờ giấy được cô viết lại kĩ càng ra cổng, bắt xe theo địa chỉ rời đi. Bác thấy khó xử lắm, tại bác nghèo, con gái đi học mà bác chỉ có cái đồng hồ cũ cho nó, cũng chẳng có tiền mà gửi cho con mỗi tháng khiến nó phải làm thêm vất vả để sinh hoạt, cứu người mà cũng chẳng xong, tiền viện cũng là người ta tự trả, thật hổ thẹn, thế đâu phải cứu người đâu chứ. Vậy mà con bé cứ mở mồm ra là cảm ơn mình, mình không thể để nó thất vọng, mình đã nhận lời cảm ơn thì sẽ làm tốt. Tiểu Du, bác sẽ chăm sóc con thật tốt, đến khi con khoẻ trả lại mới thôi.
Bác Hai nghe lời cô, dáng vẻ bác phúc hậu nên chẳng ai nghi ngờ gì, cũng chẳng ai thèm để ý bác nên bác cứ thong thả làm theo lời cô. Gần trưa thì trở lại, đúng lúc cô được đưa ra trở về phòng, bác Hai có kí vào giấy xác nhận kiểm tra trước khi đi rồi nên 10 giờ đúng cô được mang đi kiểm tra. Bác thấy cô nhưng mà cô vẫn còn ngủ vì tiêm thuốc mê. Bác lại tranh thủ đi mua cháo gan heo ngoài tiệm để bổ sung máu cho cô, đợi cô tỉnh là có cái ăn trưa, ăn nhiều mới có chất, mới có sức mà mạnh khoẻ.
Lát sau cô tỉnh dậy, bác cũng xách âu cháo vừa tới, chia ra hai nửa, mỗi người một bát to, vừa ăn bác vừa kể lại chuyện gặp hiệu trưởng, hiệu trưởng còn dặn cô nhớ gọi điện cho ông để ông nghe giọng cho đỡ nhớ. Rồi bác cũng kể bác chẳng biết mở két, loay hoay mãi mới biết, xong rồi còn phải ngó ngang ngó dọc mãi mới dám lấy tiền ra cất vào túi xách. Rồi cả chuyện mua điện thoại nữa, vào cửa hàng, bác nói y xì cô dặn, cho cái điện thoại xịn nhất. Họ thấy bác còn lăn tăn, đến lúc bác trả tiền thì họ rủ nhau cười, có cô còn trêu bác là ' đại gia dép Lào ' đấy.
- À đấy, điện thoại đây này con.
- Dạ, đợi rảnh con dạy bác cách dùng nha!
- Bác định mua một cái cho con thôi nhưng mà người ta đang khuyến mại, mua hai tặng nhiều lắm, bác thấy mát tai quá mới mua hai cái đấy. Chứ bình thường bác chả dám động, mắt mũi tèm nhèm, dùng không được lại hỏng, một cái mà mấy triệu liền.
- May mà bác nghe mát tai rồi mua hai cái, bác mà mua mỗi cho con là con không dùng đâu.
- Cái con bé này.
- Hì
- Mà bác thấy lạ, sao con không gửi ngân hàng mà để ngoài linh tinh thế, chìa khoá cũng bỏ quên tận nơi đâu ý.
- Tiền lương năm nay của con, mỗi tháng con sẽ để vào đấy một nửa tiền kiếm được, rồi vứt chìa khoá đi, không có chìa khoá bên người thì con sẽ không nhớ đến tiền đó nữa. Cuối năm, trước khi sang giao thừa khoảng ba tiếng, con sẽ mở nó ra đếm rồi mới mang đi gửi ngân hàng, khi ấy con sẽ đếm từng giọt mồ hôi của mình đã chảy ra, cả một năm trời phấn đấu của con là bao nhiêu, sang năm mới rồi nhất định phải kiếm nhiều hơn số tiền năm trước đó. Bác ạ, lúc ấy thích lắm, mùi tiền cứ bay phất phơ trong lòng mình ý.
- Ha ha ha... Con có sở thích hay nhỉ, yêu tiền quá rồi.
- Phải, con yêu tiền lắm bác. Song rồi ngủ và ăn, cả đời con phấn đấu chỉ để khi về già sống bên cạnh ba cái đó đó bác_ cô hếch mũi nói.
- Chà, cái tư duy này hay, chỉ tiếc là bác không giỏi như con, bây giờ vẫn phải cày lưng đi kiếm tiền.
- Nhưng bác vẫn rất yêu sự vất vả này phải không?
- Phải, bác làm nhiều nó quen, không làm thấy bứt rứt lắm. Cái thằng cả nhà bác, nó cũng làm việc suốt ngày suốt đêm, bác thấy tiền đó nuôi vợ con nó cho tốt đi đã, bác vẫn tự lo cho mình được. Sinh con ra đâu cần chúng nó báo hiếu chúng nó mạnh khoẻ hạnh phúc là mình yên tâm rồi_ bác Hai khàn khàn chia sẻ.
- Vâng_ cô cảm động nói, khi nào phải giới thiệu bác với bố Từ mới được, hai người quen nhau chắc chắn sẽ rất vui, họ đều có tư tưởng suy nghĩ rất giống nhau.
Ăn trưa xong, bác Hai tranh thủ về qua nhà tắm rửa. Cô cũng đi ngủ trưa. Cảm thấy cuộc sống này tự nhiên bình dị thân yêu quá đỗi...
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook